Đọc Sau Cơn Binh Lửa của Song Vũ

14 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 12850)

Nguyễn Kỳ Phong
Điểm sách

image029 

 

 

 

Đọc Sau Cơn Binh Lửa của Song Vũ

 

Tác giả Song Vũ, trong bút ký Sau Cơn Binh Lửa, xin độc giả tha thứ nếu ông không phải là nhà văn — trong ý nghĩa một người viết văn. “Thành ra câu chuyện kể có thể nhạc nhẽo vô duyên,” tác giả lưu ý! Bút ký Sau Cơn Binh Lửa, theo tác giả, là một tập hợp những cảm nghĩ của một người đã cầm súng tham dự một cuộc chiến lớn; bút ký là những chuyện viết về “nhân vật có thực, câu chuyện có thực.”

Nhưng sau khi đọc Sau Cơn Binh Lửa, dù tác giả có khiêm nhường đến đâu, người đọc thấy tác giả đã viết nhiều hơn có thể viết được.

Phần lớn 516 trang của Sau Cơn Binh Lửa tuy viết về sự kiện có thật; về người có thật, nhưng loáng thoáng đâu đó trong những trang sách, là một vài phản tỉnh của tác giả về chiến tranh: về cái bản thể trừu tượng, về cái siêu hình của cuộc chiến. Năm trăm mười sáu trang sách là một cảm tưởng dài — mặc dù từng mãnh nhỏ, khó ghi lại sau một thời gian 50 năm, nhất là khi tác giả — tự nhận — đã bị hủy diệt sau cuộc chiến. Ở điểm nầy người đọc đồng ý với tác giả: Chiến binh nào tâm thần không bị hủy diệt sau khi thoát khỏi lằn tên mũi đạn trở về; hay là sau một thời gian dài làm tù binh của kẻ chiến thắng; hay đã chứng kiến được những tàn phá và hủy diệt của chiến tranh?

 Tác giả Song Vũ — đến đây chúng ta phải nói tên thật và vị trí của Song Vũ trong cuộc chiến để câu chuyện có đầu đuôi. Vắn tắt: Tên khai sanh: Ngô Văn Xuân, sanh 1940, Hải Phòng, Bắc Việt Nam; tốt nghiệp sĩ quan hiện dịch khóa 17 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt; mang lon thiếu úy từ tháng 3, 1963; chức vụ khi thất thủ: trung đoàn trưởng Trung Đoàn 44, Sư Đoàn 23 Bộ Binh, Quân Đoàn II. Tác giả là sĩ quan tác chiến hơn 12 năm trong 20 năm của cuộc chiến.

 Sau Cơn Binh Lửa (SCBL) có 21 bài viết; 15 trong số đó là những bài viết về bắt đầu và kết thúc binh nghiệp của tác giả (Con Đường Binh Nghiệp, tr. 7; Sau Cơn Binh Lửa, tr. 275). Ra trường năm 1963, chọn Sư Đoàn 7 BB, sư đoàn cơ hữu của Quân Đoàn IV, và phục vụ từ năm 1963 đến năm cuối 1968, khi được thuyên chuyển – vì nhu cầu chiến trường – lên Vùng 2, phục vụ cho Sư Đoàn 23 BB, Quân Đoàn II. Với hai thời gian tương đối dài phục vụ ở hai vùng khác nhau của chiến trường, một số bài viết trong SCBL ghi lại nhiều địa danh của những chiến địa tác giả đã đi qua ở Vùng 4 và Vùng 2.

Trong SCBL, người đọc ghi nhận nhiều sự thích thú, về văn cũng như về sự kiện.

 

