VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 4 - THỨ HAI 26 MAY 2025
Lịch Sử Nông Nghiệp Phương Đông

HÀ VĂN THÙY
Khoa học phương Tây quan niệm rằng, cuộc cách mạng Thời đá mới cùng với xuất hiện nông nghiệp đưa con người tới tự cấp tự túc về lương thực. Trong đó việc thuần hóa ngũ cốc là chỉ dấu về sự trưởng thành của nông nghiệp. Vì vậy việc thuần hóa kê và lúa có ý nghĩa đặc biệt, được tập trung nghiên cứu. Sang thế kỷ XXI, tận dụng những thành tựu của di truyền học và khảo cổ học, giới khoa học tập trung khám phá thời gian và địa điểm đầu tiên thuần hóa lúa và kê. Cho đến nay dường như đã đồng thuận rằng, cây lúa nước được thuần hóa khoảng 6000 năm trước ở trung lưu Dương Tử sau đó đi lên lưu vực Hoàng Hà. Trong khi cây kê được thuần hóa sớm nhất ở Bắc Trung Quốc khoảng 8000 năm trước rồi lan tỏa xuống phía Nam.
Tuy nhiên, cũng như lịch sử loài người, lịch sử của nông nghiệp phức tạp, sâu xa hơn nên muốn khám phá nó, chỉ kiến thức hạn hẹp của khảo cổ, di truyền học là không đủ mà cần sự hiểu biết đa ngành rộng lớn, toàn diện hơn. Bài viết sau đây trình bầy một cách nhìn khác.
I. Hạn chế của di truyền và khảo cổ học.
Nguyên lý của di truyền học là, dựa vào một vài gen đặc hữu của cây trồng hiện nay rồi truy ngược thời gian tìm tới tổ tiên xa xưa nhất của nó sẽ gặp địa điểm và thời gian cây trồng được thuần hóa. Tuy nhiên có thực tế là, giữa cây trồng và tổ tiên hoang dã của chúng đã thành hai loài khác nhau. Do có sự đứt gẫy về di truyền nên dấu vết các gen liên hệ giữa chúng rất mờ nhạt khiến cho việc đoán định tổ tiên của cây trồng khó chính xác. Mặt khác, do biến động của môi trường làm cho những loài có thể là tổ tiên của cây trồng bị tuyệt chủng nên việc tìm tổ tiên của chúng là không thể. Cũng có thực tế là, loài Oryza rufipogon thường được coi là tổ tiên lúa trồng nhưng hiện nay chúng mọc phổ biến nhiều nơi nên cũng không thể xác định địa điểm và thời gian đầu tiên cây lúa trồng được thuần hóa. Do những giới hạn đó nên di truyền học chưa có thể xác quyết điều gì về nguồn gốc cũng như thời điểm thuần hóa cây lúa.
Khảo cổ học bắt đầu bằng việc khảo sát hiện vật được khai quật từ di chỉ khảo cổ. Di chỉ khảo cổ chỉ hình thành khi con người cư trú trên diện tích đủ lớn và thời gian đủ dài để cho dấu vết hoạt động của họ được trầm tích trong lòng đất. Trong khi đó, con người trồng cây làm thức ăn từ rất sớm, khi còn là những bộ lạc săn hái luôn di động. Tiếp đó khi nông nghiệp thực tế hình thành thì con người trải thời gian dài du canh du cư không để lại dấu vết là di chỉ khảo cổ. Mặt khác, tàn tích thực vật là chất hữu cơ, khi vùi trong lòng đất, dễ dàng bị hủy hoại do tác động của khí hậu, thổ nhưỡng nên không thể tồn tại lâu dài. Một thí dụ điển hình là suốt thế kỷ XX, ta chỉ biết sọ Sơn Vi có tuổi 32000 năm là cốt sọ xưa nhất của Homo sapiens trên đất Việt Nam nên cho rằng, người Sơn Vi là người có mặt sớm nhất trên đất nước ta. Vì vậy khi di truyền học công bố, 70.000 năm trước, người từ châu Phi đã có mặt tại Việt Nam, ta mới giật mình nhận ra là tổ tiên đã sống 40.000 năm trên mảnh đất này mà không để lại dấu vết! Có nghĩa là khảo cổ học đã bất lực trước 40.000 năm hoạt động của con người trên đất Việt Nam. Do những hạn chế như vậy nên việc chỉ trông cậy vào di truyền và khảo cổ học để tìm hiểu lịch sử con người cũng như lịch sử nông nghiệp phương Đông là bất khả. Do đó chúng tôi đi theo con đường khác.
II.Những con đường dẫn tới lịch sử nông nghiệp Đông Á.
Từ toàn bộ tri thức lịch sử văn hóa phương Đông, chúng tôi cho rằng để tìm hiểu quá trình hình thành nông nghiệp Đông Á, cần theo những con đường sau:
- Những lời tiên tri.
Từ những khám phá khảo cổ học về văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn thập kỷ 1920, tháng Giêng năm 1932 Hội nghị Tiền Sử Viễn Đông lần thứ Nhất đã họp tại Hà Nội. Hội nghị xác nhận: “Văn hóa Hòa Bình là trung tâm phát minh nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp cùng chăn nuôi gia súc đầu tiên trên thế giới. Trung tâm nông nghiệp Hòa Bình có trước vùng Lưỡng Hà 3000 năm" (Encyclopédia d’Archeologie). Kết luận của Hội nghị khiến cho giới khoa học quốc tế bất ngờ. Bởi lẽ những công bố như vậy hầu như không có chứng cứ.
Tuy nhiên, đó không phải tuyên bố sớm nhất về nông nghiệp phương Đông. Từ giữa thế kỷ XIX, trong cuốn Nguồn gốc các loài, Darwin đã viết: “Mọi con gà trên thế giới hiện nay đều là hậu duệ của con gà rừng duy nhất được thuần dưỡng ở nơi nào đó tại Đông Nam Á khoảng 15000 năm trước.” Cha đẻ của Thuyết Tiến hóa không hề đưa ra bằng chứng nên lời của ông cũng là dự ngôn. Từ năm 1926, học giả người Nga Vavilov, cha đẻ của môn di truyền quần thể xác định Đông Nam Á là một trong những trung tâm nông nghiệp của thế giới.
Năm 1952, nhà địa lý Hoa Kỳ C. Sauer trong cuốn Cội nguồn nông nghiệp và sự phát tán (Agricultural Origins and Dispersals) viết: “Tôi đã chứng minh Đông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp cổ nhất. Và tôi cũng chứng minh rằng văn hóa nông nghiệp có nguồn gốc gắn liền với đánh cá bằng lưới ở xứ này. Tôi cũng chứng minh rằng những động vật gia súc xưa nhất bắt nguồn từ Đông Nam Á, và đây là trung tâm quan trọng của thế giới về kỹ thuật trồng trọt và thuần dưỡng cây trồng bằng cách tái sinh sản thực vật."(1)
Năm 1967 trong cuốn Southeast Asia and the West (Đông Nam Á và phương Tây), Giáo sư W.G. Solheim II của Đại học Hawaii viết:
"Tôi cho rằng khi chúng ta nghiên cứu lại nhiều cứ liệu ở lục địa Đông Nam Á, chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện ra rằng việc thuần dưỡng cây trồng đầu tiên trên thế giới đã được dân cư Hòa Bình (Việt Nam) thực hiện trong khoảng 10.000 năm TCN..."; "Rằng Văn hóa Hòa Bình là văn hóa bản địa không hề chịu ảnh hưởng của bên ngoài, đưa tới Văn hóa Bắc Sơn." "Rằng miền Bắc và miền Trung lục địa Đông Nam Á có những nền văn hóa tiến bộ mà trong đó đã có sự phát triển của dụng cụ đá mài nhẵn đầu tiên của châu Á, nếu không nói là đầu tiên của thế giới và gốm đã được phát minh..." "Tôi nghĩ rằng những đồ đá sắc cạnh sớm nhất tìm thấy ở miền Bắc châu Úc 20.000 năm TCN có nguồn gốc thuộc Hòa Bình." "Tôi đồng ý với Sauer là những người dân thuộc nền Văn hóa Hòa Bình là những người đầu tiên trên thế giới đã thuần hóa cây cỏ ở một nơi nào đó trong vùng Đông Nam Á. Việc này cũng chẳng làm tôi ngạc nhiên nếu sự thuần hóa này bắt đầu sớm nhất khoảng 15.000 năm trước Công nguyên."
"Rằng không chỉ là sự thuần hóa thực vật đầu tiên như ông Sauer đã gợi ý và chứng minh mà thôi, mà còn đi xa hơn, nơi đây đã cung cấp tư tưởng về nông nghiệp cho phương Tây. Và sau này một số cây đã được truyền đến Ấn Độ và châu Phi. Và Đông Nam Á còn tiếp tục là một khu vực tiên tiến ở Viễn Đông cho đến khi Trung Quốc thay thế xung lực này vào nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 TCN, tức khoảng 1500 năm TCN."(2)
Bốn năm sau, tháng 3/1971 vị giáo sư Đại học Hawaii này từ những khảo sát ở Thái Lan lại cho in một công trình quan trọng dưới nhan đề Ánh sáng mới dọi vào quá khứ bị lãng quên:
"Thuyết cho rằng tiền sử Đông Nam Á đã di chuyển từ phương Bắc xuống, mang theo những tiến triển quan trọng về nghệ thuật. Tôi thấy rằng văn hóa Sơ kỳ Đá mới (Proto-Neolithic) phía Bắc Trung Hoa, gọi là văn minh Yangshao (Ngưỡng Thiều) đã do trình độ thấp Văn hóa Hòa Bình phát triển lên từ miền Bắc Nam Á vào khoảng kỷ nguyên thứ VI hay V TCN."
"Tôi cho rằng, văn hóa sau này được gọi là Lungshan (Long Sơn) mà người ta xưa nay vẫn cho là nó xuất phát ở Yangshao phía Bắc Trung Hoa rồi mới bành trướng sang phía Đông và Đông Nam, thì thực ra cả hai nền văn hóa ấy đều phát triển từ căn bản Hòa Bình." "Việc dùng thuyền độc mộc có lẽ đã được sử dụng trên các dòng sông nhỏ ở Đông Nam Á từ lâu, trước kỷ nguyên thứ V TCN. Tôi tin rằng việc di chuyển bằng thuyền ra ngoài biển bắt đầu khoảng 4000 năm TCN, tình cờ đã đi đến Đài Loan và Nhật Bản đem theo nghề trồng khoai sọ và có lẽ các hoa màu khác." "Dân tộc Đông Nam Á cũng đã di chuyển sang phía tây, tới Madagascar có lẽ vào khoảng 2000 năm TCN. Có lẽ họ đã cống hiến một số cây thuần dưỡng cho nền kinh tế miền Đông châu Phi." "Vào khoảng thời gian ấy có sự tiếp xúc đầu tiên giữa Việt Nam và Địa Trung Hải có lẽ qua đường biển. Một số đồ đồng ít thông dụng xác chứng nguồn gốc Địa Trung Hải cũng đã tìm thấy ở địa điểm Đông Sơn."(3)
Ở thời điểm ra đời, công bố của Solheim II gây chấn động giới khoa học. Ông được mệnh danh là “ông Đông Nam Á.” Nhưng sau đó, do tuổi các hiện vật tìm thấy ở Thái Lan được xác định muộn hơn so với con số ban đầu, ý kiến ông bị phủ định và rơi vào quên lãng.
Nhưng nay, hàng loạt khám phá khảo cổ trên đất Trung Quốc đã cho thấy phát biểu nửa thế kỷ trước của ông hoàn toàn chính xác. Có điều giới khoa học cũng quên đi, không còn ai nhắc đến dự báo của ông. Cũng như trường hợp Solheim II, những ý tưởng được dẫn trên tuy không được minh chứng bằng hiện vật cụ thể nhưng vẫn nhận được niềm tin của nhiều người vì tính hợp lý của chúng.
- Con đường huyền thoại.
i. Truyền thuyết Thần Nông
Hơn mọi nghề nghiệp khác, ở phương Đông nông nghiệp có riêng một vị thần gọi là Thần Nông. Không phải vị thần linh thiêng ngự trên thiên đình mà là nhân thần sinh năm 3220 TCN, mất năm 3080 TCN. “Theo truyền thuyết ông là thủ lĩnh nổi tiếng của bộ lạc Khương cư trú ở lưu vực Khương Thủy, thuộc thị trấn Bắc Lệ Sơn, thành phố Tùy Châu tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Vào thời đại Thần Nông số nhân khẩu tương đối nhiều. Con người chỉ dựa vào săn bắt thú nên phải sống trong tình trạng cực kỳ khó khăn. Chính lúc này, Thần Nông vĩ đại xuất hiện. Ông đã phát hiện những hạt dưa và hoa quả do con người vứt xuống đất năm sau có thể mọc mầm, bén rễ, lớn lên thành dưa và cây quả mới. Ông còn phát hiện ra sự sinh trưởng của thực vật có quan hệ với thời tiết. Khi thời tiết ấm áp, cây cối nảy cành, sinh lá, khai hoa kết quả; khi thời tiết giá lạnh, cây cối khô héo. Ông quyết định lợi dụng sự thay đổi của thời tiết, nghĩ cách dùng sức người chăm bón cây cối, nhờ vậy mà đã có những thu hoạch hạt cây, trái quả một cách khả quan, đã có thêm thức ăn dự trữ, bổ sung bên cạnh săn bắt. Thần Nông nếm thử bách thảo. Thoạt đầu, Thần Nông chưa hiểu được loại quả, hạt hoặc rễ, cành lá của cây nào có thể ăn được, loại nào ăn ngon, loại nào không nên ăn hoặc ăn không ngon. Để mọi người được ăn no, không bị đói, để cho mọi người được sinh tồn, Thần Nông quyết định dùng chính miệng của mình để thử mùi vị của các loại thực vật hoang dại. Ông đã thu thập các loại quả, hạt, rễ, lá, cành, ghé miệng thử từng loại. Mùi vị của thứ nào ngọt, đặc biệt ngon, ông đánh dấu lại. Mùi vị của thứ nào vừa đắng vừa chát, khó có thể nuốt được, ông cũng đánh dấu lại. Có một số thứ mùi vị không đến nỗi kém, nhưng sau khi nếm thử thì thấy nếu không váng đầu đau óc, cũng đau bụng nhức tim, thậm chí còn thượng thổ, hạ tả, miệng nôn, trôn tháo. Thì ra những thứ này có chứa chất độc, ông cũng đánh dấu tỉ mỉ kỹ càng. Truyền thuyết kể rằng trong quá trình Thần Nông nếm thử cây cỏ, lúc nhiều nhất trong một ngày đã từng gặp phải bảy mươi loại thực vật có chất độc, trong đó mấy lần suýt mất mạng. Thế nhưng cuối cùng Thần Nông vĩ đại đã khắc phục được muôn vàn khó khăn, đã chiến thắng được mọi loại nguy hiểm, tìm ra được một khối lượng lớn thức ăn cho loài người. Ông đã tìm được những thực vật có thể làm ra lương thực, những loài cây có thể làm rau ăn, đã tìm được những trái cây ngon, còn tìm được cả những cây có thể chữa bệnh được. Thần Nông dạy dân trồng trọt, phát triển nông nghiệp. Khi đã nhận biết được những loại cây này, con người bèn vạch ra kế hoạch trồng trọt, và như vậy vấn đề thức ăn đã được giải quyết thêm một bước; vấn đề thuốc chữa bệnh cũng đã bước đầu được khắc phục. Những người săn thú, bắt cá đã gặp vận may, từ đó trở đi sự nghiệp trồng trọt được mở ra, đời sống của con người đã có bảo đảm. Thần Nông vẫn chưa thỏa mãn, ông phát hiện thấy sự sinh trưởng của thực vật chẳng những có quan hệ đến thời tiết mà còn có quan hệ tới đất đai. Có một số thực vật thích sinh trưởng ở vùng đất vàng, một số thực vật thức sinh trưởng nơi đất đen; một số thực vật ưa đất khô ráo, có một số thực vật hợp với đất ẩm. Tất cả các hiện tượng quan sát được ông đều ghi nhớ, rồi chỉ đạo mọi người theo đuổi việc trồng trọt sao cho ngày một tốt hơn. Thần Nông lại phát hiện, việc trồng trọt cũng giống như việc săn bắt, đòi hỏi phải có một loại công cụ chuyên dùng. Tức thì ông mò mẫm nhiều lần rồi chế tạo ra các công cụ như cày, bừa, liềm, hái… dùng để trồng trọt và gặt hái. Tới đây, nền sản xuất nông nghiệp nguyên thủy được kể là một hệ thống phương pháp tương đối hoàn chỉnh. Con người đã bắt đầu sản xuất nông nghiệp, chẳng những đời sống có đảm bảo; sản phẩm dư thừa, mà quan hệ mua bán cũng đã xuất hiện, chợ búa, mậu dịch sơ khai ra đời.”
Ta thử xem câu chuyện trên có phù hợp với thực tế? Khảo cổ học cho biết, 12.400 năm trước tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây, người Lạc Việt đã thuần hóa được cây lúa nước Oryza sativa. Điều này có nghĩa là cây lúa phải được bắt đầu trồng từ trước đó rất lâu, trước Thần Nông hàng vạn năm. Cũng không phải Thần Nông là người đầu tiên chế ra chiếc cày vì tại văn hóa Hà Mẫu Độ 7000 năm trước đã có những lưỡi cày bằng đá, bằng xương vai bò. Cũng không phải vào thời Thần Nông mới có chợ vì tại nhiều di chỉ khảo cổ 7000 – 8000 năm trước có những đồng tiền bằng vỏ sò, được cho là vật dùng trao đổi khi mua bán…
Một câu hỏi được đặt ra: tại sao truyền thuyết lại dồn tất cả thành quả của con người hàng vạn năm cho Thần Nông? Có thể là thế này, quá trình khám phá và gieo trồng những giống cây làm thức ăn là việc làm lâu dài, ngẫu nhiên của từng bộ lạc. Rồi với thời gian, số lượng cây trồng tăng lên, đem lại cuộc sống sung túc. Không phải quá lo kiếm ăn, con người có thời gian để tìm hiểu thế giới và suy ngẫm. Tới lúc nào đó nhận ra thành quả vĩ đại của mình và cảm thấy cần ghi lại để truyền cho hậu thế. Truyền lại bằng cách nào? Họ chọn một người tài giỏi nào đó từng có đóng góp xuất sắc trong nông nghiệp rồi tôn vinh bằng cách gán những thành công của cả tộc người cho thần tượng. Từ đó Thần Nông ra đời! Giống như dân gian từng sáng tạo ra Toại Nhân – người làm ra lửa hay Trạng Quỳnh được truyền thuyết hóa từ Cống Quỳnh.
Nay khi giải mã truyện Thần Nông, ta nhận ra đó chính là lịch sử nghề nông đã được người Việt ghi lại bằng truyền thuyết.
Tuy nhiên có thực tế là, ông thầy đầu tiên dạy dân biết phân biệt cây ăn được và cây không ăn được là đội ngũ đông đảo chim và thú. Khi đi săn trong rừng, người dân thấy con chim con thú ăn quả gì, lá gì thì làm theo vì “cái lý”: chim thú ăn được thì người ăn được. Nhờ vậy, trước khi Thần Nông ra đời, con người đã có khá nhiều hiểu biết về cây cối và con vật làm thức ăn. Thần Nông giúp khám phá thêm những cây, con ăn được và có công lớn khi tìm ra cây làm thuốc, cây lấy sợi.
ii. Huyền thoại Cây kê cuối cùng
Trong kho tàng huyền thoại phương Đông, người Bahna ở Tây Nguyên Việt Nam và người thiểu số Bunun Đài Loan cùng có câu chuyện “Ngôi sao bầu trời bú sữa con heo”. Chuyện kể rằng, “Trời mưa làm nước dâng cao ngập hết ruộng đồng, nhà cửa. Con người chưa biết ứng phó ra sao thì một con heo nọc xông ra, phá tung bờ ngăn cho nước thoát đi. Con người được cứu, đã dùng bông kê cuối cùng gieo trồng, làm nên mùa màng nuôi sống loài người.” (4) Đấy là một trong nhiều huyền thoại về đại hồng thủy. Câu chuyện này được đưa vào Kinh Thánh thành huyền thoại Cây kê cuối cùng. Ta biết, trận hồng thủy gần nhất xảy ra 7500 năm trước nên nhiều khả năng câu chuyện trên kể về trận lụt lớn này. Câu chuyện chứng tỏ, 7500 năm trước, kê đã là lương thực quan trọng nuôi sống dân cư phương Đông. Cũng có nghĩa là kê đã được trồng trước đó rất lâu, khoàng vài ba nghìn năm. Từ đó suy ra khoảng 15000 năm trước, người Đông Nam Á bắt đầu trồng kê cũng không xa sự thật.
- Một lịch sử ngắn của nông nghiệp Đông Á.
