VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 14 SEP 2022
Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com
Rằm Trung Thu nghe Moonlight Sonata thấy Tăng Già quanh Thầy Tuệ Sỹ
Tại sao “Thầy phải tắt tiếng, phải hòa mình vào sự im lặng”?
Lý Kiến Trúc
VĂN HÓA ONLINE
10/9/2022
Ngôn ngữ của âm nhạc
Ảnh chụp từ video. Nghệ sĩ Dương cầm Thích Tuệ Sỹ đang chơi nhạc khúc Moonlight Sonata, Op. 27, No. 2 – được phóng lên Youtube ngày 8 tháng 6 năm 2017. https://www.youtube.com/watch?v=cNbq_meZt88
Người viết xin tạm dịch bản Moonlight Sonata sang tiếng Việt là “Ánh trăng Dạ khúc”. Đây là một sonata dành cho dương cầm của Nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức Ludwig van Beethoven viết năm 1801 để tặng cho nữ Bá tước Giulietta Guicciardi 17 tuổi.
Trong phần comments video Moonlight Sonata (Beethoven) – Piano Thầy Tuệ Sỹ, tôi chú ý tới lời bình của Bachmai Hoang (7 days ago/2017) như sau: “Giọng đàn và nhịp độ cho thấy thầy đang ưu tư một vấn đề gì đó - tôi không thấy sự khoan thai rộng lớn đầy sắc màu của Beethoven.” (1)
Tôi nghĩ rằng, trong nhạc khúc “Ánh trăng Dạ khúc”, tiếng đàn dương cầm của người nghệ sĩ Tuệ Sỹ – đã rung lên bần bật niềm uẩn ức bi phẫn – đã vọng lên những nốt lặng bi tráng từ đáy tầng im lặng – đã bày tỏ tâm sự của một tâm hồn người, một nhà thơ “thi ca phật giáo lãng mạn”, một chính trị gia Phật giáo Việt Nam, và là một thành viên quan trọng trong Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất (GHPGVNTN), đang đứng trước bức tường thành Tăng Già hòa hiệp biên giới vây quanh.
“Tâm tình của một nhà thơ là những hơi thở mòn mỏi, vì đợi chờ, trong cái cảnh “Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng” ấy – đối với người Thầy theo “Ánh trăng Dạ khúc” được phóng lên Youtube năm 2017 – vào năm ấy, Thầy đã 74 tuổi hạc.
Thầy viết: bởi vì, “Chính âm nhạc diễn tả tình cảm của đời sống bằng những phương tiện thuần phác nhất, vì nó hoàn toàn thoát khỏi tất cả mọi cái khách quan. Tình cảm hòa điệu của đời sống, mà nhà siêu hình học muốn thông diễn trong một hệ thống nhất nguyên, được tìm thấy rõ ràng hơn trong âm nhạc của Mozart”.
Thầy viết: bởi vì, “Chỉ có âm nhạc mới dạy cho ta biết thế nào tiếng nói của sự im lặng. Chỉ những người biết nghe nhạc mới nghe được những dấu lặng – notes de silence – trong một bản nhạc, và hiểu được giá trị diễn tả của chúng”.
Thầy viết: “Dù sao, một triết gia, như Merleau-Ponty, vẫn còn biết nói: “Triết gia nói, nhưng vì có một nỗi bất lực trong Ông, một nỗi bất lực khó giải thích, nên Ông phải tắt tiếng, phải hòa mình vào sự im lặng.” (2)
Phải chăng, Thầy Tuệ Sỹ đã mượn triết gia Merleau-Ponty để tỏ lộ nỗi bất lực hay tỏ nỗi cô đơn, một nỗi bất lực cô đơn khó giải thích, nên “Thầy phải tắt tiếng, phải hòa mình vào sự im lặng”? Và – tiếng vang của dương cầm bứt rứt chảy qua 10 ngón gầy guộc đã vọng lên âm thanh huyễn hoặc của một con người cùng khổ.
Than ôi, nước chảy đôi dòng
Thuyền không bến đỗ
Nước chảy đôi dòng, dòng lệ, dòng đời, hay dòng sông đất khổ
Thuyền không bến đỗ, bến này, bến nọ, hay bến bãi phù hư.