Có thể ý nghĩ không đúng, nhưng hình như nhiều nhà văn quân đội thường nhắc đến Khóa 16 VBĐL nhiều hơn các khóa khác. Có thể vì Khóa 16 là khóa đầu tiên khi trường đổi tên thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, khi người Pháp trao quyền hành chánh quân sự lại cho Việt Nam; và khóa bắt khai giảng – trên lý thuyết –chương trình học bốn năm. Nhưng sau khi đọc bài viết Con Đường Võ Nghiệp, chúng ta thấy Khóa 17 VBĐL – ra trường bốn tháng sau Khóa 16 – cũng có nhiều “danh nhân và dị sử” không kém Khóa 16. Thống kê của Khóa 17 cho biết, 210 nhập học; 189 người ra trường. Trong số đó, 30 chọn Quân Chủng Không Quân; 33 Biệt Kích; 30 Biệt Động Quân; 15 TQLC, số còn lại về các đơn vị Bộ Binh. (Á Khoa Trần Văn Ký chọn binh chủng Nhẩy Dù; thủ khoa Vĩnh Nhi chọn Sư Đoàn 7 BB, tử trận năm 1968. Được biết thêm, hai trong số 33 tân sĩ quan chọn ngành Lực Lượng Đặc Biệt, sau này có Trung Tá Nguyễn Văn Lân, liên đoàn phó LĐ81BCND; và, Trung Tá Vũ Xuân Thông Ban 3, LĐ81BCND). Chỉ hai năm sau khi ra trường, 20 sĩ quan đền nợ nước; và đến ngày tàn của cuộc chiến, con số 189 sĩ quan của Khóa 17 bị trừ đi 80 (tr. 26). Tác Giả Song Vũ ghi lại những cái “nhất” của Khóa 17: (a) Người hy sinh sớm nhất: Thiếu Úy Phạm Tất Trí, tử trận ở Quảng Ngãi, chừng hai tuần sau khi ra trường; (b) được thăng cấp nhanh nhất: Đại Tá Võ Toàn, trung đoàn trưởng TrĐ1/SĐ1BB, đuợc thăng cấp Ngày Quân Lực ngày 19/6/1972, 29 tuổi, mang chức đại tá tám năm sau khi ra trường; (c) hy sinh trên đất Bắc: Trung Úy Đặng Ngọc Khiết, Lực Lượng Đặc Biệt, bị bắt và xử tử trong khi công tác điệp vụ ở miền Bắc; (d) người hy sinh trong tù vì phản kháng, năm 1977, Trung Tá Võ Vàng; (e) hy sinh trước giờ mất nước, Thiếu Tá Biệt Động Quân Đoàn Đình Thiệu, 10g30, 30 tháng 4-1975, trong vòng đay phòng thủ Sài Gòn; và, (f) hy sinh cho tổ chức phục quốc, Trung Tá Phan Ngọc Lương Tá, án tử hình tại Huế, năm 1979.

Với độc giả thích về chiến thuật chiến lược, những bài viết về thời gian tác giả phục vụ ở SĐ7BB, và những cuộc hành quân ở “khu chiến Tiền Giang,” độc giả có thể nhìn ra được địa hình mênh mông của đồng lầy miền Nam: và cũng từ đó thấy được cái khó khăn của chiến tranh quy ước trong tương quan với chiến tranh du kích. Đọc Song Vũ, rồi coi lại bản đồ, người đọc sẽ thấy một địa hình quá lớn cho một số quân quá ít; một chiến lược quá bị động – trong ý nghĩa phải hành quân theo địa hình và ý muốn của đối phương. Vùng trách nhiệm của Sư Đoàn 7 Bộ Binh là các tỉnh Mỹ Tho, Long An, Gò Công, Kiến Phong, Kiến Tường, Vĩnh Bình, và Kiến Hòa! Ba Trung Đoàn 10, 11 và 12 của SĐ7BB phải canh chừng một “bất động sản” rộng như vậy, với cấp số quân dưới trung bình: một trung đội chừng 20 người; đại đội không hơn 70 (“Trung đội tôi gồm 19 người, kể cả tôi. Bây giờ còn lại lành lặn 15.” (tr.200); “mang tiếng là đại đội tác chiến nhưng quân số chưa bao giờ lên tới trên 70 khi đi hành quân (tr. 40).) Với cấp số quân dưới tiêu chuẩn như vậy, đại đội của tác giả phải hành quân liên miên, từ tỉnh nầy qua tỉnh nọ. Trong bài viết Vào Nơi Gió Cát (tr. 33) tác giả nói về địa hình của Đồng Tháp Mười, về miệt Tân Châu-Hồng Ngự (thuộc Châu Đốc ngày xưa), về con Kinh Đồng Tiến, nối dài từ Sông Tiền Giang, gần Tân Châu, băng qua tỉnh Kiến Phong (bây giờ Đồng Tháp), nối vào Kinh Dương Văn Dương ở Long An, rồi từ đó vào sông Vàm Cỏ Tây. … tác giả nói một tiểu đoàn đóng bảo vệ an ninh cho xáng múc sình đào Kinh Đồng Tiến. Hành quân từ Tràm Chim về Vĩnh Long; từ Hồng Ngự về Cần Guộc; hành quân sáng chiều ở hai tỉnh khác nhau … qua một ngày lội bộ trong đất sình truy kích địch ở Cần Đước, ngủ lại qua đêm để sáng hôm sau di chuyển về Thủ Thừa, Long An. Nhìn một sư đoàn bộ binh như Sư Đoàn 7, và nếu phải đánh theo kiểu qui ước, thì sư đoàn rất gian nan để “bình định” những tỉnh ở Tiền Giang. Phần lớn những tỉnh ở Tiền Giang như Kiến Phong, Long An, Hậu Nghĩa có biên giới chung với Cam Bốt. Và bên kia biên giới là những cơ sở hậu cần và tiếp liệu quan trọng của B-2. Lực lượng bảo vệ Trung Ương Cục Miền Nam chắc chắn phải đông quân và có lợi thế hơn về địa hình (rút về biên giới Cam Bốt nếu không muốn đánh.) so với quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Đọc những kinh nghiệm của tác giả về cuộc chiến, người đọc cảm nhận được sự khó khăn của chiến trường sình lầy, nhất là sình lầy mênh mông, ngập nước, của Đồng Tháp Mười.

