Hồi ức của Bác sĩ Bùi Duy Tâm đi Trường Sa cách đây 10 năm (2014-2024)

25 Tháng Hai 20243:39 CH(Xem: 250)

VĂN HÓA ONLINE – SỰ KIỆN XƯA & NAY – CHỦ NHẬN 25 FEB 2024


Hồi ức của Bác sĩ Bùi Duy Tâm đi Trường Sa cách đây 10 năm (2014-2024)


Lời tòa soạn: Văn Hóa Online-California vừa nhận được bài viết và hình ảnh của Bác sĩ Bùi Duy Tâm từ San Francisco gởi đến.


Các tài liệu của ông ghi nhận một sự kiện cách đây 10 năm, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức chuyến đi thăm quần đảo Trường Sa do Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn dẫn đầu từ ngày 18/4/2014 đến ngày 27/4/2014 (giờ VN).


Tòa soạn Văn Hóa Online đăng nguyên văn bài viết và hình ảnh của Bác sĩ Bùi Duy Tâm sau khi chuyến hành trình 10 ngày đêm của chiến hạm HQ-571 Trường Sa kết thúc.


Bài viết nhằm cung cấp cho độc giả ghi nhận một thời điểm bọn phản động Bắc Kinh đang có kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ lãnh hải Việt Nam ở khu vực quần đảo Trường Sa.


Văn Hóa Online trân trọng cám ơn Giáo sư Tiến sĩ Bác sĩ Bùi Duy Tâm, nguyên Nguyên trưởng khoa Y Đại học Y khoa Huế (trước 1975), Nguyên trưởng khoa Y viện Đại học Minh Đức, Trưởng khoa Y Đại học Phan Châu Trinh (trước 1975).


Ông Bùi Duy Tâm và gia đình hiện đang sống hạnh phúc tại San Francisco. (lkt)


*


Trích: Phóng viên báo trong nước phỏng vấn Bác sĩ Bùi Duy Tâm


image003Bác sĩ Bùi Duy Tâm đứng trước chiến hạm HQ-571. Ảnh tác giả cung cấp.


PV: Hôm nay là ngày 18 tháng 4 năm 2014, chúng tôi đã có mặt tại quân cảng Cát Lái, trước khi lên tàu chúng tôi đã tiếp xúc với BS Bùi Duy Tâm, một đại biểu.


-Xin bác sĩ cho đôi dòng về nơi đến của bác ạ?


BDT:  Tôi là Bùi Duy Tâm t San Francisco, California, Hoa K đến tham d chuyến hi hành này.


PV:  Làm sao BS Tâm biết được chuyến đi này và đã ghi danh đăng ký như thế nào ạ?


BDT:  Đại Sứ Đặng Thế Hùng, Phó Chủ tịch ủy ban nhà nước phụ trách về người nước ngoài đã có nhã ý mời tôi đi.


PV:  Trước đây BS Tâm đã có đi những chuyến hải hành nào khác trong đời chưa?


BDT: Tôi là một người của biển cả. Cách đây nhiều năm khi còn trẻ, tôi làm chủ tịch Hội Thám hiểm và Săn bắn dưới đáy biển. 


Ngày xưa tôi đã từng làm huấn luyện viên cho người nhái. Tôi là người lặn chuyên môn, đã lặn các đáy biển VN và các đáy biển đẹp nhất thế giới như Hồng Hải, Hy Lạp. 


Tôi cũng đã làm một cuộc triển lãm các hình ảnh về những đáy biển Việt Nam cách đây nhiều năm. 


Cho nên, kỳ này tôi không thể thiếu được quần đảo Trường Sa, vùng hải đảo thân yêu của tổ quốc.


PV: Vậy đây là lần đầu tiên BS đến với Trường Sa phải không ạ?


BDT:  Vâng, tất cả hải đảo tôi đi hết rồi. Chỉ thiếu có hai nơi: Trường Sa và Hoàng Sa.


PV: Thế thì tâm trạng của Bác Sĩ hiện nay thế nào trước khi lên tàu ạ?


BDT: Trước khi lên tàu, tôi rất sung sướng vì s được thăm nhng hi đảo ca Vit Nam đang tranh chp vi lân bang.


 Và như vy trong phn cui đời ca tôi, tôi đã thăm được tt c lãnh địa và lãnh hi ca Vit Nam. Đó là điu làm tôi hãnh din.


