Olympic Paris 2024: Pháp dùng thể thao để tôn vinh văn hóa - nghệ thuật và lịch sử; Cờ Olympic 2028 đến Los Angeles

20 Tháng Tám 20247:56 SA(Xem: 176)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA - THỨ BA 20 AUG 2024


Olympic Paris 2024: Pháp dùng thể thao để tôn vinh văn hóa - nghệ thuật và lịch sử; Cờ Olympic 2028 đến Los Angeles


image030Diễn viên điện ảnh Tom Cruise cầm lá cờ Olympic trong lễ bế mạc Thế vận hội mùa Hè 2024 tại sân vận động Stade de France ở Paris, Pháp, tối ngày 11/8/2024.


Thế Vận Hội Paris 2024 đã khép lại vào tối 11/08/2024 sau hơn hai tuần tranh tài giữa các vận động viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Thế nhưng, dư âm có lẽ sẽ còn đọng lại lâu dài với thời gian, bởi Thế Vận Hội Paris không chỉ đơn thuần là một cuộc tranh tài thể thao với nhiều kỷ lục và huy chương. Nhờ đầu óc tổ chức, sức sáng tạo vô hạn của nước Pháp, thể thao, văn hóa - nghệ thuật và lịch sử đan xen, hòa quyện, góp phần tôn vinh lẫn nhau.   


RFI 14/08/2024 - 12:27


image031Đoàn đua xe đạp đi ngang qua giáo đường Thánh Tâm (Sacré Cœur) ở khu đồi Monmartre nổi tiếng ở Paris, Pháp, ngày 03/08/2024. AP - Vadim Ghirda


Thùy Dương


Trên trang mạng nghiên cứu The Conversation ngày 08/08/2024, Anne Gombault, giáo sư về chiến lược và hành vi tổ chức, giám đốc Kedge Arts School, Kedge Business School, nhấn mạnh đến việc Pháp đã tạo nên một hình mẫu về việc biến sự kiện thể thao Thế Vận Hội và Thế Vận Hội cho người khuyết tật thành một sự kiện văn hóa vô cùng lớn, qua đó Paris khẳng định được vị thế « độc nhất vô nhị » của một nền văn hóa Pháp không giới hạn, được tạo nên nhờ phối hợp và khả năng thích ứng giữa các nội dung văn hóa, dù là không đồng nhất, gần gũi hay xa lạ.


Thế Vận Hội trở thành sứ giả văn hóa cho nước Pháp


Đối với chuyên gia Anne Gombault, Thế Vận Hội Paris 2024 là nền tảng ngoại giao văn hóa lớn cho nước chủ nhà Pháp. Nhà nghiên cứu của Kedge Arts School, Kedge Business School, nhắc lại là chương trình văn hóa của Thế Vận Hội Olympic (hành trình rước đuốc, các buổi lễ, hoạt động văn hóa) đều được Ủy ban thế Vận Quốc tế đề ra quy định và quản lý, các Thế Vận Hội cũng phải tuân thủ các nghi thức và biểu tượng.


Tuy nhiên, Ủy ban thế Vận Quốc tế cũng trao quyền quan trọng cho nước chủ nhà đăng cai đề ra đường hướng văn hóa và nghệ thuật cho sự kiện lớn này, và có thể tự hào khẳng định « thương hiệu quốc gia » và các giá trị của quốc gia trong sự kiện được xem là cơ hội lớn để đối thoại với phần còn lại của thế giới. Như vậy, văn hóa được nước chủ nhà huy động như một công cụ chính trị nhằm tạo ra hình ảnh quốc gia như mong muốn, để kể về lịch sử quốc gia, quảng bá nước đó ra thế giới …


Nếu như Thế Vận Hội Berlin 1936 sử dụng nghệ thuật và văn hóa để tuyên truyền cho Đức quốc xã, Sydney 2000 tôn vinh công cuộc hòa giải với thổ dân, Bắc Kinh 2008 là cuộc phô trương sức mạnh văn hóa của Trung Quốc … thì Paris 2024 đã chọn minh họa vị thế của văn hóa tại Pháp, với sức mạnh của một Nhà nước văn hóa, có chính sách văn hóa vô cùng phát triển, với di sản vật thể và phi vật thể đặc biệt, với cấu trúc sáng tạo đa ngành, sự xuất sắc của nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thị giác và thiết kế đồ họa, với các hình thức văn hóa đô thị, nghệ thuật và thiết kế thủ công, các ngành công nghiệp sáng tạo, bao gồm ngành công nghiệp xa hoa hàng đầu thế giới, du lịch cũng như ngành công nghiệp trò chơi điện tử và giải trí … 


Thế Vận Hội quảng bá di sản Pháp


Thông qua việc tổ chức thi đấu tại các công trình trên khắp cả nước, Pháp đã thực hiện « chiến lược di sản », vừa bảo đảm tính bền vững vừa mang tính thử nghiệm.


Nghi lễ rước đuốc tiếp sức được thực hiện với 10.000 người nổi tiếng trong lĩnh vực thể thao, văn hóa hoặc xã hội tại hơn 400 thành phố ở nhiều vùng trên toàn nước Pháp, trong đó có 5 vùng lãnh thổ hải ngoại. Theo chuyên gia Anne Gombault, hành trình rước đuốc như vậy đã giúp quảng bá lịch sử nước Pháp và các di sản tự nhiên và phi vật thể trên khắp cả nước.


Đương nhiên, cũng không thể không nói tới sông Seine, nơi diễn ra lễ khai mạc, và rất nhiều di sản kiến trúc là nơi diễn ra các cuộc tranh tài, như cung điện Versailles (môn đua ngựa, 5 môn phối hợp), tháp Eiffel (bóng chuyền bãi biển, trượt ván). Về di sản phi vật thể Pháp và khối Pháp ngữ, có thể nói tới tuyệt phẩm Ngợi Ca Tình Yêu (L’Hymne à l’amour) của danh ca Pháp Edith Piaf, được tái hiện qua giọng ca diva người Canada Célion Dion, làm thổn thức biết bao con tim khán giả ở cuối chương trình khai mạc Thế Vận Hội.


Lễ khai mạc và bế mạc Thế Vận Hội là nơi tôn vinh văn hóa đại chúng, với tính đa dạng trong âm nhạc, từ nhạc cổ điển đến tạp kỹ, nhạc rap, metal, electro, và sự góp mặt của các ngôi sao trong nước và quốc tế.


Những sáng tạo công nghệ Pháp cũng là một điểm nhấn khác của Thế Vận Hội Paris, trong đó phải kể tới ngọn đuốc và đài lửa do Mathieu Lehanneur thiết kế, kỵ mã khoác lá cờ Olympic cưỡi ngựa sắt lướt trên sông Seine, và đặc biệt là đài lửa bay. Qua đó, theo nhà nghiên cứu Anne Gombault, Pháp khẳng định là một quốc gia lớn về sáng tạo đương đại chứ không chỉ là một quốc gia lâu đời về văn hóa.


2000 sự kiện Olympic văn hóa


Nói đến khía cạnh văn hóa trước, trong và sau Thế Vận Hội, cũng không thể không nói tới chuỗi sự kiện mang tên « Olympic Văn Hóa » (Olympiades culturelles). Theo đài France Musique (thuộc tổ hợp đài phát thanh Radio France) ngày 25/06, năm nay có 2.000 sự kiện được gắn nhãn « Olympic Văn Hóa ». Đây vốn dĩ là một chương trình do Ủy ban Thế vận Quốc tế phát động kể từ Olympic Barcelona 1992. Thế nhưng, điểm tạo nên khác biệt cho mỗi kỳ Thế Vận Hội là chương trình văn hóa - nghệ thuật này do nước chủ nhà tự do thực hiện theo cách riêng của họ.


