"Thời gian chết lặng" của Hà Nội và Bắc Kinh

07 Tháng Chín 20209:29 SA(Xem: 4289)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 07 AUG 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image001Chiều tà trên Biển Đông. Photo: LKT


"Thời gian chết lặng" của Hà Nội và Bắc Kinh


image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

07 Sep, 2020

Kỳ 1


Bối cảnh


Chỉ còn độ hơn tháng nữa đến ngày 3 tháng 11, 2020. "Thời gian chết lặng" của Hà Nội và Bắc Kinh nhìn và chờ. Hãy đợi đấy.


Về đối nội, đương kim TT Trump sẽ ra đòn tuyệt chiêu nào để hạ Biden?


Về đối ngoại, siêu cường Trump sẽ tung độc chiêu nào để hạ Bắc Kinh. Hà Nội vạ lây, không phải đầu cũng phải tai.


(Trong bộ tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn kỳ tài Kim Dung có viết về bí kíp "Cửu dương Chân kinh" và "Cửu âm Chân kinh". Tùy theo đối thủ mà tung đòn. Trong cuộc đua chạy vào tòa Bạch Ốc, Joe Biden, tuy là đối thủ của Trump, nhưng dù sao cũng đồng sàng, chống kẻ thù chung của nước Mỹ. Trump không đến nỗi ra tay ác liệt. Đối thủ số một của Trump và Biden chính là đảng cộng sản Trung cộng cầm đầu bởi bọn "phản động Bắc Kinh" (chữ của Lê Duẩn).


Nói chung, tuyệt chiêu nào cũng "diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó dự báo, khó lường".


Mặt trận Biển Đông sẽ diễn biến như thế nào, có đánh nhau không? Mỹ và Tầu có đánh nhau không? Phương án vì hòa bình (không có kẻ thắng người thua, hai bên đều chết - chữ của Trần Đại Quang). Chiến tranh và Hòa bình trong tay hai anh lớn. Súng có thể nổ rất nhanh, khó dự báo, khó lường vào giờ thứ 25 nếu Trump cần cho thắng lợi cuối cùng.


Nếu không đánh nhau thì Biển Đông sẽ như thế nào, cứ ù lì, cù nhầy mãi cái chuyện COC à. Trung cộng lúc nào cũng muốn lôi kéo ASEAN vào cái gọi là COC để thủ lợi, và ngăn cản Mỹ nhảy vào biển nam Trung Hoa. Tất nhiên, trong đó có chuyện chia chác với Việt Nam (biển Đông), biển tây của Philippines, biển bắc của Malaysia và Brunei.  


Trước hết, đối với phe ta ở Hà Nội, phải yên bề trên đất liền đã rồi tính chuyện trên BIỂN.


- Ngày 23/8/2020, nhân có vụ kỷ niệm 20 cột mốc Việt-Trung ở Móng Cái, nhẽ ra vụ này thường diễn ra thuộc bộ sậu quốc phòng, nhưng lại giao cho hai cao thủ ngoại giao đến gặp nhau. Họ "mật ước" với nhau điều gì? Đố ai biết. Chỉ thấy rằng khuôn mặt của Phạm Bình Minh hớn hở rạng rỡ khèo tay với Vương Nghị.


Tương lai về các nguyên tắc trên BIỂN giữa Hà Nội và Bắc Kinh vẫn như cũ hay sẽ linh hoạt với tình hình mới; tương lai về nhân sự Đại hội XIII; hay tương lai về sự nghiệp thăng quan tiến chức của Phạm Bình Minh? Chẳng còn bao lâu nữa. Hãy chờ.


image006 Phạm Bình Minh và Vương Nghị khèo tay nhau tại Móng Cái ngày 23/8/2020. (Ảnh: Mofa)


Nhưng ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có vẻ hơi vội vã. Người ta chờ đợi ngày  2 tháng 9 ông sẽ lên truyền hình ca tụng đảng trước quốc dân bàng dân thiên hạ. Ông không nói, ông viết. 