Dòng nào rồi cũng trở về biển tánh Tỳ-lô
Bến nào rồi cũng bước lên bờ tâm Bát-Nhã.
Rằm Trung Thu nghe Moonlight Sonata thấy Tăng Già. Ảnh minh họa.
Những sự kiện quan trọng diễn ra
Ngày 25/11/2018, Hòa thượng Đệ Ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ ra quyết định giải thể Hội đồng Lưỡng Viện Giáo phẩm Trung ương theo Quyết Định số 12/TT/VTT/QĐ, Phật lịch 2562.
Ngày 24/5/2019, Đức Đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ đã thỉnh cử thầyTuệ Sỹ vào vị trí Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống (QĐ số 14-VTT/TT/QĐ). (3)
Tại Thị Ngạn Am lầu Già Lam, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã viết thư kính thỉnh Hòa thượng Thích Nguyên Lý hiệp trợ, đồng nhiếp tâm bảo trì tổ ấn, khâm thừa ủy thác, y giáo phụng hành.
Thị Ngạn Am trên lầu chùa Già Lam ngày 14/6/2019. Ảnh Lý Kiến Trúc.
Gác chuông lầu Già Lam, bên cạnh Thị Ngạn Am. Ảnh Lý Kiến Trúc.
Dấu chân ai thềm vắng
Trên cánh đồng tả tơi
Ta cố tìm bóng người.
(người viết dưới cội Bồ Đề chùa Già Lam năm 2019).
Ngày 22/02/2020, Đức Đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ viên tịch tại chùa Từ Hiếu hiện do Hòa thượng Thích Nguyên Lý làm trú trì. (Chùa Từ Hiếu – Hẻm 125 F 1 Quận 8 tọa lạc tại địa chỉ: 59 Lô D, Dương Bá Trạc, p.1, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 24/2/2020: Đại sứ Mỹ ở Hà Nội tuyên bố chia buồn. Tổng Lãnh sự Mỹ ở Sàigon đến gặp Ht Nguyên Lý, phái đoàn GHPGVN (nhà nước) đến dự tang lễ Ht Quảng Độ.
Tuyên bố của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngài Daniel J. Kritenbrink viết: “Hà Nội ngày 24/02/2020, thay mặt Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi xin gửi lời chia buồn chân thành về việc Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất qua đời.
“Hoà thượng Thích Quảng Độ là người ủng hộ không mệt mỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền, và ông luôn tận tâm theo đuổi công lý bằng các hình thức phi bạo lực. Những nỗ lực hoà bình này đã mang lại cho ông nhiều giải thưởng quốc tế và ông đã nhiều lần được đề cử giải Nobel Hoà bình.
“Tôi có vinh hạnh được gặp Hoà thượng Thích Quảng Độ vào năm 2018 và tôi rất ấn tượng với lòng trắc ẩn và sự tận tâm của ông đối với vấn đề đa nguyên tôn giáo.” (4)
Ngày 25/2/2020, Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là vị tăng duy nhất nói: “Các vị sư quốc doanh đã đứng ra điều động cái lễ này”; Tang lễ của HT Thích Quảng Độ bị ‘quốc doanh hóa’. (5)
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được công cử làm Trưởng ban tổ chức Tang Lễ nhưng ngài không đến dự, lý do ngài đang nhập thất. Hòa thượng Thích Viên Định làm phó ban tổ chức.
Ngày 20/04/2020, Tại lễ chung thất Hòa thượng Thích Quảng Độ, thầy Tuệ Sỹ phụng thừa Quyết định Ủy thác Quyền Điều hành Viện Tăng Thống trở thành Xử lý Thường Vụ Viện Tăng thống GHPGVNTN.
Trong hai năm 2020 – 2022, mặc dù thầy Tuệ Sỹ đã phụng thừa Quyết định Ủy thác Quyền Điều hành Viện Tăng Thống trở thành Xử lý Thường Vụ Viện Tăng thống GHPGVNTN, nhưng nội tình Tăng Già hàng Giáo phẩm Trung ương “dường như bất ổn”, tuy nhiên không có biến cố nào xẩy ra.
