“Triển lãm Cải cách ruộng đất” là tòa án đấu tố chủ nghĩa-chế độ CS tại VN?

18 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 40930)

Triển lãm Cải cách ruộng đất” là tòa án đấu tố chủ nghĩa-chế độ CS tại VN?

“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIF.,” THỨ BẨY 20 SEP 2014

 image023-content

 image024-content

 image025-content

 Nguyễn Hưng Quốc

VOA Thứ Tư, 17/09/2014

Cải cách ruộng đất và các di sản

image026

 Lần đầu tiên, cuộc cải cách ruộng đất của đảng Cộng sản ở miền Bắc được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội vào đầu tháng 9 vừa rồi. Bản thân cuộc cải cách ruộng đất đã đầy tai tiếng. Cuộc triển lãm nhân kỷ niệm 60 năm của cái gọi là vận động cải cách ruộng đất ấy cũng đầy tai tiếng. Trên rất nhiều diễn đàn, nhất là các diễn đàn mạng, người ta ôn lại những kỷ niệm kinh hoàng về chiến dịch đầy máu và nước mắt ấy.

Chính sách cải cách ruộng đất được đảng Cộng sản tung ra vào năm 1946, tức một năm sau khi giành được chính quyền và cũng là năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp, lúc đảng Cộng sản chỉ chiếm các vùng nông thôn và rừng núi. Giai đoạn đầu, Cộng sản chỉ tịch thu đất đai của Pháp và một số người bị coi là tay sai của Pháp để cấp cho nông dân nghèo. Giai đoạn sau, từ 1950-1953, họ cắt giảm địa tô, bãi bỏ tiền thuê ruộng và đánh thuế nặng các địa chủ. Giai đoạn thứ ba, từ năm 1954 đến 1957, mới thực sự là cải cách ruộng đất theo đường lối của Mao Trạch Đông.

Nội dung chính của cải cách ruộng đất giai đoạn thứ ba này không phải chỉ là tịch thu ruộng đất của địa chủ để cấp cho nông dân hay giảm tô, giảm tức như giai đoạn trước. Cuộc cải cách ruộng đất lần này còn nhắm đến mục tiêu tiêu diệt những thành phần họ cho là địa chủ, cường hào ác bá, những kẻ vừa theo giặc (Pháp) vừa bóc lột dân nghèo. Hình thức chính của cuộc cải cách là đấu tố và sau đó, xử tội hoặc tù giam hoặc tử hình.

Ở đây, có mấy điều đáng nói.

Thứ nhất, dưới sức ép của các đoàn cố vấn Trung Cộng, đảng Cộng sản Việt Nam quy định một cách máy móc số lượng địa chủ chiếm 5,68% dân số ở nông thôn. Bởi vậy, ở nhiều địa phương nghèo khổ, những gia đình có một hai con heo (lợn) và một khoảnh ruộng nho nhỏ đã bị liệt vào thành phần địa chủ hay phú nông.

Thứ hai, trong việc xét xử, người ta không dừng lại ở phạm vi kinh tế mà còn mở rộng sang lãnh vực chính trị: Nếu những người gọi là địa chủ hay phú nông ấy có chút quan hệ với chính quyền Pháp lúc bấy giờ, họ bị vu tội phản quốc hay phản động bên cạnh tội bóc lột. Để luận tội, người ta không cần điều tra; người ta chỉ xúi giục những người được xem là bần nông hay cố nông lên tố cáo và hạch tội. Dựa trên các lời hạch tội và tố cáo ấy, người ta sẽ xử tội tội nhân.

Thứ ba, hình thức xử tội rất dã man: Có nơi xử bắn, có nơi chôn sống hoặc bắt nhịn đói nhịn khát đến chết.

