Đảng giải thích Hội nghị Thành Đô?

14 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 38117)
“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ TƯ 15 OCT 2014

Đảng giải thích Hội nghị Thành Đô?

BBC 14/10/14

image101

Tứ phải: Các ông Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Giang Trạch Dân, Lý Bằng trong Hội nghị Thành Đô 1990.

image103

Các ông Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười là nhân chứng của Hội nghị Thành Đô. Bên trái là Đại tướng Võ Nguyên Gíap.

Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng được cho là đã biên soạn và cho phổ biến tài liệu giải thích về cuộc gặp giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc ở Thành Đô vào năm 1990 vốn đang gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận.

Truyền thông Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa Xã và Hoàn cầu Thời báo, đã đưa tin rằng ở cuộc gặp nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ‘sẵn sàng chấp nhận để Việt Nam làm một khu tự trị của Trung Quốc’.

Sau đó, hồi đầu tháng Chín, 20 vị tướng tá về hưu trong lực lượng quân đội và công an Việt Nam đã gửi kiến nghị đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu minh bạch hóa nội dung của Thỏa thuận Thành Đô.

‘Không có việc khu tự trị’

Trao đổi với BBC, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc và là một trong 20 người ký tên vào bản kiến nghị trên, nói sau hơn một tháng họ vẫn chưa nhận được phản hồi gì.

Tuy nhiên, ông xác nhận Ban Tuyên giáo Trung ương sau đã ‘có thông tri gửi cho các cấp Đảng từ trên xuống dưới’ để giải thích về cuộc gặp Thành Đô.

BBC đã tìm cách liên lạc với Ban Tuyên giáo Trung ương để xác minh về tài liệu này nhưng không được.

Theo văn bản được lưu truyền trên mạng, tài liệu này khẳng định rằng ‘không hề có cái gọi là thỏa thuận Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc’.

“Đây là một luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân,” văn bản được cho là của Ban Tuyên giáo Trung ương viết.

Văn bản này cũng cho rằng cuộc gặp cấp cao ở Thành Đô ‘thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng ta, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước’.

Tướng Vĩnh nói rằng tài liệu này đã được Ban Tuyên giáo Trung ương gửi đến các đảng bộ cơ sở và ông cũng được nghe phổ biến khi sinh hoạt Đảng ở Đảng bộ nơi ông cư trú.

Về thái độ của các đảng viên sau khi nghe phổ biến văn bản này, ông Vĩnh cho biết ‘từ trước đến giờ ở trên nói như thế nào thì họ nghe như thế thôi’.

‘Không tin phía Trung Quốc’

Hội nghị Thành Đô đã diễn ra trong bí mật

Tuy nhiên, ông Vĩnh nói rằng nội dung về ‘khu tự trị’ mà truyền thông Trung Quốc đưa ra ông ‘biết chắc là không đúng’.

“Tôi đã đọc hồi ký của đồng chí Trần Quang Cơ (người từng là thứ trưởng Ngoại giao) thì chỉ có nói về việc (lãnh đạo hai nước) cãi nhau về việc rút quân ở Campuchia thôi,” ông nói.

Ông cho biết khi ông ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu minh bạch hóa về hội nghị Thành Đô thì ông cũng không tin vào thông tin phía Trung Quốc đưa ra.

“Chúng tôi hỏi là vì chúng tôi muốn lãnh đạo trả lời là hoàn toàn không có. Đó chỉ là sự bịa đặt để gây nghi ngờ cho người Việt Nam thôi,” ông nói.

“Nhưng lãnh đạo lại không trả lời công khai ra,” ông than phiền.

Khi được hỏi vì sao các lãnh đạo Việt Nam lại không công khai bác bỏ thông tin bất lợi cho họ như vậy, ông Vĩnh nhận định: “Lãnh đạo chúng tôi rất thân Trung Quốc và rất sợ Trung Quốc cho nên không dám nói cái gì động đến họ cho nên không bác bỏ ý kiến của Hoàn cầu Thời báo và Tân Hoa Xã.”/

Nhắc lại 'Món nợ Thành Đô'

BBC 13/10/14

image105

Các ông Lý Bằng và Giang Trạch Dân đóng vai trò quan trọng tại Hội nghị Thành Đô

Hồi ký 'Hồi ức và Suy nghĩ' của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Trần Quang Cơ đã đề cấp đến những gì xảy ra sau Hội nghị Thành Đô 3-4 tháng 9/1990 giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc năm 1990, chủ đề hiện được dư luận ở Việt Nam quan tâm trở lại:

Sau đây là hai chương BBC Tiếng Việt xin trích dẫn từ các nguồn mở đã đăng trên mạng Internet ở nước ngoài ở dạng tư liệu, mở đầu là chương 16 dưới tiêu đề 'Món nợ Thành Đô':

“Từ tháng 9/90, Trung Quốc luôn coi ta mắc nợ họ về thoả thuận Thành Đô, đòi ta thực hiện thoả thuận đó, cụ thể là tác động với Phnom Penh nhận SNC có 13 thành viên và do Sihanouk làm Chủ tịch. Với cách làm đó, họ khơi sâu thêm bất đồng trong nội bộ ta… Trung Quốc thấy rằng việc thực hiện thoả thuận Thành Đô gặp trở ngại chính từ Bộ Ngoại giao nên chủ trương chia rẽ nội bộ ta càng trắng trợn hơn. Đại sứ mới của Malaysia ngày 3.10.90 đến chào xã giao, nói với tôi là ở Bắc Kinh người ta đưa tin là có sự khác nhau giữa Bộ Ngoại giao và lãnh đạo Đảng về chủ trương đối ngoại cho nên trong chuyến đi Thành Đô gặp cấp cao Trung Quốc không có ông Nguyễn Cơ Thạch.

Sau Thành Đô, trong khi ta nới rộng hoạt động của sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam thì phía Trung Quốc lại tỏ ra lạnh nhạt với Bộ Ngoại giao công kích lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam; hạn chế hoạt động của Đại sứ ta ở Bắc Kinh, không sắp xếp Đại sứ ta tham dự vào cuộc Lý Bằng tiếp anh Võ Nguyên Giáp, anh Vũ Oanh; cử cán bộ cấp thấp tiếp và làm việc với Đại sứ ta.

Trung Quốc một mặt khẳng định là vấn đề Campuchia chưa giải quyết thì quan hệ Trung – Việt “chỉ có bước đi nhỏ”, mặt khác thăm dò và tích cực tác động đến vấn đề nhân sự và phương án chuẩn bị Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ họp vào giữa năm 1991. Từ tháng 3/91, tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc khoá 7, Lý Bằng tuyên bố “quan hệ Trung – Việt đã tan băng” và có một số điều chỉnh mềm dẻo hơn trong vấn đề Campuchia. Về vấn đề SNC của Campuchia. Trung Quốc không cố bám giữ con số 13, tạm gác vấn đề chủ tịch, phó chủ tịch, đưa ra công thức “Sihanouk chủ trì các cuộc họp SNC”. Từ chỗ chỉ có quan hệ với 3 phái, sau cuộc gặp SNC ở Pattaya (Thái Lan), Trung Quốc chuyển sang quan hệ trực tiếp với Nhà nước Campuchia, mời Hun Sen thăm Bắc Kinh trong 3 ngày (22-24/7/91).

Chiều Chủ nhật 18/11/90 họp Bộ Chính trị về vấn đề Campuchia. Từ sau khi P5 thoả thuận về văn kiện khung (28/890) cuộc đấu tranh về vấn đề Campuchia đi vào giai đoạn cuối, gay gắt và quyết liệt. Thay mặt Bộ Ngoại giao, tôi trình bày đề án về nguyên tắc đấu tranh về văn kiện khung của P5 và về vấn đề SNC để Bộ Chính trị cho ý kiến. Khi tôi trình bày xong, anh Thạch đề nghị Bộ Chính trị khẳng định 2 điểm:

1. Vấn đề SNC là vấn đề nội bộ của Campuchia, ta không ép bạn được, phải tôn trọng chủ quyền của bạn;

2. Về văn kiện khung, ta phải bác những điểm vi phạm Hiến chương LHQ. Nếu không sau này có ảnh hưởng đến vấn đề xử lý Trường Sa… Ta thấy rõ Trung Quốc và Mỹ đều nhất trí xoá Nhà nước Campuchia bằng cách khác nhau.

Cuối cuộc họp, Tổng bí thư Linh kết luận: “Về SNC ta không thể góp ý với bạn được… Nếu nói Trung Quốc và Mỹ như nhau thì tôi không đồng ý. Sau hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị sẽ đánh giá lại một số vấn đề liên quan đến ngoại giao như nhận định về Trung Quốc thế nào, tuyên bố hoặc nói về Trung Quốc như thế nào?”

image107

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là nhân vật lớn của ngành ngoại giao Việt Nam

Nguyễn Cơ Thạch nói luôn: “Đồng ý đánh giá lại cả cuộc hội đàm ở Thành Đô”.