Ngày 21/8/2022, Phật lịch 2566, Hội đồng Giáo phẩm Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) được tái lập;
Cùng ngày 21/8/2022, một buổi lễ phát nguyện và suy tôn Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, đồng thời suy cử Chánh Thư Ký Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, được cử hành tại Chùa Phật Ân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Ngày 22/8/2022, Phật lịch 2566, một buổi lễ trao truyền di chúc, ấn tín, và khai ấn được cử hành tại chùa Từ Hiếu (tọa lạc tại hẻm 125, số 59 Lô D, Dương Bá Trạc, P.1, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh do Hòa thượng Thích Nguyên Lý làm trú trì).
Ngày 1/9/2022, theo bản Công bố của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Viện Tăng Thống, “Tăng Thống cho HT. Thích Tuệ Sỹ "đứng đầu vào vị trí của Viện Tăng Thống bảo đảm tiếp tục sứ mệnh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong tương lai "... "Bất cứ lúc nào, khi hội đủ điều kiện thuận duyên, HT. Thích Tuệ Sỹ thay mặt Viện Tăng Thống triệu tập đại hội bất thường để bầu cử nhân sự mới cho tất cả chức vụ trong Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.”
Đại hội bất thường để bầu cử nhân sự mới trong đó có việc suy cử Đệ Lục Tăng Thống GHPGVNTN.
Người viết tô đậm và in nghiêng hai chữ “Xử lý” trong chức vụ mà Hội đồng Giáo phẩm Trung ương của GHPGVNTN đã suy cử Thầy Tuệ Sỹ nhận lãnh nhiệm vụ.
Theo thiển ý, “Xử lý” chỉ là chức vụ tạm thời nắm quyền điều hành Viện Tăng thống. “Xử lý” khác với “Chánh thức”.
Nếu chức vụ Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống được viết là Chánh thư ký Chánh thức Thường vụ Viện Tăng Thống, hoặc, ngắn gọn hơn: Chánh thư ký Thường vụ Viện Tăng Thống, thì nhiệm vụ, và chức vụ của Hòa thượng Tuệ Sỹ đã được minh định một cách minh bạch, rõ ràng, và bất cứ quyết định nào của Ht Tuệ Sỹ đều là quyết định tối hậu, tất cả tăng sĩ trong Hội đồng Giáo phẩm phải khâm tuân.
Đây là “khúc mắc” lớn trong nội tình hàng ngũ Tăng Già Viện Tăng Thống Giáo hội PGVNTN.
Vì sao vậy? Vì Tăng Già Viện Tăng Thống muốn giữ nguyên tư cách “Xử lý” của Ht Tuệ Sỹ? Vì quyết định của Tăng Già “chưa đồng thuận tương lai” việc suy cử Ht Tuệ Sỹ vào chức vụ tối cao của GHPGVNTN là Đệ Lục Tăng Thống?
Và quan trọng nhất, vì quyết định suy cử chức vụ Đệ Lục Tăng thống là chức vụ tối quan trọng thể hiện quan điểm chính trị, đường lối phục hoạt, phục hưng GHPGVNTN – vốn là ý nguyện tôn giáo và chính trị nhất quán của cố Đại lão Ht Huyền Quang và Ht Quảng Độ khi hai ngài còn tại thế.
Với chức vụ Chánh thư ký Thường vụ Viện Tăng Thống, Ht Tuệ Sỹ sẽ có khả năng nhiều hơn trong việc tổ chức một Đại hội bất thường để suy cử chức vụ Đệ Lục Tăng Thống GHPGVNTN kế thừa chức vụ Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ.
Một câu hỏi nữa xin đặt ra: Cho dù Ht Quảng Độ biết rõ, biết chắc quan điểm và đường lối điều hành của Ht Tuệ Sỹ “có sự khác biệt” nào đó, nhưng Ngài vẫn ủy thác nhiệm vụ quan trọng cho Ht Tuệ Sỹ Xử lý Viện Tăng Thống? Tại sao?
