Đặc công tầu cá Tầu cộng trở lại đá Ba Đầu; Bắc Kinh mưu gì đây?

08 Tháng Mười Một 20218:03 SA(Xem: 3741)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ HAI 08 NOV 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Đặc công tầu cá Tầu cộng trở lại đá Ba Đầu; Bắc Kinh mưu gì đây?


Đá Ba Đầu/Cụm Sinh Tồn: Tham vọng lớn của Bắc Kinh

Đá Ba Đầu; Nghệ thuật hành quân tác chiến FONOPs của Mỹ và liên quân

image021

Tham mưu trưởng Không quân Đức Ingo Gerhartz: “Với sự trỗi dậy của châu Á, cán cân chính trị và kinh tế đang ngày càng dịch chuyển sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Khu vực này đang trở thành chìa khóa để định hình trật tự quốc tế trong thế kỷ 21”.


“Thông điệp gửi tới Trung Quốc là chúng tôi không có vấn đề gì với việc nước này trở thành siêu cường, nhưng Bắc Kinh phải tuân thủ các quy tắc quốc tế và phải ngừng hành động như một bên bắt nạt”



image022Một nhóm tàu cá bằng sắt của Trung cộng. Ảnh: AFP

image023

1

Đá Gạc Ma

2

Đá Trà Khúc

3

Đá Len Đao

4

Đá Phúc Sĩ

5

Đá Văn Nguyên

6

Đá Ninh Hòa

7

Đá Vị Khê

8

Sinh Tồn Đông

9

Đá An Bình

10

Đá Ba Đầu

11

Đá Đức Hòa

12

Đá Bãi Khung

13

Đá Bình Sơn

14

Đá Tư Nghĩa

15

Đá Bia

16

Đá Ken Nan

17

Đá Bình Khê

18

Đá Nhạn Gia

19

Đảo Sinh Tồn

20

Đá Sơn Hà

21

Đá Nghĩa Hành

22

Đá Tam Trung

23

Đá Cô Lin


Vị trí các rạn san hô, cồn cát, đảo thuộc cụm Sinh Tồn ở mút đầu là rạn san hô đá Ba Đầu. Nguồn ảnh và chú thích: Wikipedia.


05/11/2021


Thu Hằng


Khoảng vài chục tầu cá Trung Quốc trở lại hoạt động ở đá Ba Đầu (Whitsun Reef), thuộc cụm đảo Sinh Tồn (Union Banks) thuộc quần đảo Trường Sa.


Theo hình ảnh của Planet Labs, được trang Radio Free Asia trích ngày 03/11/2021, vài chục tầu cá Trung Quốc hoạt động ở phía bắc cụm Sinh Tồn.


Ngày 04/11/2021, Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc rút hết tầu khỏi khu vực này và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.


Trước đó, Tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI, trụ sở tại Washington) nhận thấy số tàu Trung Quốc đến khu vực này ngày càng tăng, khoảng 40 tầu vào tháng 8/2021 lên thành hơn 150 tầu vào tháng 10, theo hình ảnh vệ tinh chụp ngày 17/10. Theo AMTI, dường như đó là những tầu dân quân biển Trung Quốc, vì không nhận thấy hoạt động đánh bắt.


Trả lời họp báo trực tuyến ngày 04/11/2021, phó phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Thu Hằng tuyên bố : « Việc các tàu Trung Quốc hoạt động trong phạm vi lãnh hải Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS 1982 và đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ».


Một lần nữa, bà Phạm Thu Hằng khẳng định « Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế », đồng thời yêu cầu Trung Quốc rút hết số tầu này khỏi cụm Sinh Tồn.


Đá Ba Đầu nằm cách phía tây đảo Palawan của Philippines khoảng 175 hải lý và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Tuy nhiên, bộ Ngoại Giao Philippines không trả lời yêu cầu bình luận của trang Radio Free Asia. Vào tháng 03/2021, hơn 200 tầu cá Trung Quốc đã neo đậu gần đá Ba Đầu và chỉ rời đi vào tháng Năm.


Mưu đồ Trung Quốc mở rộng kiểm soát đá Ba Đầu


ĐỖ THIỆN - VĨ CƯỜNG


8/11/2021 - 05:29


(PLO)- Ý đồ kiểm soát đá Ba Đầu nằm hoàn toàn trong chiến lược mở rộng kiểm soát quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 


Hồi tháng 10, nhiều hình ảnh vệ tinh được công bố cho thấy các tàu cá của Trung Quốc (TQ) đã quay lại khu vực đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam với số lượng ngày càng tăng. Trả lời phỏng vấn của Pháp Luật TP.HCM, ThS Nguyễn Thế Phương, giảng viên ngành quan hệ quốc tế thuộc ĐH Kinh tế - Tài chính (UEF), đã có một số nhận định về mặt pháp lý đối với sự hiện diện của các tàu TQ và đưa ra một số kịch bản khả dĩ trong tính toán quân sự của Bắc Kinh ngoài thực địa.


 Kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất hiện nay là TQ sẽ tăng cường hiện diện và kiểm soát trên đá Ba Đầu tương tự những gì họ đã làm ở bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines. Đây là nguy cơ rất thường trực khi TQ triển khai ngày càng nhiều tàu đến Ba Đầu và Việt Nam cũng như các nước khác cần phải theo dõi một cách sát sao để có những bước đi phù hợp. 


ThS NGUYỄN THẾ PHƯƠNG, ĐH Kinh tế - Tài chính (UEF)


 Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam


. Phóng viên: Thưa ông, hình ảnh vệ tinh cuối tháng trước và đầu tháng này cho thấy hàng chục, thậm chí có lúc lên đến hàng trăm tàu cá TQ đã trở lại đá Ba Đầu ở Trường Sa của Việt Nam. Các hành vi này xét về luật pháp quốc tế đã vi phạm như thế nào?

image024

+ ThS Nguyễn Thế Phương: Trước hết, chúng ta cần phải rõ quy chế pháp lý của khu vực đá Ba Đầu và khi dựa vào kết quả vụ kiện Philippines với TQ năm 2016 thì ở đây có mấy điểm như sau:


Thứ nhất, đá Ba Đầu được xếp vào loại thực thể chìm ở triều cao. Thực thể chìm ở triều cao không phải là một lãnh thổ đất liền và do đó không có bất kỳ một biện pháp chiếm đóng, kiểm soát nào có thể xác lập chủ quyền riêng rẽ với các thực thể này.


Thứ hai, một thực thể chìm ở triều cao nằm trong phạm vi 12 hải lý của một thực thể nổi ở triều cao khác thì chủ quyền của thực thể chìm ở triều cao sẽ thuộc về quốc gia có chủ quyền với cái thực thể nổi ở triều cao đó.


Thứ ba, khi mà thực thể chìm ở triều cao nằm hoàn toàn ngoài phạm vi 12 hải lý nhưng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của một quốc gia thì quốc gia đó được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với thực thể đó theo nội dung Điều 56 và Điều 77 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.


Cuối cùng, khi thực thể chìm ở triều cao nằm ở khoảng cách lớn hơn hoặc vượt ra ngoài khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia thì thực thể đó là một phần của đáy biển sâu và là đối tượng được điều chỉnh bởi Phần 11 của UNCLOS - tức không có quốc gia nào có thể thực hiện chủ quyền hoặc bất kỳ quyền chủ quyền nào liên quan tới thực thể đó.


Một điểm cũng cần nhấn mạnh là luật quốc tế coi trọng cái gọi là chiếm hữu thực sự một cách hòa bình và sẽ xem xét thực tiễn quốc gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Nói cách khác, luật sẽ xem xét pháp lý của bên nào mạnh hơn thì sẽ xác định chủ quyền của bên đó.