Bàn về cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, lâu nay, người ta chỉ tập trung vào tội ác của đảng Cộng sản trong việc giết oan nhiều người dân vô tội. Nạn nhân tiêu biểu nhất, được nhiều người nhắc đến nhất là bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Hanh Long ở Hà Nội. Bà giàu, ừ, rất giàu. Nhưng bà lại là người ủng hộ đảng Cộng sản và Việt Minh một cách nhiệt tình và tích cực. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, vì thiếu ngân sách, đảng Cộng sản tung ra chiến dịch “Tuần lễ vàng” và kêu gọi dân chúng tham gia, riêng bà Năm tặng đến mấy trăm lượng, chưa kể nhà cửa và thực phẩm. Bà cũng giúp đỡ rất nhiều cán bộ lãnh đạo của cộng sản. Cả Trường Chinh, Phạm Đồng và Lê Đức Thọ đều được bà xem như con nuôi. Ngoài ra, bà có người con ruột tham gia Việt Minh, vào bộ đội, và lên đến chức trung đoàn trưởng. Vậy mà bà vẫn bị giết. Chỉ vì những lời tố cáo vẩn vơ đâu đó.

Bên cạnh sự độc ác, đảng Cộng sản còn mắc một lỗi khác: quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Thời ấy, các đoàn cố vấn của Trung Cộng tấp nập sang Việt Nam (miền Bắc) để huấn luyện cán bộ Việt Nam, thậm chí, để chỉ đạo giới lãnh đạo Việt Nam. Tỉ lệ hơn 5% dân số ở nông thôn là địa chủ là do các cố vấn Trung Quốc đặt ra. Nhiều người còn tiết lộ, trong vụ xử tội bà Nguyễn Thị Năm, giới lãnh đạo miền Bắc, kể cả Hồ Chí Minh, đều biết các lời tố cáo là sai, nhưng dưới sức ép của các cố vấn Trung Cộng, họ vẫn nhắm mắt để mặc cho bà Nguyễn Thị Năm chết một cách thảm khốc và oan ức.

Theo tôi, ngoài hai vấn đề độc ác và lệ thuộc Trung Cộng nêu trên, có một khía cạnh khác quan trọng không kém trong các di sản của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc: Nó phá nát đạo lý truyền thống Việt Nam, trước, trong quan hệ làng xã, sau, ngay trong phạm vi gia đình.

Tất cả các nhà nghiên cứu văn hóa truyền thống Việt Nam đều nhận định giống nhau: làng xã là một đơn vị đặc biệt mang dấu ấn rất Việt Nam. Trong làng, dĩ nhiên có người giàu và người nghèo, vẫn có bóc lột và áp bức, nhưng dù vậy, quan hệ giữa người với người, nói chung vẫn tốt đẹp. Họ đoàn kết với nhau trong việc bảo vệ quyền lợi của làng cũng như trong việc duy trì những truyền thống văn hóa tốt đẹp của làng. Chính vì vậy, rất ít người muốn đi xa khỏi làng. Người ta quyến luyến làng và tự hào về làng. Trong cuộc cải cách ruộng đất, tất cả những quan hệ và tình tự ấy đều bị phá vỡ. Những người dân nghèo được các cán bộ xúi đứng ra tố cáo những người giàu có. Có khi là tố cáo những tội thật. Nhưng phần lớn, căn cứ trên con số trên dưới 80% xử oan, chỉ là những lời bịa đặt do các cán bộ từ trên xuống mớm vào miệng họ. Qua các cuộc tố cáo và hảnh quyết dã man ấy, mọi người trở thành kẻ thù của nhau. Không ai còn tin tưởng ai nữa. Nhà có con gà chết dịch, muốn làm thịt ăn, người ta cũng phải ăn giấu ăn giếm, lông phải chôn thật kỹ, để khỏi bị tố cáo là địa chủ hay phú nông.

Không những phá vỡ quan hệ trong làng, các cuộc vận động cải cách ruộng đất còn phá vỡ quan hệ trong gia đình với cảnh con tố cha, vợ tố chồng. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, để bảo vệ truyền thống đạo lý trong gia đình, vua chúa thường ra lệnh cấm không cho cảnh vợ tố chồng hay con cái tố cáo cha mẹ. Ở miền Bắc, ngược lại, ngay sau khi vừa nắm chính quyền, đảng Cộng sản đã xúi giục những người thân nhất trong gia đình tố cáo nhau. Cuối cùng, không ai còn tin tưởng ai nữa.

