Đỗ Hoàng Ngọc: Cao Huy Thuần - ‘Chia tay mà không biệt ly’

07 Tháng Giêng 20257:55 SA(Xem: 97)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA VĂN CHƯƠNG - THỨ BA 07 JAN 2025


Đỗ Hoàng Ngọc: Cao Huy Thuần - ‘Chia tay mà không biệt ly’


image024Giáo sư Cao Huy Thuần - một trí thức gắn bó với đất nước, quê hương - qua đời vào đêm 07/7/2024 tại Pháp, hưởng thọ 87 tuổi. Ông sinh ra trong một gia đình trí thức tại Huế năm 1937, học Đại học Luật Sài Gòn (1955-1960), Giáo sư thực thụ ở Đại học Huế (1962-1964).


Năm 1964, ông sang Pháp du học, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris (1969). Sau đó làm giám đốc Trung tâm nghiên cứu về cộng đồng châu Âu tại Đại học Picardie. Trước khi nghỉ hưu, ông là giáo sư chính trị học tại Đại học Picardie, Pháp quốc. Với bạn đọc Việt Nam, ông được yêu mến với nhiều đầu sách, bài viết, thuyết trình mang bề sâu tư tưởng, văn hóa, trong đó nổi lên là sự thấm nhuần tư tưởng Phật giáo. (theo TNO)


By Đỗ Hồng Ngọc


Translated by Nguyên Giác


Khi anh Cao Huy Thuần gởi tôi tập Im Lặng, như lời chia tay…  tôi nghĩ: chắc là “Im Lặng thở dài…” đây rồi! “Tôi đang lắng nghe tôi đang lắng nghe im lặng đời mình” (Trịnh Công Sơn)? Nhưng không. Cao Huy Thuần nói về “chia tay mà không biệt ly”…


Nhưng đâu là cách chia tay mà không biệt ly? Cao Huy Thuần dẫn bài thơ Feuille morte (Lá chết) của Hermann Hess, tác giả Siddhartha. Anh “phát hiện” một điều thú vị: người Việt không ai nói “lá chết” mà nói “lá khô”, “lá rụng”. Quét lá rụng, quét lá khô, không ai nói quét lá chết như ngôn ngữ Pháp, Đức. Bởi vì, lá không bao giờ chết. Nó khô, nó rụng, rồi nó tái sinh thành lá búp lá non (Im Lặng, CHT).


“Chân lý” ấy do hai con sên của nhà thơ Jacques Prévert trên đường đi dự đám tang một chiếc lá chết, tựa là: “Bài ca hai con sên đi dự đám tang”.


Hai con sên đi đưa


Đám tang chiếc lá chết


Hai cái vỏ thì đen


Hai sừng băng trắng hết…


Hỡi ôi khi chúng đến


Mùa xuân đã đến rồi


Bao nhiêu lá chết xong


Tất cả đều lại sống


Hai chú sên trở về


Với xiết bao cảm xúc


Lòng tràn ngập hân hoan


Và vô biên hạnh phúc…


 Ôi, làm sao hai chú sên đi dự đám tang chiếc lá chết buồn xo giữa mùa thu… mà nay lòng lại tràn đầy hân hoan, hạnh phúc? Ấy bởi vì chúng là sên. Chúng “bò như sên”! Bò hết cả mùa đông, chưa kịp đến nơi mà xuân đã về rồi! “Bao nhiêu lá chết xong/ Tất cả đều lại sống…”


Tiễn mùa thu thì gặp mùa xuân. Tiễn cái chết thì gặp cái sống. Tiễn ảm đạm thì gặp tưng bừng. Hai con sên chia tay mà chẳng biết biệt ly là gì! (Im Lặng, CHT).


Cao Huy Thuần nói: “chúng chẳng có cả khái niệm…”. Dĩ nhiên, Cao Huy Thuần đang nói về Kinh Kim Cang! Khi ta mà biết sống “ly niệm”, khi ta không còn bám chấp vào khái niệm… thì “trí bất đắc hữu vô”. Thong dong. Tự tại.