Nông nghiệp là hoạt động xã hội của cộng đồng người. Vì vậy, muốn tìm lịch sử nông nghiệp của một cộng đồng, điều tiên quyết phải hiểu cộng đồng đó là ai, có nguồn gốc ra sao và trải quá trình như thế nào để trở thành chủ nhân của nền nông nghiệp đó. Do vậy muốn biết lịch sử nông nghiệp trước hết phải hiểu lịch sử dân cư Đông Á.
- Sự hình thành dân cư Đông Á.
Hiện phổ biến quan niệm cho rằng, có hai con đường di cư của người châu Phi làm nên dân cư Đông Á. Con đường phía nam làm nên người bản địa Đông Nam Á mang mã di truyền Australoid. Con đường phía bắc làm nên nông dân Trung Quốc chủng Mongoloid phương Nam. Một làn sóng di cư lớn của nông dân Trung Quốc tràn xuống, thay thế dân bản địa, tạo nên dân cư Việt Nam và Đông Nam Á hiện nay.
Tuy nhiên, từ nghiên cứu của mình, chúng tôi phát hiện: chỉ có duy nhất con đường phía nam đưa hai đại chủng Australoid và Mongoloid từ châu Phi tới Việt Nam 70.000 năm trước. Tại đây đại bộ phận người di cư hòa huyết sinh ra người Việt cổ mang mã di truyền Australoid. Trong khi đó có những nhóm nhỏ Mongoloid đi tới Tây Bắc Việt Nam rồi dừng lại sống biệt lập trước bức thành băng giá. 50.000 năm trước, nhờ tăng nhân số, người từ Việt Nam di cư ra chiếm lĩnh các đảo Đông Nam Á, vùng Nam Thái Bình Dường và châu Úc. Một dòng vượt qua Biển Bengal chinh phục Ấn Độ. 40.000 năm trước, do khí hậu được cải thiện, người từ Việt Nam đi lên Hoa lục. Cũng lúc này những người Mongoloid từ Tây Bắc Việt Nam theo hành lang Ba Thục đi lên Mông Cổ. Ban đầu sống bằng săn bắt hái lượm, khi Kỷ Băng hà kết thúc, họ chuyển sang cách sống du mục. Do giữ được nguồn gen Mongoloid thuần, sau này họ được gọi là người Mongoloid phương Bắc. 7.000 năm TCN, người Việt chủng Australoid ở Nam Hoàng Hà gặp gỡ hòa huyết với người Mongoloid sống du mục ở bờ Bắc, sinh ra chủng người Việt hiện đại Mongoloid phương Nam. Người Mongoloid phương Nam tăng nhân số trở thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà. Là lớp con cháu được người Việt cổ sinh ra muộn nên người Mongoloid phương Nam có chỉ số đa dạng sinh học thấp. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ phương Bắc đánh chiếm miền Trung Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Một bộ phận người Việt trở thành dân cư nhà nước Hoàng Đế, sau này được gọi là người Hán. Tỵ nạn chiến tranh, một bộ phận người Mongoloid phương Nam từ lưu vực Hoàng Hà chạy xuống Nam Dương Tử rồi đi tiếp tới Việt Nam. Người di cư mang nguồn gen Mongoloid về chuyển hóa di truyền người Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam. Sự việc diễn ra suốt nửa sau thiên niên kỷ III TCN. Cho tới 2000 năm TCN hầu hết dân cư Việt Nam mang mã di truyền Mongoloid phương Nam. Hiện nay người Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất trong dân cư châu Á chứng tỏ là đã diễn ra quá trình chuyển hóa di truyền lâu dài mà không phải số lượng lớn người phía Bắc tràn xuống chiếm đất thay thế dân cư.
- Lịch sử nông nghiệp Đông Á.
Từ những lời tiên tri, huyền thoại cùng những tài liệu khảo cổ học, di truyền có được, chúng tôi thử phác thảo lịch sử của nông nghiệp Đông Á như sau.
i. Trên đất Đông Nam Á
Đông Nam Á, từ Lĩnh Nam trở xuống là vùng nhiệt đới nóng, ẩm, mưa nhiều theo gió mùa. Người tiền sử trong khi săn hái đã chọn những cây cung cấp thức ăn cần thiết nhất với mình đem trồng như một cách dự trữ thực phẩm. Mỗi bộ lạc phát hiện và gieo trồng những loại cây rau củ quả khác nhau. Họ gặp gỡ, trao đổi làm cho số lượng cây trồng ngày càng nhiều thêm, trong đó khoai sọ giữ vai trò cây lương thực chính. Sau thời gian dài sử dụng hạt kê và lúa hoang dại làm thức ăn, khoảng 15.000 năm trước, kê và lúa được bổ sung vào danh sách cây trồng. Tại sao lại 15.000 năm? Khảo cổ phát hiện 12.400 năm trước, dân cư Tiên Nhân Động (5) tỉnh Giang Tây Trung Quốc thuần hóa thành công lúa nước cho thấy, lúa phải được trồng trước đó hàng nghìn năm. Tuy được trồng từ lâu nhưng kê và lúa không phải là lương thực chính mà chỉ là thực phẩm phụ trợ dành cho trẻ nhỏ, người già, nhất là cúng lễ. Tại Đài Loan, kê được coi là loại cây thiêng liêng. Lúc đầu kê và lúa được trồng khô theo phương thức hỏa canh: đốt nương, chọc lỗ bỏ hạt. Tiếp đó cây lúa được trồng trên ruộng nước, tạo thành phương thức canh tác song song: nơi cao trồng kê, chỗ thấp trồng lúa để tận dụng đất. Nay nhìn những bức tranh khắc ruộng bậc thang trên đá ở Hà Giang, ta có thể đoán chừng người Việt cổ đã tạo ruộng bậc thang để trồng kê và lúa khoảng 7000 đến 10.000 năm trước. Do được tưới bằng nước mưa và không bón phân làm cho cây trồng vừa thiếu nước vừa thiếu phân nên hạt kê hạt lúa nhỏ. Thêm nữa, những nương kê, rẫy lúa nhỏ hẹp, bị vây giữa quần thể kê và lúa hoang nên tạp giao liên tục xảy ra khiến cho trong thời gian rất dài cây trồng không được thuần hóa. Có thể là người cổ cũng không biết đến quan niệm thuần hóa. Mọi việc cứ làm như một thói quen của bản năng.
Hiện phổ biến ý kiến cho rằng, người di cư Trung Quốc mang cây lúa xuống Việt Nam. Nhưng đó là quan niệm sai lầm. Thực trạng như sau. Khoảng 9.000 năm trước, người Lạc Việt mang cây lúa đã thuần hóa làm nên kinh tế nông nghiệp Giả Hồ trên lưu vực Hoàng Hà. Nửa sau thiên niên kỷ III TCN, do chạy giặc, người từ lưu vực Hoàng Hà di cư về phương Nam. Lúc này ở Lĩnh Nam vùng cư trú truyền thống là khoảng chân đồi tiện cho trồng rẫy và săn hái, đã có chủ. Người di cư trở về tìm đến những khoảnh đất hoang ven sông suối vỡ ruộng trồng lúa. Do kinh nghiệm canh tác, do cần cù nên đời sống của họ nhanh chóng khá giả, thúc đẩy người bản địa bỏ bản làng cũ, tìm về sống ven sông ven suối. Do vậy, những khu định cư trồng lúa xuất hiện. Di chỉ Mán Bạc tỉnh Ninh Bình 4000 năm trước với nghĩa trang có 30 di hài người Mongoloid và Australoid được chôn chung minh chứng cho điều này. Khi phát hiện những di chỉ trồng lúa ở Việt Nam và lục đia Đông Nam Á, xuất hiện khá muộn cùng với sự có mặt của người Mongoloid phương Nam từ phía Bắc xuống, nhiều tác giả cho là người nông dân Trung Quốc mang cây lúa xuống Việt Nam đồng thời làm nên dân cư Việt Nam. Đó lại là nhận định sai lầm vì chỉ thấy ngọn mà không thấy gốc.
ii. Ở lưu vực Dương Tử.
Nhờ nguồn thực phẩm dồi dào, nhân số tăng lên, khi khí hậu thuận lợi đã xúc tiến cuộc di cư 40.000 năm trước của người Việt cổ lên Hoa lục. Ban đầu định cư tại Quảng Đông, Quảng Tây sau đó lan khắp lưu vực Dương Tử. Tại đây khí hậu lạnh hơn, rau củ quả phát triển chậm và mùa đông kéo dài nên việc dự trữ thức ăn là đòi hỏi cấp thiết. Do đáp ứng nhu cầu này nên kê và lúa được trồng nhiều, trở thành lương thực chính. Có thể đã diễn ra tình hình như sau: hạt kê và hạt lúa chưa thuần hóa song hành từ phía nam đưa lên và được trồng xen với nhau. Tại một số địa điểm như Tiên Nhân Động hay Hang Dốc Đứng (Yuchanyan), do môi trường đầm lầy nên người dân vỡ đất làm những cánh đồng rộng, đắp bờ giữ nước và chăm bón tốt. Nhờ vậy hạt lúa rộng bề ngang và mẩy hơn. Mặt khác, cánh đồng rộng đã tách cây lúa trồng khỏi quần thể lúa hoang nên hạn chế việc tạp giao, khiến cho bộ gen của cây lúa trồng được thuần hóa. Phẩm chất hạt lúa ở đây vượt trội với đặc điểm không vỡ vụn khi chín, ít bị rụng; râu gai, những bộ phận dùng cho phát tán tự nhiên tiêu giảm. Giống lúa quý được đưa xuống Hạ Dương Tử. Trong khi đó, tuy vẫn được trồng cùng với lúa nhưng kê luôn giữ vai trò lương thực phụ. Mặt khác do môi trường trồng không được cải thiện nên cây kê vẫn trong tình trạng bán thuần hóa.
Có hiện tượng đáng chú ý về mặt lịch sử, vào thời kỳ này, người Quảng Đông, Quảng Tây… chuyển tộc danh từ Việt bộ Qua (戉) là rìu, búa sang Việt bộ Mễ (粤) là lúa gao với ý nghĩa là chủ nhân của cây lúa. Đây cũng là dấu ấn cho thấy người Việt vùng Lưỡng Quãng đã làm chủ việc sản xuất lúa gạo.