Theo tôi, một công trình nghiên cứu nghiêm túc về các di sản của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc trong mấy năm, từ 1954 đến 1957, là điều rất cần thiết. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết tổng số các nạn nhân bị giết chết cũng như tổng số những người bị bắt bỏ tù và tịch thu tài sản. Chúng ta cũng chưa biết thật rõ những tác hại tinh thần của nó trong đời sống xã hội cũng như trong quan hệ giữa người và người.

Còn có rất nhiều điều chúng ta chưa biết.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

BA SÀM:

- Triển lãm cải cách ruộng đất, thất bại của sự tuyên truyền (RFA). “Họ đã làm một chuyện dại dột, họ đã chọc vào tổ ong vò vẽ của dư luận, họ muốn nói với giới trẻ rằng cải cách ruộng đất rất tốt. Nhưng chúng tôi là những người chứng kiến cải cách ruộng đất, hàng vạn người như tôi lên tiếng phẫn nộ. Họ bị gậy ông đập lưng ông”.

- Bùi Tín: Tử huyệt: Tước đoạt kẻ tước đoạt (VOA). “Họ giật mình là phải lẽ. Họ sợ, vì bị điểm trúng tử huyệt. Cái huyệt chết người. Người dân trước cuộc «triển lãm» của cuộc sống thật khắp nơi nhận ra bất công xã hội không thể chấp nhận nổi nữa, đang không đòi gì hơn là lẽ công bằng: Phải tước đoạt lại của những kẻ tước đoạt để trả về cho nhân dân, cho xã hội. Và ngay lúc này“.

- TRIỂN LÃM CCRĐ Ở HÀ NỘI CỰC KỲ NGU ! (Lê Khả Sỹ). “Từ xưa, người ta nói miếng ngon nhớ mãi, điều thảm hại nhớ lâu ! Mấy cái đứa bày trò triển lãm đã vô tình hoặc hữu ý chọc vào vết thương CCRĐ của dân tộc“. – Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận: 60 năm một tội ác kéo dài!!! (DLB). “Tất cả biểu lộ thói khinh thường công luận của những ‘chuyên gia’ trình bày, nhất là thói gian trá vốn thâm căn cố đế nơi người cộng sản, cái thói được thản nhiên bày tỏ chẳng những trong ứng xử cuộc sống mà cả trong giáo khoa, sử sách, tư liệu“.

- CON RUỘT ĐẤU TỐ MẸ MÌNH : VỀ CƠ BẢN THÌ “KHÔNG SAI” ??? (TNM). “Chu Văn Biên, cựu thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp, là người đã đấu tố mẹ mình. Theo Đèn Cù, Biên là bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ – Tỉnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng dưới sân dằn giọng:Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại’…”

image027
-
Hồ Chí Minh và Cải Cách Ruộng Đất (Sự thật HCM). “Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ/ Việc nó làm, tội nó phạm ra sao/ Nó là tên trùm đao phủ năm nào/ Hồi Cải Cách đã đem tù, đem bắn/ Độ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!/ Đường nó đi trùng điệp bất nhân“- TÀO CẮT RÂU, HỒ CHE RÂU – KẺ GIAN NGƯỜI TẶC (TNM).

+++++++++++++++++++

GIÁO DỤC HỌC SINH CĂM THÙ ĐIỀN CHỦ NGUYỄN THỊ NĂM.

Nguyễn Quang Duy

Để mở đầu cuộc Cải Cách Ruộng Đất, điền chủ Nguyễn Thị Năm là người đầu tiên Hồ Chí Minh ra lệnh xử bắn.

Với bút hiệu C.B. (Của Bác), Hồ Chí Minh viết bài Địa Chủ Ác Ghê, đăng trên Báo Nhân Dân, đấu tố và khép tội bà Năm. Xin vào http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9078&rb=0401 xem bài tôi đã phổ biến trước đây.

Bà Nguyễn Thị Năm nay đã trở thành một nhân vật lịch sử.

Vụ án bà Nguyễn Thị Năm và hằng trăm ngàn nạn nhân vô tội khác, đang được mở lại. Hai câu thơ cuối bài Địa Chủ Ác Ghê đã được trả về cho tác giả của nó Hồ Chí Minh:

“Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!”