PV:  BS Bùi Duy Tâm đến từ một cộng đồng người Việt còn nhiều sự khác biệt chính trị đối với vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam. 


Với chuyến đi này và những điều mắt thấy tai nghe, thì ông định sẽ nói gì với những người đồng hương của ông ở cộng đồng ấy?


BDT:  Tôi là một người chỉ quan tâm đến sự thực. Mỗi người có một quan niệm riêng, đó là tự do của mỗi người. 


Tôi chỉ quan tâm đến lòng yêu nước, yêu dân tộc và yêu nhân loại. 


Tôi đi đến quần đảo Trường Sa và khi về nếu ai hỏi tôi sẽ nói cho mọi người biết những sự thực mà tôi đã tai nghe, mắt thấy.


PV:  Sự thực ra sao và những điều ông sẽ tai nghe mắt thấy trong cuộc hành trình này, chúng tôi sẽ tiếp tục ghi nhận những đánh giá của BS trong chuyến đi nhé.


BDT:  Anh yên tâm! Tôi là người luôn biết rằng trên đời này không gì quý hơn sự thực và tự do. Tự Do nói S Thc.


PV:  Nếu tôi không nhầm thì BS Tâm năm nay đã hơn 80 tuổi?


BDT:  Tôi năm nay đã 80, nhưng tôi quên mất tuổi rồi!


PV:  Về mặt sức khỏe…


BDT:  Sức khỏe thì (Hà hà….)  vài năm na thì cũng ngm thôi! 


Tôi không quan tâm sống được bao nhiêu, mà chỉ quan tâm lúc sống tôi có làm được những gì phải lẽ, có là một con người tử tế không.


- Vâng, xin cảm ơn Bác Sĩ, xin chúc Bác Sĩ lên đường may mắn!


image005Bác Sĩ Bùi Duy Tâm chụp hình vi các sĩ quan ch huy chiến hm TRƯỜNG SA HQ 571


Ngày 12 (Chủ Nhật 27/4/2014): Cặp bến cảng Cát Lái (10.00), Bộ Tư Lệnh Hải Quân thết tiệc (trưa), thăm Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An (chiều)


image007Chiến hạm HQ-571 cập cảng biển Vũng Tàu ngày 27/4/2014 kết thúc chuyến đi Trường Sa. Bác sĩ Bùi Duy Tâm chào tạm biệt Thiếu Tá Phạm Xuân Hải, Thuyền Trưởng HQ 571.


image009Chia tay các bạn cùng phòng


Bộ Tư Lệnh Hải Quân thết tiệc (trưa)


image011BS. Bùi Duy Tâm, Người Tình Già, Người Khỏe Mạnh Nhất, Người Hấp Dẫn Nhất,

đứng lên tuyên bố Tình nguyện làm người lính Tiên Phong chống quân xâm lăng Lãnh Hải VN

và xin Bộ Tư Lệnh Hải Quân VN ghi nhận.

Phóng viên Thanh Tùng của báo Thừa Thiên-Huế thuật lại. Xin trích dẫn như dưới đây:

“GS-TS-BS Bùi Duy Tâm, tuổi 80 vn tình nguyn xung phong ra trận chiến đấu chng k thù muôn thu ca T quc Vit Nam”


Nghĩa Trang Nhân Dân BÌNH AN (trước 1975 là Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa)


Nghĩa trang Nhân dân Bình An, còn được gọi tắt là Nghĩa trang Bình An, Nghĩa địa Bình An, là một nghĩa trang công tọa lạc tại phường Bình An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình DươngViệt Nam. Trước năm 1975, đây là một nghĩa trang quân đội trực thuộc quản lý của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, thường được biết đến với tên gọi Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Nơi đây từng là nơi chôn cất khoảng 16.000 tử sĩ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (chủ yếu trong hai chiến trường đẫm máu, khốc liệt nhất như Sự kiện Tết Mậu Thân và Chiến dịch Xuân – Hè 1972) cũng như các quan chức, sĩ quan cao cấp của chính thể Việt Nam Cộng hòa


Sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, nghĩa trang này được giao do Bộ Quốc phòng Việt NamQuân khu 7 quản lý. Với lý do là khu vực quân sự "nhạy cảm", chính quyền cấm không một ai được vào thăm mộ. Trong nhiều năm ròng, nghĩa trang không được trùng tu. Tượng Thương tiếc bị kéo đổ vào năm 1975. Nghĩa Dũng đài bị cắt cụt một đoạn. Trong một miêu tả trước đây, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Những tượng đài đổ vỡ, đường đi chỉ là đất với sỏi... Bên ngoài nghĩa trang cũng không khá hơn, cửa tiệm và nhà dân lấn đất nghĩa trang, cột đá và cầu thang trước đây là lối đi vào nghĩa trang thì nay bị cây cối, dây leo quấn hoàn toàn". Trước năm 2006, 12.000 mộ bị mất nắp xi măng.


Cuối năm 2006, chính phủ Việt Nam đã chuyển giao quyền quản lý từ quân sự sang dân sự, một quyết định được dư luận đánh giá như một bước đi đầy ý nghĩa của chính phủ trong công cuộc hòa giải, hòa hợp dân tộc. Năm 2007, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương bày tỏ rằng tỉnh "ủng hộ việc bà con tiến hành chỉnh trang, sửa sang lại những phần mộ ở đây để có một nghĩa trang nhân dân đẹp đẽ."


Ở chiều ngược lại, chính phủ Việt Nam cũng có những động thái tích cực hơn trong thiện chí hòa giải hòa hợp dân tộc. Nhiều khu mộ không có người thân chăm sóc, lâu ngày bị lún, sụt bởi những hủy hoại của thời tiết, đã được chính quyền địa phương cấp kinh phí tu bổ, sửa sang. Ngoài ra, có một mộ tập thể nằm ở sát nghĩa trang, trên phần đất của một trường dạy nghề ở Bình An, được phép cải táng đưa vào nghĩa trang.


Năm 2014, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, trong dịp tổ chức đoàn các kiều bào đi thăm quần đảo Trường Sa, đã dẫn đoàn đến thăm viếng nghĩa trang, chứng kiến các hoạt động tu bổ để chứng minh thiện chí của chính phủ, đồng thời phê phán những hành vi không thiện chí nhằm chia rẽ hòa giải hòa hợp dân tộc, đây cũng là những hành động thúc đẩy lớn hòa giải và hòa hợp dân tộc ở Việt Nam


image013Sau biến cố 30 tháng 4 một nhóm bạn bè chúng tôi đi qua Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa (lúc đó quân đội CSVN còn đang canh gác). Tôi rủ các bạn ghé thăm nhưng mọi người đều e ngại vì đang có lính canh trừ vợ tôi chịu đi theo tôi. Hai chúng tôi bước vào thì bị lính canh quát hỏi: "Đi đâu?" Tôi thản nhiên tr li: "Thăm mộ những người chết vì nhiệm vụ trong cuộc chiến". Họ vui vẻ nói: "Chết rồi ai cũng như nhau. Hai bác cứ tự nhiên nhé!".

 

Thế là chúng tôi buồn bã bước đi, ngổn ngang gò đống kéo lên giữa các mồ mả lạnh lùng hoang phế mà tan nát lòng! Những người bao năm cũ...Hồn ở đâu bây giờ!


Chiều nay theo chương trình của đoàn tôi trở lại thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa nay đã thành Nghĩa trang Nhân Dân Bình An, từ quân sự chuyển sang dân sự quản lý như các nghĩa trang nhân dân khác và ""ủng hộ việc bà con tiến hành chỉnh trang, sửa sang lại những phần mộ của thân nhân". Nhiều khu mộ không có người thân chăm sóc, lâu ngày bị lún, sụt đã được chính quyền địa phương cấp kinh phí tu bổ, sửa sang. 


Thật là một bước đi đầy ý nghĩa của Nhà Nước trong công cuộc hòa giải, hòa hợp dân tộc.


image015Bác sĩ Bủi Duy Tâm đứng trước cổng Nghĩa trang Nhân dân Bình an cải danh từ Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa


image017Một số mộ đã được gia đình Tử Sĩ trùng tu như ngôi mộ này


image019Nghĩa Dũng Đài trước đây bị cắt cụt một đoạn đã được trùng tu. Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Nước Ngoài cùng mọi người trong đoàn thắp hương cho vong linh Tử Sĩ trước Nghĩa Dũng Đài.


image021Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa ngày xưa đã từng bị hoang phế nay đang được chỉnh trang thành Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An. Ảnh tác giả cung cấp.
26 Tháng Ba 2023(Xem: 1117)