Thiết nghĩ, vấn đề này đã được đặt ra trước khi Đức Đệ Ngũ Tăng Thống viên tịch; phải chăng trong bàn cờ Phật giáo Việt Nam hiện nay, Thầy Quảng Độ là chủ soái sinh mệnh của GHPGVNTN đã đi nước cờ cuối cùng trước khi ngài về nước Phật – Ngài muốn “xử lý” hiện tình nền Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước một cách linh diệu trong bản thể thanh tịnh hòa hiệp.
Dự tính đường đi nước bước giải quyết cơn bế tắc nhân sự và đường lối của GHPGVNTN, Thầy Quảng Độ đã tạo điều kiện “mở đường” cho Thầy Tuệ Sỹ – trước hết, trong “Thư Khánh Tuế”, Thầy viết: "Tôi được ủy thác nhiệm vụ kế thừa, không phải kế thừa một chức vụ cao cả trong hàng giáo phẩm, mà chính xác là kế thừa tâm nguyện chưa được viên thành của Hòa Thượng Trưởng lão Thích Quảng Độ, muốn thấy uy đức Tăng-già được thể hiện trong bản thể thanh tịnh hòa hiệp".
(Xin được nhắc lại, ngày 17/5/2014, trong cuộc diện kiến bất ngờ vô vàn phước báu, nhà báo Lý Kiến Trúc đã đặt chân vào được căn phòng “quản chế” trên lầu hậu liêu Thanh Minh Thiền Viện gặp Thầy Quảng Độ. Nhà báo đã thực hiện cuộc phỏng vấn Thầy hơn 1 tiếng; nội dung bao gồm 3 điểm:
1/ Tình hình Phật giáo Việt Nam trong nước hiện nay?
2/ Tình hình Phật giáo Việt Nam hải ngoại hiện nay?
3/ Tương lai của Phật giáo và bốn chúng Phật tử sẽ như thế nào?) (6)
Ht Tuệ Sỹ trước bức tường Tăng Già vây quanh hòa hiệp hay dị biệt?
Cộng đồng xã hội Phật giáo hiện nay trong và ngoài nước, có bốn thực thể (tổ chức) Phật giáo và nhiều hàng ngũ Tăng Già. Xin tạm liệt kê:
một – GHPGVNTN (thành lập tháng 1 năm 1964 tại Saigon, lấy lại danh xưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất dưới thời nhà Đinh, cách đây 10 thế kỷ (*), hiện nay, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ là Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, chưa có chức vụ Đệ Lục Tăng Thống;
Tăng đoàn Giáo hội PGVNTN. Ảnh post ngày 04/12/2019.
hai – GHPGVN (thành lập năm 1981 tại chùa Quán Sứ Hà Nội), cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là Đệ tam Pháp Chủ (1917 – 2021), hiện nay Hòa thượng Thích Trí Quảng là Quyền Pháp chủ GHPGVN nhiệm kỳ 2017-2022);
Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội từ ngày 04-07/11/1981. (Ảnh: Tài liệu)
ba – GHPHVNTN Hoa Kỳ, hiện nay Ht Thích Thắng Hoan là Chánh văn phòng Hội đồng giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hoa Kỳ, chưa có chức vụ Tăng Thống hay Pháp Chủ.
bốn – Giáo hội Phật Giáo Tăng Già Khất sĩ Việt Nam do Đức Tôn Sư Minh Đăng Quang sáng lập năm 1944; vào giữa thập niên 70s, Hòa Thượng Thích Giác Nhiên đã thành lập Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới; hiện nay Hòa Thượng Thích Minh Tuyên, phó Chủ tịch ngoại vụ Hội Đồng Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, là Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, viện chủ Tổ Đình Minh Đăng Quang, Santa Ana nam California.
năm: Hội Đồng Điều Hành Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại (TĐGHPGVNTN/HN) văn phòng tại chùa Điều Ngự, Westminster nam California; hiện nay, Trưởng lão Ht Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Phẩm Tăng Đoàn GHPGVNTN/HN; Ht Thích Viên Lý, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Tăng Đoàn GHPGVNTN/HN viện chủ chùa Điều Ngự và chùa Diệu Pháp.
Sự ra đời của các tổ chức và Tăng đoàn Phật giáo hải ngoại bắt nguồn từ khoảng thời gian rạn vỡ và phân ly nội bộ Giáo hội PGVNTN, Viện Hóa Đạo II hải ngoại. Do có sự nảy sinh khác biệt về cung cách điều hành các sinh hoạt trong cộng đồng xã hội Phật giáo, đồng thời cũng không thể không nhắc tới các vụ tranh chấp cá nhân, tranh chấp cơ sở chùa chiền, tiền tài, danh vị phù hư hàng giáo phẩm, lòng ghen tị nhỏ nhen, phần nào khiến tứ chúng đau lòng nản chí, tưởng như đang sống trong thời kỳ mạt pháp.
Các sự thay đổi về trạng thái hình thức cũng như nội dung trong các sinh hoạt Phật giáo tại hải ngoại, đặc biệt tại Hoa Kỳ và trung tâm Phật giáo Việt Nam ở nam California, đối với những Phật tử thuần thành, chẳng qua đó là quy luật tự nhiên của dòng sông Phật giáo, lúc lặng êm lúc gợn sóng. Ta cứ an nhiên tự tại mà tắm trên dòng sông của Phật.
Nước chảy đôi dòng, dòng nào rồi cũng trở về biển tánh Tỳ-lô mà thôi.
Tạm kết
Trang sử Phật cũng là trang sử Việt
Trải bao độ hưng suy, dẫu nguy mà chẳng mất.
(Vũ Hoàng Chương)
Nhưng để “cởi trói kiếp nạn” cho dân tộc,
vào năm 1994, Hòa thượng Quảng Độ đã gởi cho ông Đỗ Mười một tập nhận định về những sai lầm tai hại của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với dân tộc và Phật Giáo Việt Nam; ngoài ra, Ngài còn kêu gọi cả nước nên “Sám hối”, Ngài mong mỏi chúng sinh có “Sám hối” thì mới mong giải thoát được nỗi ám ảnh triền miên cái Nghiệp của Phật giáo đồ Việt Nam.
Đức cố Tăng Thống Thích Quảng Độ nói: “Một Giáo hội mà không y chỉ trên y xứ Tăng-già hòa hiệp chỉ là một ngôi nhà trên bãi cát, lực tự tồn còn chưa đủ, nói gì đến hoằng pháp lợi sanh.”
Trưởng lão Hòa thượng Tuệ Sỹ nói: “Tăng-già hòa hiệp sẽ là ngọn hải đăng bất động trước mọi sóng gió”; ngài kể, “Cho đến những ngày tháng cuối cùng, bằng các tâm thư, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã thiết tha kêu gọi Tăng-già hòa hiệp.”
Chính trị gia Suu Kyi nói: “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là ý chí tìm ra một giải pháp. Nếu cả hai bên thực sự có thiện chí tìm ra một giải pháp thì sẽ tìm ra được. Chúng ta không thể làm được nếu chỉ có một bên muốn có giải pháp còn bên kia thì không muốn. Vì thế, điều chúng ta phải làm là tìm cách thuyết phục chế độ, rằng hòa giải dân tộc đem lại lợi ích cho tất cả mọi người, kể cả chính họ.”
Kẻ hàn sĩ ngu dốt viết bài này bước lạc vào khu rừng bao la tâm Bát-Nhã của Bụt, với bao nhiêu là trăn trở, với bao nhiêu là ước mong, nhưng chỉ cần một lần gặp được “nhà thơ ẩn trong một nhà tu” (7) – níu áo Thầy, vị hiền nhân quân tử Phật giáo đã phất cà sa “mòn mỏi vì đợi chờ” trên dưới trong ngoài – im lặng của Không.
- Hữu phá hữu, lập Không
- Hữu phá Không, lập Giả
- Vừa phá cả hai vừa lập cả hai, gọi là song phi song chiếu, thiết lập Trung
Lý Kiến Trúc
Rằm Trung Thu nam California tháng 9 dương lịch 2022
Tham khảo:
(1)
Title page of the first edition of the score for the Piano Sonata No. 14, Op. 27 No. 2. Published 1802 in Vienna by Giovanni Cappi e Comp.
Người viết không phải là một nhà nghiên cứu âm nhạc cổ điển tây phương, hay một nhạc sĩ chơi đàn, lại thiếu thốn sách vở và tài liệu âm nhạc, ngón đàn sơ cấp cũng chỉ “khẩy được vài nốt lục huyền cầm”. Xin dựa theo wikipedia/Tạm Thời, viết về bản Piano Sonata số 14 ở giọng Đô thăng thứ, nhịp điệu Quasi una fantasia, Op. 27, số 2 như sau:
- “là một bản sonata dành cho piano của Ludwig van Beethoven. Nó được hoàn thành vào năm 1801 và dành tặng vào năm 1802 cho học trò của ông là nữ bá tước Giulietta Guicciardi. Bản nhạc này là một trong những sáng tác phổ biến nhất của Beethoven cho piano, và nó là một bản nhạc được yêu thích nhất ngay cả trong thời đại của ông. Beethoven viết Bản tình ca ánh trăng vào đầu những năm 30 tuổi, sau khi ông đã hoàn thành một số tác phẩm được giao; không có bằng chứng nào cho thấy anh ấy được giao viết bản sonata này.”;
“Cấu trúc Bản sonata chứa đựng những ý tưởng ảo diệu không thường thấy ở những bản Sonata khác, đặc biệt là phần cuối cùng là một phần rất khó sáng tác, vì thế đây là một bản sonata có kiểu nhịp độ và định thể không chính thống (vào thời điểm bấy giờ các bản sonata thường bắt đầu với tiết điệu nhanh). Nhưng bản Sonata ánh trăng lại bắt đầu với thể Adagio, phần giữa với Allegretto, phần cuối cùng cực kì nhanh:
- Adagio (cung Đô thăng thứ)
- Allegretto (cung Rê giáng trưởng)
- Presto agitato (cung Đô thăng thứ)
“Ludwig van Beethoven viết bản sonata này dành cho cô học sinh dương cầm 17 tuổi của ông Gräfin Giulietta Guicciardi (1784–1856) vào năm 1801, và sau khi ông mất vài năm thì bản sonate được nhà phê bình âm nhạc Ludwig Rellstab đặt cho cái tên phổ biến như bây giờ, ông đã so sánh bản nhạc với ánh trăng trên hồ Lucerne.”
(2) Nguồn Gốc Của Thế Giới Quan Vô Tận
(3) Bản copy Quyết định của Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
(5) Hòa thượng Thích Không Tánh nói với VOA 25/2/2022
(6) Đại lão Hòa thượng Quảng Độ nói gì về VN và tăng lữ hải ngoại?
(7) chữ của nhà văn Nguyễn Đình Toàn.
++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Thông báo mới nhất của Ht Thích Nguyên Lý trú trì chùa Từ Hiếu
(Chùa Từ Hiếu – Hẻm 125 F 1 Quận 8 tọa lạc tại địa chỉ: 59 Lô D, Dương Bá Trạc, p.1, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 8.568346
(Chùa Từ Hiếu – Hẻm 125 F 1 Quận 8 tọa lạc tại địa chỉ: 59 Lô D, Dương Bá Trạc, p.1, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 8.568346
Năm thành lập: 1974
Người sáng lập: TT Thích Pháp Châu
Hệ phái: BẮC TÔNG
Năm trùng tu: 1996
Đặc điểm: Có Ban hộ niệm
Chư vị trụ trì tiền nhiệm: TT Thích Pháp Châu
Trú trì hiện nay: Hòa thượng Thích Nguyên Lý.
+++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM
Thành phần Ban Tổ Chức Lễ Tang Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
22:44 (Xem: 5681)
LỄ TANG ĐỨC TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ
ĐỆ NGŨ TĂNG THỐNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Phụng hành Tâm thư số 15 “Ước nguyện Tăng già hòa hợp” ký ngày 26/3/2019, và Di Huấn ký ngày 05/4/2019 của Đức Đệ ngũ Tăng Thống GHPGVNTN Hòa Thượng Thích Quảng Độ.
CHÙA TỬ HIẾU QUẬN 8 & TẾT TRUNG THU TẠI PHÚ YÊN
(Từ ngày 03/09 đến 06/09/2022)
Hằng năm, gần đến rằm tháng 8 âm lịch, Quý Thầy và Phật Tử Chùa Từ Hiếu đều có tổ chức về Phú Yên, phát quà trung thu cho các em học sinh, chương trình như sau: …..
