Ukraine War: Hòa bình mong manh trước vũ khí nguyên tử và cuộc chiến kéo dài

12 Tháng Năm 202210:13 CH(Xem: 4628)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ NĂM 12 MAY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Ukraine War: Hòa bình mong manh trước vũ khí nguyên tử và cuộc chiến kéo dài

image007image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

12/5/2022


“Nếu không nhìn lại, mình sẽ mất quá khứ và tương lai”. (1)


Chúng tôi có thể lầm - một nhà văn bộ đội cộng sản Việt Nam thời hậu chiến đã nói câu trên. Xin tóm câu này trong bối cảnh nước Việt ta hiện nay: “Nếu không nhìn lại bài học xương máu vô ích trong gần trăm năm qua thì sẽ mất tiệt quá khứ oanh liệt của dân tộc và tiêu tán tương lai về một đất nước nô lệ”.


Theo như vậy thì “nhìn lại” phải thành khẩn và thẳng như chiều thẳng đứng. Tuyệt không thể chao đảo hay chệch hướng sự thật lịch sử - dù chỉ sai một ly; nhưng, ở hoàn cảnh và vị trí ác liệt của đất nước, rồi còn tùy vào thời đại, mỗi chế độ có cách phán xét lịch sử theo chiều kim đồng hồ của giới cầm quyền, chưa đủ, lại còn tùy ở mỗi phía.


Một ví dụ gần nhất về cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm 1955-1975 - kể như có ba phe ba phía. Phe phía thứ nhất: Đồng bào miền Nam dưới chính quyền và chế độ tự do dân chủ Sàigon; Phe phía thứ hai: Dân chúng vùng xôi đậu dưới chính quyền và chế độ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (2); Phe phía thứ ba: Nhân dân miền Bắc dưới chính quyền và chế độ Hà Nội theo chủ nghĩa độc tài Stalin, Mao xếnh xáng.


Đấy là không kể các lực lượng ngoại vi xâm nhập vào nước ta tạo ảnh hưởng như Tầu, Nhật, Mỹ, Nga.


Chuyện cũ chiến tranh Việt Nam đã lùi vào xa vắng gần 50 năm. Dù nhìn lại cách nào, dường như những con người ở ba phe ba phía chiến tuyến - vẫn chưa “giải thoát” được nỗi ám ảnh nhức nhối của “nỗi buồn chiến tranh” và thao thức tương lai mịt mờ.


Để “cởi trói kiếp nạn” vấn đề này, có lần vào năm 1994, cố Hòa thượng Quảng Độ đã gởi cho ông Đỗ Mười một tập nhận định về những sai lầm tai hại của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với dân tộc và Phật Giáo Việt Nam, ngoài ra, Ngài còn kêu gọi cả nước nên “Sám hối”; phải chăng Ngài mong mỏi chúng sinh có “Sám hối” thì mới mong giải thoát được nỗi ám ảnh triền miên.


Tạm chấm dứt cho câu chuyện trời Đông, còn phía trời Tây;


Đức Giáo Hoàng Francis: Cầu nguyện hòa bình về cuộc chiến Ukraine tàn khốc và vô nghĩa


Trong mùa Lễ Phục Sinh hôm 17/4/2022, Giáo hoàng Francis nói: “Đôi mắt của chúng ta đang hoài nghi về Lễ Phục sinh giữa chiến tranh”.


Đức Giáo Hoàng Francis (Phanxicô), vị giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ ở thành Rome (thành phố Vatican), trong sứ điệp Phục Sinh, Ngài ám chỉ hành vi xâm lược của Nga và cuộc chiến ở Ukraine.


Có lần Ngài nói rằng Lễ Sống Lại của Chúa Giê-su từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá đã gióng lên tiếng chuông gọi hồn - hãy loại bỏ những “tảng đá tội lỗi” trong tim. Phải chăng Ngài mong muốn nhân loại hãy nhìn lại quá khứ tội lỗi và hiện tại chỉ là tàn khốc và vô ích?


image007Lễ Phục Sinh 17/4/2022, Giáo hoàng Francis: “Đôi mắt của chúng ta đang hoài nghi về lễ Phục sinh giữa chiến tranh”. (Ảnh: Praszkiewicz/ Shutterstock)


Trong sứ điệp Phục Sinh Urbi et Orbi gởi đến dân thành Rome và toàn thế giới hôm 17/4/2022, Đức Giáo Hoàng nói:


“Đôi mắt của chúng ta đang hoài nghi về lễ Phục sinh giữa chiến tranh. Chúng ta đã thấy quá nhiều máu, quá nhiều bạo lực…


“Những vết thương trên thân thể của Chúa Giêsu phục sinh là dấu chỉ của trận chiến mà Người đã chiến đấu và chiến thắng cho chúng ta, đã chiến thắng bằng vũ khí của tình yêu, để chúng ta có được hòa bình và sống trong bình an...


