Hội nghị sơ bộ Moscow-Kyie tại Gomel; Nga ở thế thượng phong sau khi “Tiên hạ thủ vi cường”

28 Tháng Hai 20221:49 CH(Xem: 4633)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ NĂM 10 FEB 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Hội nghị sơ bộ Moscow-Kyie tại Gomel; Nga ở thế thượng phong sau khi “Tiên hạ thủ vi cường”


image003Ảnh trên: Bàn hội nghị đàm phán hình chữ nhật được Nga và Ukraine đồng ý tổ chức ở thành phố Gomel-Belerus. Ảnh TASS. Ảnh dưới: Bản đồ minh họa của VHO về việc chia đôi lãnh thổ Ukraine lấy sông Dnieper làm giới tuyến. Bản đồ này không xác định diện tích vùng đất lãnh thổ hai nước Ukraine Đông và Tây.

image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

28/2/2022


Vào lúc 16h ngày 28/2/20222 (giờ Việt Nam tức 12h trưa, giờ Moscow), phái đoàn Nga và Ukraine đã gặp nhau ở vùng Gomel, thành phố lớn thứ hai của Belarus, cách thủ đô Kyiv-Ukraine 266km về hướng bắc.


image007Gomel cách thủ đô Kyiv 266km về hướng bắc.


Hội nghị sơ bộ đã diễn ra trên bàn chữ nhật, không có chủ tọa, cờ hai nước trước mặt hai phái đoàn. Hai trực thăng của Kyiv đã đưa phái đoàn Kyiv đến Gomel.


Trên bàn hình chữ nhật cho thấy, hội nghị diễn ra song phương giữa “hai người anh em” Moscow và Kyiv.


image009Hội nghị sơ bộ Nga và Ukraine diễn ra ở Gomel thuộc Belarus. Cờ của hai phái đoàn đối diện nhau trên một bàn hình chữ nhật hôm 28/2/2022. Nga bên trái, Ukraine bên phải. AP


Địa điểm hội nghị vòng hai có thể là vòng chính thức sẽ diễn ra ở Thủ đô Minsk, Belarus (đồng minh của Nga). Bàn hình chữ nhật, nếu y như ở Gomel, cũng là bàn hội nghị song phương giữa Moscow và Kyiv. Các phóng viên quốc tế sẽ cho thấy Putin và Zelenskyy đối thoại với nhau.


Hội nghị sẽ đàm phán việc chấm dứt chiến tranh, tương lai “nền hòa bình” của Ukraine, dự đoán nghị trình sẽ “vẽ lại biên giới”, vai trò của Moscow ở Ukraine, Đông Âu và sự hiện diện của NATO.


Tất nhiên, vấn đề NATO khó có thể bỏ qua nghị trình ở Gomel hay ở Minsk.


image011Hai trực thăng của Kyiv chở phái đoàn Ukraine đến Gomel.


image013Tượng đài “Mẹ Tổ Quốc” ở thủ đô Kyiv-Ukraine. Credit photo.


Ngày 21/2/2022, với thủ pháp “xuất quỷ nhập thần” và chiến pháp “tiên hạ thủ vi cường”, Putin đã khiến cho Kyiv rúng động bão lửa và NATO ở Brussel bấn loạn.


Ngày 24/2/2022, vào lúc 5h sáng giờ Đông Âu, Mạc Tư Khoa mở chiến dịch quân sự xâm chiếm Donbass, cùng lúc điều động 200.000 quân bao vây kín mít Ukraine. Ba mục tiêu hàng đầu Nga phải dứt điểm nhanh chóng, vùng Donbass phía đông, căn cứ nguyên tử Chernobyl phía bắc, tỉnh Odessa phía nam Biển Đen và đảo nhỏ Zmiinyi kế cận đảo lớn Crimea.


Ngày 26/2/2022, quân lực Nga áp sát thủ đô Kyiv - chỉ còn cách 30 km (bằng khoảng cách Biên Hòa-Saigon tháng Tư năm 1975), sẵn sàng xiết vòng vây “ép” Kyiv đầu hàng vô điều kiện. Nhưng “cáo già” Putin vẫn mở cách cửa ngỏ cho Zelenskyy: đàm phán, (chẳng khác nào trong các trận “công đồn đả viện” của bộ đội cộng sản Bắc Việt ở chiến trường nam Việt Nam, bao vây tứ bề nhưng vẫn mở lối thoát cho quân trú phòng).


Chi tiết mở màn hội nghị ở Gomel cho đến nay vẫn chưa được hai bên công bố, những nhân vật nào của hai bên tham dự hội nghị chưa rõ danh tánh.


Hội nghị có sự tham dự của quốc tế hay không? Cũng chưa biết. Có thể là Mỹ và NATO; Nga + Bắc Kinh.


Dù kết quả hội nghị Gomel cho đến Minsk 2022 diễn ra như thế nào, nhưng Văn Hóa Online (VHO) vẫn giữ “dự đoán” quốc gia Ukraine sẽ bị “chia đôi”. Con sông Dnieper, ngăn cách miền Đông và miền Tây Ukraine sẽ trở thành vùng địa đầu giới tuyến phân định hai lãnh thổ Ukraine.


image015Mầu nâu: là hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DNR) và Luhansk (LNR) là đường ranh giới tạm thời ở miền đông Ukraine. (Ảnh: Will Chase/TNZT). Kể từ năm 2014, vùng Donbass dưới quyền quản lý của hai nhà nước tự xưng Donetsk và Luhansk, ranh giới tạm thời của Donbass đã bành trướng sâu vào nội địa Ukraine.


image017Lãnh thổ Ukraine đông và Tây chi cắt bởi con sông Dnieper.


image019Lằn đỏ: Viễn ảnh về “Bức tường Bá Linh 2” chia đôi Ukraine thành hai nước Đông-Tây; giới tuyến chia cắt bởi con sông lớn Dnieper. Bản đồ do Văn Hóa Online minh họa.


Trong bối cảnh phân cực an ninh vùng Đông Âu hiện nay, nhiều luồng bi quan cho rằng, đây là thời điểm để Nga thực hiện cuộc “báo thù vĩ đại” sau 30 năm thành trì khối Liên bang Xô Viết Xã Hội Chủ nghĩa sụp đổ tan tành. Phương Tây gọi cuộc Cách mạng màu Thu năm 1989 đã làm Liên bang Xô viết phải giải thể vào cuối năm 1991, kéo theo 14 quốc gia tách khỏi Liên Xô là: Armenia, Azeebaizan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyastan, Latvia, Litvia, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Ukraina.


Hầu hết các quốc gia tách khỏi Liên bang Xô viết đều gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization – NATO), Ukraine thì không.


Từ năm 1991 - 2021, cán cân quân sự và an ninh Đông Âu đã nghiêng hẳn về phương Tây.


Trong số các quốc gia vùng Đông Âu, hai quốc gia láng giềng với Nga là Thụy Điển (Sweden) và Phần Lan (Finland). Cộng hòa Phần Lan có diện tích 338.424 km² thủ đô là Helsinki, có đường biên giới trên đất liền khá dài với Nga: 1.340km (830 dặm).


Tất nhiên, Helsinki không thể không là mục tiêu lo ngại của Moscow.


Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Sáu 25/2/2022 bày tỏ lo ngại về những gì họ mô tả là nỗ lực của Hoa Kỳ và một số đồng minh muốn "lôi kéo" Thụy Điển và Phần Lan và vào NATO, đồng thời cảnh báo rằng Moscow sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp trả đũa nếu họ tham gia liên minh NATO.


Nếu Helsinki gia nhập NATO, đó là mối đe dọa quân sự đối với Moscow.  