+++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Thứ năm, 21/10/2021
Thành phần Ban Lễ tang và Ban Tổ chức lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ
Chân dung Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (1917-2021)
Sáng 21/10/2021, Trung ương Giáo hội đã có phiên họp về việc tổ chức lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN.
++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Vài hình ảnh Đại lễ Vesak Liên hiệp Quốc lần thứ 11 diễn ra tại Bái Đính Ninh Bình Việt Nam ngày 7/5/2014.
Quang cảnh Đại lễ Vesak lần thứ 11 trên lễ đài Bái Đính ngày 07/5/2014. Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam, ông Nguyễn Sinh Hùng đang đến bục phát biểu khai mạc. Ảnh Lý Kiến Trúc
Đại lễ Vesak Liên hiệp Quốc ở Bái Đính Ninh Bình: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng (mặc áo vest đen thứ nhất từ phải hàng ghế đầu) và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn (áo vest trắng ngà thứ ba từ trái hàng ghế đầu); Ông Sơn là trưởng đoàn dẫn phái đoàn người Việt trong ngoài nước đi thăm quần đảo Trường Sa từ ngày 17- 28/4/2014 . Ảnh Lý Kiến Trúc.
XEM THÊM:
Phỏng vấn Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn: “Hòa giải Hòa hợp đại đoàn kết dân tộc là mục đích tối cao sau cuộc chiến tương tàn”
Thiền sư Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát (người bị chế độ CSVN xử tử hình cùng với Thiền sư Giáo sư Tiến sĩ Thích Tuệ Sĩ) ngồi hàng ghế đầu thứ ba từ trái. Ảnh Lý Kiến Trúc.
Lễ thắp nến cầu nguyện "Quốc thái dân an" trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008. Ảnh: Thống Nhất/TTXXVN.
Ngày 7/11/2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN (7/11/1981-7/11/2021), các ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đến tham dự. Trong dịp lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội PGVN, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn trả lời phóng viên: Sau 35 xây dựng và phát triển, ngày nay Giáo hội PGVN đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ 27 đơn vị hành chính, đến nay đã thành lập cơ chế tổ chức hành chính tại 63/63 tỉnh thành trong cả nước, gồm 3 cấp hành chính: Trung ương, tỉnh thành phố và quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Cả nước hiện có gần 50 ngàn tăng ni, hơn 18 ngàn tự viện với hơn 16 triệu phật tử và hàng triệu người có tín ngưỡng đạo Phật.
++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
(*) Theo wikipedia, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (viết tắt là GHPGVNTN), thành lập vào tháng 1 năm 1964 tại Saigon, là một trong các tổ chức Phật giáo hoạt động ở nam Việt Nam.
Lịch sử thành lập
Giáo hội hình thành trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo năm 1963 dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Vì chính sách nhiều người cho là ưu đãi Công giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm, Phật tử miền Nam Việt Nam đã xuống đường đông đảo ủng hộ Phật giáo ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. Sự kiện Phật Đản năm 1963 khi Phật tử ở Huế công khai trương cờ Phật giáo ngày 8 tháng 5 bất chấp lệnh "cấm treo cờ" là ngòi thuốc nổ cho một chuỗi xung đột liên tục giữa chính quyền và các hội đoàn Phật giáo. Nhiều vụ vây chùa và bắt bớ tăng ni xảy ra trong cơn "Pháp nạn". Đến ngày 11 tháng 6 thì Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối chính sách bất bình đẳng của chính phủ. Sự kiện này gây chấn động khắp trong và ngoài nước khiến chính phủ Ngô Đình Diệm bị mất tín nhiệm. Năm tháng sau phe quân nhân đảo chính. Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết.