Như vậy, chiếu theo các thông tin trên cùng một số bằng chứng pháp lý, lịch sử và về việc đá Ba Đầu hiện nằm trong phạm vi 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông thì Việt Nam là bên có cơ sở pháp lý mạnh nhất để khẳng định chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông và các thực thể chìm ở triều cao xung quanh. Vì vậy, tàu TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của việt nam.


image022Một nhóm tàu cá Trung Quốc tiến về phía quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: AFP


Mưu đồ của Trung Quốc


. Hồi tháng 4 vừa qua, phía TQ giải thích các tàu cá của nước này vào khu vực đá Ba Đầu để tránh trú thời tiết xấu nhưng rõ ràng không phải như vậy. Ngoài ra, TQ cũng ngày càng tăng hiện diện tàu tại đây kể cả về số lượng và tần suất. Xin ông chia sẻ góc nhìn về tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời xin ông cho biết âm mưu thật sự của TQ đang thực hiện ở Ba Đầu là gì?


+ Sự xuất hiện của các tàu TQ ở đá Ba Đầu không phải là chuyện mới. Lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện sự tập trung lớn về số lượng của các tàu cá này là từ tháng 3-2020 và từ đó đến nay, các tàu TQ vẫn tiếp tục xuất hiện ở Ba Đầu rất thường xuyên với lần tập trung đông nhất rơi vào khoảng tháng 3, tháng 4 năm nay.


Dĩ nhiên, các học giả cũng đặt một dấu chấm hỏi rất lớn cho lời giải thích từ phía TQ rằng các tàu này chỉ neo vào để lánh bão mà nhiều khả năng là để phục vụ cho một mục đích khác. TQ lâu nay không hề giấu giếm tham vọng mở rộng lãnh thổ ở Biển Đông và họ cũng đang cải tạo (một cách trái phép - PV) bảy thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tôi cho rằng trong tương lai hoàn toàn có khả năng TQ tiến hành cưỡng chiếm thêm 2-3 thực thể nữa và đá Ba Đầu có vẻ như đang bị TQ nhắm tới.


Việc chiếm được thực thể này trước hết sẽ giúp cho TQ có khả năng kiểm soát được 100% cụm Sinh Tồn theo hướng Bắc - Nam. Bình thường, các tàu bè muốn vào Sinh Tồn một cách thuận lợi thì phải đi qua một cái eo nhỏ nằm ở phía tây nam. Việc kiểm soát Ba Đầu sẽ giúp TQ kiểm soát được hướng tiếp cận đó. Tiếp theo, chiếm được Ba Đầu sẽ giúp TQ tạo được một cứ điểm hậu cần lớn tiếp theo bên cạnh đá Gạc Ma để có thể triển khai lực lượng ra xung quanh, bổ sung nguồn lực cho đá Tư Nghĩa và hỗ trợ thêm cho các căn cứ quân sự đã xây dựng trái phép trên đá Vành Khăn. Trong trường hợp xấu nhất là nổ ra xung đột nóng thì TQ có thể thông qua Ba Đầu vô hiệu hóa nhanh hơn các cụm cứ điểm xung quanh.


Dù vậy, cũng cần làm rõ trong ngắn hạn thì khả năng TQ cưỡng chiếm và bồi đắp trái phép đá Ba Đầu vẫn không cao do gặp nhiều bất lợi. Việc chiếm Ba Đầu lúc này sẽ leo thang căng thẳng quá mức cần thiết, vì tranh chấp Biển Đông đang là vấn đề không chỉ có Việt Nam và ASEAN theo dõi sát sao mà còn rất nhiều quốc gia ngoài khu vực khác, đặc biệt là Mỹ. Lúc đó, không chỉ mâu thuẫn giữa TQ và các nước xung quanh gia tăng mà đối đầu Mỹ - Trung cũng sẽ trầm trọng hơn. (theo PLO 08