Tội ác đã đến ngày phải trả, nhờ cuộc Triển Lãm Cải Cách Ruộng Đất tại Hà Nội nhiều tài liệu về tội ác do đảng Cộng sản gây ra đã đựợc phổ biến trên mạng.

Trong đó có tài liệu tả lại cảnh đấu tố bà Nguyễn Thị Năm dùng để dạy cho học sinh. Tài liệu này là Bài Số 8 “ẤN CỔ NÓ XUỐNG” trong mục “Vạch mặt Địa Chủ Cường Hào Gian Ác” trong sách giáo khoa do BỘ GÍAO DỤC xuất bản. Bài như sau:

ẤN CỔ NÓ XUỐNG

"Có người dắt Thị-Năm và đội Hàm tới. Vòng ngoài hội nghị có vài tiếng xì xào: "Đội Hàm đã đến". Hàm cười gượng, cố làm ra vẻ vênh váo, tức thì có hàng nghìn tiếng thét lớn:

- Bắt nó cúi mặt xuống! Bắt nó cúi xuống!

- Hoan hô chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ!

- Đả đảo địa chủ gian ác Nguyễn Thị Năm!

- Đả đảo cường hào Hàm! Ấn cổ nó xuống!

Hai đứa gian ác vội vã quỳ xuống, dáng tiu nghỉu. Trước sức mạnh đoàn kết của nông dân giác ngộ, uy thế của bọn nó sụp đổ tan tành".

(Theo tài liệu của các báo chí về vụ Cát-Hanh-Long).

Tài liệu này phần nào giải thích được lý do tại sao có quá nhiều người biết đến bà Nguyễn Thị Năm và tại sao Hồ Chí Minh phải sử dụng cả một guồng máy tuyên truyền thuê dệt nhiều huyền thọai xoá đi tội ác Hồ Chí Minh đã đấu tố và ký lệnh xử bắn bà Năm.

Tài liệu còn là một bằng chứng giải thích lý do tại sao nền giáo dục tại Việt Nam càng ngày càng khủng hỏang.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

12/9/2014

++++++++++++++++++++

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bà Nguyễn Thị Năm

Posted by adminbasam on 02/09/2014

GS Nguyễn Văn Tuấn

02-09-2014

image028
Tôi đang tìm mua cuốn “Đèn cù” của Trần Đĩnh, nhưng đọc qua vài bài điểm sách tôi thấy có nhiều thông tin rất quan trọng mà tôi muốn biết bấy lâu nay. Đó là vai trò của ông Hồ Chí Minh trong cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Đã từ lâu tôi vẫn nghĩ ông Hồ không có can dự vào cuộc CCRD hay không muốn giết bà Nguyễn Thị Năm. Ông từng đứng ra “xin lỗi” về thảm hoạ CCRĐ. Nhưng cuốn Đèn cù làm tôi bắt đầu suy nghĩ lại …

Bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) như chúng ta biết là một “đại gia” (nói theo ngôn ngữ ngày nay), nhưng cũng là một ân nhân của ông Hồ và những người lãnh đạo cao cấp trong đảng. Bà đóng góp 700 lạng vàng cho Việt Minh. Con trai của bà theo Việt Minh và làm sĩ quan trong quân đội. Các lãnh đạo Việt Minh thời đó như Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt đều tá túc hay được bà giúp đỡ. Nói chung, bà là người tư sản và là người tốt bụng.

Vậy mà đùng một cái, CCRĐ xảy ra và bà là đối tượng đầu tiên bị đem ra xét xử và hành quyết. Trong hồi kí “Mặt thật”, ông Bùi Tín viết rằng mấy người trong CCRĐ nghĩ bà Nguyễn Thị Năm là người giả dối, việc giúp cách mạng của bà là để “chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại.” Ông Bùi Tín cũng cho biết “Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy ông chạy về Hà Nội, báo cáo việc hệ trọng này với ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu: ‘Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là một người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính uỷ trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.’ Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói với Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này”.

Nhưng Nhà văn Trần Đĩnh kể trong “Đèn cù” rằng trước đó, chính ông Hồ Chí Minh qua bút danh “C.B” viết bài “Địa chủ ác ghê” trên báo Nhân Dân tố cáo bà Nguyễn Thị Năm từng giết chết 14 nông dân, làm chết 32 gia đình, phản cách mạnh, v.v. (1) Bài viết sặc mùi đấu tố cũng là bản án dành cho bà Nguyễn Thị Năm: tử hình.