“Cầu mong có hòa bình cho Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá, đã bị thử thách rất nhiều bởi bạo lực và sự tàn phá của cuộc chiến tàn khốc và vô nghĩa mà quốc gia này đã bị kéo vào...


“Trong đêm đen đau khổ và chết chóc khủng khiếp này, cầu mong một tia sáng hy vọng mới sẽ sớm xuất hiện! Hãy có một quyết định cho hòa bình. Cầu mong chấm dứt tình trạng gồng các cơ bắp trong lúc người ta đang khổ sở. Làm ơn, đừng để chúng ta quen với chiến tranh!...


“Tất cả chúng ta hãy cam kết cầu xin hòa bình, từ những ban công và trên các đường phố của chúng ta! Cầu mong các nhà lãnh đạo của các quốc gia nghe thấy lời cầu xin hòa bình của mọi người. Mong họ lắng nghe câu hỏi đầy âu lo được đặt ra bởi các nhà khoa học gần 70 năm trước: “Chúng ta sẽ đặt một dấu chấm hết cho loài người, hay loài người sẽ từ bỏ chiến tranh?” (Tuyên ngôn Russell-Einstein, ngày 9 tháng 7 năm 1955) …


“Tôi ôm chặt trong trái tim mình tất cả những nạn nhân Ukraine, hàng triệu người tị nạn và những người phải di dời nội bộ, những gia đình bị chia cắt, những người già bơ vơ, những cuộc đời tan nát và những thành phố tan hoang…


“Xin Thần Khí của Chúa Kitô Phục Sinh chữa lành những vết thương của quá khứ và khích lệ những tâm hồn biết tìm kiếm sự thật và tình huynh đệ…


“Hòa bình là có thể; hòa bình là một bổn phận; hòa bình là trách nhiệm hàng đầu của mọi người! (theo Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An 17 Apr 2022/ VietCatholic News).


image009Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi Nga-Ukraine hưu chiến và hòa bình trong mùa Lễ Phục Sinh ở Rome, 17/4/2022. (Hình: Andreas Solaro/POOL/AFP via Getty Images)


Nhưng hòa bình, khốn khổ thay, không là bổn phận cũng không là trách nhiệm hàng đầu của nước lớn. Nước lớn là nước trời. Họ có quyền năng tối thượng. Một trong các thứ quyền năng đó là vũ khí. Vũ khí khác với Thần khí.


Tất nhiên trong cách nhìn nào đó của mỗi phe phía, không thể loại bỏ vũ khí phục vụ cho hòa bình.


Vũ khí hiện đại đang sử dụng trên chiến trường Ukraine


Mô tả các loại vũ khí hiện nay của Nga đang hành quân tác chiến xâm lược Ukraine - rất khó về con số và chủng loại, vì tính chất quốc phòng của phe Xã hội xưa nay cực kỳ bí mật; nhưng có thể kể ra vài loại như: Tăng T-72 “Ural”; tổ hợp tên lửa cao xạ (ZRK) S-75; tên lửa R-36 “Satan”; tàu ngầm; hạm đội Biển Đen; pháo lớn, chiến đấu cơ oanh tạc cơ; và trên dưới 200,000 binh sĩ tác chiến.


image011Xe tăng hạng nặng T-72 của Nga, vũ khí chủ lực trên chiến trường bộ Ukraine.


image012Theo Military Watch của Mỹ, các hệ thống tên lửa phòng không mặt đất của Nga thuộc hàng tốt nhất thế giới (Ảnh: Military Watch)


image013Tên lửa phòng không nổi tiếng ZRK S-75 của Nga.


image014Một thành viên lực lượng đặc biệt Nga nhảy xuống từ trực thăng Mi-17 tại Diễn đàn quân sự kỹ thuật quốc tế Army-2018 ở Alabino (Nga) tháng 6-2019. Ảnh: Pavel Golovkin/AP.


