VĂN HÓA ONLINE – TÀI LIỆU - THỨ BA 20 APRIL 2021
Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com
Daniel J. Kritenbrink: Cam kết của Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế tại Biển Đông
Trang chủ | Tin tức | Cam kết của Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế tại Biển Đông
Bài của vnmission | 21 Tháng Bảy, 2020
Bài viết của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink
Ngày 12.7.2016, Tòa Trọng tài quốc tế ở The Hague (PCA) được thành lập theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982 kết luật là không có “cơ sở pháp lý” cho bất cứ quyền lịch sử, quyền chủ quyền và quyền tài phán nào của Trung Quốc ngoài những điều được quy định tại Công ước trong khu vực mà Bắc Kinh là “Đường Lưỡi bò”.
Việt Nam, Hoa Kỳ và các quốc gia cùng chí hướng trên khắp thế giới đã rất quan tâm xem Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào. Là một thành viên của UNCLOS, Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ phán quyến của Tòa trọng tài. Thay vì làm như vậy, Bắc Kinh coi phán quyết này như một “tờ giấy phế liệu” và tiếp tục đẩy mạnh các yêu sách bất hợp pháp của mình thông qua một chiến dịch ngày càng tăng cường nhằm bắt nạt Việt Nam và các quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc bất chấp phán quyết
Khi đó, Mỹ coi phán quyết của PCA là “một sự đóng góp quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu chung là giải quyết hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông”. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia có tuyên bố chủ quyền làm rõ các yêu sách hàng hải của mình phù hợp với luật pháp quốc tế được phản ánh tại UNCLOS. Và chúng tôi nhận định quyết định của PCA là “cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý”.
Trong bốn năm vừa qua, thế giới theo theo dõi với quan ngại ngày càng lớn khi Trung Quốc phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài và đẩy mạnh chiến dịch hăm dọa nhằm làm suy yếu quyền chủ quyền và lợi ích của Việt Nam và các quốc gia ven biển khác ở Đông Nam Á. Những hành động của Trung Quốc là một phần trong kiểu hành vi gây rối quy mô hơn – cưỡng chế, phá hoại, đưa thông tin sai lệch, chối bỏ các thỏa thuận và phớt lờ các hiệp ước quốc tế mà nước này đã sẵn lòng giúp đàm phán và đồng ý bị ràng buộc. Những quan ngại của chúng tôi ngày càng ngày càng gia tăng khi Bắc Kinh lợi dụng việc thế giới tập trung đối phó với đại dịch Covid-19 để đẩy các yêu sách của mình thậm chí đi xa hơn, và thay thế luật pháp quốc tế bằng tư duy “chân lý thuộc về kẻ mạnh”.
Trước những nỗ lực không ngừng của Trung Quốc nhằm bác bỏ luật pháp quốc tế và dần xóa bỏ quyền chủ quyền và lợi ích của các quốc gia Đông Nam Á,
ngày 13.7.2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố thay đổi chính sách của Mỹ đối với các yêu sách hàng hải.
Nói một cách đại thể, Ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố vì Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra một yêu sách hàng hải hợp pháp và đáng tin cậy nào, nên Mỹ phản đối bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc đối với vùng biển ngoài lãnh hải có độ rộng 12 hải lý tính từ các đảo nước này đưa ra yêu sách ở Quần đảo Trường Sa hoặc từ Bãi cạn Scarborough.
Điều này bao gồm cả sự bác bỏ rõ ràng yêu sách của Trung Quốc đối với Bãi Tư Chính, nơi Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch cưỡng bức và quấy rối hoạt động dầu khí lâu nay của Việt Nam. Như Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nêu, chúng tôi coi sự bắt nạt này không chỉ là mang tính khiêu khích và gây bất ổn, mà còn là bất hợp pháp.
Sự chuyển dịch chính sách của chúng tôi ra đời sau khi Hoa Kỳ cùng Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác gửi thư cho Tổng thư ký Liên hợp quốc vào ngày 1/6 phản đối các yêu sách hàng hải ở Biển Đông của Trung Quốc, và sau khi Hải quân Hoa Kỳ tiến hành một số hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.
Ngang nhiên phớt lờ luật pháp quốc tế
UNCLOS được gọi một cách đúng đắn là “Hiến pháp Biển”. Công ước này có hơn 160 quốc gia thành viên. Mặc dù Mỹ không phải là thành viên, mọi chính quyền Mỹ trước giờ, từ khi thông qua Công ước này, đều công nhận những điều khoản của công ước này về việc sử dụng đại dương một cách truyền thống là sự phản ánh luật pháp quốc tế mang tính thông lệ, và khẳng định Mỹ tuân thủ những điều khoản này.
Ngược lại, CHND Trung Hoa đã ký và phê chuẩn UNCLOS, nhưng ngang nhiên phớt lờ các nghĩa vụ hiệp ước của mình được quy định tại Công ước này. Luật pháp quốc tế, được phản ánh trong Công ước, là nền tảng cho một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp trên biển; nó quy định quyền và sự tự do hàng hải, là căn cứ cho việc bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái biển, và thiết lập các nguyên tắc mà tất cả các quốc gia – bất kể lớn hay nhỏ về diện tích, cũng như sức mạnh về quân sự hay kinh tế – đều có thể khai thác hợp pháp các nguồn tài nguyên ngoài khơi.
Những tuyên bố về chính sách của Mỹ vừa qua thể hiện rõ hơn cam kết duy trì thượng tôn pháp luật của chúng tôi ở Biển Đông qua việc ủng hộ luật pháp quốc tế được phản ánh trong UNCLOS. Đây là cam kết Mỹ chia sẻ với Việt Nam, một trong những thành viên chủ động nhất của UNCLOS, được phản ánh qua các tuyên bố mạnh mẽ mà ASEAN đưa ra vào ngày 26.6 dưới vai trò Chủ tịch của Việt Nam.
Những tuyên bố của Mỹ cũng là minh chứng cho sức mạnh của Mối quan hệ Đối tác Toàn diện Việt – Mỹ. Khi hai nước kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ song phương, lập trường của Mỹ về Biển Đông cho thấy Mỹ sát cánh với Việt Nam để bảo vệ quyền chủ quyền và lợi ích của các bạn nhất quán với luật pháp quốc tế – bao gồm cả quyền đối với các nguồn dầu khí ngoài khơi, và quyền đánh bắt cá, đây là những điều sống còn cho sự thịnh vượng kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Mỹ sát cánh với Việt Nam để bác bỏ sự áp đặt tư duy “chân lý thuộc về kẻ mạnh” tại Biển Đông.
https://thanhnien.vn/the-gioi/cam-ket-cua-my-va-luat-phap-quoc-te-tai-bien-dong-1253599.html