Sau Vùng 4, đời binh nghiệp đưa tác giả về phục vụ SĐ23BB, ở Vùng 2/ Quân Khu II (Người đọc thấy một trùng hợp ngẫu nhiên trong đời binh nghiệp của Song Vũ: Hai Sư Đoàn 7 và 23 mà tác giả phục vụ, hai vị tư lệnh Bùi Đình Đạm và Lê Trung Tường đều là bạn cùng khóa với Tổng Thống Thiệu ở trường Võ Bị Đập Đá, Huế). Trong những bài viết liên hệ, Song Vũ nói về kinh nghiệm của một tiểu đoàn trưởng, rồi trung đoàn trưởng, TrĐ44/SĐ23BB. Tác giả nói về Đường 14; nói về địa hình núi rừng trùng trùng điệp điệp của Cao Nguyên Trung Phần; Bến Giằng, Khâm Đức, Dakto; nói về những cuộc hành quân chung với Lữ Đoàn 173, và SĐ101 Nhẩy Dù Mỹ; về mục tiêu hành quân với những địa danh nghe không phải là tiếng Việt. … Đường 14, qua Tân Cảnh, lấy tay trái đi về Ben Het, Dak Pek … (qua khỏi Ben Het, bên kia biên giới Lào, là những căn cứ hậu cần 609/611 của B-3). Bài viết Trung Đoàn 44 Trong “Mùa Hè Đỏ Lửa”ở Kontum (tr. 53) nói đến những trận đánh mà tác giả tham dự trong cuộc tổng công kích xuân-hè 1972 của CSBV.

Như một nhân chứng, tác giả viết về sự thất thủ của Ban Mê Thuộc năm 1975. Đây là một chi tiết đáng đọc của SCBL. Với cương vị một trung đoàn trưởng, Trung Tá Ngô Văn Xuân thuyết trình tình hình quân sự Vùng 2 cho phái đoàn Tổng Thống Thiệu khi ông đi thăm Pkeiku vào dịp Tết Ất Mão năm 1975. Trang 80-82 viết: sau khi nghe thuyết trình xong, TT Thiệu quay sang Thiếu Tướng Phú, ra lệnh cho vị tư lệnh Quân Đoàn II đem nguyên Sư Đoàn 23BB và thêm một chi đoàn xe tăng M-48 về phòng thủ Ban Mê Thuột (BMT). Ông Thiệu đồng thời ra lệnh cho Thiếu Tướng Lê Trung Tường củng cố hệ thống phòng thủ BMT. Trong bài viết, tác giả cho thấy Tướng Phú đã định kiến cộng sản sẽ tấn công Pleiku hơn là BMT, vì Pleiku là đầu nảo của Quân Đoàn II. Khi nghe ý kiến của Tướng Phú, TT Thiệu đưa ra lý luận: (theo bài viết của Song Vũ), với địa hình tương đối trống trãi của Pleiku, hỏa lực phi pháo của Quân Đoàn II đủ để chận đứng ý định nếu họ tấn công vào Pleiku. Nhưng sau cùng, Tướng Phủ hủy bỏ quyết định đưa SĐ23BB về phòng thủ BMT như TT Thiệu đã ra lệnh. Đây là một trong những chi tiết quan trọng nhất về sự thất thủ BMT – và sự thất thủ của VNCH từ hậu quả đó. (Như một phụ chú trong bài điểm sách, người viết đã thấy tờ tường trình của Tướng Phú báo cáo về sự thất thủ BMT – Tướng Phú viết báo cáo cho TT Thiệu khi bị giải nhiệm và quản thủ ở Bộ Tổng Tham Mưu. Trong tờ tường trình đó, TT Thiệu viết ngoài lề hàng chữ, đại khái nói, “Tôi đã lưu ý anh về chuyện phòng thủ BMT.”)

 Sau Cơn Binh Lửa không chỉ là những hoài niệm và cảm tưởng về cuộc chiến đã qua. Đôi khi tác giả của SCBL có những phản tỉnh rất triết lý về thân phận của cuộc chiến; thân phận của người lính; và thân phận của cả một quê hương và dân tộc. Xin đừng cười, nhưng đây là ý nghĩ thành thật của người viết nầy. Chúng ta không đang nói đến loại triết học cao siêu như “Luận về Lý Trí Thuần Túy” – à la Emmanuel Kant. Nhưng khi đọc một vài phản tỉnh của Song Vũ về cuộc chiến, chúng ta không khỏi nghĩ về vấn đề của bản thể học – nó là cái gì?; về cái siêu hình của chết chóc, tàn phá, sự hủy diệt của chiến tranh – tại sao? Cũng như những chán chường, buồn nôn, của một cuộc chiến dài đăng đẳng – chừng nào mới hết? Tác giả nói đến những tháng ngày buồn nôn đóng đồn ở Tràm Chim, bảo vệ công trình đào Kinh Đồng Tiến … ngày ngày lang thang ngoài đồng, tối về nằm nghĩ bao giờ mới hết cuộc chiến nầy? Tác giả nói về cái cái vòng tròn nhầy nhụa của chiến tranh du kích, khi nghe người trưởng ấp (một ấp vừa bị chiếm, và được tác giả “dẫn quân” tới lấy lại) nói, “Mấy anh về thì tụi nó chạy đi; mấy anh đi thì tụi nó trở lại.” Năm nầy qua năm nọ, phải chứng kiến những cặp mắt sợ hãi của ông già, con nít trên đường hành quân; chứng kiến những xác chết mà mình không có hận thù gì khi họ còn sống. Buổi sáng hành quân tới chiều, nhưng không đụng trận (“không đụng trận nào cho sướng,” tác giả nói trong sự chán nản, tẻ nhạt, của lính tác chiến); tối uống rượu và chuyền tin cho nhau về những người bạn vừa chết; đêm nằm võng nghĩ về nỗi thống khổ quê hương đang chịu đựng, và không biết phải chịu đựng đến bao giờ. Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu! Đó là an ủi duy nhất một người, như tác giả, có thể cho quê hương đang oằn ọai. Tác giả đã trích Remarque, là, chiến tranh sẽ hủy diệt tất cả; hủy diệt luôn trong nghĩa tâm lý cho những người chưa bị hủy diệt một cách vật lý. Trong những phản tỉnh về nỗi đau khổ của chiến tranh, tác giả Song Vũ cho thấy, đôi khi khóc hay xỉu trước những thống khổ của chiến tranh Việt Nam, thì cũng chưa đủ để một chủ thể có thể chấp nhận cái thực tế đang xảy ra trước mắt: Đôi khi cần phải thay đổi luôn cái chủ thể – mình không còn là mình nữa – thì mới chấp nhận được cái thực thể của chiến tranh. Tác giả trích một bài thơ của Nguyễn Thị Ý … “Ngày mai đi nhận xác chồng/ Say đi để thấy mình không là mình.” Mình không là mình nữa, thì mới chấp nhận được những phủ phàng của cuộc chiến.

 Xin giới thiệu Sau Cơn Binh Lửa của Song Vũ.

 