Còn phe Ukraine, Kiev nhận viện trợ từ Mỹ, NATO và EU, đại loại có thể kể như tên lửa đất đối không; tên lửa phòng không vác vai, còn được gọi là Manpad (hệ thống phòng không di động); hệ thống tên lửa tầm xa; vũ khí chống tăng Stinger và Javelin; pháo hạng nặng Howitzer 155mm và pháo tự hành 155mm; xe tăng; tên lửa hành trình Neptune; “bóng ma phượng hoàng” Phoenix Ghost UAV; hệ thống rocket dẫn đường bằng Laser; chiến cơ không người lái Drone; chiến cơ Puma; tàu phòng thủ bờ biển không người lái; mìn chống bộ binh M18A1 Claymore; thuốc nổ C-4; các loại đạn cá nhân và cộng đồng; v.v…


Trước khi Kyiv nhận được gói viện trợ do Tổng thống Biden đề nghị trước Quốc Hội là 33 tỷ đô sắp tới, CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ đưa ra tổng số là 17.000 vũ khí chống tăng và 2.000 khẩu Stinger, do Mỹ và các đồng minh NATO gửi tới.


Tất nhiên đây là con số chưa chính xác nhưng có lẽ nó còn tăng hơn lên do nhu cầu của Kyiv.


Ngày 03/05/2022, Anh cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí quân sự trị giá 300 triệu bảng Anh (376 triệu USD) bao gồm các thiết bị tác chiến điện tử, hệ thống radar, thiết bị gây nhiễu GPS và thiết bị quan sát ban đêm.


Ngày 40/5/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết quân đội Nga sẽ coi hoạt động của NATO vận tải vũ khí ở Ukraine là mục tiêu cần bị tiêu diệt, Reuters dẫn thông tin từ hãng tin RIA loan báo.


image016Quân nhân Ukraine cất dỡ một xe tải chở tên lửa chống tăng vác vai FGM-148 Javelin. Ảnh: Sergei Supinsky/AFP/GETTY IMAGES


image018Một thành viên không quân Đức mang ống phóng tên lửa phòng không Stinger năm 2006. Ảnh: Sean Gallup/GETTY IMAGES


image020Một quân nhân Ukraine khai hỏa vũ khí chống tăng NLAW ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine, ngày 15-2-2022. Ảnh: AP


image022Pháo tự hành 155 mm của Israel được triển khai trong cuộc pháo kích vào Dải Gaza tháng 5-2021. Ảnh: Jack Guez/AFP/GETTY IMAGES

 

image024Công binh hải quân Mỹ vận hành xe tải quân sự đa năng Medium Tactical Vehicle Replacement (MTVR) để kéo pháo M777 của lục quân Mỹ từ máy bay vận tải quân sự C5M Super Galaxy của không quân Mỹ. Ảnh: Petty Officer 1st Class Caine Storino.


image026Lựu pháo 155 ly của Mỹ. Lục quân Mỹ


image028Một hệ thống tên lửa hành trình Neptune của Ukraine. ẢNH: DEFENCE VIEW. TT Ukraine Zelensky tuyên bố Tuần dương hạm Moskva của Nga đã bị tên lửa loại này bắn cháy ở Biển Đen ngày 14/4/2022.


image030Chiến cơ không người lái UAV Switchblade có nhiều phiên bản khác nhau. Loại Switchblade-300 nhỏ hơn nặng 2,5kg, tầm hoạt động 10km và có thể ở trên không trong 15 phút, phiên bản Switchblade-600 lớn hơn nặng gần 15kg, có tầm bay 40km, có thể bay lượn 40 phút; Chiến cơ không người lái Switchblade còn được gọi là chiến cơ Kamikaze (tự sát) vì chúng thực sự tự hủy khi tấn công vào mục tiêu. Ảnh trên: phiên bản Switchblade 300 10C được sử dụng trong cuộc tập trận của Mỹ tháng 9-2021. Ảnh: Alexis Moradian/U.S. MARINE CORPS/ AP.


image032Chiến cơ không người lái UAV Vector của Đức viện trợ Ukraine.


image033UAV RQ-20B PUMA. Ảnh: by Petty Officer 1st Class Kory Alsberry


Vũ khí nguyên tử và mối đe dọa tiềm tàng


Thế giới không bao giờ quên sức tàn phá và hậu quả phóng xạ của quả bom nguyên tử “Little Boy” thả xuống thành phố Hiroshima ngày 6/8/1945 và quả thứ hai “Fat Man” thả xuống Tp Nagasaki ngày 9/8/1945.