Dự thảo Hiệp định toàn bộ về Campuchia ngày 26/11/90 do P5 thảo ra đã được các thành viên SNC Campuchia chấp nhận về cơ bản tại cuộc họp ở Paris ngày 23/12/90. Chủ trương của ta là giải pháp chính trị về Campuchia, nhất là những vấn đề nội bộ Campuchia, phải do bạn tự quyết định và chịu trách nhiệm với dân tộc Campuchia. Ta hết sức giúp đỡ họ, gợi ý để họ tránh được những thất bại không đáng có, nhưng ta không thể làm thay. Như vậy ta vừa hết lòng giúp bạn vừa không để Việt Nam một lần nữa bị sa lầy vào cuộc đấu tranh nội bộ của Campuchia. Không để vấn đề giải pháp chính trị về Campuchia lại một lần nữa trở thành vấn đề lịch sử trong quan hệ Việt Nam – Campuchia.

Theo yêu cầu của bạn, ngày 14/1/91, tôi cùng các anh Huỳnh Anh Dũng, Lê Công Phụng, Vũ Tiến Phúc, chuyên viên về giải pháp Campuchia, sang Phnom Penh làm việc với bạn với mục đích:

a. Tìm hiểu suy nghĩ và ý định của bạn về giải pháp Campuchia sau khi bạn đã chấp nhận văn kiện khung của P5 tại cuộc họp Jakarta 10/9/90 và chấp nhận về cơ bản dự thảo Hiệp định 26/11 của P5 tại cuộc họp Paris 23/12/90;

b. Thuyết phục bạn kiên quyết tách riêng các vấn đề nội bộ thuộc chủ quyền Campuchia để chỉ thảo luận và giải quyết trong SNC;

c. Thoả thuận kế hoạch chuẩn bị cho việc họp lại Hội nghị quốc tế Paris.

Khi tiếp tôi, anh Hun Sen nói: “Trong nội bộ Campuchia, xu hướng mạnh nhất là muốn có một giải pháp chính trị giữ được thành quả cách mạng, không để cho Pol Pot quay trở lại… Tình hình hiện nay rất tế nhị. Tình hình phức tạp sẽ xảy ra nếu ta chấp nhận một giải pháp vô nguyên tắc. Chỉ cần chấp nhau một giải pháp như vậy thì nội bộ Campuchia đã hỗn loạn rồi chứ chưa nói là ký kết. Ta giữ lập trường cứng như vừa qua là tốt. Đề nghị Việt Nam không để đẩy quá nhanh tiến trình giải pháp.

Như vậy, qua các cuộc gặp Bộ trưởng Hor Nam Hong, Thứ trưởng Dith Munty và Thứ trưởng Sok An, nhất là qua phát biểu của Chủ tịch Hun Sen chiều 16/11, có thể thấy được chủ trương của bạn cố kéo dài trạng thái đánh đàm hiện tại vì nhiều yếu tố chủ quan khách quan khác nhau, song chủ yếu vì trong nội bộ lãnh đạo bạn xu hướng chưa muốn đi vào giải pháp còn rất mạnh. Hun Sen cho biết theo quyết định của Bộ Chinh trị Campuchia, trong cuộc họp Trung ương ngày 17/1/91, ông ta sẽ thông báo cho Trung ương là “năm 1991 sẽ chưa có giải pháp”.

Tuy nhiên, tôi lại có cảm thấy trong suy nghĩ cũng như trong hành động lãnh đạo Campuchia đang có nhiều mâu thuẫn lúng túng, chưa xác định được cho mình một đường lối rõ ràng mạch lạc, mà chỉ lo đối phó từng bước với những vấn đề trong nội bộ cũng như với đối phương.

image108

Các lãnh đạo Việt Nam, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười

Trong lần gặp Heng Somrin ở Hà Nội ngày 24/2/91, anh Nguyễn Văn Linh vẫn cố ép bạn “cần thực hiện tốt chính sách hoà hợp dân tộc, không nên nhấn mạnh vấn đề diệt chủng, nên SNC gồm 13 thành viên và Sihanouk làm Chủ tịch”. Heng Somrin về nói lại với Bộ Chính trị Đảng Campuchia thì tất cả đều băn khoăn và ngại rằng Heng Somrin không thạo tiếng Việt nên nghe có thể sai sót. Thực ra, như Hun Sen nói với anh Ngô Điền, khi nghe Heng Somrin nói lại những ý kiến của anh Linh, Bộ Chính trị Campuchia rất lo vì thấy Việt Nam khác Campuchia nhiều quá. Ngày 13/3/91 Hun Sen nói với anh Thạch: “Có thể có sách lược phân hoá Khmer đỏ, nhưng dứt khoát không thể bỏ vấn đề diệt chủng. Nếu bỏ sẽ có 3 mối nguy hiểm: sẽ mất con bài mặc cả trong đàm phán ngay từ đầu; mất lợi thế trong tổng tuyển cử; kẻ thù sẽ có lợi trong việc vu cáo Việt Nam là mọi chuyện xảy ra 12 năm qua đều do Việt Nam gây ra cả. Số lượng thành viên SNC có thể là 12 hoặc 14, không thể chấp nhận con số 13, sẵn sàng cho Sihanouk làm chủ tịch, Hun Sen làm phó, không đòi chức chủ tịch luân phiên hay đồng chủ tịch nữa”.

