Putin đến Iran “tố” Mỹ “đánh cắp” dầu của Syria; kêu gọi phương Tây dỡ bỏ cấm vận ngũ cốc Nga

21 Tháng Bảy 20228:16 SA(Xem: 4535)

Putin đến Iran “tố” Mỹ “đánh cắp” dầu của Syria; kêu gọi phương Tây dỡ bỏ cấm vận ngũ cốc Nga


19/07/2022


image043Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Tehran. Reuters

 

20/07/2022

KHÔI CHƯƠNG


(PLO)- Theo Tổng thống Vladimir Putin, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều nhất trí với nhau rằng Mỹ cần rời khỏi Syria và chấm dứt việc "đánh cắp dầu" của người dân và chính phủ Syria.


Theo đài RT, sau cuộc gặp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Tehran hôm 19/7/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu Mỹ ngừng “đánh cắp” dầu từ Syria.


Tổng thống Putin cho biết ông cùng ông Raisi và ông Erdogan nhất trí rằng Mỹ nên rời khỏi bờ đông sông Euphrates của Syria, chấm dứt các lệnh trừng phạt đơn phương vốn đang khiến cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria tồi tệ hơn.


“Quân đội Mỹ phải rời khỏi lãnh thổ phía đông sông Euphrates và ngừng đánh cắp dầu từ nhà nước và người dân Syria và xuất khẩu chúng bất hợp pháp. Đây là lập trường chung của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ” - ông Putin nhấn mạnh.


image046Tổng thống Nga Vladimir Putin họp báo sau hội nghị thượng đỉnh ba bên với Tổng thống Iran và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tại Tehran, ngày 19-7. Ảnh: SPUTNIK


Hàng trăm binh sĩ Mỹ đang hiện diện bất hợp pháp ở Syria, chủ yếu cùng Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) - tập hợp người Kurd ở Syria - kiểm soát các giếng dầu và cánh đồng lúa mì ở phía đông bắc đất nước kể từ khi tổ chức khủng bố nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bị đánh bại.


Kể từ năm 2019, Mỹ đã tìm cách trừng phạt bất kỳ ai cố gắng hỗ trợ Syria thông qua đạo luật trừng phạt Syria được gọi là "Đạo luật Caesar". Đạo luật này được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Donald Trump ký hồi tháng 12-2019, cáo buộc chính phủ Tổng thống Syria - ông Bashar al-Assad phạm tội ác chiến tranh.


"Đạo luật Caesar" đưa ra những lệnh trừng phạt được coi là nặng nề nhất mà chính quyền ông al-Assad từng phải chịu. Washington đã trừng phạt Tổng thống Syria và phu nhân, cùng 37 cá nhân và thực thể khác có hoạt động kinh doanh với chính quyền Damascus.


Nói về “Đạo luật Caesar”, ông Putin cho rằng các biện pháp trừng phạt như vậy đã mang lại “kết quả đầy bi thảm” cho người dân Syria, và các hoạt động viện trợ nhân đạo cho quốc gia này “không nên bị chính trị hóa”.


Ba nhà lãnh đạo Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều khẳng định "không thể có giải pháp quân sự cho cuộc xung đột ở Syria" mà chỉ có thể là một giải pháp chính trị, dưới sự điều phối của Liên Hợp Quốc (LHQ).


Cả ba lên án "các biện pháp trừng phạt đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế" đang làm trầm trọng thêm tình hình khủng hoảng nhân đạo ở Syria, đồng thời kêu gọi LHQ và các tổ chức quốc tế "tăng cường hỗ trợ cho tất cả người dân Syria, không phân biệt đối xử hay chính trị hóa bất kỳ vấn đề nào".


Trước đó, vào tháng 1-2017, Moscow, Ankara và Tehran đã khởi động "Tiến trình Hòa bình Astana" nhằm tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột ở Syria, RT đưa tin. KHÔI CHƯƠNG


Matxcơva kêu gọi phương Tây dỡ bỏ cấm vận đối với ngũ cốc Nga


image048Tổng thống Nga Vladimir Putin hội nghị với Tổng thống Iran


MATXCƠVA (theo Sputnik) - Máy bay Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hạ cánh xuống Tehran, nơi nhà lãnh đạo Nga dự kiến có một loạt cuộc gặp với lãnh đạo Iran, cũng như các cuộc đàm phán ba bên với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ.


Đầu tiên, ông Putin sẽ gặp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, sau đó với Lãnh tụ Tối cao Ali Khamenei. Nguyên thủ quốc gia Nga sẽ có cuộc nói chuyện riêng với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, các cuộc đàm phán sẽ diễn ra theo thể thức Nga - Iran - Thổ Nhĩ Kỳ.


RFI 20/07/2022


image046Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp báo ở Teheran (Iran) ngày 19/07/2022, via REUTERS - WANA NEWS AGENCY


Phan Minh


Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 19/07/2022, đã kêu gọi phương Tây dỡ bỏ các biện pháp cấm vận đối với ngũ cốc của Nga để đạt được tiến bộ trong việc xuất khẩu nông sản của Ukraina, hiện đang bị kẹt trong nước kể từ khi điện Kremlin phát động cuộc tấn công vào nước này.


"Chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina, nhưng với điều kiện tất cả các hạn chế liên quan đến việc xuất khẩu ngũ cốc của Nga qua đường hàng không được dỡ bỏ", tổng thống Nga nói như trên tại cuộc họp thượng đỉnh ba bên ở Teheran.


Theo AFP, cũng trong ngày hôm qua, Ủy Ban Châu Âu đã đề nghị các nước thành viên Liên Hiệp châu Âu (EU) giải tỏa "một số khoản tiền" từ các ngân hàng Nga đang bị phong tỏa do các lệnh trừng phạt của EU, để giúp khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu các nông sản và thực phẩm, bao gồm lúa mì và phân bón.


Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường trình :


Ủy Ban Châu Âu đề nghị 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU) giải tỏa số tiền do 7 tổ chức tài chính Nga bị trừng phạt đang nắm giữ. Trong số này, phải kể đến những ngân hàng có hệ thống lớn như Okritye FC Bank, hay Vnescheconombank, một ngân hàng phát triển của Liên Bang Nga.


Về lý thuyết, 7 ngân hàng này vẫn bị cấm sử dụng hệ thống thanh toán liên ngân hàng Swift. Họ vẫn phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của châu Âu, nhưng Ủy Ban đề xuất cho phép các khoản tiền bị phong tỏa của những ngân hàng này được giải tỏa. Đương nhiên việc này sẽ chỉ được thực hiện sau khi kiểm tra và xem xét từng trường hợp cụ thể, mục tiêu là cho phép “mua, nhập hoặc vận chuyển” các nông sản và thực phẩm, “bao gồm lúa mì và phân bón”.


Biện pháp này có thể được khối 27 nước châu Âu thông qua dễ dàng. Các nước thành viên Liên Âu đang trong quá trình làm rõ các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bởi mục tiêu chính trị của họ rõ ràng là chứng minh chính Nga đang làm rối loạn nguồn cung ngũ cốc trên thế giới.
21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1299)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1458)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?