Nhưng các cường quốc nguyên tử vẫn thích chế tạo và dự trữ bom-đầu đạn nguyên tử làm của riêng để phòng vệ và tấn công đối thủ trên chiến trường.


Vũ khí nguyên tử là vũ khí “chiến lược” hoặc “chiến thuật” dùng vào giờ thứ 25 - một khi vũ khí hiện đại đang được tác chiến tối đa mà không mang lại kết quả, hoặc - vũ khí nguyên tử có giá trị về mặt ngoại giao chính trị.


Ukraine là cường quốc nguyên tử trên thế giới.


Theo ông Steven Pifer, thành viên cấp cao tại Viện Brookings, là cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine và đã giúp đàm phán Bản ghi nhớ Budapest;


“Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Ukraine nhận thấy họ đang nắm giữ kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới, bao gồm khoảng 1.900 đầu đạn hạt nhân chiến lược được thiết kế để tấn công Hoa Kỳ.


“Trong một cuộc đối thoại ba bên với các nhà đàm phán Ukraine và Nga, các nhà ngoại giao Mỹ đã tạo ra một thỏa thuận – Tuyên bố Ba bên vào tháng 1 năm 1994 - theo đó Ukraine đồng ý chuyển giao tất cả các đầu đạn hạt nhân chiến lược cho Nga để loại bỏ và tháo dỡ tất cả các hệ thống chuyển giao chiến lược trên lãnh thổ của nó.


“Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine đã kế thừa một lượng lớn vũ khí hạt nhân. Năm 1994, Ukraine đã tham gia vào Bản ghi nhớ Budapest và từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lại sự bảo đảm về mặt an ninh.


Tuy nhiên, “sự chiếm đóng quân sự của Nga đối với lãnh thổ của Ukraine là bán đảo Crimea là sự vi phạm trắng trợn các cam kết mà Moscow đã thực hiện trong Bản ghi nhớ Budapest năm 1994 về Đảm bảo An ninh (Security Assurances) cho Ukraine.


Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, hai nước ký kết còn lại, hiện có nghĩa vụ hỗ trợ Ukraine và trừng phạt Nga”.


Bản ghi nhớ Budapest, được ký vào ngày 5 tháng 12 năm 1994, bởi các nhà lãnh đạo Ukraine, Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh (ba quốc gia sau này là các quốc gia lưu chiểu của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, tức là các quốc gia được gia nhập tài liệu của các quốc gia khác tham gia hiệp ước)) đặt ra một loạt các đảm bảo cho Ukraine.


Những cam kết này bao gồm các cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và các biên giới hiện có của Ukraine; kiềm chế các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Ukraine; và kiềm chế các hành vi cưỡng bức kinh tế đối với Ukraine.


image035Steven Pifer. Courtesy of Brookings Institution


Ngày 19/2/2022, trước ngày Nga tung quân xâm lược, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra lời cảnh báo về việc nước này có thể đảo ngược quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân.


"Giờ đây, chúng tôi vừa không có vũ khí, vừa không có an ninh", ông Zelensky nói tại Hội nghị An ninh Munich. "Nếu không có động thái hoặc quyết định cụ thể nào được thực hiện liên quan đến đảm bảo an ninh cho chúng tôi, Ukraine không còn bị ràng buộc bởi các điều khoản ký năm 1994”.


Phải chăng ông Zelensky muốn ám chỉ về kho vũ khí nguyên tử mà Kyiv đang nắm được trong tay còn dấu kín.


Chẳng lạ gì khi những ngày đầu Nga mở cuộc tấn công vào vùng lãnh thổ công nghiệp phía đông Ukraine, mục tiêu quan trọng của Nga là phải chiếm cho bằng được nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraina vào ngày 04/3/2022.


image036Nhà máy điện nguyên tử Zaporizhia ở Enerhodar, đông nam Ukraina. Ảnh chụp màn hình


image038Vị trí nhà máy điện nguyên tử Zaporizhia ở Enerhodar, đông nam Ukraine.


Lý Kiến Trúc

California 12/5/2022


Tham khảo:


(1)  Châu Hiển Lý

(2)  MTDTGPMN (Nguyễn Hữu Thọ) trải qua nhiều trận chiến ác liệt với quân đội Saigon (Tống Lê Chân, An Lộc Bình Long, Kontum, Quảng Trị) mà vẫn không tạo được “thủ đô” cho chính phủ Huỳnh Tấn Phát.

(3)  CNN 4 Mar 2014.

22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1189)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1598)