Trong cách làm này của ta cho thấy ta chỉ quan tâm đến điều mà ta cho là có lợi ích đối với ta mà thiếu cân nhắc xem điều đó có phù hợp với lợi ích của bạn không. Cách làm đó tất yếu ảnh hưởng xấu đến quan hệ gắn bó lâu nay giữa ta với Phnom Penh.

Đầu năm 1991, Bộ Chính trị đã có cuộc họp tại T78 thành phố Hồ Chí Minh (24-25/1/91) để bàn về vấn đề Campuchia. Tôi trình bày chủ trương tách mặt quốc tế với mặt nội bộ của giải pháp Campuchia, đồng thời báo cáo ý kiến của Hun Sen cho biết là Bộ Chính trị Campuchia quyết định không đi vào giải pháp trong năm 1991. Bộ Chính trị quyết định cần thăm dò khả năng họp Bộ Chính trị 3 nước để hướng Campuchia đi vào giải pháp, họp có tính chất trao đổi, gợi ý chứ không quyết định, ta không thể ép bạn, đồng thời phải tỏ được thiện chí, tránh mọi việc làm ta bị cô lập.

Nhân dịp này, tôi đã ngỏ ý với anh Thạch là tôi muốn rút khỏi Trung ương khoá tới. Anh Thạch tỏ ý không tán thành. Đến tháng 2/91, khi có cuộc bầu đại biểu ở các tỉnh để đi dự Đại hội VII, tôi đã gửi thư cho anh Nguyễn Đức Tâm, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, xin rút khỏi danh sách dự Đại hội VII. Lúc này tinh thần tôi đã có phần mệt mỏi vì những sự việc trong thời gian qua. Nhưng yêu cầu của tôi không được đáp ứng. Tôi nhận được giấy đi dự Đại hội tỉnh Đảng bộ Sơn la và được bầu vào Đoàn đại biểu tỉnh Sơn la đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.Tháng 6/91, tôi có giấy đi dự Đại hội Đảng với tư cách đại biểu tỉnh Sơn La rồi tiếp tục tham gia Trung ương khoá VII.

Tình hình bất đồng ý kiến trong Bộ Chính tri càng đến gần Đại hội càng bộc lộ gay gắt. Ngày 13/4/91, trong cuộc họp Bộ Chinh trị bàn về tình hình thế giới và đường lối đối ngoại để chuẩn bị báo cáo chính trị tại Đại hội, sau khi anh Thạch bản báo cáo về “Tình hình thế giới và chiến lược đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta”, Lê Đức Anh giới thiệu đại tá Lân, cán bộ Cục II Bộ Quốc phòng, trình bày về tình hình thế giới và mưu đồ đế quốc”. Nghe xong, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh phát biểu: “Chủ quan tôi nghĩ giữa bản trình bày sáng nay (của Bộ Ngoại giao) và bản trình bày tình hình quân sự chiều nay của Bộ Quốc phòng có nhiều chỗ khác nhau. Muốn thảo luận chủ trương thì phải thảo luận tình hình trước, nhưng cách đánh gia tình hình còn khác nhau.”

Cố vấn Phạm Văn Đồng: “Nói khôi hài lúc này thật không phải lẽ. Chúng ta cần cố gắng làm việc đúng lương tâm, nghiêm chỉnh, đúng trách nhiệm của mình. Bộ Chính trị đã giao cho 3 đồng chí phụ trách 3 ngành làm nhưng lại chưa làm”.

Lê Đức Anh: “Bộ Chính trị nên nghe tình hình nhiều mặt, ngay trong nước chúng ta cũng đánh giá khác nhau. Căn cứ vào đánh giá chung, mỗi ngành có đề án riêng, không làm chung được.”

Nguyễn Cơ Thạch đồng ý 3 ngành thảo luận để đi tới nhất trí về tình hình, còn công tác thì mỗi ngành làm.