Đối với Olympic Mùa Hè 2024, Pháp muốn triển khai chương trình văn hóa - nghệ thuật trên toàn lãnh thổ, với các sự kiện gồm nhiều môn văn hóa - nghệ thuật, từ truyện tranh, opera, ẩm thực, đến khiêu vũ và thậm chí cả xiếc. Các cuộc triển lãm về thể thao và lịch sử Olympic đặc biệt được chú ý.


Dấu ấn lịch sử tại các cuộc tranh tài thể thao


Paris 2024 cũng vinh danh lịch sử quốc gia khi đặt nhiều nhiều địa điểm thi đấu tại những nơi có các tượng đài lịch sử mang nhiều ý nghĩa, chẳng hạn tượng thống chế Joffre (thời Đệ nhất Thế chiến) cưỡi ngựa được trông thấy trong khu thi đấu judo ở khuôn viên Champs de Mars.


Khuôn viên này nằm ở tả ngạn sông Seine nơi không chỉ có ngọn tháp nổi tiếng thu hút đông du khách quốc tế hàng đầu thế giới mà còn mà khu vực thi đấu nhiều môn thể thao và mang đậm dấu ấn lịch sử, với quảng trường Trocadéro và điện Chaillot, ở hữu ngạn sông Seine. Điện Chaillot, được xây nhân dịp Triển Lãm Toàn Cầu 1937, là nơi 11 năm sau, vào năm 1948, bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được Liên Hiệp Quốc thông qua. Giữa hai cánh của điện Chaillot là lối vào Quảng trường Tự do và Nhân quyền, được ghi khắc điều 1 của bản Tuyên ngôn về Quyền con người và Quyền công dân năm 1789, theo đó “Con người được sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi”.


Ban tổ chức Thế Vận Hội Paris 2024 (Paris 2024 Olympics) cũng rất khéo léo tái hiện các sự kiện lịch sử Pháp qua các cuộc thi. Theo trang tin chính thức của ban tổ chức Thế Vận Hội Paris 2024 (Paris 2024 Olympics), ẩn sau lộ trình hơn 42km của cuộc thi Marathon cho giới vận động viên chuyên nghiệp và « Marathon Pour Tous » (Marathon cho tất cả mọi người) là sự tưởng niệm và tôn vinh một thời điểm quan trọng về lịch sử - văn hóa Pháp và Cách mạng Pháp : cuộc tuần hành của phụ nữ từ Paris đến cung điện Versailles vào ngày 05/10/1789.


Nhìn lại lịch sử, theo trang mạng Geo, đây là cuộc tuần hành của vài ngàn người phụ nữ Paris đến cung điện Versailles, nơi vua Louis 16 và hoàng hậu Marie-Antoinette ở, buộc vua và hoàng hậu phải trở về ở hẳn Paris trong bối cảnh Paris đang bị nạn đói hoành hành. Như vậy, cuộc thi trong khuôn khổ Thế Vận Hội cũng là nhằm tôn vinh lịch sử của nước chủ nhà.


Với khả năng tổ chức điêu luyện, với vốn văn hóa - nghệ thuật lâu đời và óc sáng tạo bất tận, nước Pháp đã khiến Olympic không còn đơn thuần là sự kiện tôn vinh thể thao, dẫu là sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, mà còn là một sự kiện kết nối thế thao với văn hóa, nghệ thuật và lịch sử.


https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20240814-olympic-paris-2024-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ph%C3%A1p-d%C3%B9ng-th%E1%BB%83-thao-%C4%91%E1%BB%83-t%C3%B4n-vinh-v%C4%83n-h%C3%B3a-ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt-v%C3%A0-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD


Cờ Olympic đến Los Angeles, thành phố đăng cai Thế vận hội 2028


13/08/2024

Reuters


image033Thị trưởng Los Angeles Karen Bass và Thống đốc California Gavin Newson giơ cao lá cờ Olympic khi chụp ảnh cùng Đội tuyển Olympic Mỹ, các thành viên ủy ban tổ chức LA28 và Ủy ban Olympic và Paralympic Hoa Kỳ (USOPC) tại Sân bay quốc tế Los Angeles hôm 12/8/2024.