nguyenkyphong@yahoo.com

12 Tháng Hai 2015(Xem: 7617)
TTO - Ngày 12-2, phóng viên chiến trường huyền thoại Bob Simon đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông tại thành phố New York (Mỹ).
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 67187)
Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 15136)
Bác sĩ Nguyễn Vũ Thanh Sơn, chạy vội lên cầu thang, nhảy từng ba bậc một để lên lầu 4. Không dùng thang máy vì phải đợi quá lâu, bác sĩ Sơn vừa chạy vừa nói vào điện thoại cầm tay, ra lệnh cho y tá chích thuốc giải cơn động kinh ngay cho người bệnh nhân nằm trong phòng 412.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12135)
Ở Nam Cali tôi được gặp mấy nhóm thân hữu, toàn những người có tấm lòng son sắt với quê hương và dân tộc. Tôi còn nhớ một chị thổ lộ rằng nghe Trung Cộng kéo giàn khoan vào Biển Đông mà lòng đau quặn, có đi chơi cũng không thấy vui, có đi ăn cũng chẳng thấy ngon.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 15046)
* Vừa qua có ý kiến so sánh sự phát triển của ta với Hàn Quốc. Cụ thể là “cách đây bốn, năm mươi năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người Việt Nam ở Hàn Quốc chủ yếu làm thuê”. Ông nghĩ sao về sự so sánh này?
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17081)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai, một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange và một của Giáo sư John Tsuchida. Để rộng đường dư luận, tòa soạn Văn Hóa đăng nguyên văn ba Thư ngỏ dưới đây:
13 Tháng Tám 2014(Xem: 16230)
“It’s so sad, it’s so sad”(Thật là buồn, thật là buồn), tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ... Không ai nói năng gì nữa. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại,” Tổng thống (TT) Richard Nixon viết để kết thúc cuốn Hồi Ký đài 1,120 trang.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 8445)
VnExpress hỏi: Để phát triển hợp tác Việt Nam và Mỹ, theo Ngài Đại sứ hai nước cần đạt được những đồng thuận và nhượng bộ gì để giải quyết một số vấn đề hạn chế còn tồn tại giữa hai quốc gia? Trân trọng cảm ơn Ngài Đại sứ và Quý báo! (Nguyen Truong An, 37 tuổi, Dai Ang, Thanh Tri, Ha Noi)
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 8371)
Thân phụ là Nguyễn Phước Ưng Quả, hiệu Vân Hán (1905-1951), cháu nội Tuy Lý Vương Miên Trinh - tự Khôn Chương, hiệu Tĩnh Phố, người con thứ 11 của vua Minh Mạng và em vua Thiệu Trị. Nhà giáo Ưng Quả là học giả uyên bác được giới khảo cứu Việt học của Pháp kính trọng và là bậc thầy của một thế hệ giáo sư, sau này có nhiều khoa trưởng của các Đại học thời độc lập.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 12086)
Ông Phạm Quang Vinh là nhà ngoại giao chuyên nghiệp với thâm niên hoạt động trên 30 năm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa bổ nhiệm ông Phạm Quang Vinh làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, thay ông Nguyễn Quốc Cường sắp hết nhiệm kỳ.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 19404)
Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xã hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tội dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ý thức trách nhiệm về tình hình đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không còn nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 12724)
Lần đầu tiên trong lịch sử 236 năm của hải quân Hoa Kỳ, một phụ nữ được đề cử vào vị trí cao thứ 2 trong lực lượng này. Thông tín viên VOA Zlatica Hoke tường thuật rằng bà Michelle Howard được thăng chức hôm thứ ba lên làm đô đốc 4-sao và nhận trọng trách mới là phó trưởng lực lượng hải quân. Bà Howard đã làm nên lịch sử qua sự nghiệp quân đội của mình.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11718)
Hơn 50 năm sưu tầm, ông Huệ đang sở hữu nhiều tem quý, trong đó có bộ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 7695)
Phụ trang kinh tế của nhật báo Le Monde hôm nay có bài viết mang tựa đề « Chúc Hoàng, nhà triệu phú của tháp Eiffel » với giòng giới thiệu : « Ở tuổi 70, người kỹ sư Pháp gốc Việt kín tiếng ra khỏi bóng tối khi đưa ra đề nghị OPA đầu tiên » : Ông muốn mua lại cổ phiếu của Công ty quản lý tháp Eiffel.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7708)
Thủ hiến tiểu bang Nam Úc, ông Jay Weatherill, loan báo bổ nhiệm ông Lê Văn Hiếu (trái) làm toàn quyền tiểu bang. Một chính khách gốc Việt từng là dân tỵ nạn sẽ trở thành toàn quyền kế tiếp của bang Nam Úc của nước Úc.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 13212)
Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta chính là những kẻ phản động Trung Quốc.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 8268)
Ông Vũ Ánh gắn bó cả đời với báo chí, khi còn ở trong nước lẫn khi ra hải ngoại. Một cây đại thụ đáng kính của ngành báo chí, phát thanh Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại, nhà báo Vũ Ánh (1941-2014), qua đời đột ngột tại Quận Cam ngày 14/3.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 13939)
Cháu gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu vừa gửi đơn tới chủ tịch nước CSVN xin đi tù thay cho ông nội hiện bị tù đã 39 năm với nhiều thứ bệnh nghiêm trọng. Ông Nguyễn Hữu Cầu, tù nhân lương tâm bị kết tù chung thân từ năm 1982 chỉ vì tố cáo quan chức Kiên Giang làm bậy.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 7654)
Ông Trương Duy Nhất từng được Ban Tuyên giáo tuyên dương Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng vừa tuyên án nhà báo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam trong phiên xử ngắn ngủi vào sáng thứ Ba ngày 4/3.
20 Tháng Hai 2014(Xem: 7196)
Phóng viên không biên giới phản đối bản án phúc thẩm đối với luật sư Lê Quốc Quân