Khi phát hiện cây kê ở di chỉ Thành Đầu Sơn được thuần hóa khoảng 6000 năm trước, các nhà khảo cổ cho rằng, đó là do kê miền Bắc Trung Quốc đưa xuống. Sự thực thì khác: cây kê được trồng ở khu vực này từ rất lâu trước nhưng do phương thức canh tác bán tự nhiên nên không được thuần hóa. Khoảng 6000 năm trước, khi kỹ thuật canh tác thay đổi, kê được chăm sóc tốt hơn và tách khỏi ảnh hưởng của cây hoang dại nên được thuần hóa. Nhưng do quan niệm thung lũng sông Hoàng Hà là trung tâm nông nghiệp phương Đông nên giới nghiên cứu quốc tế cho rằng nông nghiệp từ phía Bắc đưa xuống.
iii. Trên lưu vực Hoàng Hà.
Tuy có mặt ở Bắc Hoa lục từ 40.000 năm trước nhưng do đang trong Thời Băng hà, khí hậu rất lạnh nên số lượng người thưa thớt, sống săn hái khó khăn trong băng giá. Trong 30.000 năm (từ 40.000 – 10.000 năm TCN) họ chỉ để lại di tích ở Chu Khẩu Điếm tỉnh Hà Bắc 27.000 năm trước và Thạch Tử Đàm tỉnh Sơn Tây 28.000 – 24.000 năm trước với công cụ đá cũ microblades và có thể sử dụng hạt kê hoang dã làm thức ăn. Trước khi Kỷ Băng Hà chấm dứt, trên vùng đất mênh mông này hầu như không có di chỉ văn hóa nào. Nhưng sau đó xuất hiện những nền văn hóa tiến bộ: Giả Hồ 9000 năm trước với công cụ đá mài sắc bén, đồ gốm tinh xảo, cây lúa đã thuần hóa, những ống sáo làm bằng xương chim, quần áo may bằng lụa tơ tằm. Đặc biệt là những ký tự tượng hình khắc trên yếm rùa và xương thú. Bên cạnh đó là Hậu Lý tỉnh Sơn Đông, Bùi Lý Cương rồi văn hóa trồng kê Xinlonggou 8000 và Ngưỡng Thiều 7000 năm trước... Một câu hỏi cần phải trả lời: những nền văn hóa này từ đâu ra? Khảo sát di truyền chủ nhân những ngôi mộ ở đây, khảo cổ học cho thấy đó là người mang mã di truyền O3 M122 thuộc chủng Indonesian (Lạc Việt). Không những con người mà cả những công cụ đá mài, đồ gốm, cây lúa thuần đều mang đặc điểm phương Nam, có nghĩa là được đưa từ Nam Dương Tử lên.
Lưu vực Hoàng Hà khí hậu lạnh, mùa Đông dài, cây rau củ quả sinh trưởng kém nên việc dự trữ thức ăn qua mùa Đông là nhu cầu sinh tử. Do vậy, vai trò của kê và lúa càng trở nên quan trọng. Sau khi băng hà tan, người từ Nam Dương Tử nô nức đi lên khai phá đất mới. Giống kê và lúa được mang theo và gieo trồng xen nhau để đảm bảo an ninh lương thực. Nơi thấp trồng lúa, chỗ cao trồng kê. Tại Xinglonggou và Ngưỡng Thiều là nơi khô hạn, lúa không sống được nên cây kê thành cây lương thực chính. Do khai phá được những cánh đồng chuyên canh rộng, chăm bón tốt và tách ra khỏi quần thể kê hoang dã nên cây trồng không bị nhiễm gen hoang dã. Nhờ vậy cây kê được thuần hóa. Khi phát hiện kê thuần hóa sớm nhất ở đây, nhiều tác giả cho rằng kê được trồng và thuần hóa sớm nhất ở phía Bắc Trung Quốc rồi lan tỏa ra các nơi khác. Chúng tôi khám phá thực tế khác. Đó là cây kê được trồng khoảng 15.000 năm trước tại lục địa Đông Nam Á nhưng do phương thức canh tác bán tự nhiên nên không được thuần hóa. Khi lên Bắc Trung Quốc, được trồng một cách thích hợp, chăm sóc tốt nó được thuần hóa nhanh hơn. Do vậy, Bắc Trung Quốc được cho là nơi thuần hóa kê sớm nhất. Tuy nhiên, nơi thuần hóa sớm nhất không phải bao giờ cũng là nơi trồng cây đầu tiên.
Các tài liệu nông nghiệp chính thống hiện nay đều cho rằng, cây kê được thuần hóa sớm nhất tại Văn hóa Từ Sơn Bắc Trung Quốc:“Cấu trúc địa tầng của địa điểm này có vẻ phù hợp với niên đại mở rộng (Lu và cộng sự, thông tin liên lạc cá nhân). Ba trong số các niên đại cũ hơn mở rộng thời gian chiếm đóng lên 10.400–10.100 cal. BP. Các niên đại này cũng cho thấy lần đầu tiên rằng cộng đồng này trải dài trong khoảng thời gian ≈3.000 năm ( khoảng 10.400 đến 7500 cal. BP)” Tuy nhiên, đấy là lời đề nghị yếu ớt vì trong bài Nguồn gốc nông nghiệp ở miền Bắc Trung Quốc được đẩy lùi về ranh giới Pleistocene–Holocene”(6), Gary W. Crawford chỉ có thể phát biểu với giọng dè dặt : Tuy “Cishan hiện có bằng chứng rõ ràng lâu đời nhất về mức độ sản xuất lương thực đáng kể ở Trung Quốc” Nhưng “Nghiên cứu mới (7) chỉ ra rằng chúng ta vẫn chưa có dữ liệu chất lượng liên quan đến sự khởi đầu của quá trình thuần hóa kê và nông nghiệp ở Bắc Trung Quốc vì sản xuất lương thực đã được thiết lập từ 10.400–10.100 cal. BP tại Cishan.” Và: “Người ta vẫn chưa biết rõ những loại kê này ban đầu phát triển như thế nào, khi nào và trong bối cảnh nào ( 2 ). Một giả thuyết cho rằng kê thường được thuần hóa nhanh chóng ở lưu vực sông Wei trung tâm ngay sau khoảng 8000 cal. BP ( 3 ). Một giả thuyết khác cho rằng kê thường được thuần hóa ở lưu vực sông Liêu Đông Bắc Trung Quốc vào cùng thời điểm ( 4 ). Trên thực tế, dữ liệu khảo cổ học đơn giản là không đủ để giải quyết các vấn đề xung quanh việc thuần hóa kê và sự phát triển của các cộng đồng nông nghiệp đầu tiên ở Bắc Trung Quốc.”
Khảo sát tài liệu về việc trồng kê không chỉ ở Từ Sơn mà trên toàn bộ Bắc Trung Quốc, chúng tôi cảm nhận rằng, những nghiên cứu này có vấn đề về phương pháp luận. Sở dĩ nói vậy là do các nghiên cứu được thực hiện chỉ dựa trên điều kiện tự nhiên và kết quả khảo cố mà không có tài liệu nào đề cập tới con người, tức chủ nhân của vùng đất, những người đã trồng kê. Ta không hề biết họ là ai? Nguồn gốc từ đâu? Xuất hiện tại đâu, vào thời gian nào, trong điều kiện nào? Một khi chưa hiểu về con người chủ nhân của việc trồng kê thì mọi chuyện nói về công việc của họ chưa đủ tin cậy.
Ở đây chúng tôi triển khai theo phương pháp luận khác. Trước khi nói tới chuyện trồng trọt, cần biết dân cư Từ Sơn cũng như Bắc Trung Quốc là ai. Rồi từ đó tìm hiểu hoạt động trồng trọt của họ.
Ta biết rằng, 40.000 năm trước, người từ Hòa Bình Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục, làm nên tổ tiên người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. (8) Theo dõi hoạt động của họ, ta biết họ có mặt thưa thớt tại Đông Bắc Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, là chủ nhân của những văn hóa đá cũ microblades như Thạch Tử Đàm 28.000 năm trước, Hang Thượng Chu Khẩu Điếm 27.000 năm trước. Vì vậy họ không thể là chủ nhân của Văn hóa Từ Sơn… Với việc sở hữu đồ gốm có độ nung cao, với gà, chó, lợn được thuần hóa, ta hiểu rằng dân cư trồng kê là lớp người từ lưu vực Dương Tử đi lên Bắc Trung Quốc vào thời kỳ băng giá cuối cùng, khoảng 10.000 tới 11.000 năm trước. Ta cũng có đủ cơ sở để tin rằng, cùng đồ gốm, gà, chó, lợn… họ cũng mang theo hai cây trồng là lúa và kê lên lưu vực Hoàng Hà. Tại Tiên Nhân Động tỉnh Giang Tây, từ 12.400 năm trước, họ đã thuần hóa cây lúa. Cây lúa trồng ở Giả Hồ là cây lúa thuần sớm nhất trên lưu vực Hoàng Hà. (9)
Theo khảo cứu của chúng tôi, kê và lúa được người Việt cổ trồng trên đất Hòa Bình Việt Nam, muộn nhất là 15.000 năm trước. Lúc đầu cả lúa và kê được trồng khô, theo cách chọc lỗ tra hạt. Sau đó lúa được đưa xuống ruộng nước, nên có năng suất cao và được thuần hóa sớm hơn. Trong điều kiện của Hòa Bình, rừng núi chia cắt nên đất trồng kê không nhiều và không có diện tích lớn và trồng theo cách chọc lỗ tra hạt nên cây trồng bị vây quanh bởi cây hoang dại khiến cho kê không được thuần hóa. Do năng suất thấp nên kê được trồng như cây lương thực phụ. Từ khu vực Hòa Bình, kê và lúa được đưa lên lưu vực Dương Tử trồng thành hai loại cây lương thực song hành. Trong điều kiện tự nhiên với những cánh đồng ngập nước vùng Giang Tây, cây lúa được chăm sóc tốt hơn và 12.400 năm trước được thuần hóa tại Tiên nhân Động. (10) Từ đó, lúa thuần được trồng tỏa rộng trên lưu vực Dương Tử.
Khoảng 10.000 -11.000 năm trước, người từ Nam Dương Tử đi lên vùng khô hạn Cao nguyên Hoàng Thổ và Lưu vực Liêu Hà Bắc Trung Quốc. Do vùng đất khô và diện tích rộng nên cây kê trở thành cây trồng chủ lực. Những cánh đồng kê được cách ly với kê dại và do là cây trồng chính nên được chăm sóc tốt. Nhờ đó vùng Đông Bắc Trung Quốc, mà tiêu biểu là tại Văn hóa Từ Sơn, cây kê được thuần hóa sớm nhất. Khảo sát toàn bộ di chỉ trồng kê ở miền Bắc Trung Quốc cho thấy, ngoài việc xuất hiện sớm nhất tại Văn hóa Từ Sơn thì thời gian trồng kê tại các khu vực khác, cho đến vùng Vạn Lý Trường Thành xấp xỉ như nhau. Điều này chứng tỏ, cây kê được trồng do sự di cư hàng loạt của cộng đồng người từ phía Nam lên, sau thời Băng hà cuối cùng.