Trong thời gian sôi động đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chính thức khai sinh tháng 1 năm 1964 nhằm quy tụ các hội đoàn, tông phái Phật giáo về một mối. Trước đó, Phật giáo Việt Nam không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ nên tuy là số đông mà không có uy lực. Tổ chức quy mô toàn quốc duy nhất trước năm 1964 là Tổng hội Phật giáo Việt Nam thành lập từ năm 1951 gồm các thành phần Phật giáo Đại thừa khắp ba miền Nam, Trung, Bắc nhưng việc điều hành Tổng hội vẫn yếu. Phật giáo Nam tông thì lại có tổ chức riêng với tên Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy, trụ sở ở chùa Kỳ Viên, Sài Gòn. Cuộc chính biến thúc bách các tổ chức Phật giáo miền Nam và miền Trung thuộc Phật giáo Đại thừa (Bắc tông) lẫn Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) đoàn kết gia nhập dưới một hiến chương thành một giáo hội, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Cuộc họp bắt đầu từ ngày 31 Tháng Chạp năm 1963 tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn với:[1]
- Ủy ban Liên phái Phật giáo: Thượng tọa Thích Tâm Châu
- Giáo hội Tăng già Bắc Việt: Thượng tọa Thích Tâm Giác
- Thiền tịnh Đạo tràng: Thượng tọa Thích Minh Trực
- Giáo hội Nguyên thủy Việt Nam: Thượng tọa Thích Pháp Tri
- Giáo hội Theravada: Lục cả Lâm Em
- Giáo hội Tăng già Bắc Việt tại miền Nam: Thượng tọa Thích Thanh Thái
- Giáo hội Tăng già Trung phần: Thượng tọa Thích Huyền Quang
- Giáo hội Tăng già Nam Việt: Thượng tọa Thích Thiện Hoa
- Hội Phật học Nam Việt: cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
- Hội Phật giáo Nguyên thủy: cư sĩ Nguyễn Văn Hiếu
- Hội Phật giáo Trung phần: Thượng tọa Thích Trí Quang
- Hội Việt Nam Phật giáo: cư sĩ Vũ Bảo Vinh
- Đại diện Phật tử Theravada: cư sĩ Sơn Thái Nguyên
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết được suy tôn làm Tăng thống. Thượng tọa Thích Tâm Châu được bầu vào chức vụ Viện trưởng Viện Hóa đạo và Thượng tọa Thích Trí Quang giữ chức Tổng Thư ký Viện Tăng thống.[2] Chùa Ấn Quang tại Sài Gòn được chọn làm trụ sở sinh hoạt của Giáo hội.
Phân hóa
Ngay từ giữa thập niên 1960 Giáo hội đã có sự rạn nứt trong giới lãnh đạo. Hàng giáo phẩm ngả thành hai khối: "khối Ấn Quang" (gồm ba đoàn thể) và "khối Việt Nam Quốc tự" (có tám đoàn thể).[11] Khối Ấn Quang (do Thượng tọa Thích Trí Quang và Đại đức Thích Nhất Hạnh lãnh đạo)[12] có khuynh hướng thiên tả nên bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra sắc luật 23/67 ngày 18 tháng 7 năm 1967 công nhận khối Việt Nam Quốc Tự thay vì khối Ấn Quang. Khối Ấn Quang từ đó hoạt động quyết liệt hơn trong việc ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam.[13] Khối Việt Nam Quốc Tự do Hòa thượng Thích Tâm Châu chủ trương thì chọn đường lối đấu tranh ôn hòa hơn.[12]
++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
Những bức ảnh lịch sử:
Từ trái: Thượng tọa Giáo sư Thích Tuệ Sỹ, Thiền sư Giáo sư Lê Mạnh Thát và Hòa thượng Thích Quảng Độ. Rất tiếc, ảnh tài liệu không ghi chú chụp năm nào và người chụp.
Sáng thứ Năm ngày 8/9/2016, Đinh La Thăng đã lập “thành tích vô thần” chưa từng có khi tên này hạ lệnh cho hàng trăm công an đến phá nát chùa Liên Trì ở Quận 2 Thủ Thiêm chỉ trong một buổi sáng. Ảnh trên và dưới: Hòa thượng Thích Không Tánh ngồi, đứng, khóc ròng trước đống gạch vụn nát chùa Liên Trì, cơ sở cuối cùng trong số 22 cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (dưới sự lãnh đạo của HT Thích Hyền Quang và HT Thích Quảng Độ miền nam Việt Nam trước và sau 1975). Getty images.