Trần Đĩnh kể rằng hôm đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”. Có đoạn mô tả vì thi thể của bà Nguyễn Thị Năm hơi lớn so với cái hòm thô sơ và rẻ tiền, nên các “Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô…” Sau đó người ta đem thi hài của bà đi đâu chẳng có thân nhân nào biết (nghe nói sau này năm 1993 thân nhân tìm được mộ qua một nhà ngoại cảm). Chẳng biết lúc đó ông Trường Chinh nghĩ gì, tại sao ông không ra can môt lời cho người ân nhân của ông? Đọc mà hình dung cảnh đó sao tôi thấy rợn người vì sự dã man.

Tiết lộ của Nhà văn Trần Đĩnh là một cái “fact” quan trọng cần phải được kiểm chứng (vì trước đó ông Bùi Tín cho rằng ông Hồ không hay biết vụ đấu tố bà Nguyễn Thị Năm). Nhưng bằng chứng từ Nhà văn Trần Đĩnh, và nhất là bài viết kí tên “CB”, nghiêng về giả thuyết ông Hồ Chí Minh không chỉ biết mà còn chứng kiến cảnh đấu tố bà Nguyễn Thị Năm. Cho đến nay, chẳng thấy ai trong chính quyền đứng ra xin lỗi gia đình bà Nguyễn Thị Năm./

++++++++++++++++++++++++

Phần 6: Diễn biến cụ thể một vụ xử án địa chủ

Kỳ này, xin gửi đến quý vị lời kể của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, từng tận mắt chứng kiến một phiên xử của toà án nhân dân tại ngoại thành Hà Nội.

Nguyễn An, phóng viên đài RFA
image029
2008-02-07

Một buổi đấu tố . File photo

Ông Nguyễn Chí Thiện: Hồi làm cải cách ruộng đất ở Thái Hòa ấp, ở đấy có một ông địa chủ, tôi còn nhớ tên là ông Bảy Dần. Ông ta là một người cũng có ruộng đất nhưng không phải giàu lắm đâu anh ạ. Ông ta chỉ có vài chục mẫu ruộng thôi và ông ta còn lại là một ông đồ dạy học nữa.

Chính tôi có đi xem buổi đấu tố cuối cùng đó, nó tổ chức đông người đi lắm, Hà Nội kéo nhau đi rất đông. Tôi đến nơi, lúc bấy giờ tôi cũng len lên được hàng đầu để mà xem. Ông Bảy Dần cũng mặc áo the, cũng ăn mặc tử tế lắm, đội khăn hẳn hoi. Ông ta thế là bị trói vào cột - bị trói vào cột.

Nguyễn An: Tức là đem ra trước tòa án nhân dân phải không ạ?

Ông Nguyễn Chí Thiện: Gọi là tòa án nhân dân. Trước hết ông ta bị trói vào cột và đàng sau cột độ mươi thước thôi thì có một cái hố đào sẵn. Người ta nói là đào cả hàng tuần trước rồi. Buổi đấu tố hôm đó nó diễn ra cả ngày, từ sáng đến tận khoảng 5, 6 giờ chiều mới kết thúc.

Nguyễn An: Xử thì cứ xử thôi nhưng kết quả thì đã biết trước rồi phải không ạ?

Ông Nguyễn Chí Thiện: Phải biết trước, chứ còn làm sao mà sống nổi. Lên đấu tố thì đủ các người lên đấu tố. Sự thật họ đấu tố, tôi phải vô tư mà nói, phải nói thật anh ạ, thì đa phần là phụ nữ. Họ lên đấu tố khiếp lắm, chớ không phải bị cưỡng bức, nghĩa là họ hăng say họ đấu tố.

Trong số hàng mấy chục người lên đấu tố thì cũng có vài ba người là miễn cưỡng. Những người miễn cưỡng thì mình biết ngay, chớ còn những người hăng hái đấu tố, chỉ chỏ vào mặt, cứ lồng lên như những con hổ cái thì nhiều.