Như vậy, từ thời điểm trồng kê của các nền văn hóa trồng kê Bắc Trung Quốc liên quan tới việc di cư của dân cư phía Nam lên sau Thời Băng hà cuối cùng, có thể đưa ra kết luận, là cây kê chưa được thuần hóa ở lưu vực Dương Tử được đưa lên Bắc Trung Quốc. Tại vùng cao nguyên Hoàng thổ khô hạn diện tích rộng và màu mỡ, cây kê trở thành cây trồng chủ lực. Nhờ được chăm sóc tốt và cách ly với quần thể kê hoang dã nên cây kê được thuần hóa. Việc nhiều di chỉ cây kê được thuần hóa xuất hiện gần nhau là chỉ dấu của hiện tượng này.
Từ đây có thể tự tin đưa ra kết luận, cây kê được trồng sớm nhất tại Văn hóa Hòa Bình Việt Nam rồi được người Việt cổ đưa lên lưu vực Dương Tử. Khi Thời Băng hà cuối cùng chấm dứt, khí hậu ấm hơn, người từ Nam Dương Tử đi lên Bắc Trung Quốc đem theo hai cây trồng là kê và lúa. Tại đây, trong điều kiện môi trường thích hợp, cây kê đã được thuần hóa với thời gian gần nhau do lực lượng nông dân đông đảo đã có kinh nghiệm trồng kê nên gần như đồng thời làm nên nền nông nghiệp trồng kê ở miền Bắc Trung Quốc.
III. Kết luận.
Lục địa Đông Nam Á là trung tâm nông nghiệp đầu tiên trên thế giới. Nhờ đất đai và khí hậu thuận lợi, con người đã sớm trồng các loại rau củ quả như cách để dành thức ăn trong những lúc khó khăn. Cây được trồng một cách đơn giản theo kiểu bán tự nhiên, ít công chăm sóc nhất. Nhưng ngày càng thấy vai trò của cây trồng nên con người bỏ công chăm sóc nhiều hơn, chất lượng của rau, củ, quả ngày một tốt hơn. Có lẽ dân cư không biết đến khái niệm “thuần hóa” mà chỉ kiên trì chăm sóc và chọn những cây, những hạt tốt nhất cho mùa sau. Với thời gian, một hệ cây trồng phong phú được tạo ra, phẩm chất ngày một tốt hơn, cung cấp lương thực, thực phẩm, cây làm thuốc, cây lấy sợi dùng cho may mặc. Thức ăn phong phú giúp nhân số tăng nhanh, thúc đẩy hai cuộc di cư làm nên dân cư châu Á. Khoảng 38.000 năm trước, dân cư Đông Nam Á và Nam Á chiếm 60% nhân số thế giới. (11) Theo chân người, cây trồng cùng vật nuôi được đưa lên lưu vực Dương Tử rồi sau đó từ lưu vực Dương Tử đưa lên lưu vực Hoàng Hà. Tại lục địa Đông Nam Á, do điều kiện môi trường thuận lợi nên các loại rau củ quả sinh trưởng nhanh, thức ăn luôn có sẵn, áp lực phải dự trữ lương thực không lớn. Nhưng tại lưu vực Dương Tử và nhất là lưu vực Hoàng Hà khí hậu lạnh, mùa đông kéo dài, cây bị vùi trong tuyết nên việc dự trữ thức ăn qua mùa Đông là yêu cầu sống còn. Kê và lúa trở thành nguồn lương thực thiết yếu.
Khoảng 15.000 năm trước, tại Đông Nam Á, kê và lúa được trồng làm thực phẩm cao cấp dùng cho người già, trẻ nhỏ và thờ cúng. Được trồng theo phương thức bán tự nhiên nên kê và lúa thường thiếu nước, thiếu phân. Mặt khác, những nương rẫy nhỏ bị cây hoang dã bao vây nên tạp giao xảy ra khiến cho thời gian rất dài kê và lúa không được thuần hóa. Hạt giống chưa thuần hóa được mang lên Nam Dương Tử. Tại Tiên Nhân Động và Hang Dốc Đứng, do khai phá được những cánh đồng rộng, được chăm bón tốt đồng thời tách khỏi lúa hoang xung quanh nên cây lúa được thuần hóa. Hạt giống thuần lan tỏa tới Trung và Hạ Dương Tử. Trong khi đó, cây kê do trồng theo cách thức cũ nên vẫn giữ ít nhiều bản tính hoang dã.
10.000 năm trước, khi Kỷ Băng hà kết thúc, kê và lúa được đưa lên lưu vực Hoàng Hà. Hạt giống lúa thuần làm nên Văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước. Tại Ngưỡng Thiều và Xinlonggou là vùng cao nguyên khô hạn, lúa không sống được nên kê trở thành cây lương thực chủ lực. Những cánh đồng trồng kê rộng lớn hình thành. Do được chăm sóc tốt và cách ly với kê hoang dã nên cây kê nhanh chóng được thuần hóa. Trong quá trình khai phá Đông Á, con người nơi đây đã sáng tạo một hệ cây trồng và vật nuôi phong phú làm lương thực, thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu dệt may và cả những loại cây cảnh dùng cho trang trí. Nền nông nghiệp của Đông Á được hình thành như vậy.
Với bài viết này, chúng tôi mạnh mẽ bác bỏ quan niệm truyền thống của học giả phương Tây và Trung Quốc cho rằng thung lũng sông Hoàng Hà là cội nguồn nông nghiệp phương Đông và khẳng định, Đông Nam Á lục địa là cội nguồn của nông nghiệp phương Đông. Nền nông nghiệp đầu tiên của thế giới, bắt đầu từ 15.000 năm trước, sáng tạo nên hệ thống vật nuôi và cây trồng phong phú nuôi sống dân cư phương Đông sau đó lan tỏa sang phương Tây.
Sài Gòn, tháng 6. 2022
Tài liệu tham khảo:
1. Carl O. Sauer. Agricultural Origins and Dispersals - The Domestication of Animals and Foodstuffs. https://www.amazon.com/Agricultural-Origins-Dispersals-Domestication-Foodstuffs/dp/0262190664.
2. W.G. Solheim II. Southeast Asia and the West: Prehistoric and early historic relations between these areas are evident but not yet specific https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17792819/
3. W. G. Solheim II. Ph. D: New light on Forgotten Past. National Geographic Vol 1339 n 3. 3. 1971.
4. Xianrendong. http://archaeology.about.com/od/xterms/qt/Xianrendong.htm
5. Stephen Oppenheimer. Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast Asia.
https://www.pdfdrive.com/eden-in-the-east-the-drowned-continent-of-southeast-asia-e158218075.html
6. Gary W. Crawford1. Agricultural origins in North China pushed back to the Pleistocene–Holocene boundary https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2678596
7. Hunt H, et al. Millets across Eurasia: Chronology and context of early records of the genera Panicum and Setaria from Old World archaeological sites. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2720803/ 8 .Bettinger RL, et al. The transition to agriculture in northwestern China. https://www.researchgate.net/publication/223311375_The_transition_to_agriculture_in_Northwestern_China 9. Zhao Z. Discussion of the Xinglonggou site flotation results and the origin of dry farming in northern China. 10. Lu H, et al. Earliest domestication of common millet (Panicum miliaceum) in East Asia extended to 10,000 years ago. Proc Natl Acad Sci USA. 2009; 106 :7367–7372 https://www.ncbi.nlm.nih.gov › articles 11. Xianren Cave https://en.wikipedia.org/wiki/Xianren_Cave
ANH NGỮ:
HISTORY OF EASTERN AGRICULTURE
Ha Van Thuy
Abstract.
Throughout the 20th century until now, there has been a notion that the Central Yellow River Plain is the origin of Chinese agriculture. However, when investigating archaeological sites as well as the genetic characteristics of wild rufipogon rice, no reliable evidence has been found. Therefore, the above idea has been an unproven hypothesis for more than a hundred years.
Since the beginning of the 21st century, when examining the history of Eastern agriculture, in contrast to the traditional notion that agriculture spread southward from the Central Yellow River, we have felt an opposite reality: Eastern agriculture spread northward from Hoa Binh. Unable to prove it with precise archaeological or genetic data, we cite the legends that exist in the East, the prophecies of learned men…
What gave us confidence first of all was the opinion of senior scholars like Darwin that: “All chickens in the world today are descendants of a single jungle fowl domesticated somewhere in Southeast Asia.” The conclusion of the First Far Eastern Prehistoric Conference held in Hanoi in January 1932: “Hoa Binh culture is the center of agricultural invention and the first agricultural production and livestock raising in the world. The Hoa Binh agricultural center predates Mesopotamia by 3000 years." Scholar Carl Sauer: “I have proven that Southeast Asia is the cradle of the oldest agriculture. And I have also proven that agricultural culture originated from fishing with nets in this country. I have also proven that the oldest domestic animals originated in Southeast Asia, and this is an important center of the world in the technique of cultivating and domesticating plants by vegetative reproduction."(1) And here is the opinion of Professor W.G. Solheim II of the University of Hawaii: "I think that when we re-examine the many records in mainland Southeast Asia, we can certainly discover that the world's first plant domestication was carried out by the Hoa Binh (Vietnam) people around 10,000 BC..."; "That the Hoa Binh culture was an indigenous culture that was not influenced by outside influences, leading to the Bac Son culture." "That the northern and central regions of mainland Southeast Asia had advanced cultures that included the development of the first polished stone tools in Asia, if not the first in the world, and that pottery was invented..."
The bold ideas of those pioneering scholars were despised and ignored by the official scholars, but somehow they created a strong belief in us. It helped us believe in the story of “The star of the sky suckling a pig” of the Banah people in the Central Highlands or the Bu-Nun people in Taiwan, who talked about being saved from the great flood, the last millet helped people to rebuild their crops. The flood 7,500 years ago connected with the last millet told us that in Southeast Asia, millet had been grown for 8-9 thousand years. A priceless evidence said that millet was first grown in Southeast Asia. The legend of Shennong teaching people to grow plants came to us as the first short history of agriculture…
Having that belief is also because we are attached to the reality of life in Southeast Asia, so we understand that agriculture is not just rice but everything that is grown on the land to feed people. We believe that 50,000 years ago, thanks to the warming climate, there were vegetable and fruit seasons, especially the bountiful harvest of taro, which provided an abundant amount of food, helping our ancestors to thrive in Hoa Binh land and then move down to Sundaland, to the South Pacific, Australia and India, creating the first population in the world.