Descartes nói “Je pense, donc je suis Tôi tư duy, nên tôi tồn tại”. Ta cũng có thể bắt chước nói: “Tôi thở, vậy có tôi”. Nghĩa là nếu tôi không thở thì không có tôi. Nhưng cái thời tôi còn trong bụng mẹ, tôi cũng không thở mà vẫn có tôi đó thôi. Từ đó, suy ra rằng cái thời tôi… hết thở, ngừng thở, thì tôi vẫn tồn tại đó chứ, sao không? Tôi lúc đó trở lại trong bào thai Mẹ (bào thai Như Lai, Tathagata garbha) đó chứ!


Anh Cao Huy Thuần thân mến, nếu thỉnh thoảng ta mà vào được Tam muội Phổ Hiền, sống trong Như Lai tạng thì ta cũng có thể nhận ra cái “vô tướng” – bỗng “hiện tướng”… đùa vui giữa chốn Ta-bà chút vậy thôi.


Khi con chim bay, nó không cần biết trời là gì, đâu là giới hạn. Nó chỉ bay. Trong bầu trời vô tận. Cao Huy Thuần đang bay.


Đường bay của hạnh phúc. Lấp lánh ánh vàng!


Cao Huy Thuần: Farewell without separation


By Đỗ Hồng Ngọc


Translated by Nguyên Giác


When Mr. Cao Huy Thuần sent me the book, “Silence as a Word of Farewell,” I initially thought it must be “Silent Sigh.” “I am listening; I am listening to the silence of my life” (Trịnh Công Sơn). However, that is not the case. Cao Huy Thuần explores the theme of “farewell without separation.”


But how can one bid farewell without experiencing separation? Cao Huy Thuần referenced the poem Feuille morte (Dead Leaves) by Hermann Hesse, the author of the novel Siddhartha. He discovered something interesting: Vietnamese people do not refer to "dead leaves" but instead use the terms "dry leaves" and "fallen leaves." Vietnamese people say "rake fallen leaves," "rake dry leaves," but they never say "rake dead leaves," unlike their French and German counterparts. Because leaves never die. When dry leaves fall, they regenerate into buds and young leaves (Silence, CHT).


In the poem Song of Two Snails Attending a Funeral by Jacques Prévert, two snails on their way to a dead leaf's funeral reveal the truth.


Two snails attended the


funeral of a deceased leaf.


Their shells were both black,


and their horns were white.


Regrettably, spring had already


sprung by the time they arrived.


All the dead leaves


had come back to life.


The two snails returned,


overwhelmed with emotions,


their hearts brimming with joy


and boundless happiness.


Oh, how could the two snails, attending the funeral of a dead leaf in the midst of autumn, be filled with joy and happiness? Because they were snails. They moved as slowly as snails do! They crawled throughout the winter, and by the time they arrived, spring had already arrived! "All the dead leaves / had come back to life."


Saying goodbye to autumn, we see spring. Saying goodbye to death, we meet life. Saying goodbye to gloom, we encounter excitement. Two snails bid farewell to falling leaves, unaware of what parting truly means! (Silence, CHT).


Cao Huy Thuần stated, “They don’t even have concepts…” Of course, he is referring to the Diamond Sutra! When we learn to live “free from concepts” and no longer cling to them, we find that “wisdom neither obtains existence nor non-existence.” This state is leisurely and free.


Descartes famously stated, “Je pense, donc je suis—I think, therefore I am.” We might also say, “I breathe, therefore I am.” This implies that if I do not breathe, I do not exist. However, even though I didn't breathe when I was in my mother's womb, I was still present. From this, we can deduce that when I… stopped breathing, I still existed—why not? At that moment, I returned to my mother’s womb (the womb of Tathagata, Tathagata garbha)!


Dear Brother Cao Huy Thuần, if we can occasionally enter the Samadhi of Samantabhadra and dwell in the Tathagatagarbha, we can merge with the formless and, at times, suddenly manifest a form to experience a bit of joy in the realm of Samsara.


When a bird flies, it doesn't need to understand what the sky is or where its limits lie. It simply takes to the air. In this boundless expanse, Cao Huy Thuan is soaring.


This is the flight path of happiness that sparkles with golden rays!
02 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 227)
24 Tháng Sáu 2024(Xem: 861)
03 Tháng Sáu 2024(Xem: 1077)