Nguyễn An: Theo ông nhận xét thì tự họ làm chứ không phải họ bị ép buộc hay là gì cả?

Ông Nguyễn Chí Thiện: Họ bị kích động nhiều, bị kích động hơn là bị ép buộc anh ạ. Nhưng số người mà sau này họ hăng say lao theo thì đông, chứ còn số người miễn cưỡng lên thì ít thôi.

Nhưng phải nhớ một điều là từ đầu đã có một sự cưỡng bức rồi. Những người hăng say thì không phải là tự họ họ lên đâu, mà họ không lên cũng không được. Qua quá trình kể khổ rồi khơi sâu lòng hận thù thì nhiều người trở thành hận thù thật. Họ lên họ làm việc đó.

Chỉ riêng trong gia đình thôi thì là một sự miễn cưỡng rõ rệt anh ạ. Thí dụ như con dâu mà lên tố bố chẳng hạn, tố là ông ấy hiếp mình thế nọ thế kia thì ăn nói nó có vẻ gượng gạo, không có tinh thần hăng say như những người khác.

Có một điều đặc biệt là, ông ta đã ngoài 60 rồi, mà ông ta vẫn cứ phải xưng cháu hoặc xưng con với bất cứ một người nào lên đấu tố, dù người lên đấu tố chỉ đáng tuổi con ông thôi. Thâm chí tôi còn nhớ một cô con gái lên tố ông ta thì ông ta cũng phải xưng con với người con gái đó - con gái mình đẻ ra đấy ạ.

Bây giờ nói đến tòa án nhân dân mà ngồi xử thì toàn là nông dân thôi, toàn là nông dân họ sắp xếp lên ngồi thôi. Chị làm "chánh án", tôi còn nhớ chị ấy còn mù chữ nữa anh ạ, không biết viết a,b,c thế mà lại lên làm chánh án.

Sau một ngày đấu tố nhục nhã như thế rồi thì họ bắt đầu họ tuyên án. Họ tuyên án với tất cả những tội ác mà địa chủ đã phạm phải, mà toàn bộ là bịa đặt thôi. Người ta tuyên án ông ấy tử hình.

Đặc biệt là trong quá trình đấu tố thì ông địa chủ này không có quyền cãi mà chỉ có quyền bất cứ ai đấu tố thế nào đều chỉ có quyền "nhận tội" - nhận tội lỗi của mình chớ không hề có một lời cãi nào được phép cả.

Nguyễn An: Tức là ai nói gì thì nói, phản ứng duy nhất mà ông được phép là cứ nhận thôi?

Ông Nguyễn Chí Thiện: Và phải nhận ngay lập tức. Họ đã diễn tập nhiều lần rồi anh ạ. Đấy không phải là lần đầu tiên mang ra, trước khi mang ra làm thật như vậy thì đã có những cuộc diễn tập trước đó anh ạ. Diễn tập trong một số nhỏ người để cho ông này phải quen lối phục tùng như thế.

Buổi hôm đó, tôi còn nhớ là sau khi đấu tố xong thì lập tức có 6 anh du kích. 6 anh du kích này đứng cách khoảng độ 2 mét... thế là bắn chết ông ta ngay. Sau khi bắn chết xong thì chặt dây thừng - không phải là cởi nữa mà là chặt dây thừng, lấy con dao chặt dây thừng ra và lôi ông ta ra chỗ cái hố đó. Xin nhớ một điều, không có áo quan anh nhá. Thế là họ vất tụt xuống hố đó là lấp đất ngay lập tức thôi.

Lấp đất xong thì đất ấy cũng không được đấp thành mộ mà đấp bằng như bình thường thôi chớ không đấp gồ lên như một khối u như là một mộ phần anh ạ. Đấy là điều mà tôi chứng kiến tận mắt.

Nhưng tôi muốn nói thêm, chính vì chứng kiến đó cho nên sau này tôi vào tù, tôi nằm nghĩ lại. Để bàn về cải cách ruộng đất thì tôi chỉ làm một bài thơ thôi - đây chính là vụ Bảy Dần:

Bạn nghĩ gì về cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam và những hậu quả của chính sách này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Được nghe bà kể khổ Con thấy đời con thực là đáng chết Con đã đi bóc lột để nuôi bà Con bây giờ không dám nhận là cha Dù bà là do con đẻ ra Con - thành phần địa chủ thối tha Trước nhân dân, trước đảng, trước bà Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội Đó là lời của cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội Giữa đấu trường giăng giối với con.