Millet and rice were grown later. When following the ancient Vietnamese people to the South Yangtze River, with a colder climate and longer winters, millet and rice showed their outstanding advantages and became the main crops. From here, cereal agriculture was born. Discovering the advantages of cereals, millet and rice were grown more in Southeast Asia, gradually replacing the role of vegetables. The cultivation process took place like this, causing Western and Chinese scholars to not recognize the role of vegetable agriculture in the lives of Southeast Asian people.
By identifying Hoa Binh as the world's first agricultural center, we have restored the truth to history: Due to its special geographical location, Hoa Binh is not only the birthplace of mankind outside of Africa but also the world's first agricultural center.
*
Western science believes that the Neolithic Revolution and the emergence of agriculture brought humans to self-sufficiency in food. In which, the domestication of cereals is an indicator of the maturity of agriculture. Therefore, the domestication of millet and rice has special significance and has been focused on research. In the 21st century, taking advantage of the achievements of genetics and archaeology, scientists have focused on discovering the time and place where rice and millet were first domesticated. So far, it seems that there is a consensus that rice was domesticated about 6,000 years ago in the middle Yangtze River and then moved up to the Yellow River basin. Meanwhile, millet was domesticated earliest in Northern China about 8,000 years ago and then spread to the South. However, like human history, the history of agriculture is more complex and profound, so to explore it, limited knowledge of archaeology and genetics is not enough, but requires a broader and more comprehensive multidisciplinary understanding. The following article presents another perspective.
I. Limitations of genetics and archaeology.
The principle of genetics is that, based on a few genes endemic to the current crop and then tracing back in time to find its most ancient ancestor, one will encounter the location and time when the crop was domesticated. However, the reality is that the crop and its wild ancestors have become two different species. Due to the genetic break, the traces of the genes related to them are very faint, making it difficult to accurately determine the ancestor of the crop. On the other hand, due to environmental fluctuations, species that could be the ancestors of the crop have become extinct, so finding their ancestors is impossible. It is also a fact that the species Oryza rufipogon is often considered the ancestor of cultivated rice, but now it grows widely in many places, so it is impossible to determine the location and time when the first cultivated rice was domesticated. Due to these limitations, genetics has not been able to determine anything about the origin and time of domestication of rice.
Archaeology begins with the examination of artifacts excavated from archaeological sites. Archaeological sites are only formed when people live on a large enough area and for a long enough time for traces of their activities to be deposited in the ground. Meanwhile, people grew plants for food very early, when they were still mobile hunter-gatherer tribes. Then, when agriculture was actually formed, people spent a long time shifting cultivation and nomadic life, leaving no trace of archaeological sites. On the other hand, plant remains are organic matter, when buried in the ground, easily destroyed by the impact of climate and soil, so they cannot exist for a long time. A typical example is that throughout the 20th century, we only knew that the Son Vi skull, which is 32,000 years old, was the oldest skull of Homo sapiens in Vietnam, so we assumed that the Son Vi people were the earliest people to appear in our country. So when genetics announced that 70,000 years ago, people from Africa were present in Vietnam, we were startled to realize that our ancestors had lived on this land for 40,000 years without leaving any trace! That means archaeology was powerless against 40,000 years of human activity on Vietnamese land. Due to such limitations, relying solely on genetics and archaeology to learn about human history as well as the history of Eastern agriculture is impossible. Therefore, we followed a different path.
II. Paths leading to the history of East Asian agriculture.
From the entire knowledge of Eastern cultural history, we believe that to understand the process of forming East Asian agriculture, we need to follow the following paths:
1. Prophecies.
From the archaeological discoveries of Hoa Binh, Bac Son, Dong Son cultures in the 1920s, in January 1932, the First Far Eastern Prehistory Conference was held in Hanoi. The conference confirmed: "Hoa Binh culture is the center of agricultural invention and the first agricultural production and livestock breeding in the world. The Hoa Binh agricultural center predates Mesopotamia by 3000 years" (Encyclopédia d’Archeologie). The conclusion of the conference surprised the international scientific community. Because such announcements have almost no evidence.
However, that is not the earliest statement about Eastern agriculture. In the mid-nineteenth century, in his book Origin of Species, Darwin wrote: “All chickens in the world today are descended from a single jungle fowl domesticated somewhere in Southeast Asia about 15,000 years ago.” The father of the Theory of Evolution did not provide any evidence, so his words were also a prediction. In 1926, Russian scholar Vavilov, the father of population genetics, identified Southeast Asia as one of the agricultural centers of the world. In 1952, American geographer C. Sauer wrote in his book Agricultural Origins and Dispersals: “I have shown that Southeast Asia is the cradle of the oldest agriculture. And I have also shown that agricultural culture originated in association with net fishing in this country. I have also shown that the oldest domestic animals originated in Southeast Asia, and that this is an important center of the world for the technique of cultivating and domesticating plants by vegetative reproduction."(1)
In 1967, in his book Southeast Asia and the West, Professor W.G. Solheim II of the University of Hawaii wrote: "I think that when we re-examine the many data in mainland Southeast Asia, we can certainly discover that the first domestication of plants in the world was carried out by the Hoa Binh (Vietnam) people around 10,000 years BC..."; "That the Hoa Binh culture was an indigenous culture that was not influenced by outside influences, leading to the Bac Son culture." "That the northern and central regions of mainland Southeast Asia had advanced cultures in which the first polished stone tools in Asia, if not the first in the world, were developed and pottery was invented..." "I think that the earliest edged stone tools found in northern Australia 20,000 years BC are of Hoa Binh origin." "I agree with Sauer that the Hoabinhian people were the first people in the world to domesticate plants somewhere in Southeast Asia. It would not surprise me if domestication began as early as 15,000 BC."
"That not only was it the first plant domestication, as Sauer suggests and demonstrates, but that it went further, that this place provided the West with agricultural ideas. And that some plants were later transmitted to India and Africa. And that Southeast Asia continued to be an advanced region in the Far East until China replaced this impulse in the first half of the second millennium BC, that is, around 1500 BC."(2)
Four years later, in March 1971, this professor of the University of Hawaii, from his surveys in Thailand, published an important work under the title New Light on the Forgotten Past:
"The theory that Southeast Asian prehistory moved from the North, bringing with it important developments in art. I found that the Early Neolithic culture of Northern China, called the Yangshao civilization, was developed from the low level of Hoa Binh culture from Northern South Asia around the 6th or 5th century BC."
"I believe that the culture later called Lungshan (Long Son), which people have always believed to have originated in Yangshao in Northern China and then expanded to the East and Southeast, actually both cultures developed from the Hoa Binh base." "The use of dugout canoes was probably used on small rivers in Southeast Asia long before the fifth century BC. I believe that sea travel by boat began around 4000 BC, incidentally reaching Taiwan and Japan, bringing with them the cultivation of taro and perhaps other crops." "The Southeast Asian peoples also moved westward, reaching Madagascar perhaps around 2000 BC. They probably contributed some domesticated plants to the economy of East Africa." "Around that time there was the first contact between Vietnam and the Mediterranean, probably by sea. Some uncommon bronzes of Mediterranean origin were also found at the Dong Son site."(3)
At the time of its publication, Solheim II's announcement shocked the scientific community. He was nicknamed "Mr. Southeast Asia." But later, because the age of the artifacts found in Thailand was determined to be later than the original figure, his opinion was denied and fell into oblivion.
But now, a series of archaeological discoveries in China have shown that his statement from half a century ago was completely correct. However, the scientific community has also forgotten, no one mentions his prediction anymore. Just like the case of Solheim II, the ideas cited above, although not proven by specific artifacts, still receive the trust of many people because of their reasonableness.
1. The legendary road.
i. The legend of Shennong
More than any other profession, in the East, agriculture has its own god called Shennong. Not a sacred god in heaven but a human god born in 3220 BC, died in 3080 BC. “According to legend, he was a famous leader of the Jiang tribe residing in the Jiang River Basin, in today's Beilishan Town, Suizhou City, Hubei Province. During the Shennong era, the population was relatively large. People relied only on hunting animals, so they had to live in extremely difficult conditions. It was at this time that the great Shennong appeared. He discovered that the melon seeds and fruits that people threw on the ground could sprout, take root, and grow into new melons and fruit trees the following year. He also discovered that the growth of plants was related to the weather. When the weather was warm, plants sprouted branches, produced leaves, and bloomed and bore fruit; when the weather was cold, plants withered. He decided to take advantage of the changes in the weather and thought of ways to use human labor to fertilize the plants, thanks to which he had a good harvest of seeds and fruits, and had more food reserves to supplement his hunting. Shennong tasted all the herbs. At first, Shennong did not understand the types of fruits, seeds, or roots, Which branches and leaves of trees can be eaten, which are delicious, which should not be eaten or are not delicious. In order for people to have enough to eat, not to go hungry, in order for people to survive, Shennong decided to use his own mouth to taste the flavors of wild plants. He collected fruits, seeds, roots, leaves, branches, and put his mouth to taste each one. Whichever tasted sweet and especially delicious, he marked it. Whichever tasted bitter and astringent, hard to swallow, he also marked it. There were some that tasted not so bad, but after tasting them, he felt dizzy, had a headache, had a stomachache, had a heartache, and even vomited. It turned out that these things contained poison, so he also marked them meticulously. Legend has it that during the process of Shennong tasting herbs, at most he encountered seventy kinds of poisonous plants in one day, several times almost losing his life. However, in the end, the great Shennong overcame countless difficulties, overcame all kinds of dangers, and found a large amount of food for mankind. He found plants that could be used as food, plants that could be used as vegetables, found delicious fruits, and even found plants that could cure diseases. Shennong taught people to cultivate and develop agriculture. Once they recognized these plants, people then drew up plans for cultivation, and thus the problem of food was further solved; the problem of medicine was also initially solved. Hunters and fishermen had good luck, and from then on, the career of cultivation was opened up, and people's lives were guaranteed. Shennong was still not satisfied, he discovered that the growth of plants was not only related to the weather but also to the soil. Some plants liked to grow in yellow soil, some plants preferred to grow in black soil; some plants liked dry soil, some plants were suitable for moist soil. He remembered all the observed phenomena, and then directed everyone to pursue better and better farming. Shennong also discovered that farming was like hunting, requiring a special type of tool. He immediately groped around many times and then created tools such as plows, harrows, sickles, scythes, etc. used for farming and harvesting. At this point, primitive agricultural production was considered a relatively complete system of methods. People had begun agricultural production, not only was their lives guaranteed; there was a surplus of products, but buying and selling relationships had also appeared, and markets and primitive trade were born.”