Cờ Olympic hôm 12/8 đã đến Los Angeles, nơi nó sẽ được tung bay vào năm 2028 khi thành phố này đăng cai Thế vận hội Mùa hè tiếp theo.


Lá cờ được đưa đến bằng một máy bay phản lực của Delta Airlines chở các vận động viên và quan chức Hoa Kỳ, và được sơn dòng chữ "LA28" cùng với cây cọ ở bên sườn máy bay. Bài hát "California Love" của huyền thoại hip-hop Tupac Shakur đã được phát trên loa phóng thanh trên đường băng tại Sân bay Quốc tế Los Angeles khi máy bay dừng lại.


Thị trưởng Los Angeles Karen Bass bước xuống máy bay trong bộ đồ thể thao màu đỏ của Đội tuyển Hoa Kỳ, mỉm cười tươi tắn và vẫy cờ Olympic trước khi xuống cầu thang máy bay nơi Thống đốc California Gavin Newsom chờ để chào đón. Vận động viên nhảy cầu Olympic Delaney Schnell, vận động viên trượt ván Olympic Tate Carew và những người khác cùng xuống máy bay với Thị trưởng Bass.


Bà Bass cho biết tại sân bay rằng bà cảm thấy "vô cùng tự hào và có trách nhiệm" khi được trao Cờ Olympic tại Paris vào tối ngày 11/8. Trong khi Los Angeles đã và đang nỗ lực để tổ chức một Thế vận hội tuyệt vời, Thị trưởng Bass cho biết các nhà tổ chức Hoa Kỳ đang thực sự cảm thấy "cần phải tăng tốc".


image035Diễn viên điện ảnh Tom Cruise cầm lá cờ Olympic trong lễ bế mạc Thế vận hội mùa Hè 2024 tại sân vận động Stade de France ở Paris, Pháp, tối ngày 11/8/2024.


Ủy ban Olympic quốc tế đã trao cho Los Angeles quyền đăng cai Thế vận hội 2028 vào năm 2017. Đây sẽ là lần thứ ba Los Angeles đăng cai Thế vận hội trong kỷ nguyên hiện đại, sau khi là thành phố này đăng cai vào năm 1932 và 1984.


Bà Bass thừa nhận rằng Paris đã đặt ra tiêu chuẩn cao cho việc đăng cai Thế vận hội như họ đã làm trong Olympic vừa kết thúc và vấn đề vô gia cư của Los Angeles sẽ là một thách thức cần vượt qua. Nhưng ‘Thành phố của những Thiên thần’ có một tài sản đẳng cấp thế giới mà không ai khác có thể sánh bằng: "Chúng tôi có Hollywood, vì vậy tôi mong đợi rất nhiều cơ hội kỳ diệu", bà nói với Reuters tại Paris.


Các quan chức Olympic tại Paris đã trao lá cờ cho Hoa Kỳ của họ trong lễ bế mạc tối ngày 11/8. Nam diễn viên Tom Cruise đã có một màn trình diễn kiểu Hollywood tại Paris, khi anh đu dây từ mái nhà của sân vận động quốc gia Pháp xuống để nhận lá cờ.


Cảnh Tom Cruise rời khỏi lễ bế mạc Paris bằng xe máy phân khối lớn đã chuyển sang cảnh quay video được ghi hình trước, trong đó nam diễn viên 62 tuổi nhảy dù xuống nơi đặt biển hiệu Hollywood. Một cảnh quay toàn cảnh cho thấy các vòng tròn biểu tượng Olympic được kết hợp vào biển hiệu Hollywood, một thắng cảnh của Los Angeles.


https://www.voatiengviet.com/a/co-olympic-den-los-angeles-thanh-pho-dang-cai-the-van-hoi-2028/7740917.html


Nhìn lại những thành tích thể thao lịch sử tại Thế vận hội Paris 2024


RFI 18/08/2024

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-th%E1%BB%83-thao/20240818-nh%C3%ACn-l%E1%BA%A1i-nh%E1%BB%AFng-th%C3%A0nh-t%C3%ADch-th%E1%BB%83-thao-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-t%E1%BA%A1i-th%E1%BA%BF-v%E1%BA%ADn-h%E1%BB%99i-paris-2024


Olympic Paris 2024, Thế vận hội Mùa hè trở lại nước Pháp sau đúng một thế kỷ, là một thành công đặc biệt về mặt tổ chức, đại chúng và trên phương diện thể thao, để lại ấn tượng và được khen ngợi trên khắp thế giới: Một lễ khai mạc hoành tráng độc đáo, các địa điểm thi đấu mang đậm nét biểu tượng lịch sử văn hóa Pháp , tổ chức hoàn hảo về mọi mặt, từ thi đấu, đón tiếp khách đến tôn trọng những cam kết được đưa ra trong các vấn đề xã hội và môi trường...


image035Các vận động viên Marathon trên đường đua qua tháp Eiffel trong môn thi cuối cùng của Thế vận hội mùa hè Paris, ngày 11/08/2024. AP - Song Yanhua


Trên hết, Thế vận hội là một cuộc so tài thể thao, về phương diện này, Paris 2024 là kỳ Thế vận hội thành công  nhất trong lịch sử Olympic hiện đại. Trong hai tuần thi đấu từ 26 tháng 7 đến 11 tháng 8  hàng chục kỷ lục Olympic và thế giới đã bị phá, đưa nhiều tên tuổi vận động viên vào lịch sử Olympic, như Armand Duplantis, vận động viên nhảy sào Thụy Điển, nữ vận động viên chạy vượt rào Mỹ Sydney Mclaughlin-Levrone, kình ngư Pháp Léon Marchand hay đô vật Cuba Mijain Lopez, từ biệt thảm đấu Olympic với 5 tấm huy chương vàng cá nhân liên tiếp qua 5 kỳ Thế vận hội mùa hè. Đã có rất nhiều dấu mốc lịch sử được đặt tại kỳ Thế vận hội này.


Riêng với nước chủ nhà, ngoài thành công rực rỡ về mặt hình ảnh,  thể thao Pháp đã lập thành tích lịch sử ở Olympic với 64 huy chương ở 27 môn tham gia thi đấu, trong đó có 16 vàng, 26 bạc và 22 đồng, gấp đôi so với kỳ Olympic Tokyo 2020 và phá kỷ lục 43 huy chương giành được ở Bắc Kinh 2008, hoàn thành mục tiêu vào tốp 5 trên bảng xếp hạng chung cuộc. Các vận động viên Pháp đã đạt được nhiều thành tích lịch sử : 4 tấm huy chương và cùng 4 kỷ lục Olympic của tay bơi Léon Marchand ; cú đúp huy chương vàng (đồng đội và cá nhân) của võ sĩ Judo hạng nặng Teddy Riner ; danh hiệu vô địch Olympic đầu tiên trong lịch sử của đội bóng rugby 7 ; huy chương vàng taekwodo đầu tiên của Althéa Laurin và  môn đua xe đạp BMX racing giành trọn bộ 3 huy chương vàng, bạc, đồng, điều chưa từng có từ 100 năm qua.


Cùng với các màn so tài quyết liệt đầy của các vận động viên trên sân đấu là cuộc cạnh tranh thứ hạng của các đoàn cũng diễn ra không kém phần hồi hộp hấp dẫn. Nhìn lại thành tích huy chương chung cuộc của các đoàn ở Paris 2024, chuyên gia Trần Văn Mui nhận định :
24 Tháng Sáu 2024(Xem: 416)