Trên tinh thần đó, ngày 2/591, đã có cuộc họp giữa Ngoại giao, An ninh và Quốc phòng để thống nhất nhận định tình hình thế giới. Dự họp về phía Bộ Quốc phòng có: Lê Đức Anh, Trần Văn Quang, Đại tá Lân, Bộ Nội vụ có: Mai Chí Thọ; Bộ Ngoại giao có Nguyễn Cơ Thạch và 4 thứ trưởng. Còn 3 phó ban Đối ngoại: Nguyễn Thị Bình, Trịnh Ngọc Thái, Nguyễn Quang Tạo. Thu hoạch của cuộc họp khá nghèo nàn, không đem lại được sự nhất trí trong nhận định tình hình, chỉ nhất trí được mấy điểm lý luận chung chung.

image110

Quan hệ Việt Nam - Campuchia vốn phức tạp từ mấy chục năm qua

Chỉ còn một tháng đến ngày họp Đại hội VII, Chính trị B họp liền gần 3 ngày (15,16 và 17/5/91) để thảo luận bản dự thảo “Báo cáo về tình hình thế giới và việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và phương hướng tới”. Bộ Chính trị có mặt đông đủ. Theo dõi cuộc họp ở ghế dự thính. Số dự thính lúc đầu có 10 người, từ chiều 16/5 khi đi vào kiểm điểm việc thực hiện các Nghị quyết về đối ngoại của Đại hội VI thì dự thính thu hẹp lại chỉ còn có Hồng Hà, Hoàng Bích Sơn, Đinh Nho Liêm và tôi. Từ đầu đến cuối, tôi đã nhận rõ sự đấu tranh giữa hai quan điểm về mặt quốc tế, nhất là khi đi vào phần kiểm điểm thực hiện đường lối đối ngoại, nói đến vấn đề Campuchia và quan hệ với Trung Quốc.

Bản dự thảo báo cáo của Bộ Ngoại giao có nêu “đã có một số việc làm không đúng với các Nghị quyết của Bộ Chính trị”, “thái độ đối với Trung Quốc có sự thay đổi qua 2 giai đoạn (trước và sau năm 1989) trái với Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (20/5/88)”, “giữa ta và bạn Campuchia đã bộc lộ sự khác nhau khá rõ rệt”, về đối ngoại, ta “lúng túng, thiếu bình tĩnh” trước cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu và Liên Xô…; đã bỏ lỡ cơ hội cải thiện với ASEAN (khi Thái Lan mời Thủ tướng Đỗ Mười sang thăm, nhưng anh Mười nói phải đi Liên Xô, đi Ấn Độ rồi mới đi Thái), đã làm nảy sinh tranh cãi khá căng, đặc biệt khi bàn đến đúng sai trong chuyện gặp cấp cao Trung Quốc ở Thành Đô tháng 9.90 và vấn đề chống diệt chủng và “giải pháp Đỏ”.

Anh Võ Chí Công: “Về Trung Quốc rất phức tạp… Bộ Chính trị đã đánh giá Trung Quốc có hai mặt xã hội chủ nghĩa và bá quyền. Về xã hội chủ nghĩa cũng cần thấy là trong “nháy nháy”… Khó khăn là chưa bình thường hoá quan hệ… Họ đưa ra 5 trở ngại, có cái hàng trăm năm không giải quyết nổi. Ví dụ như chuyện “Liên bang Đông Dương”, họ biết ta không có ý đồ đó song cứ nêu lên cốt để chia rẽ và giành lấy Lào và Campuchia, gạtta ra… Chuyện “giải pháp Đỏ” là không được, vì như vậy thì có nghĩa là Trung Quốc sẽ đi với ta chống Mỹ trong lúc chủ trương của họ là tranh thủ khoa học – kỹ thuật của phương Tây để hiện đại hoá, còn gì là Trung Quốc nữa?

Tới cuối cuộc họp, Nguyễn Đức Tâm còn nói:

“Chưa làm dự thảo Nghị quyết ngay được vì qua thảo luận thấy ý kiến Bộ Chính trị còn khác nhau về đánh giá đúng thành tích, đúng bạn thù, đối sách. Đại hội đến nơi, sau Đại hội không còn Bộ Chính trị này nữa, tuy một số đồng chí còn ở lại… Mặc dù vậy Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp vẫn kết luận làm dự thảo Nghị quyết về đối ngoại.”

'Lịch sử chưa sang trang'

Chương 20 là chương kêt thúc hồi ký, dưới tiêu đề “Kết thúc một chặng đường nhưng lịch sử chưa sang trang”, ông Trần Quang Cơ viết:

“Sau 12 năm ròng rã, đối với chúng ta, vấn đề Campuchia coi như đã kết thúc và đã trở thành một hồ sơ của bộ phận lưu trữ trong Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nhưng những bài học của 12 năm ấy vẫn còn có nhiều tính chất thời sự, nhất là bài học về chính sách và thái độ cư xử với các nước lớn.

Tiếp sau việc vấn đề Campuchia được giải quyết là việc thực hiện bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Theo thoả thuận giữa hai bên, ngày 5/11/91, Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc đi thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.“Quan hệ Việt – Trung tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau… Quan hệ Việt – Trung không phải là quan hệ đồng minh, không trở lại quan hệ như những năm 50-60…”

Ông Trần Quang Cơ đã nhìn thấy trước kế hoạch độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Tuy nhiên sau khi bình thường hoá quan hệ, lại dồn dập diễn ra những sự kiện xấu trên nhiều mặt quan hệ giữa hai nước, tập trung gay gắt nhất là các vấn đề liên quan đến lãnh thổ trên bộ vùng biên giới Hà Giang tháng 2, 3, 4/92; vụ nối lại đường xe lửa Liên vận ở Đồng Đăng, Lạng Sơn tháng 12/91 rồi 4.5.92; Lục Lầm, Quảng Ninh tháng 5.92) và tranh chấp biển đảo mà đỉnh cao là vụ Trung Quốc công khai hoá việc ký kết họp đồng thăm dò khai thác dầu khí với Công ty Năng lượng Mỹ Crestone tại một vùng rộng lớn trên thềm lục địa của Việt Nam (bãi Tư Chính).

Vì sao Trung Quốc tăng cường lấn ép ta vào thời điểm này? Vì Trung Quốc cho rằng tình hình đó đang thuận lợi cho họ tranh thủ gấp rút thực hiện yêu cầu tăng thế và lực (xây dựng hải quân nhanh, nổ thử bom 1000 kilôton, thi hành chiến lược “biên giới mềm”) nhằm tạo cho mình một vị thế đỡ bất lợi so với Mỹ và các nước lớn khác, trong đó có ý đồ gấp rút biến biển Nam Trung Hoa – mà ta gọi là Biển Đông – thành vùng biển độc chiếm của Trung Quốc, từ đó khống chế toàn bộ vùng Đông Nam Á.

1. Trật tự thế giới cũ không còn, trật tự thế giới mới chưa hình thành. Các đối thủ chính của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương đều đang gặp khó khăn, Liên Xô vừa tan rã. Liên bang Nga trước mắt chưa phải là thách thức đáng kể, Mỹ đang giảm bớt sự có mặt về quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương, tránh can thiệp nếu lợi ích của Mỹ và đồng minh không bị đụng đến.

Trung Quốc nhẩn nha trong các bước bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, vừa tạo bề mặt thân mật gắn bó Trung – Việt, vừa siết chặt bên trong, nhằm đạt mục tiêu khẳng định Việt Nam – Đông Dương là thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc

2. Đông Nam Á mới bắt đầu quá trình nối lại các quan hệ giao lưu giữa hai nhóm nước đối đầu cũ. Triển vọng liên kết hay nhất thể hoá Đông Nam Á, bất lợi đối với ý đồ bá quyền của Trung Quốc, đang còn có những trở ngại (nghi ngờ nhau do khác ý thức hệ, va chạm lợi ích, ý đồ của Thái Lan đối với Lào, Campuchia) đòi hỏi thời gian khắc phục Trung Quốc muốn tranh thủ thời gian này để cản phá xu thế hợp tác khu vực giữa Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam và ASEAN tạo ra một tập hợp lực lượng thân Trung Quốc ở Đông Nam Á (quân phiệt Thái, quân phiệt Myanmar, Khmer đỏ ở Campuchia và Lào nếu có thể) để khuất phục Việt Nam.

3. Bản thân Việt Nam còn đang lúng túng về những vấn đề chiến lược (vấn đề đồng minh, vấn đề tập hợp lực lượng, vấn đề bạn thù) trong tình hình mới sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ với Mỹ chưa bình thường hoá, Trung Quốc muốn đi vào bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trên thế mạnh.

Vì vậy Trung Quốc nhẩn nha trong các bước bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, vừa tạo bề mặt thân mật gắn bó Trung – Việt, vừa siết chặt bên trong, giành lợi thế cho mình trên mọi lĩnh vực quan hệ.