Let's see if the above story is consistent with reality? Archaeology shows that 12,400 years ago, in the Cave of the Immortals in Jiangxi Province, the Lac Viet people domesticated the rice plant Oryza sativa. This means that rice must have been planted long before that, tens of thousands of years before Shennong. Shennong was not the first person to invent a plow because in the Hemudu culture 7,000 years ago, there were plows made of stone and ox shoulder bones. It was also not that Shennong had markets because at many archaeological sites 7,000 - 8,000 years ago, there were coins made of shells, which were believed to be used for exchange when buying and selling... A question arises: why does the legend attribute all the achievements of thousands of years of human beings to Shennong? It could be that the process of discovering and cultivating food plants was a long-term, random work of each tribe. Then, over time, the number of crops increased, bringing a prosperous life. Without having to worry too much about making a living, people had time to learn about the world and contemplate. At some point, they realized their great achievements and felt the need to record them for posterity. How to pass them on? They chose a talented person who had made outstanding contributions to agriculture and honored them by assigning the successes of the entire tribe to an idol. From there, Shennong was born! Just like the folk once created Soi Ren - the fire maker or Trang Quynh who was mythologized from Cong Quynh. Now when decoding the story of Shennong, we realize that it is the history of agriculture that was recorded by the Vietnamese people through legend.
However, in reality, the first teacher who taught people to distinguish between edible and inedible plants was a large group of birds and animals. When hunting in the forest, people would follow the example of what fruits and leaves birds and animals ate because of the “reason”: if birds and animals can eat them, people can eat them. Therefore, before Shennong was born, people already had a lot of knowledge about plants and animals for food. Shennong helped discover more edible plants and animals and had great merit in finding medicinal plants and fiber plants.
ii. The Legend of the Last Millet
In the treasure trove of Eastern legends, the Bahna people in the Central Highlands of Vietnam and the Bunun ethnic group in Taiwan both have the story “The Star of the Sky Sucked a Pig’s Milk”. The story goes, “The rain caused the water to rise and flood all the fields and houses. Before people knew how to respond, a boar rushed out and broke the banks to let the water escape. People were saved and used the last millet to plant crops, creating a crop to feed humanity.” (4) That is one of many legends about the great flood. This story was included in the Bible as the legend of the Last Millet. We know that the most recent flood occurred 7,500 years ago, so it is likely that the above story is about this great flood. The story proves that 7,500 years ago, millet was an important food to feed the people of the East. It also means that millet was grown a long time ago, about a few thousand years. From that, it is not far from the truth that about 15,000 years ago, Southeast Asians started growing millet.
1. A brief history of East Asian agriculture.
Agriculture is a social activity of human communities. Therefore, to find the agricultural history of a community, the first thing to do is to understand who that community is, what its origin is, and what process it went through to become the master of that agriculture. Therefore, to know the history of agriculture, one must first understand the history of East Asian populations.
However, from our research, we discovered that there was only one southern route that brought the two major races Australoid and Mongoloid from Africa to Vietnam 70,000 years ago. Here, the majority of migrants mixed blood to give birth to the ancient Vietnamese people with the Australoid genetic code. Meanwhile, there were small groups of Mongoloids that went to Northwest Vietnam and then stopped to live in isolation before the ice wall. 50,000 years ago, due to population growth, people from Vietnam migrated to occupy the islands of Southeast Asia, the South Pacific and Australia. A line crossed the Bengal Sea to conquer India. 40,000 years ago, due to improved climate, people from Vietnam went to mainland China. At the same time, Mongoloids from Northwest Vietnam followed the Ba Thuc corridor to Mongolia. Initially living by hunting and gathering, when the Ice Age ended, they switched to a nomadic lifestyle. Because they retained their pure Mongoloid genes, they were later called Northern Mongoloids. 7,000 years BC, the Australoid Vietnamese in the South of the Yellow River met and mixed with the nomadic Mongoloids on the North bank, giving birth to the modern Southern Mongoloid Vietnamese race. The Southern Mongoloids increased in population and became the main population of the Yellow River basin. As descendants born late by the ancient Vietnamese, the Southern Mongoloids have a low biodiversity index. In 2698 BC, the Northern Mongols conquered the central part of the Yellow River and established the Hoang De state. A part of the Vietnamese people became residents of the Hoang De state, later called the Han people. Refugees from the war, a part of the Southern Mongoloid people from the Yellow River basin fled to the South of the Yangtze River and then continued to Vietnam. The migrants brought the Mongoloid gene source back and transformed the Vietnamese people's genetic code into the Southern Mongoloid race. This event took place throughout the second half of the third millennium BC. Until 2000 BC, most of the Vietnamese population carried the Southern Mongoloid genetic code. Currently, the Vietnamese people have the highest biodiversity among the Asian population, proving that a long-term genetic transformation process has taken place without a large number of people from the North flooding down to occupy the land and replace the population.
a. History of East Asian agriculture.
From prophecies, legends, and available archaeological and genetic documents, we attempt to outline the history of East Asian agriculture as follows.
i. On Southeast Asian land
Southeast Asia, from Lingnan down, is a hot, humid, monsoon-rainy tropical region. Prehistoric people, while hunting and gathering, selected the plants that provided the most necessary food for themselves to plant as a way to store food. Each tribe discovered and cultivated different types of vegetables and fruits. They met and exchanged, making the number of crops increase, of which taro played the role of the main food crop. After a long time of using wild millet and rice as food, about 15,000 years ago, millet and rice were added to the list of crops. Why 15,000 years? Archaeological discoveries 12,400 years ago, the people of Tien Nhan Dong (5) in Jiangxi Province, China successfully domesticated wet rice, showing that rice must have been grown thousands of years earlier. Although grown for a long time, millet and rice were not the main food, but only supplementary food for children and the elderly, especially for offerings. In Taiwan, millet is considered a sacred plant. At first, millet and rice were grown dry by the fire farming method: burning the fields, making holes to put the seeds in. Then, rice was grown in wet fields, creating a parallel farming method: millet was grown in high places, rice was grown in low places to make use of the land. Now, looking at the stone carvings of terraced fields in Ha Giang, we can guess that the ancient Vietnamese created terraced fields to grow millet and rice about 7,000 to 10,000 years ago. Because they were watered by rainwater and not fertilized, the crops lacked both water and fertilizer, so the millet and rice grains were small. Furthermore, the small millet and rice fields were surrounded by millet and wild rice populations, so cross-breeding occurred continuously, causing crops to not be domesticated for a very long time. It is possible that ancient people did not know the concept of domestication. Everything was done as a habit of instinct.
It is now a popular opinion that Chinese migrants brought rice to Vietnam. But that is a misconception. The reality is as follows. About 9,000 years ago, the Lac Viet people brought domesticated rice to create the Gia Ho agricultural economy in the Yellow River basin. In the second half of the third millennium BC, fleeing from the enemy, people from the Yellow River basin migrated to the South. At this time, in Lingnan, the traditional residential area was the foothills, convenient for farming and hunting, and had owners. The migrants returned to find wild land along rivers and streams to grow rice. Due to their farming experience and diligence, their lives quickly became better, prompting the indigenous people to abandon their old villages and find a place to live along rivers and streams. Therefore, rice-growing settlements appeared. The Man Bac site in Ninh Binh province, 4,000 years ago, with a cemetery containing 30 Mongoloid and Australoid remains buried together, proves this. When discovering rice-growing sites in Vietnam and mainland Southeast Asia, appearing quite late with the presence of Southern Mongoloid people from the North, many authors assumed that Chinese farmers brought rice plants to Vietnam and at the same time created the Vietnamese population. That was a wrong assumption because we only saw the top but not the root.
ii. In the Yangtze River Basin.
Thanks to abundant food resources and increasing population, when the climate was favorable, the ancient Vietnamese migrated to mainland China 40,000 years ago. Initially settling in Guangdong, Guangxi, they later spread throughout the Yangtze River Basin. Here the climate was colder, vegetables and fruits grew slowly, and winters were long, so food storage was an urgent requirement. To meet this need, millet and rice were grown in large quantities, becoming the main food. The following situation may have occurred: millet and undomesticated rice were brought from the south and intercropped. In some places such as Tien Nhan Dong or Hang Doc Dung (Yuchanyan), due to the swampy environment, people cleared the land to make large fields, built banks to retain water, and fertilized well. Thanks to that, the rice grains were wider and fuller. On the other hand, the large fields separated cultivated rice from wild rice populations, limiting cross-breeding, allowing the genetic makeup of cultivated rice to be domesticated. The quality of rice grains here is superior with the characteristics of not crumbling when ripe, and falling less; the thorns and parts used for natural dispersal are reduced. The precious rice variety was brought to the Lower Yangtze. Meanwhile, although still grown with rice, millet always plays the role of a supplementary food. On the other hand, because the growing environment has not been improved, millet is still in a semi-domesticated state.
There is a notable historical phenomenon, during this period, the people of Guangdong, Guangxi... changed the ethnic name from the Viet Bo Qua (戉) meaning axe, hammer to the Viet Bo Mi (粤) meaning rice gao with the meaning of the owner of rice plants. This is also a mark showing that the Vietnamese people in the Mesopotamia region have mastered rice production.
When the Chengtoushan site was discovered to have been domesticated about 6,000 years ago, archaeologists assumed that it was brought down from northern China. The truth is different: millet had been grown in this area for a long time, but due to semi-natural farming methods, it was not domesticated. About 6,000 years ago, when farming techniques changed, millet was better cared for and isolated from the influence of wild plants, so it was domesticated. However, due to the belief that the Yellow River Valley was the center of Eastern agriculture, international researchers believe that agriculture was brought down from the North.
iii. In the Yellow River basin.
