Mỹ thua TQ trong nỗ lực tái chinh phục miền Nam Thái Bình Dương?

16 Tháng Bảy 20221:04 SA(Xem: 1774)

VĂN HÓA ONLINE – CHÂU Á THÁI B DƯƠNG - THỨ SÁU 15 JULY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


 image018


Mỹ thua TQ trong nỗ lực tái chinh phục miền Nam Thái Bình Dương?


RFI 14/07/2022


image020Ảnh ghép: Tổng thống Mỹ Joe Biden (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. AP - Alex Brandon, Eraldo Peres


Trọng Nghĩa


Hôm 14/07/2022 là lễ Quốc Khánh Pháp, do đó tờ báo nào không nghỉ lễ đều tràn ngập trang bài liên quan đến thời sự Pháp. Về tình hình quốc tế, nổi bật là chuyến công du Trung Đông của tổng thống Mỹ Joe Biden, bên cạnh chủ đề không thể thiếu là cuộc chiến Ukraina. Về châu Á, độc đáo nhất là bài trên Le Monde về một “thất bại” của Mỹ trong việc tái chinh phục các quốc đảo miền nam Thái Bình Dương.


Sự kiện khiến tờ báo Pháp đi đến nhận định kể trên là thông báo hôm 11/07 vừa qua của quốc đảo Kiribati, cho biết là họ rút ra khỏi nhóm nước thuộc Diễn Đàn Quần Đảo Thái Bình Dương PIF (Pacific Islands Forum), một quyết định được công bố ngay hôm khai mạc hội nghị lần thứ 51 của PIF tại Suva, thủ đô của quốc đảo Fiji, dự trù kéo dài cho đến hôm nay 14 tháng Bảy. 


Trong bài “Các quốc đảo vùng Thái Bình Dương tập hợp lại dưới sự giám sát của Trung Quốc và Hoa Kỳ”, Le Monde giải thích ngay rằng sự kiện Kiribati rời khỏi Diễn Đàn PIF là một vố đau cho Mỹ vì Washington đang muốn dùng tổ chức khu vực bao gồm 18 thành viên này, trong đó các đồng minh thân cận của họ như Úc và New Zealand, để chống lại chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh. 


Theo Le Monde, quốc đảo Kiribati, dù nhỏ, nhưng có một giá trị chiến lược cao, với khu đặc quyền kinh tế hàng hải khổng lồ giáp giới Hoa Kỳ và các khoản đầu tư không nhỏ của Trung Quốc (Bắc Kinh đã mua lại đường băng duy nhất của quốc đảo này vào năm 2021). 


Trả lời tờ báo Pháp, bà Cleo Paskal, nhà nghiên cứu Canada chuyên về vùng Nam Thái Bình Dương giải thích: “Tổng thống Liên bang Micronesia David Panuelo muốn Diễn Đàm PIF hoạt động vì ông ấy lo ngại Trung Quốc. Việc Kiribati rút đi, sau một quyết định tương tự của Quần Đảo Marshall, cho thấy là hai quốc gia này duy trì quan hệ tốt với Bắc Kinh”.  


Bà Paskal không ngần ngại khẳng định: “Đây là một thất bại đối với Hoa Kỳ, nước đã xem diễn đàn như là một cánh cửa cho phép Mỹ triển khai chính sách của mình vào khu vực. Đây cũng là một thất bại đối với Úc và New Zealand, hai nước không còn nắm giữ được các thành viên khác trong diễn đàn”. 


Về phần Trung Quốc, Le Monde ghi nhận một chiến lược hai mũi giáp công: Một mặt tài trợ cho FIP một cách hậu hĩnh, nhưng một mặt khác thúc đẩy lợi ích của Bắc Kinh thông qua các thỏa thuận song phương. Vào tháng 5, ngoại trưởng giao Trung Quốc Vương Nghị đã ký kết quan hệ đối tác tại 8 quốc đảo trong khu vực, nổi bật nhất là thỏa thuận an ninh với quần đảo Salomon, cho phép các lực lượng võ trang Trung Quốc can thiệp vào quốc gia này, điều đã khiến cho các cường quốc phương Tây lo ngại. 


Theo Le Monde, các bước tiến của Trung Quốc ở vùng Thái Bình Dương đã làm dấy lên lo ngại tại thượng đỉnh NATO ở Madrid vào cuối tháng Sáu vừa qua, và được nêu lên trong bản “Khái Niệm Chiến Lược” mới của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. 


Vấn đề, theo Le Monde, là NATO không hoàn toàn nhất trí trong nội bộ về cách đối phó với Trung Quốc.  


Hoa Kỳ, vì nghĩ rằng mình có thể bị Trung Quốc lấn lướt về mặt quân sự trên các vùng biển vào năm 2030, nên mong muốn củng cố cả hai mặt trận, đó là Đông Âu và Thái Bình Dương. Một nguồn tin từ Lầu Năm Góc gần đây đã thừa nhận tại Paris rằng: “Nếu Nga tấn công NATO, tôi sẽ khuyên tổng thống (Mỹ) không nên giảm bớt các phương tiện bảo vệ Đài Loan, vì nếu làm như vậy, Trung Quốc sẽ tấn công và chúng ta”. Theo nguồn tin này, nếu không bố trí thêm tăng viện tại những vị trí tốt, phương Tây sẽ không thể giảm bớt cú sốc do Bắc Kinh gây ra ở Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh nhiều không gian hơn nữa. 


Về phần nước Pháp, quốc gia cũng có vai trò ở vùng Thái Bình Dương thông qua các vùng lãnh thổ hải ngoại Nouvelles Calédonies, Wallis và Futuna và Polynésie, nhưng từ chối đi theo lập trường cứng rắn ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ để duy trì quan hệ hữu hảo hơn với Trung Quốc.


Theo Le Monde, khẩu hiệu của Paris tại hội nghị thượng đỉnh Madrid là: NATO phải tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ vùng Châu Âu-Đại Tây Dương.  của mình. Một nguồn tin từ bộ tổng tham mưu Quân Đội Pháp, hôm 11 tháng 7 vừa qua đã cảnh báo: “Làm nhiều hơn ở Thái Bình Dương tức là làm ít hơn ở những nơi khác”, trong lúc về các phương tiện sẵn có không phải là vô hạn. 


Tuy nhiên, theo Le Monde, trên bình diện quân sự, NATO không có bất đồng về mục tiêu chung: “Tránh leo thang và kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc”.  


Trên cơ sở đó, Pháp-Mỹ sẽ phối hợp với nhau để làm “phức tạp thêm các tính toán của Trung Quốc”. Theo nguồn tin Pháp nói trên: “Quân Đội Pháp có khả năng góp phần quan trọng vào phương trình chung”. Một ví dụ cụ thể: Các cuộc tập trận hải quân với Úc đã được lên kế hoạch trở lại sau khi hai nước giải quyết ổn thỏa tranh chấp tàu ngầm.
08 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 475)
VIỆT-MIÊN-LÀO: LIÊN BANG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG Ở ASIA?