Cả hai mặt đều nhằm đạt mục tiêu khẳng định Việt Nam – Đông Dương là thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc, muốn tách Việt Nam khỏi Đông Nam Á và thế giới bên ngoài.

Nội dung cuốn hồi ký (2005) thể hiện quan điểm riêng của nhà ngoại giao Trần Quang Cơ đã được công bố lần đầu năm 2008 trên nhiều trang mạng ở nước ngoài. BBC Tiếng Việt chưa có điều kiện phỏng vấn chính tác giả về những nội dung này.

Xem thêm về Cuộc chiến Campuchia.

Vụ Hội nghị Thành Đô: Ban Tuyên giáo TW tung ra "Sách trắng" (*)

Đăng bởi Eric hwang vào Chủ Nhật, ngày 12 tháng 10 năm 2014 | 12.10.14

(*) Tựa đề do VNTB đặt

-------------------------------

Một tập tài liệu về Hội nghị Thành Đô do ban Tuyên giáo Trung ương đã được biên soạn và phân phát đến các đảng viên, cán bộ trong các cơ sở đảng.

Ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên?


Bắt đầu từ tháng 10/2014, các cơ quan thuộc đảng cộng sản được lệnh đồng loạt phân phát đến mọi đảng viên một tập tài liệu có tên ‘Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990’ do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn.

Theo một số bức công văn, tài liệu tiết lộ cho Danlambao, việc gửi tài liệu tuyên truyền được giải thích nhằm phản bác lại các thông tin rò rỉ về Hội nghị Thành Đô được lan truyền trên mạng interner.

“Vừa qua, trên mạng phát tán tài liệu liên quan đến cuộc gặp cấp cao tại Thành đô năm 1990 với những lời lẽ kích động, bịa đặt, xuyên tạc sự thật, ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân”, công văn này viết.

Các cấp ủy cơ sở đảng cộng sản cũng được yêu cầu phải ‘triển khai, tổ chức quán triệt, phổ biến đến cán bộ, đảng viên và người lao động ở đơn vị’ tập tài liệu về Hội nghị Thành Đô do ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn.

‘Một lòng kiên quyết’ bảo vệ đảng, 'kiên trì hữu nghị' với TQ

Trong phần 3, nói về kết quả Hội nghị Thành Đô, tài liệu ban tuyên giáo viết rằng:

“Trong hội đàm, trao đổi không hề có vấn đề phía Trung Quốc gây sức ép với ta về nhân sự, không hề có cái gội là sự thỏa thuận rằng: “Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc, giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2010...”, như thông tin trên một số trang mạng, blog đã đưa. Đây là một luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân”.

Về vấn đề Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 cùng tàu chiến xâm phạm vùng biển Việt Nam, ban Tuyên giáo giải thích rằng: Sau chuyến đi Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên tổng bí thư, hai đảng cộng sản đã ‘đạt kết quả quan trọng’ và ‘khôi phục quan hệ giữa hai nước’.

Cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản khẳng định mối quan hệ ‘láng giềng hữu nghị’ với Trung Cộng là ‘chủ trương đối ngoại quan trọng’ trong thời điểm hiện tại.

Sau cùng, ban Tuyên giáo TW lặp lại khẩu hiệu ‘một lòng kiên quyết’ ‘giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ an ninh quốc gia’ và ‘kiên trì quan hệ hợp tác hữu nghị với nhân dân Trung Quốc’.

Dưới đây là văn bản các tập tài liệu được tiết lộ cho Danlambao:

image112

Ghi chú: Bức công văn trên đã được xóa đi một số chi tiết vì lý do an toàn.
image114

image116

image118

image120


Trích từ Danlambao

  • VH - Chú ý:

1/ Xem kỹ những đoạn văn dường như đã được xóa đi viết lại.

2/ Thế nào là “chủ trương đối ngoại quan trọng”???

3/ Ban tuyên giáo xưa nay vẫn: - bảo vệ đảng là hàng đầu sau mới đến nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ an ninh quốc gia’ !!!

10 Tháng Ba 2015(Xem: 16780)
Một không ảnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đồng Bằng Sông Cửu Long, bằng phẳng như tờ giấy với tỉnh thành nằm gọn giữa đồng ruộng, vườn cây ăn trái, vườn dừa và nước sông ngòi có màu bùn của phù sa.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10041)
Lời Toà soạn : Trong chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ của Chính Phủ VNCH , TS Lâm Lễ Trinh đã theo dõi sít sao cuộc chiến âm thầm chống Bắc Việt từ 1956 đến 1960 . Bởi vậy , nhận định của tác giả có giá trị đặc biệt . Bổn báo thành thật cám ơn tác giả .
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9268)
Tác giả: Lý Gia Trung (Tạp chí Trung Quốc) [1] * Biên dịch: Nguyên Hải (Nghiên Cứu Quốc Tế) - Nguyễn Văn Linh nói, năm 1986, sau khi nhận nhiệm vụ Tổng Bí thư ĐCSVN ông quyết tâm vượt qua mọi sức cản, từng bước uốn nắn các sai lầm trước đây, khôi phục mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Trước hết là thuyết phục Trung ương ĐCSVN kiến nghị Quốc hội xóa bỏ các nội dung có liên quan chống Trung Quốc viết trong Hiến pháp...
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9415)
Đến ngày hôm nay, các công trình nghiên cứu sâu rộng, công phu và khách quan của nhiều tác giả ngoại quốc vẫn chưa trả lời được câu hỏi kể trên. Về mặt khoa học, chỉ có một cuộc khảo nghiệm DNA hài cốt của Hồ Chí Minh, cố Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đang được thờ phượng tại Ba Đình (Hà Nội) và cố Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành) đã được chôn cất tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 13939)
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trong những tù nhân chính trị được thế giới biết đến nhiều nhất, với những tổ chức như Human Right Watch, Amnesty International và các chính khách như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng kêu gọi trả tự do cho ông.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 6579)
Đó là lời mở đầu bài viết của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành "đáp" lại bài viết của Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ninh Phú Khôi trên báo Matichon của Thái Lan. Dân Trí xin được đăng tải. Trước tiên, tôi thấy rằng thông tin mà Đại sứ Ninh nêu trong bài để cho rằng Việt Nam "quấy rối" hoạt động của Trung Quốc thực chất là chép lại từ tài liệu ngày 08/6/2014 công bố trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 52798)
Chính quyền Việt Nam giữ im lặng về việc một bức thư được lưu truyền trên mạng Internet gần đây được cho là của vợ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn với những lời lẽ phê phán 'buộc tội' tướng Giáp là do ngại 'đụng chạm' tới một chủ đề 'nhạy cảm' theo nhà báo tự do, blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7654)
Mở đầu loạt bài nhìn lại 35 năm Cuộc chiến Việt Nam và nhìn tới nhân dịp 15 năm Washington và Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 7/1995-2010, BBC Tiếng Việt giới thiệu với quý vị cách nhìn của Thượng nghị sĩ Jim Webb. Trả lời Phóng viên Hà Mi của BBC có mặt tại Washington DC, ông Jim Webb, người từng có thời gian phục vụ trong lực lượng Thủy quân Lục chiến của Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam trước 1975, nhận định rằng đây là một mối quan hệ có lịch sử phức tạp:
05 Tháng Chín 2014(Xem: 7448)
Nhân dịp kỷ niệm cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt Nam, BBC xin giới thiệu một số đoạn trích từ cuốn Hồi ký của Giáo sư Trần Văn Giàu về giai đoạn thành lập Thanh niên Tiền phong ở Nam Kỳ 1945.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 7838)
Máy bay rớt năm 1966 tại Hố Bò. Anh phi công khu trục của không quân Việt Nam Cộng Hòa nằm chờ 40 năm trong lòng đất quê hương. Một chuyện MIA rất Việt Nam. Trải qua bao nhiêu gian nan. Tìm được xác người phi công trẻ và mai táng lại ngay tại địa phương. Cả làng cộng sản Hố Bó đi đưa đám.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 6302)
Lời người dịch: James Foley, 40 tuổi, là nhà báo làm freelance cho AFP và GlobalPost (trang web chuyên tin quốc tế có trụ sở ở Boston). Sinh ở New Hampshire, Foley từng dạy cho tổ chức NGO Teach for America nhằm xoá bỏ bất bình đẳng trong giáo dục trước khi làm báo.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7384)
Nhiều người Việt chúng ta đang trông chờ một nhân vật có khả năng trở thành Lãnh Tụ hay một Minh Quân để lèo lái con thuyền Quốc Gia ra khỏi vũng lầy khủng hoảng triền miên do chế độ độc tài Cộng sản gây ra trong gần 8 thập niên qua.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 6242)
Chỉ còn 3 tháng nữa là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ có kết quả để xem phe nào sẽ giành được quyền hành ở ngành lập pháp, và sau đó không lâu, thì cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc trong năm 2016 coi như cũng sẽ chính thức mở màn với các chuẩn ứng cử viên có tham vọng muốn nhập cuộc để thử thời vận xem mình có số may mắn được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ hay không.