- Ngày 31/8/2020, trên báo PLO có lời giới thiệu: Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (1945-2020), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, có bài viết quan trọng với tiêu đề "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới".


Toàn bộ Bài viết quan trọng của ông Nguyễn Phú Trọng dài 6923 chữ, chúng tôi chú ý tới những dòng chữ dưới đây:


"Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó dự báo"


"Dự báo trong những năm tới, bối cảnh quốc tế, khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi phức tạp, nhanh chóng, khó lường".


"Cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại tiếp tục diễn ra gay gắt".


"Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng. Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tiếp tục diễn ra phức tạp".

image008 Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị toàn quốc giữa Chính phủ với các địa phương. Ảnh: VGP. Ảnh cho thấy bàn tay trái của ông Phúc khèo tay ông Trọng ra chiều thân thiết. Dư luận đoán ông Phúc sẽ "thăng quan tiến chức" kỳ này.


Diễn biến


Cùng một thời điểm ;


- Ngày 01/9/2020, theo trang tin Australian Financial Review của Úc, Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 1/9/2020 công bố một phúc trình, trong đó cảnh báo rằng Trung Quốc đang tăng cường tuyên bố chủ quyền ở biển nam Trung Hoa bằng cách đưa vũ khí tân tiến tới vùng biển tranh chấp. (nguồn VOA).


Đưa vũ khí tân tiến tới vùng biển tranh chấp có nghĩa là tăng cường quân sự hóa các thực thể đã chiếm đoạt hay tự bồi đắp từ năm 1974-1988-2013. Quân sự hóa có nghĩa là phòng thủ vững chắc căn cứ và sẵn sàng tấn công.

image010 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper công bố phúc trình.


- Ngày 02/9/2020, Ngoại trưởng Mike Pompeo trong cuộc họp báo tại Hoa Thịnh Đốn tố cáo đảng Cộng sản Trung Quốc “gia tăng việc bắt nạt các nước láng giềng” thể hiện rõ ở biển nam Trung Hoa;

image012 Ngoại trưởng Pompeo trong cuộc họp báo tại Hoa Thịnh Đốn ngày 02/9/2020.


- Ngày 03/9/2020, trong một hội thảo quốc tế do bộ Ngoại Giao Trung Quốc tổ chức hôm qua, qua mạng, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc La Chiếu Huy (Luo Zhaohui) khẳng định Hoa Kỳ là « nguồn gốc » của các vấn đề ở Biển Đông.


Cũng trong cuộc hội thảo nói trên, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc thông báo là các đàm phán giữa Bắc Kinh với khối ASEAN về Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) được khởi sự trở lại từ hôm qua, 03/09/2020. (theo RFI 04/9/2020).


Bắc Kinh khởi sự lại COC chẳng qua cũng là để chạy thầy chạy thuốc "thời gian chết lặng" thôi.


Trung cộng quân sự hóa Biển Đông từ lúc nào?


Không phải từ lúc này trên các luồng tin tức cho biết Trung cộng tập trận lớn tập trận nhỏ ở các nơi trên Hải Nam và Biển Đông, tập trung chính ở Hoàng Sa (Bộ tư lệnh Chiến khu miền Nam).


Phản ừng của Mỹ ra sao? Kéo hai hạm đội Mẫu hạm tác chiến vào thị uy. Thị uy thôi. Đối với Mỹ, có lẽ nên nhắc lại thái độ của Mỹ (thời Nixon) vụ hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 bỏ rơi đồng minh phơi xác trên biển. Sau trận hải chiến bất phân thắng bại (dù Bắc Kinh chiếm được nhóm Hoàng Sa tây; người ta cho rằng ông Thiệu cố tình bỏ Hoàng Sa là để trả thù Mỹ qua vụ Hiệp định Paris 1973 Mỹ bỏ rơi VNCH, Bắc Kinh đã kiện toàn hiện đại hóa hải quânquân sự hóa các nhóm đảo đã chiếm được. Hai phạm trù quân sự này như bóng với hình.


image013


Hải chiến bất phân thắng bại sao lại bỏ Hoàng Sa?


