Ông Tô Lâm sẽ ‘thay đổi Hiến pháp’: Một bước ngoạt lịch sử?

08 Tháng Ba 20257:26 SA(Xem: 704)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN ĐA NGUYÊN 1 - THỨ BẨY 08 MAR 2025


Ông Tô Lâm sẽ ‘thay đổi Hiến pháp’: Một bước ngoạt lịch sử?

image015image018

Đào Như

(từ Ohio)


Để thể hiện kỷ nguyên vươn mình của Viêt Nam, ông Tô Lâm đã lựa chọn chiến thuật hiệu quả nhất-tính gọn bộ máy hành chánh để tiêt kiệm ngân quỹ quốc gia, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng... Để tính gọn bộ máy, trước hết là ông sáp nhập nhiều bộ, ban, ngành, xóa bỏ những cơ quan hoạt động không hiệu quả. Ông cho giải thể  công an cấp Huyên, sáp nhập 63 tỉnh thành chỉ còn lại 31.


Theo số liệu cung cắp  từ chính phủ có đến 500 Cục hoạt động không hiệu quả, đã đưa đến sự lãng phí  vô cùng to lớn (Cục là cơ quan chịu sự quản lý của các bộ) Sự lãng phí to lớn này đã tồn tại qua  bao nhiêu năm, gây ra tình trạng sưu cao thuế nặng.


Theo số liệu của tổ chức lao động cho  biết ở Việt Nam  9-10 người dân nuôi một người hưởng lương ngân sách. Tỷ lệ này so với  Trung Quốc là 170, Nga 200, Mỹ 400, Nhật 700. Điều này làm sao người dân có thể giàu có và tiến bộ đươc? Sự giàu có của quốc gia được xây dựng từ sự giàu có của mỗi cá nhân, của mỗi căn hộ.


Đó là một trong muôn vàn điểm nghẽn mà ông Tô Lâm đã làm cho nguòi dân thấy rõ cái nhược điểm của thể chế hiện hành. Nhưng ĐCSVN chưa hề tỏ dấu hiệu sẵn sàng tháo gỡ điểm nghẽn này... Còn độc đảng là còn độc tài, còn độc tài là còn đôc quyền quan lý đất nước, còn tham nhũng, người dân không có hưởng được nền dân chủ, tự do.


Do đó ông Tô Lâm  quyết tâm thay dổi tận cùng nguồn gốc của chuyên chính đảng trị, đó là Hiến Pháp và Quốc Hội hiện hành ...


Đây là bước ngoặt lịch sử chuẩn bị cho Đại hội ĐCSVN năm 2026. Đây không phải lần đầu tiên nhà nước sửa đổi hay viết lại Hiến Pháp. Nhìn lại trong dòng chảy lịch sử lập hiến, kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã có 5 lần thay đổi Hiến Pháp cho phù hợp với từng giai đoạn lich sử.


1-Hiến Pháp 1946-thời kỳ kháng chiến chống Pháp


2- Hiến Pháp 1959-Thời kỳ sau hội nghi Genève, chia đôi đất nước


3- Hiến Pháp 1980- thời kỳ thống nhất đất nước


4- Hiến Pháp 1992-Sau thơi kỳ thành trì kiên cố của vô sản thế giới- Moscova  hoàn toàn sụp đổ.


5- Hiến Pháp năm 2013 là Hiến Pháp hiên hành của Nhà nước Việt Nam.


Nhìn lại tiến trình thể hiện kỷ nguyên vươn minh của đất nước mà TBT Tô Lâm đang cố thực hiện, có những điều rất tương đồng với công cuộc đổii mới Liên Bang Xô Viết năm 1985 của TBT Mikhail S. Gorbachev, nhất là tiến trình của cuộc đổi mới đất nước Liên Xô, đều dựa trên ba cột trụ chính:


1-Perostroika- Tái cấu trúc lại xã hội Liên Bang Xô Viết


2- Glastnost-    Mở cửa công khai, hòa nhập  vói thê giới bên ngoài.


3- Uskoreniye-  Tăng trưởng, phát triển kinh tế.


Ba cột trụ này giống y chang tiến trình tư tưởng tưởng thay đỏi thể chế của tbt Tô Lâm.


Nga: theo đúng nguyên tắc, muốn sửa đổi Hiến Pháp, trước hêt phải thuyết phục cho bằng được Quốc Hội, một quyền lực của lập pháp rất to lớn và cần thiết.


Để thực hiện việc làm đầy khó khăn này, Tbt của ĐCSLBXV, Gorbachev vào tháng 2-1991 đã cho phép các nghị viên Quốc Hội (DUMA) có tự do tranh cử, đa đảng.


Quyết định này của Gorbachov TBT của ĐCSLX đã tước đoạt quyền lực chuyên chính vô sản của ĐCSLX. 


Như vậy điều 6 của Hiến Pháp Liên Xô bị xóa bỏ.


Đến tháng 6-1991, vẫn còn dưới chế độ của ĐCSLX, lần đầu tiên người dân Liên Xô được tự do đi bầu tổng thống, họ đã chọn Boris Yeltsin  làm tổng thống.


Ngày 25 tháng 12-1991, Gorbachev lên truyền hình  tuyên bố  từ chức Chủ Tịch nước. LBXV thực sự chấm dứt  sau 70 năm  nắm chính quyền chuyên chế độc tài, đảng trị đầy sắt máu của ngươi dân Liên Xô, nhưng nó được TBT Gorbachev giải thể trong hòa bình không tốn một giọt máu của người dân Nga.


Liệu ông Tô Lâm có đủ can đảm, trí tuệ  và lòng dũng cảm yêu nước, biết hy sinh quyền lợi cá nhân và gia đinh và đảng phái?  Hy vọng ông sẽ ban hành lệnh cho phép nhân dân tự do bỏ phiếu bầu cử Quốc Hội  đa đảng, đa nguyên.


Như vậy chính  TBT Tô Lâm sẽ xóa bỏ ĐIỀU 4 của hiến pháp 2013, có nghĩa là ông xóa bỏ quyền lực của chuyên chính vô sản và quyết tâm thay đổi thể chế hiên tại. đem lại tự do, dân chủ, thống nhất đất nước hòa hợp hòa giải dân tộc.


Trong những ngày gần đây TBT Tô Lâm có lần ông công khai nhìn nhận giá trị và khả năng kiến tạo đất nước của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975,  với những minh chứng cụ thể và ấn tượng.


Trong tình hình hiện tai việc sửa đổi điều 4 của Hiến Pháp-2013, vẫn còn là một nhu cầu “cần thiết và đủ” để cho ông Tô Lâm có đủ  quyền lực và khả năng thay đổi thể chế hiện hành, đem lại tự do, dân chủ, giấc mơ thế kỷ của dân tộc Việt Nam.


Đào Như


Ohio


March 5 -2025