Although they were present in Northern China 40,000 years ago, due to the Ice Age, the climate was very cold, so the number of people was sparse, making it difficult to live a hunting and gathering life in the ice. In 30,000 years (from 40,000 to 10,000 BC), they only left behind relics in Zhoukoudian, Hebei Province, 27,000 years ago, and Shizitan, Shanxi Province, 28,000 to 24,000 years ago, with microblades, and possibly using wild millet as food. Before the Ice Age ended, there were almost no cultural relics on this vast land. But then advanced cultures appeared: Jiahu 9,000 years ago with sharp stone tools, sophisticated pottery, domesticated rice, flutes made from bird bones, and silk clothes. Especially the hieroglyphs carved on turtle plastrons and animal bones. Besides that, there is the Houli of Shandong province, Pei Ligang, and the Xinlonggou millet culture 8000 years ago and the Yangshao 7000 years ago... A question that needs to be answered: where did these cultures come from? Genetic surveys of the owners of the tombs here, archaeology shows that they are people with the O3 M122 genetic code belonging to the Indonesian (Lac Viet) race. Not only the people but also the stone tools, pottery, and pure rice plants all have southern characteristics, meaning they were brought from the South Yangtze. The Yellow River basin has a cold climate, long winters, and poor growth of vegetables and fruits, so storing food for the winter is a vital need. Therefore, the role of millet and rice became even more important. After the ice melted, people from the South Yangtze enthusiastically went up to reclaim new land. Millet and rice were brought along and intercropped to ensure food security. Lowland areas grow rice, highland areas grow millet. In Xinglonggou and Yangshao, where rice cannot grow, millet becomes the main food crop. Because of the exploitation of large specialized fields, good fertilization, and separation from the wild millet population, the crop is not contaminated with wild genes. Thanks to that, millet was domesticated. When the earliest domesticated millet was discovered here, many authors believed that millet was first grown and domesticated in Northern China and then spread to other places. We discovered a different reality. That is, millet was grown about 15,000 years ago in mainland Southeast Asia, but due to semi-natural farming methods, it was not domesticated. When it went to Northern China, it was grown properly and well cared for, and domesticated faster. Therefore, Northern China is considered to be the place where millet was domesticated earliest. However, the place where it was domesticated earliest is not always the place where it was first grown.
The current mainstream agricultural literature suggests that millet was first domesticated in the Cishan Culture of northern China: “The stratigraphic structure of the site appears to be consistent with an extended date (Lu et al., personal communication). Three of the older dates extend the occupation period to 10,400–10,100 cal. BP. These dates also suggest for the first time that the community spanned a period of ≈3,000 years (c. 10,400 to 7500 cal. BP).” However, this is a weak suggestion, since in “The Origins of Agriculture in Northern China Pushed Back to the Pleistocene–Holocene Boundary” (6), Gary W. Crawford can only say with reservations: “Although Cishan now has the oldest clear evidence of significant levels of food production in China,” “New research (7) shows that we still do not have a clear date.” There is good data regarding the onset of millet domestication and agriculture in North China, as food production was established by 10,400–10,100 cal. BP at Cishan.” And: “It is still unclear how, when, and in what context these millets initially evolved ( 2 ). One hypothesis suggests that common millet was rapidly domesticated in the central Wei River basin shortly after about 8000 cal. BP ( 3 ). Another hypothesis suggests that common millet was domesticated in the Liao River basin of northeastern China at the same time ( 4 ). In fact, the archaeological data are simply insufficient to resolve the issues surrounding millet domestication and the development of the first farming communities in North China.”
Surveying documents on millet cultivation not only in Tu Son but also in the whole of North China, we feel that these studies have methodological problems. The reason for saying so is that the studies were conducted based only on natural conditions and archaeological results, and there are no documents mentioning the people, the owners of the land, who grew millet. We do not know who they were? Where did they come from? Where did they appear, at what time, and under what conditions? Once we do not understand the people who grew millet, everything said about their work is not reliable enough.
Here we apply a different methodology. Before talking about farming, we need to know who the people of Tu Son and Northern China were. Then from there, we learn about their farming activities. We know that 40,000 years ago, people from Hoa Binh Vietnam went up to occupy mainland China, becoming the ancestors of the Chinese, Koreans, and Japanese. (8) Following their activities, we know that they were sparsely present in Northeast Asia, Korea, and Japan, and were the owners of microblades paleolithic cultures such as Thach Tu Dam 28,000 years ago, and Thuong Chau Khau Diem Cave 27,000 years ago. Therefore, they could not be the owners of Tu Son Culture... With the possession of high-fired pottery, with domesticated chickens, dogs, and pigs, we understand that the millet-growing people were the people from the Yangtze River basin who went up to Northern China during the last ice age, about 10,000 to 11,000 years ago. We also have enough basis to believe that, along with pottery, chickens, dogs, pigs... they also brought two crops, rice and millet, to the Yellow River basin. At Xianren Dong in Jiangxi province, 12,400 years ago, they domesticated rice. The rice grown in Jiahu is the earliest domesticated rice in the Yellow River basin. (9)
According to our research, millet and rice were grown by ancient Vietnamese people in Hoa Binh, Vietnam, at the latest 15,000 years ago. At first, both rice and millet were grown dry, by making holes to sow seeds. Then rice was brought to flooded fields, so it had high productivity and was domesticated earlier. In Hoa Binh's conditions, the mountains and forests were fragmented, so the land for growing millet was not much and there was not a large area, and the method of making holes to sow seeds caused the crops to be surrounded by wild plants, making millet not domesticated. Due to low productivity, millet was grown as a secondary food crop. From the Hoa Binh area, millet and rice were brought to the Yangtze basin to be grown as two parallel food crops. In natural conditions with flooded fields in the Jiangxi region, rice was better cared for and 12,400 years ago it was domesticated in Tien Nhan Dong. (10) From then on, pure rice was grown widely in the Yangtze basin. About 10,000-11,000 years ago, people from the South Yangtze River moved up to the arid Loess Plateau and the Liaohe Basin in China. Due to the dry land and large area, millet became the main crop. Millet fields were isolated from wild millet and, as a main crop, were well cared for. As a result, millet was domesticated earliest in Northeast China, typically in the Cishan Culture. A survey of all millet sites in Northern China shows that, apart from appearing earliest in the Cishan Culture, millet cultivation dates in other areas, up to the Great Wall area, were approximately the same. This proves that millet was cultivated due to the mass migration of people from the South after the last Ice Age.
Thus, from the time of millet cultivation in the millet-growing cultures of Northern China related to the migration of people from the South after the last Ice Age, it can be concluded that undomesticated millet in the Yangtze Basin was brought to North China. In the large and fertile dry Loess Plateau, millet became the main crop. Thanks to good care and isolation from wild millet populations, millet was domesticated. The presence of many domesticated millet sites close together is an indication of this phenomenon. From here, it can be confidently concluded that millet was first cultivated in the Hoabinhian Culture of Vietnam and then brought to the Yangtze Basin by the ancient Vietnamese. When the last Ice Age ended, the climate became warmer, people from the South Yangtze moved to North China and brought two crops, millet and rice. Here, under suitable environmental conditions, millet was domesticated at a relatively close time due to the large number of farmers who had experience growing millet, thus almost simultaneously creating millet agriculture in Northern China.
III. Conclusion.
The Southeast Asian continent is the first agricultural center in the world. Thanks to favorable land and climate, people have grown vegetables and fruits early on as a way to save food in difficult times. Plants are grown simply in a semi-natural way, with the least amount of care. But as people increasingly see the role of plants, they take more care of them, and the quality of vegetables, roots, and fruits is getting better and better. Perhaps the people do not know the concept of "domestication" but only persevere in caring for and selecting the best plants and seeds for the next season. Over time, a rich crop system was created, with increasingly better quality, providing food, medicinal plants, and fiber plants for clothing. Abundant food helps the population increase rapidly, promoting two migrations that created the Asian population. About 38,000 years ago, the population of Southeast Asia and South Asia accounted for 60% of the world's population. (11) Following the people, crops and livestock were brought to the Yangtze basin and then from the Yangtze basin to the Yellow River basin. In mainland Southeast Asia, due to favorable environmental conditions, vegetables and fruits grow quickly, food is always available, and the pressure to store food is not great. But in the Yangtze basin and especially the Yellow River basin, the climate is cold, winter is long, plants are buried in snow, so storing food through winter is a survival requirement. Millet and rice became essential food sources. About 15,000 years ago, in Southeast Asia, millet and rice were grown as high-class food for the elderly, children and for worship. Being grown in a semi-natural way, millet and rice often lacked water and fertilizer. On the other hand, small fields were surrounded by wild plants, so cross-breeding occurred, causing millet and rice to not be domesticated for a very long time. Undomesticated seeds were brought to the South Yangtze. In Tien Nhan Dong and Hang Doc Dung, due to the exploitation of large, well-fertilized fields and the separation from the surrounding wild rice, rice was domesticated. The domesticated seeds spread to the Middle and Lower Yangtze. Meanwhile, millet, due to the old method of cultivation, still retained some of its wild nature.
10,000 years ago, when the Ice Age ended, millet and rice were brought to the Yellow River basin. Domesticated rice seeds created the Jiahu Culture 9,000 years ago. In Yangshao and Xinlonggou, the dry plateaus where rice could not survive, millet became the main food crop. Large fields of millet were formed. Due to good care and isolation from wild millet, millet was quickly domesticated. During the process of exploring East Asia, people here created a rich system of crops and livestock for food, medicine, textile materials, and even ornamental plants for decoration. This is how East Asian agriculture was formed.
In this article, we strongly reject the traditional view of Western and Chinese scholars that the Yellow River Valley is the origin of Eastern agriculture and affirm that mainland Southeast Asia is the origin of Eastern agriculture. The world's first agriculture, starting 15,000 years ago, created a rich system of livestock and crops to feed the Eastern population and then spread to the West.
Saigon, June 2022
Inferences :
1. Carl O. Sauer. Agricultural Origins and Dispersals - The Domestication of Animals and Foodstuffs. https://www.amazon.com/Agricultural-Origins-Dispersals-Domestication-Foodstuffs/dp/0262190664.
2. W.G. Solheim II. Southeast Asia and the West: Prehistoric and early historic relations between these areas are evident but not yet specific https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17792819/
3. W. G. Solheim II. Ph. D: New light on Forgotten Past. National Geographic Vol 1339 n 3. 3. 1971.
4. Xianrendong. http://archaeology.about.com/od/xterms/qt/Xianrendong.htm
5. Stephen Oppenheimer. Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast Asia.
https://www.pdfdrive.com/eden-in-the-east-the-drowned-continent-of-southeast-asia-e158218075.html
6. Gary W. Crawford1. Agricultural origins in North China pushed back to the Pleistocene–Holocene boundary https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2678596
7. Hunt H, et al. Millets across Eurasia: Chronology and context of early records of the genera Panicum and Setaria from Old World archaeological sites. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2720803/ 8 .Bettinger RL, et al. The transition to agriculture in northwestern China. https://www.researchgate.net/publication/223311375_The_transition_to_agriculture_in_Northwestern_China 9. Zhao Z. Discussion of the Xinglonggou site flotation results and the origin of dry farming in northern China. 10. Lu H, et al. Earliest domestication of common millet (Panicum miliaceum) in East Asia extended to 10,000 years ago. Proc Natl Acad Sci USA. 2009; 106 :7367–7372 https://www.ncbi.nlm.nih.gov › articles 11. Xianren Cave https://en.wikipedia.org/wiki/Xianren_Cave