Tôi làm bài như vậy. Khi tôi đọc bài này cho anh Nguyễn Huy Thiệp nghe ở quán cơm của anh hồi tôi ra tù năm 91-92 thì anh có nói một câu thế này: thôi, ông làm một bài thơ về cải cách ruộng đất như thế cũng đủ rồi.

Nhưng tôi nghĩ là nó không đủ đâu anh ạ. Nó còn rất nhiều chuyện mà chúng ta phải bàn đến.

Quý thính giả vừa nghe nhà thơ Nguyễn Chí Thiện tường thuật lại một phiên xử của toà án nhân dân mà bị cáo là một địa chủ trong cuộc cải cách ruộng đất. Kỳ tới, chúng tôi sẽ gửi đến quý thính giả lời kể của ông Trần Anh Kim, có ông nội, bác và bố đều là nạn nhân trực tiếp của cuộc cải cách ruộng đất. Mong quý thính giả đón nghe.

+++++++++++++++++

Triển lãm Cải cách ruộng đất: Làm sao bây giờ?

Nguyễn Tường Thụy, viết từ Hà Nội
2014-09-15

image030

Họp về cuộc triển lảm cải cách ruộng đất tại Phòng bày chuyên đề.

Blog Nguyễn Tường Thụy

Chẳng hiểu ai xui khiến thế nào mà Bảo tàng lịch sử quốc gia tự nhiên đi tổ chức phòng trưng bày về cuộc Cải cách ruộng đất "long trời lở đất" cách đây sáu chục năm, mở cửa vào ngày 8/9/2014.

Phàm những gì họ làm đều có mục đích cả, chứ không phải bày ra để chơi.

Vâng, mục đích là đây: theo Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia thì "Bảo tàng muốn hướng tới là những thành tựu của cuộc cải cách ruộng đất đã mang lại cho nhà nước mới được thành lập, cho người dân Việt Nam nghèo khổ đang từ phận nô lệ mất nước được hưởng thành quả cách mạng đó".

Tuy nhiên, mới qua mấy ngày đầu, mục đích của Bảo tàng có vẻ như không đạt được. Dấu ấn kinh hoàng của Cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã ghi quá sâu vào ký ức những người dân Việt Nam. Hẳn là không nhiều người tìm đến phòng trưng bày để xem nông dân Việt Nam được hưởng thành quả của Cải cách ra sao. Có vẻ như người ta không hào hứng về việc này khi chuyện chia ruộng thì ai cũng biết và ai cũng biết sau đó, ruộng đất lại được gom vào HTX. Khi mô hình HTX thất bại, ruộng đất được chia lại để rồi lại tập trung vào quan chức nhà nước và những người giàu có. Người ta đến triển lãm còn vì tò mò, muốn biết xem thái độ của nhà cầm quyền đối với CCRĐ ra sao, họ nhìn nhận thế nào hay hướng người xem nhìn nhận thế nào?

image031

Đấu tố, xử tử địa chủ ở Miền Bắc

image032

image033

image034

Đấu tố, xử tử địa chủ ở Miền Bắc (4) (Files photos)

Người xem nhận ra ngay ý đồ của Ban tổ chức (BTC) khi nhìn vào cách sắp xếp hiện vật và số lượng hiện vật cho mỗi khời kỳ. Theo Thanh niên online, trong tổng số 133 hiện vật thì dành cho phần đời sống của nông dân trước cải cách là 45 hiện vật, tức là chiếm 1/3. Điều này cho thấy, bảo tàng muốn nhấn mạnh sự so sánh cuộc sống của nông dân với địa chủ.

