Philippines công bố hình ảnh áp sát tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu

16 Tháng Tư 20218:49 SA(Xem: 8146)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ SÁU 16 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Philippines công bố hình ảnh áp sát tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu


15/04/2021


TTO - Tuần duyên Philippines ngày 15-4 đã công bố hình ảnh tàu tuần tra áp sát các tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu hải cảnh Trung Quốc cũng xuất hiện trong loạt ảnh.


image028Xuồng cao su của tuần duyên Philippines áp sát các tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu - Ảnh: REUTERS


Theo Hãng tin Reuters, các hình ảnh được chụp vào ngày 13 và 14-4 khi Philippines đưa thêm tàu tới khu vực cụm Sinh Tồn và một số thực thể khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Không lâu sau khi các hình ảnh này được công bố, Văn phòng tổng thống Philippines ra tuyên bố khẳng định Tổng thống Rodrigo Duterte đang nỗ lực giải quyết vấn đề. Theo người phát ngôn của văn phòng này, nhà lãnh đạo Philippines đang xử lý vụ việc "một cách bí mật" và không nhất thiết phải cho công chúng biết.


"Các nỗ lực ngoại giao nằm ngoài phạm vi tự do thông tin", người phát ngôn Harry Roque lập luận. Việc công bố hình ảnh diễn ra chỉ một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Philippines gửi thêm một công hàm phản đối tới Trung Quốc.


Theo chính quyền Philippines, phần lớn tàu Trung Quốc đã rời khỏi đá Ba Đầu nhưng tỏa ra các thực thể khác gần đó. Trong các bức không ảnh ngày 11-4, Philippines đếm được có tới 136 tàu Trung Quốc tại đá Ga Ven, hơn 60 tàu tại đá Ken Nan và lác đác tại một số thực thể khác.


Mặc dù không còn tập trung và kết thành bè lớn như ở đá Ba Đầu, các tàu Trung Quốc tại đá Ga Ven không có hoạt động đánh bắt nào tại khu vực. Ông Greg Poling, chuyên gia về an ninh biển, lưu ý loại tàu ở đá Ga Ven là tàu đánh bắt cá bằng lưới rà. Tuy nhiên, dựa trên các hình ảnh được Philippines công bố, không có tàu nào thực sự đang đánh bắt.


Lực lượng đặc trách Biển Tây Philippines (cách Manila gọi Biển Đông) khẳng định các tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu, Ga Ven và một số thực thể khác là tàu dân quân biển ngụy trang tàu cá. Dân quân biển là công cụ được Bắc Kinh sử dụng để quấy rối, đe dọa ngư dân nước khác nhằm thúc đẩy yêu sách vô lý trên Biển Đông.


Đá Ba Đầu và đá Ken Nan cùng thuộc cụm Sinh Tồn nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đá Ga Ven cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc xâm chiếm và quân sự hóa phi pháp.


image030Tàu tuần tra của Philippines tại đá Ba Đầu. Chính quyền Manila tuyên bố sẽ đưa tàu trú đóng tại khu vực để đề phòng Trung Quốc - Ảnh: REUTERS


image031Tàu tuần duyên Philippines triển khai xuồng cao su - Ảnh: REUTERS


image032Các xuồng cao su có lợi thế tốc độ và dễ cập mạn tàu Trung Quốc hơn tàu tuần tra cỡ lớn - Ảnh: REUTERS


image033Xuồng tuần tra Philippines di chuyển gần nhóm tàu Trung Quốc đang neo đậu trái phép tại đá Ba Đầu - Ảnh: REUTERS


image034Tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện gần một con tàu chưa rõ danh tính ở đá Ba Đầu - Ảnh: REUTERS


image035Tàu hải cảnh Trung Quốc tại đá Ba Đầu. Cùng với dân quân biển, hải cảnh Trung Quốc là lực lượng được sử dụng làm công cụ đe dọa tàu bè nước khác trên Biển Đông - Ảnh: REUTERS


Trong cuộc họp báo ngày 25-3, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành động của tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt các hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.


Về việc có hay không tàu chấp pháp Việt Nam tại khu vực, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Tôi có thể nói các lực lượng chấp pháp của Việt Nam thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ như đã được quy định trong các luật liên quan của Việt Nam, cũng như tuân thủ nghiêm túc các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, trong đó trước hết là UNCLOS 1982". BẢO DUY
02 Tháng Bảy 2024(Xem: 981)
Lần thứ hai, Manila đệ nạp lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc văn kiện mở rộng thềm lục địa ở Biển Tây Philippines
14 Tháng Năm 2024(Xem: 1511)
TỪ ĐỘNG TÁC CỦA BẮC KINH Ở SANDY CAY và SABINA SHOAL
12 Tháng Tư 2024(Xem: 1609)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA