Khu trục hạm 173 (Trường Sa) và Vận tải hạm đổ bộ 999 đến Đà Nẵng ‘chào hàng’ VN - mở ra chiến thuật mới ở Biển Đông?

07 Tháng Giêng 20257:37 SA(Xem: 752)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY-SOUTH CHINA SEA - THỨ BẨY 11 JAN 2025


Khu trục hạm 173 (Trường Sa) và Vận tải hạm đổ bộ 999 đến Đà Nẵng ‘chào hàng’ VN mở ra chiến thuật mới ở Biển Đông?

image017

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

09/1/2024


Hai chiến hạm Hải quân TQ đến Đà Nẵng “chào hàng” Bộ Quốc Phòng VN?

image015

1.


Ngày 28/12/2024, Biên đội tàu 173 gồm Khu trục hạm 173 (Chang Sha-tiếng Việt là Trường Sa), và Vận tải hạm đổ bộ 999 (Jing Gang Shan) của Hải quân Trung Quốc do Đại tá Li Chaofeng (Lý Siêu Phong) và Đại tá Li Yuanfang (Lý Viễn Phương) chỉ huy đã cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng, thực hiện chuyến giao lưu hải quân với Hải quân Việt Nam từ ngày 28 đến 31/12/2024.


Nếu bạn chú ý một chút về các nhân vật chính trị-quân sự của Việt Nam và Trung Quốc hiện diện trong buổi ‘Lễ’ đón hai chiến hạm ở Đà Nẵng – chỉ ra tầm quan trọng của sự kiện quân sự trong tinh hình mới ở Biển Đông.


Các sĩ quan cao cấp thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân Việt Nam và một số nhân vật chính trị Việt Nam. Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân VN là Bộ Tư lệnh tác chiến quản lý vùng biển giữa miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Định gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định gồm các đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, và Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands), …


Về phía Trung Quốc có đại diện Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng, tuỳ viên Quốc phòng Trung Quốc tại Việt Nam và một số cán bộ Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Xin lưu ý, thủ phủ của Bộ tư lệnh Chiến khu miền Nam của TQ ở đảo Phú lâm (Woody Island – Hoàng sa đông).


Có thể cho rằng sự kiện quân sự lớn này chuẩn bị cho các hoạt động mới của hải quân giữa hai nước TQ và VN sau các cuộc hành quân phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát biển gần đây ở Vịnh Bắc Việt.


Ông Tô Lâm, vừa nhậm chức tổng bí thư đảng CsVN không bao lâu đã đến làm việc tại Bộ tư lệnh hải quân Vùng 1 Hải Phòng và đảo Bạch Long Vỹ ở vịnh Bắc Việt.


Tuy nhiên, tin tức về các hoạt động hải quân giữa hai nước TQ-VN dường như đang manh nha một chiến thuật mới trong chiến lược của hai nước Trung Quốc và Việt Nam bảo vệ vùng biển South China Sea sau các cuộc tuần tra của hải cảnh TQ và kiểm ngư VN.


Văn Hóa Online cho rằng tình hình biến đổi mau lẹ của Biển Đông không những lệ thuộc tích cực vào các hoạt động cụ thể ở BIỂN của TQ và VN, mà còn thích ứng với hoạt động hải quân của các cường quốc hiện diện trong vùng biển như Mỹ, Nhật, Ấn, Úc; đặc biệt với cuộc thắng cử


nhiệm kỳ mới của nguyên Tổng thống Donald Trump, giới quan sát chưa thể biết được quan điểm hành xử của ông Trump như thế nào đối với South China Sea.


Năm 2017, Tổng thống Donald Trump khi đi dự hội nghị quốc tế APEC ở Đà Nẵng, chính ông là tác giả công bố chiến lược INDO-PACIFIC.


Đừơng bay của ông từ Guam tới Đà Nẵng, từ trên không ông đã nhìn thấy vị trí của quần đảo Hoàng Sa (Trung cộng chiếm hữu từ tay hải quân VNCH ngày 19/1/1974 và đảo lớn Hải Nam, nơi có căn cứ tàu ngầm nguyên tử và bệ phóng không gian bí mật.


2.


Hai chiến hạm của Trung Quốc – một là khu trục hạm tác chiến và một là vận tải hạm đổ bộ quân lính chuyên nghiệp trong việc đánh chiếm, tái chiếm đảo, “ra mắt” lần đầu tại quân cảng Đà Năng cho thấy – dường như TQ và VN đang tiến lên bước mới ở Biển Đông (South China Sea nói chung), khi hải cảnh và kiểm ngư đã thi hành xong các nhiệm vụ chiến thuật.


Sự kiện này ra trong bối cảnh công binh của hải quân Việt Nam đang dốc toàn lực mở rộng tối đa diện tích các đảo đá 11 căn cứ hỏa lực đi đôi với việc xây dựng hạ tầng quân sự ở khu vực Trường Sa; ví dụ như gần đây họ đang nạo vét, bồi đắp, đổ bê tông xây dựng lên một đảo nhân tạo và một đường băng dài hơn 3 km ở bãi đá Thuyền Chài (Barque Canada Reef).


Hải quân TQ khi đặt tên cho Khu trục hạm 173 (Chang Sha-tiếng Việt là Trường Sa) không phải là không có ý nghĩa.


Hai chiến hạm số 173 và 999 “ra mắt” ở Đà Nẵng trong ẩn dụ nào đó – có thể mang ý nghĩa “chào hàng” Bộ quốc phòng Việt Nam.


image019Ảnh trên: Vị trí ba đảo nhân tạo chiến lược của TQ ở vùng biển Trường Sa gồm Su Bi, Chữ Thập và Vành Khăn, vị trí bãi Thuyền Chài (Bản đồ của VHO); Ảnh dưới: chùm đảo của Việt Nam, Philippines, và Đài Loan hiện đang mở rộng diện tích và căn cứ quân sự ở Trường Sa. (Bản đồ của CSIS/AMTI.


image021Hình dáng bãi đá san hô Thuyền Chài đẹp huyền ảo, từ trên không nhìn xuống tựa như con thuyền hếch mũi đánh cá của ngư phủ Việt Nam. Ảnh vệ tinh chụp năm 2002. Nguồn wikipedia.


3.


VN trở thành quốc gia mua bán vũ khí ở Đông Nam Á


VN hiện không bỏ lỡ cơ hội trong việc bán và mua các sản phẩm vũ khí nay họ nhận thấy một số vũ khí không cần thiết hoặc cần thiết.


Ngày 19 tới 22/12/2024 tại sân bay Gia Lâm ở Hà Nội, Việt Nam đã tổ chức cuộc Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 quy tụ hơn 240 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng đến từ 49 quốc gia, bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc, và Nga.


Kết quả của cuộc trưng bày vũ khí quốc phòng, Bộ quốc phòng Việt Nam đã bán được 16 hợp đồng trị giá hơn 286 triệu đô la với các đối tác nước ngoài.


Trị giá đôla các vũ khí VN bán được trong cuộc triển lãm không được VN nêu rõ.


Tuy nhiên, với số tiền thu hoặch không nhỏ, ngân sách của Bộ Quốc Phòng có thể tăng thêm để mua các vũ khí mới của Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc.


Theo một số tin tức quốc phòng, VN đự định mua Vận tải cơ nổi tiếng trong Vietnam War C-130 Hercules tên lửa BrahMos do Ấn Độ và Nga sản xuất.


Vận tải cơ nổi tiếng trong Vietnam War C-130 Hercules từ trong ciến tranh Việt Nam (Vietnam War) là một phi cơ có khả năng đa hiệu; nó chở lính và khí tài quân sự nặng hàng ngàn pound như súng đại bác, đạn dược và hàng hóa, thả lính nhẩy dù, di tản chở thương binh, v,v … Ưu điểm của C-130 Hercules có thể lên xuống ở phi đạo dã chiến ngắn, gồ ghề, sức chứa quân trang bị đầy đủ vũ khí đến một đại đội, sức chở trọng tải lớn, thả dù tiếp tế ở trận mặc khá chính xác (ngoại trừ súng phòng không quá mạnh).


Cùng với phi cơ AC-47, biệt danh “Hỏa Long’, hai phi cơ quân sự này làm mưa làm gió một thời trong chiến tranh VN yểm trợ đắc lực cho bộ binh ở chiến địa.


BrahMos được giới thiệu là loại vũ khí có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt nước với độ cao thấp hơn 10 mét. Nó có thể đạt vận tốc Mach 2,8 (gấp 2,8 lần tốc độ âm thanh, 3.400km/h).


Tên lửa BrahMos đã được Ấn Độ nâng tầm bắn lên tới 500 km. Phiên bản mới của tên lửa BrahMos sẽ được trang bị trên máy bay Su-30MKI với tính năng là vũ khí chiến lược.


Ở “Mặt trận South China Sea” hiện nay, tên lửa BrahMos nếu được trang bị cho lính đồn trú ở đảo, đá, căn cứ tiền tiêu, bệ phóng đơn giản, BrahMos trở nên vũ khí lợi hại, do cá nhân có thể sử dụng dễ dàng linh hoạt, thích hợp với chiến hạm lớn nhỏ và tàu siêu tốc.

image023

Vận tải cơ nổi tiếng trong Vietnam War C-130 Hercules do công ty Lockheed Martin của Hoa Kỳ sản xuất trưng bày tại Gia Lâm Hà Nội ngày 19/12/2024. Ảnh Đậu Tiến Đạt


image025Tên lửa BrahMos trưng bày tại Triển Lãm Quốc phòng 2024 tại Gia lâm, Hà Nội


image027Tên lửa BrahMos do Ấn Độ và Nga sản xuất. Ảnh: India Times.


Quân đội Việt Nam hiện đang đóng quân, đồn trú dài ngày ở khoảng 21 thực thể (có thể hơn hiện nay) ở các bãi đá và đảo nằm khá xa đất liền.


Về phương diện chiến thuật, – đã tới lúc rất cần khả năng hỏa lực của chiến hạm, vận tải hạm, về chuyên chở binh sĩ với số lượng lớn, về hậu cần, tiếp liệu đường dài, v, v… Sức mạnh của hải quân trong tình hình mới sẽ bảo vệ những thành quả của VN, qua các hoạt động của kiểm ngư và tàu cá đặc công không đủ sức thi hành.


Song, sẽ còn nhiều dấu hỏi ở “Mặt trận South China Sea – VN gọi là Biển Đông” khiến giới quan sát lưu ý trong những ngày sắp tới.


Ngoài yếu tố vũ khí, tình hình quân sự ở Biển Đông không thể tách rời khỏi yếu tố chính trị dưới thời các Tổng thống Barack Obama, Joe Biden (đảng Dân Chủ) mãn nhiệm và tới đây, dưới thời của tổng thống đắc cử Donald Trump (đảng Cộng Hòa) sẽ diễn biến ra sao – còn nằm trong màn tối.


4.


Tính năng của Khu trục hạm 173 và Vận tải hạm 999 đổ bộ


image029Tàu khu trục số hiệu 173 Type 052D


Khu trục hạm số hiệu 173 Trường Sa, type 052D dài 157 mét, lượng giãn nước 7500 tấn; trang bị hệ thống tác chiến phóng thẳng đứng 64 ống kiểu phóng nhiệt, sử dụng chung cho cả tên lửa phòng không và tên lửa hành trình đối đất. Ngoài ra, nó còn được trang bị 1 pháo 130mm, 6 ống phóng ngư lôi chống ngầm, 2 bệ pháo phòng không tầm gần 30mm dùng để đánh chặn tên lửa và có thể mang theo 1 máy bay trực thăng. Nét mới nhất và nổi bật trong thiết kế của 052D là nó sẽ được trang bị cả tên lửa hành trình đối đất DH-10, tương tự như Tomahawk của Mỹ, có tầm bắn từ 2000 – 3000 km (theo Thời báo Hoàn Cầu/TQ). 


Jinggang Shan (999) là vận tải hạm đổ bộ Type 071 lớp Yuzhao của Trung Quốc. Chi phí sản xuất ước tính là 300 triệu đô la Mỹ. Con tàu được hạ thủy vào ngày 16 tháng 11 năm 2010. Sau khi hoàn tất các cuộc thử nghiệm, con tàu đã được biên chế vào Hạm đội Nam Hải. Nhiệm vụ chuyên nghiệp của nó là thả quân đổ bộ vào các thực thể đảo đá giữa biển hoặc bãi biển duyên hải. Nó có thể chở tối đa bốn tàu đổ bộ đệm khí và hai tàu đổ bộ trên cần cẩu mạn trái/mạn phải, cũng có thể chở khoảng 15 xe bọc thép cùng với 800 binh sĩ PLA, nó có sân bay trực thăng ở phía đuôi có thể chở được loại Z-8 Super Frelon và Z-9 Haitun.


image030Vận tải hạm đổ bộ Jinggang Shan (999).


image031Vận tải hạm Jinggang Shan (999) đang thực hiện giả định một cuộc thả quân đổ bộ.

02 Tháng Bảy 2024(Xem: 2084)
Lần thứ hai, Manila đệ nạp lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc văn kiện mở rộng thềm lục địa ở Biển Tây Philippines