Quốc Hội Mỹ “bơm” 40 tỷ đô; G-7 “bơm” 18 tỷ cho Ukraine đánh dài hơi với Russia

20 Tháng Năm 20229:25 SA(Xem: 4751)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 20 MAY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Quốc Hội Mỹ “bơm” 40 tỷ đô; G-7 “bơm” 18 tỷ cho Ukraine đánh dài hơi với Russia


20/05/2022


Reuters


image003Thủ lãnh khối đa số Dân chủ ở Thượng viện Mỹ Chuck Schumer.


Thượng viện Hoa Kỳ ngày 19/5/2022 thông qua gần 40 tỉ đô la viện trợ cho Ukraine, đưa dự luật tới Tòa Bạch Ốc để Tổng thống Joe Biden ký thành luật trong lúc Washington tăng tốc duy trì viện trợ quân sự cho Ukraine, gần ba tháng sau cuộc xâm lược của Nga.


Thượng viện đã bỏ phiếu với tỉ lệ 86-11 ủng hộ gói hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo. Tới nay, đây là gói viện trợ lớn nhất của Mỹ dành cho Ukraine. Tất cả 11 phiếu chống là của đảng viên Đảng Cộng hòa.


“Đây là một gói viện trợ lớn, sẽ đáp ứng nhu cầu lớn của người dân Ukraine khi họ chiến đấu vì sự sống còn của mình”, thủ lãnh khối đa số Dân Chủ ở Thượng viện Chuck Schumer nói, đồng thời kêu gọi ủng hộ dự luật chi tiêu bổ sung khẩn cấp trước cuộc bỏ phiếu.


Ông Schumer nói: “Bằng cách thông qua khoản viện trợ khẩn cấp này, Thượng viện có thể nói với người dân Ukraine rằng: sự giúp đỡ đang được tiến hành. Sự giúp đỡ thực sự. Sự giúp đỡ đáng kể.”


Hạ viện đã thông qua dự luật chi tiêu vào ngày 10 tháng 5, những phiếu ‘không’ đều từ các đảng viên Cộng hòa. Dự luật bị đình trệ tại Thượng viện sau khi Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Rand Paul từ chối cho phép một cuộc bỏ phiếu nhanh chóng.


Các thành viên Đảng Dân chủ của ông Biden kiểm soát sít sao cả Hạ viện lẫn Thượng viện, nhưng các quy tắc của Thượng viện yêu cầu sự nhất trí cao để nhanh chóng tiến tới cuộc bỏ phiếu cuối cùng về hầu hết các luật.


Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã thúc giục các nhà lập pháp làm việc nhanh chóng. Trong thư gửi các nhà lãnh đạo ở quốc hội, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng nói quân đội chỉ còn đủ kinh phí để gửi vũ khí đến Kyiv tới ngày 19 tháng 5.


Khi ông Biden ký dự luật chi tiêu bổ sung thành luật, nó sẽ nâng tổng số tiền viện trợ của Hoa Kỳ đã chấp thuận cho Ukraine lên hơn 50 tỉ đô la kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2.


Gói này có 6 tỉ đô la hỗ trợ an ninh, bao gồm huấn luyện, trang thiết bị, vũ khí và hỗ trợ; 8,7 tỉ đô la để bổ sung kho thiết bị của Hoa Kỳ gửi đến Ukraine và 3,9 tỉ đô la cho các hoạt động của Bộ Chỉ huy châu Âu.


Ngoài ra, luật cho phép thêm 11 tỉ đô la trong thẩm quyền rút tiền của Tổng thống, cho phép ông Biden chuyển các mặt hàng và dịch vụ từ kho của Hoa Kỳ mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội để đối phó với trường hợp khẩn cấp.


Luật cũng bao gồm 5 tỉ đô la để giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu do cuộc xung đột Ukraine và gần 9 tỉ đô la quỹ hỗ trợ kinh tế cho Ukraine.


Cuộc chiến đã khiến hàng nghìn thường dân thiệt mạng, buộc hàng triệu người Ukraine phải rời bỏ nhà cửa, và các thành phố trở thành đống đổ nát. Moscow không đạt nhiều thắng lợi ngoài một dải lãnh thổ ở phía nam và các tiến bộ không đáng kể ở phía đông.


XEM THÊM: Nguyễn Tiến Hưng: "Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập” # 8


https://youtu.be/uhllicuuFAE

image005

G7 đồng ý hỗ trợ Ukraine trên 18 tỷ đô, sẵn sàng cấp thêm


20/05/2022


Reuters


image007Biểu tưởng của G7 tại Đức.


Các nhà lãnh đạo tài chính của Khối G7 ngày 19/5 đồng ý 18,4 tỷ đô la giúp Ukraine thanh toán các hóa đơn trong những tháng tới và nói sẵn sàng sát cánh với Kyiv trong suốt cuộc chiến với Nga và làm nhiều hơn nếu cần, theo một dự thảo thông cáo.


Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Mỹ, Nhật, Canada, Anh, Đức, Pháp và Ý – tức là Khối G-7 – họp trong lúc Ukraine, bị Nga xâm lược từ ngày 24/2/2022, đang vật lộn để chống lại Nga và đang cạn tiền.


“Trong năm 2022, chúng tôi đã huy động được 18,4 tỷ đô la hỗ trợ ngân sách, bao gồm 9,2 tỷ đô la cam kết gần đây”, Reuters dẫn dự thảo thông cáo cho hay. Trong bản dự thảo, Khối G7 đã hoan nghênh đề nghị của Ủy ban Châu Âu hôm 18/5 về việc cho Ukraine vay 9 tỷ euro và lưu ý rằng Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu và Tập đoàn Tài chính Quốc tế đã lên kế hoạch hỗ trợ trị giá 3,4 tỷ đô la. Nhưng không rõ liệu các khoản tiền này có phải là một phần của 18,4 tỷ đô la hay riêng biệt.


Sáng ngày 19/5, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nói Đức sẽ viện trợ cho Ukraine 1 tỷ euro và Nhật Bản cam kết tăng gấp đôi viện trợ cho Ukraine lên 600 triệu đô la để giúp nước này trang trải các nhu cầu trong ngắn hạn.


Ukraine ước tính cần khoảng 5 tỷ đô la mỗi tháng để trả lương cho nhân viên công chức và duy trì hoạt động của guồng máy chính quyền bất chấp sự tàn phá hàng ngày do Nga gây ra.


Tái xây dựng dài hạn


Ủy ban châu Âu ngày 18/5 đề nghị thành lập một quỹ viện trợ và cho vay dành cho Ukraine với quy mô chưa xác định, có thể do EU cùng vay, để chi trả cho công cuộc tái thiết sau chiến tranh.


Khối G7 cho biết họ ủng hộ, nhưng không cho biết chi tiết.


Ước tính của các nhà kinh tế về chi phí tái thiết Ukraine rất khác nhau trong khoảng từ 500 tỷ euro đến 2 nghìn tỷ euro, tùy vào các giả định về độ lâu dài của cuộc xung đột và phạm vi tàn phá.


Với những khoản tiền lớn như vậy, EU không chỉ xem xét một dự án vay vốn chung mới, dựa trên quỹ phục hồi đại dịch, mà còn thu giữ các tài sản của Nga hiện đang bị đóng băng ở EU, làm nguồn tài chính.


Tuy nhiên, một số quốc gia như Đức nói rằng ý tưởng này, dù có lý về mặt chính trị, nhưng không có cơ sở pháp lý vững chắc. Thông cáo dự thảo của G7 không đề cập đến vấn đề này.


Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Janet Yellen phát biểu với báo giới sau ngày họp đầu tiên của G7 từ chối xác nhận con số 18,4 tỷ đô la được cam kết trong dự thảo thông cáo chung mà Reuters nhìn thấy.


Cuộc họp sẽ kết thúc vào ngày 20/5.


Bà Yellen nói rằng các cam kết tài trợ cho Ukraine trong cuộc họp đã vượt quá 15 tỷ đô la mà Kyiv ước tính sẽ cần trong 3 tháng tới để bù đắp cho khoản thu bị mất do chiến tranh tàn phá kinh tế.


Bà Yellen cho biết thông điệp của G7 là “Chúng tôi đứng sau Ukraine. Chúng tôi sẽ tập hợp các nguồn lực mà họ cần để vượt qua cuộc chiến này.”


Vẫn theo lời bà, thảo luận về các cơ chế để giảm doanh thu của Nga từ xuất khẩu dầu sang châu Âu trong ngày họp 19/5 có phần hạn chế nhưng nhiều người quan tâm đến khái niệm này.


Các quan chức Mỹ gợi ý áp thuế quan lên dầu của Nga để hạn chế lợi tức mà Moscow có thể thu được trong khi vẫn giữ nguồn cung dầu thô của Nga trên thị trường giữa bối cảnh EU đang áp dụng lệnh cấm vận theo từng giai đoạn trước cuối năm nay.
21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1298)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1458)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?