Không một hòn đảo lớn nhỏ nào Bắc Kinh chiếm được mà không quân sự hóa. Chỉ có những ông "tiến sĩ thổ tả" yên bề trong bàn giấy mới không ngửi thấy mùi khói tác chiến và vũ khí cơ động.  


Đối với người cộng sản và phe cộng sản, một trong những "cung cách của Trung cộng ứng xử với thế giới hiện đại là phải đánh nhau, phải xác định quyền lực của Bắc Kinh nhanh nhất là gây chiến tranh". (Lưu Á Châu).

image014  Tập Cận Bình, hậu duệ của Đặng Tiểu Bình đứng trên boong soái hạm chỉ huy cuộc duyệt binh lực lượng hải quân (tăngcường quân sự hóa) của Trung cộng ngày 12/4/2018. Ảnh: Xinhua


Người ta có quyền nghi ngờ  bản chất các cuộc tập trận lớn bắn đạn thật của Trung cộng trong những tháng gần đây ở Lôi Châu và Hoàng Sa. Thao dợt và chuẩn bị tinh thần cho binh sĩ PLA sẵn sàng "đổ bộ thu hồi đảo". Những cuộc tập trận tốn phí hàng trăm triệu đô la thực chất là động binh đánh trận.


Bắt chước tiền bối họ Đặng năm 1979 đòi "dậy cho Việt Nam một bài học" trên bộ, phải chăng trùm đế chế cộng sản Tập Cận Bình đang manh nha đòi "dậy một bài học" cho các nước ven BIỂN?


Họ Đặng đã chuốc lấy thảm bại bộ binh chiến tranh biên giới đất liền Việt - Trung (tìm cách trả thù năm 1984), nhưng Thế kỷ 21 là thế kỷ của các Thủy sư Đô đốc trên đại dương mênh mông. Các "tiểu quốc" ven biển nam Trung Hoa như Việt nam, Philippines, Brunei, Malaysia, lực lượng hải quân phòng thủ (đừng nói tới chuyện tấn công) của các nước nhỏ này hầu như "trứng chọi đá" với hải quân Trung cộng.


Vấn đề lại được đặt ra nếu Tập Cận Bình động binh: Có đánh nhau không? Ai đánh ai? Đánh cách nào? Đánh ở đâu? và Đánh cho ai? Đánh cho nhân dân Trung Quốc rửa mối nhục Mãn Thanh, đánh cho ASEAN thấy, hay đánh cho Mỹ cút bộ tứ QUAD nhào?


Trong bối cảnh phức tạp, diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường hiện nay ở Biển Đông, các yếu tố quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ đang bước vào thời gian cuối tranh cử ai sẽ làm chủ tòa Bạch Ốc; theo thiển nghĩ của chúng tôi, có ba đối tượng Trung cộng nhắm vào là Malaysia, Philippines và Việt Nam. Philippines và Việt Nam trước nay như là tâm điểm. Nhưng còn một hòn đảo xinh đẹp rộng 36,197km2 đang căng giây đàn là Taiwan không thể không nghĩ tới.


Philippines, đang có một ông thổng thống chịu chơi và đầy bản lãnh. Tính khí bất thường khó lường của Duterte chẳng kém gì Trump.


Từ năm 1951 Philippines đã ký Hiệp ước an ninh phòng thủ với Mỹ, nhưng xem ra bấp bênh.


Tầm nhìn chiến lược về Philippines ở Đông nam Châu á đã thay đổi hoàn toàn so với 75 năm trước. Hội nghị Potsdam và hội nghị Yalta 1945 xưa quá rồi.