Nếu Kyiv gia nhập NATO, đó là mối đe dọa quân sự đối với Moscow.


image021Lằn ranh đỏ: đường biên giới Phần Lan – Nga dài 1.340km (830 dặm).


image023Lằn ranh đỏ: đường biên giới Ukraine - Nga.


image025Một trong những đoạn hàng rào phân cách ranh giới Ukraine và Nga. (Ảnh: AP)


Tổng thống Volodymyr Zelensky muốn bước thêm một bước mới về chính trị nhằm tạo thế mạnh cho Kyiv.


Ngày 28/2/2022, ông Zelensky đã hối thúc Liên minh châu Âu (EU) ngay lập tức trao tư cách thành viên của khối cho nước này, đẩy nhanh quá trình gia nhập qua một thủ tục đặc biệt.


Tác giả viết bài này cho rằng: Không! 


Sẽ không có việc Liên minh Châu Âu “hấp tấp” bỏ phiếu cho Kyiv trở thành thành viên chính thức. EU sẽ chờ giải pháp Minsk 2022 trong đó nếu có việc chia đôi Ukraine xong xuôi, lúc đó sẽ mời Đông Uktaine vào EU.


Thế nhưng, với điều kiện tiên quyết của Nga đưa ra mở màn hội nghị đàm phán: “Kyiv phải nói về những điều kiện Nga đưa ra, ví dụ: Kyiv phải tuyên bố trung lập hóa chế độ, không gia nhập EU và  NATO, phi quân sự, phi hạt nhân”, vũ khí NATO đổ vào Ukraine phải “tồn kho để dành”, lò nguyên tử Chernobyl thuộc về Nga, và… NATO đứng ngoài hội nghị.


Tuy Nga dựa vào sức mạnh quân sự đang áp đảo, cho rằng Nga đang ở thế thượng phong và sẽ đạt được những gì mà Moscow mong muốn ở Minsk 2022, nhưng Mỹ và NATO có chịu lép vế quá sức trước đòi hỏi của Nga hay không? Một câu hỏi khá gay.


Nếu có thể so sánh bối cảnh Ukraine và nam Việt Nam trước 1975, ánh sáng nhạt nhòa của Zelensky-Kyiv có vẻ tỏa sáng hơn ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu-Saigon.

 

Zelensky can đảm tuyên bố “tử thủ” thủ đô Kyiv và “chủ động” kêu gọi đàm phán song phương với Nga; trong lúc ở hội nghị Paris năm 1973, Hoa Thịnh Đốn đã “chủ động” (nói lái kiểu tiếng Việt) tắt với Hà Nội, Quốc Hội Mỹ cắt mọi viện trợ chi phí quân sự đối với nam Việt Nam. Nhẽ ra, Saigon phải đòi hỏi ngay (nếu không sợ cắt mất cái đầu) trước khi hạ bút ký vào Hiệp định đình chiến Paris tháng 1/1973, phải có cuộc đàm phán song phương với Hà Nội, hoặc tam phương với bộ ba Saigon-MTGPMN-Hà Nội (viễn ảnh về hai nước Nam Bắc Đại Hàn, miền Bắc phát triển sức mạnh nguyên tử, miền Nam phát triển kinh tế hậu chiến), nhưng ông Thiệu vẫn “hào hùng” tuyên bố Bốn Không và tin tưởng tuyệt đối vào mấy cái thư riêng của “Đại đế Nixon”; cuối cùng, khi 20 sư đoàn cộng sản áp sát Saigon, ông bèn bán cái miền Nam cho Trần Văn Hương và Dương Văn Minh rồi bỏ của chạy lấy người. 

 

Nhìn về Ukraine, chúng ta tiếp tục đợi và nhìn kết quả của Ukraine War.


image027Tổng thống Nga Xô Viết Vladimir Putin, đi sau là Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. AP


image029Tổng thống Volodymyr Zelenskyy, 24/2/2022. AP


image031Khói lửa ở thủ đô Kiev, Ukraine sáng 24/2/2022. Ảnh: Ukraine News.


Lý Kiến Trúc

California 28/2/2022
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1351)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông