Speak English?

20 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 5362)

image016
Khi chính khách ngọng nghịu với ngoại ngữ

Đó là ngày 7/9/2013, thị trưởng thành phố Madrid, bà Ana Botella có một bài diễn văn trước Ủy ban Olympic quốc tế. Khi đó, thủ đô của Tây Ban Nha đang tranh quyền đăng cai Olympic 2020 cùng với Tokyo (Nhật Bản) và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Bà Ana Botella quyết định sử dụng tiếng Anh. Đó là một lựa chọn rất dễ hiểu: từ lâu, các nhà ngoại giao đã biết rằng việc sử dụng ngôn ngữ của người nghe, hoặc ngôn ngữ phổ thông nhất là tiếng Anh, trong giao tiếp, là một động thái thể hiện sự tôn trọng với đối phương. Thậm chí trong một vài trường hợp, nó có thể là hành vi mang tính biểu tượng. Khi Tổng thống Abdullah Gul của Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu trước Đại hội đồng LHQ vào cùng năm đó bằng tiếng Anh, rất nhanh chóng các học giả đi đến kết luận rằng ông đang bày tỏ xu hướng ủng hộ nước Mỹ. 

Lựa chọn của thị trưởng Ana Botella đúng đắn về mặt lý thuyết. Nhưng khổ nỗi, tiếng Anh của bà quá tệ.

Trong bài diễn văn, bà dùng những câu kiểu như “relaxing cup of café con leche”, trong đó thì “relaxing cup of café” là tiếng Anh sai ngữ pháp, ý nói thư giãn bên một tách cà phê, còn “con leche” lại là tiếng Tây Ban Nha tức là “có sữa”. Nói chung là thư giãn bên một tách cà phê sữa. Hoặc bà nói là “Madrid is fun” – hiểu là “Madrid rất vui nhộn”. Chữ “fun” ở đây chắc ý bà muốn nói đến sự náo nhiệt, nhưng nghĩa của nó là một sự vui nhộn không hoàn toàn nghiêm túc. Vốn từ vựng đã thế, phát âm thì hoàn toàn theo âm tiếng Tây Ban Nha.

Sau bài diễn văn đầy trọng thị của bà Ana Botella, ngay trong ngày hôm đó, như nhiều người đã biết, quyền đăng cai Olympic 2020 thuộc về Tokyo.

Thị trưởng Ana Botella sau đó một thời gian dài trở thành chủ đề chế giễu của dân Tây Ban Nha. Các trường tiếng Anh thì treo biển: “Hãy theo học chúng tôi để những thứ như cà phê con leche không tái diễn nữa”. Cư dân mạng thì chế bài diễn văn thành nhạc rap, hoặc tạo ra những bức ảnh chế mô tả cảnh bà Botella mắng chồng khi ông này hỏi bà có uống… cà phê không.

Cho đến hôm nay, thì chuyện đó có lẽ là tác hại (có thể đo lường) lớn nhất trong lịch sử ngoại giao của việc không thạo ngoại ngữ. Mất Olympic, là mất đi hàng trăm triệu euro lợi nhuận và có thể là hàng tỷ nếu xét đến lợi ích hình ảnh.

Việc sử dụng ngoại ngữ không phải là điều bắt buộc với các nhà ngoại giao. Hồi đầu tháng 6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khiến báo giới được một phen tốn giấy mực: khi Tổng thống Sri Lankan nói chuyện với ông bằng tiếng Anh, ông nghe được, không cần phiên dịch (tiếng Anh của ông Modi rất tốt). Nhưng khi trả lời, ông Modi lại nói bằng tiếng Hindi cho người phiên dịch. Tiếng mẹ đẻ, trong trường hợp này được cho là biểu hiện của sự tự tôn dân tộc.

Nhưng trong rất nhiều dịp, đó lại là cơ hội để bày tỏ sự tôn trọng với người nghe. Thậm chí, trong các sự kiện quốc tế, thì việc có tiếng Anh là bắt buộc.

Tiếc rằng thỉnh thoảng chúng ta vẫn phải “thết đãi” bạn bè quốc tế bằng một thứ tiếng Anh rất là “cà phê con leche”. Những ví dụ thì có rất nhiều, kể không hết. Mới đây nhất là tấm phông trong lễ ký kết với đối tác Hàn Quốc của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hồi tháng 3 với đầy lỗi chính tả, “signing” (ký kết) thì thành “singning”, “speed dome” (xe đạp lòng chảo) thì thành “speedom”.

Khác với bà Ana Botella, chúng ta không để đo được ngay tác hại của những lần “nói ngọng” như thế.

Và không biết có phải vì ý thức được sự tai hại của việc ngọng nghịu với ngoại ngữ hay không, mà mới đây, dự thảo nghị định quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước có quy định “sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ thông dụng” với các chức danh thứ trưởng, tổng cục trưởng, vụ trưởng cấp bộ.

Nếu dự thảo này được thông qua, thì đó là một trong những quy định thiết thực nhất trong bối cảnh nước ta đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trong nhiều mặt.

Tất nhiên, trong hầu hết các trường hợp, việc sử dụng tiếng mẹ đẻ nên được khuyến khích.

Nhưng nếu đã rơi vào tình huống cần dùng đến ngoại ngữ, thì đó chắc chắn là một sự kiện rất quan trọng. Và đôi khi, chỉ một sai sót, chỉ một câu nói lẫn, một đoạn phát biểu ngọng nghịu, cái giá mà toàn bộ đất nước phải trả, có thể lớn hơn cả một kỳ Olympic.

Đức Hoàng Thứ năm, 19/6/2014 | 06:47 GMT+7

10 Tháng Ba 2015(Xem: 16779)
Một không ảnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đồng Bằng Sông Cửu Long, bằng phẳng như tờ giấy với tỉnh thành nằm gọn giữa đồng ruộng, vườn cây ăn trái, vườn dừa và nước sông ngòi có màu bùn của phù sa.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10040)
Lời Toà soạn : Trong chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ của Chính Phủ VNCH , TS Lâm Lễ Trinh đã theo dõi sít sao cuộc chiến âm thầm chống Bắc Việt từ 1956 đến 1960 . Bởi vậy , nhận định của tác giả có giá trị đặc biệt . Bổn báo thành thật cám ơn tác giả .
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9268)
Tác giả: Lý Gia Trung (Tạp chí Trung Quốc) [1] * Biên dịch: Nguyên Hải (Nghiên Cứu Quốc Tế) - Nguyễn Văn Linh nói, năm 1986, sau khi nhận nhiệm vụ Tổng Bí thư ĐCSVN ông quyết tâm vượt qua mọi sức cản, từng bước uốn nắn các sai lầm trước đây, khôi phục mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Trước hết là thuyết phục Trung ương ĐCSVN kiến nghị Quốc hội xóa bỏ các nội dung có liên quan chống Trung Quốc viết trong Hiến pháp...
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9415)
Đến ngày hôm nay, các công trình nghiên cứu sâu rộng, công phu và khách quan của nhiều tác giả ngoại quốc vẫn chưa trả lời được câu hỏi kể trên. Về mặt khoa học, chỉ có một cuộc khảo nghiệm DNA hài cốt của Hồ Chí Minh, cố Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đang được thờ phượng tại Ba Đình (Hà Nội) và cố Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành) đã được chôn cất tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 13939)
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trong những tù nhân chính trị được thế giới biết đến nhiều nhất, với những tổ chức như Human Right Watch, Amnesty International và các chính khách như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng kêu gọi trả tự do cho ông.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 38117)
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng được cho là đã biên soạn và cho phổ biến tài liệu giải thích về cuộc gặp giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc ở Thành Đô vào năm 1990 vốn đang gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận. Truyền thông Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa Xã và Hoàn cầu Thời báo, đã đưa tin rằng ở cuộc gặp nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ‘sẵn sàng chấp nhận để Việt Nam làm một khu tự trị của Trung Quốc’.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 6579)
Đó là lời mở đầu bài viết của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành "đáp" lại bài viết của Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ninh Phú Khôi trên báo Matichon của Thái Lan. Dân Trí xin được đăng tải. Trước tiên, tôi thấy rằng thông tin mà Đại sứ Ninh nêu trong bài để cho rằng Việt Nam "quấy rối" hoạt động của Trung Quốc thực chất là chép lại từ tài liệu ngày 08/6/2014 công bố trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 52798)
Chính quyền Việt Nam giữ im lặng về việc một bức thư được lưu truyền trên mạng Internet gần đây được cho là của vợ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn với những lời lẽ phê phán 'buộc tội' tướng Giáp là do ngại 'đụng chạm' tới một chủ đề 'nhạy cảm' theo nhà báo tự do, blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7652)
Mở đầu loạt bài nhìn lại 35 năm Cuộc chiến Việt Nam và nhìn tới nhân dịp 15 năm Washington và Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 7/1995-2010, BBC Tiếng Việt giới thiệu với quý vị cách nhìn của Thượng nghị sĩ Jim Webb. Trả lời Phóng viên Hà Mi của BBC có mặt tại Washington DC, ông Jim Webb, người từng có thời gian phục vụ trong lực lượng Thủy quân Lục chiến của Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam trước 1975, nhận định rằng đây là một mối quan hệ có lịch sử phức tạp:
05 Tháng Chín 2014(Xem: 7447)
Nhân dịp kỷ niệm cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt Nam, BBC xin giới thiệu một số đoạn trích từ cuốn Hồi ký của Giáo sư Trần Văn Giàu về giai đoạn thành lập Thanh niên Tiền phong ở Nam Kỳ 1945.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 7838)
Máy bay rớt năm 1966 tại Hố Bò. Anh phi công khu trục của không quân Việt Nam Cộng Hòa nằm chờ 40 năm trong lòng đất quê hương. Một chuyện MIA rất Việt Nam. Trải qua bao nhiêu gian nan. Tìm được xác người phi công trẻ và mai táng lại ngay tại địa phương. Cả làng cộng sản Hố Bó đi đưa đám.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 6302)
Lời người dịch: James Foley, 40 tuổi, là nhà báo làm freelance cho AFP và GlobalPost (trang web chuyên tin quốc tế có trụ sở ở Boston). Sinh ở New Hampshire, Foley từng dạy cho tổ chức NGO Teach for America nhằm xoá bỏ bất bình đẳng trong giáo dục trước khi làm báo.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7384)
Nhiều người Việt chúng ta đang trông chờ một nhân vật có khả năng trở thành Lãnh Tụ hay một Minh Quân để lèo lái con thuyền Quốc Gia ra khỏi vũng lầy khủng hoảng triền miên do chế độ độc tài Cộng sản gây ra trong gần 8 thập niên qua.