Ông Duterte lại đang ve vuốt làm ăn với Bắc Kinh, mối lợi dầu khí sờ sờ trước mắt. Vị trí địa lý chính trị quân sự Philippines ngả nặng về mạn phía biển tây Thái bình dương. Mạn biển tây Philippines cũng có mấy thực thể ở vùng biển Trường Sa (đang tranh chấp với Việt Nam và Đài Loan, tranh chấp mấy hòn đảo để làm gì trong lúc Bắc Kinh đã có 7 đảo nhân tạo bao trùm mạng lưới hỏa lực ở Trường Sa). Thực tế cho thấy Bắc Kinh không quan tâm đến mấy hòn đảo của Hà Nội hay Manila. Quan trọng là trữ lượng tài nguyên dầu khí có hay không và có tới mức độ nào ở quanh mấy hòn đảo này.


Còn Malaysia, chỉ có vài bãi cạn xa xăm tận mút phía nam Trường Sa (James Shoal), ở đó cũng không có nhiều tiềm năng trữ lượng dầu khí lớn; Brunei, quốc gia nhỏ xíu, chẳng bao nhiêu lợi nhuận, vị trí cũng chẳng án ngữ hay tấn công được ai.


Việt Nam - Hà Nội, có vị trí "sống chết" ở biển nam Trung Hoa, rút bài học từ Vietnam War và Kampuchia, ngày xưa có vẻ như muốn giữ tư thế độc lập cân bằng quyền lực giữa hai đàn anh Trung -Nga; gần đây trước áp lực chủ quyền biển đảo, có vẻ như muốn giữ tư thế độc lập giữa hai đàn anh Mỹ - Hoa, bằng cách thổi phồng lên chuyện ba không bốn không. Nguyễn Chí Vịnh Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã "thưa" rằng:“Mối quan hệ giữa các nước lớn đó là việc của các nước lớn, chúng tôi tôn trọng mối quan hệ đó nếu nó tuân thủ luật pháp quốc tế, nó đem lại lợi ích hoà bình cho khu vực và sự tôn trọng các nước nhỏ trong khối ASEAN,” (7/7/2020).


Luật pháp quốc tế thuộc về kẻ mạnh.


Các nước lớn có "care" không. Không. Thống chế họ Tưởng, sáng lập viên Liên Hiệp Quốc, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, khi nước lớn không cần nữa thì xóa sổ, dành ghế cho đối thủ số một của Tưởng là Mao. Việt Nam cũng vậy thôi. Khi cần thì Mỹ đã trở lại Việt Nam từ ngày 19/11/2003, Khu trục hạm USS Vandegrift 48 lần đầu tiên ghé bến Sàigon sau 30 năm mở đầu cho chương trình "Ngoại giao Chiến hạm". Khi không cần nữa thì năm sáu không cũng đi chỗ khác chơi. Vả lại, Việt Nam không có một Hiệp ước phòng thủ an ninh với bất cứ nước nào, nếu xung đột xẩy ra anh nào bênh?  Trung cộng có bênh không?


Xung đột may ra không là Việt Nam hay Philippines (nhờ có dầu khí). Súng có thể nổ ở các nơi thuộc về Taiwan. Các hòn đảo rải rác của quốc gia này mới lợi hại về chiến lược quân sự. Ví dụ như Ba Bình hay Đông Sa./


Lý Kiến Trúc

California 07/9/2020

(Xem tiếp Kỳ 2)

30 Tháng Giêng 2021(Xem: 2475)
01 Tháng Sáu 2020(Xem: 4346)
Quanh lời trực tuyến của bà Bonnie Glaser
06 Tháng Năm 2020(Xem: 5685)
Mưu sâu của "Chiến khu miền Nam" (Kỳ 4)
30 Tháng Tư 2020(Xem: 5319)
04 Tháng Sáu 2017(Xem: 7213)
Mỹ đã lật bài ngửa về Biển Đông tại Đối thoại An ninh Shangri-la
09 Tháng Ba 2017(Xem: 6178)
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), quy định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước nằm trong phạm vi 200 hải lý, tính từ đường cơ sở lãnh hải cho quốc gia sở hữu quyền chủ quyền, quyền tài phán,và khai thác tài nguyên.