Phần đấu tố địa chủ có lẽ là phần khách quan tâm nhất thì Ban tổ chức giấu nhẹm. Được hỏi về cách sắp xếp có chủ ý, ông Cường trả lời đại rằng "Không nhất thiết phải phơi bày toàn bộ những sai lầm của lịch sử" làm cho nhiều phóng viên tỏ ý không hài lòng. Ông đã làm đúng đường lối tuyên truyền của Đảng, nhưng xem ra, lần tuyên truyền này lợi bất cập hại.

image035

Ảnh trưng bày cảnh sống ấm no của nông dân sau cải cách. Quần áo lành lặn, thức ăn ê hề - Đăng hình nầy, trang quêchoa ghi chú thêm: Bữa cơm 5 món của nông dân thời Cải cách, soong nhôm không nhọ ( nấu bếp gas hoặc điện), dùng đũa nhựa trắng, môi nhôm.

image036

Bữa ăn của nông dân hiện nay

image037

So sánh nhà của đầy tớ và nhà ông chủ ngày nay

Có một điều thú vị là, phần giấu giếm của ban tổ chức đã được báo Vnexpress tìm cách bù đắp bằng bài "Khoảng lặng bên trong triển lãm Cải cách ruộng đất"với việc phỏng vấn khách thăm là những nhân chứng, kể về giai đoạn đau thương ấy và họ "chưa thỏa mãn với những thông tin, hình ảnh, ánh sáng và cách trưng bày. Rất tiếc khi có cơ hội lại không được cung cấp thêm những hiểu biết chân thực về lịch sử, một giai đoạn đau buồn của dân tộc".

Bài báo cũng dẫn lời nhà sử học Dương Trung Quốc "Với những vấn đề này, chúng ta không nên né tránh để ít nhất nhân dân không nghi ngờ về quá khứ",

Trên mạng internet, tràn ngập những bài viết kể về một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử dân tộc, khơi dậy những đau thương mà người ta kìm nén sáu chục năm nay, nay có dịp bùng lên. Phần đấu tố địa chủ - nội dung mà ban tổ chức cố tình ém nhẹm, với lý do như ông Cường đã nói là không cần thiết lại là đề tài bàn luận sôi nổi nhất. Hàng chục bài viết về chủ đề này được đưa lên mạng mỗi ngày. Riêng phần điểm tin sáng trên trang Ba Sàm hôm nay (12/9) đã có tới 34 bài nói về CCRĐ. Blog Tễu còn kỳ công tập hợp đường dẫn tất cả những bài viết về CCRĐ để hầu bạn đọc Những người có cha mẹ ông bà bị đấu tố, bị bắn trong CCRĐ, nỗi uất ức kìm nén bấy lâu nay được dịp bùng lên. Họ kể về nỗi đau mất mát của gia đình, dòng họ, hệ lụy sau đó và không ngần ngại bày tỏ luôn cả lòng căm thù.

image038

Trái phiếu thu mua đất của địa chủ để cấp cho nông dân trong cải cách điền địa ở miền Nam

Có người phát hiện ra có những hình ảnh trưng bày được diễn hoặc đóng lại. Nhiều người tinh quái, tìm ngay ra những hình ảnh tương phản để vô hiệu việc tuyên truyền trong phòng trưng bày. Họ đặt bữa cơm của nông dân hồi ấy cạnh bữa ăn của nông dân hiện nay để cho thấy sáu chục năm qua, đời sống của nông dân hóa ra là... thụt lùi. Trưng bày về ngôi nhà lụp xụp của nông dân so với nhà địa chủ thì họ đưa ra hình ảnh nhà nông dân VN bây giờ cũng lụp xụp không kém và nhà quan chức thì nguy nga tráng lệ gấp nghìn lần nhà địa chủ ngày xưa. Những cảnh đấu tố, bắn giết được đưa lên cùng con số hàng trăm nghìn người bị tố oan, hàng vạn người bị giết để minh chứng cho sự "thành công" của CCRĐ. Nói về thành quả chia ruộng đất cho bần cố nông, thì bị phỏng vấn những câu hóc hiểm, như "ông nghĩ gì về việc ruộng đất hiện nay lại tập trung vào tay quan chức nhà nước và đảng cộng sản", khiến cho người được phỏng vấn chỉ còn cách lảng.

Tai hại hơn, nhiều người còn đem cải cách điền địa ở Miền Nam ra so sánh để cho rằng, cải cách điền địa ở miền Nam vẫn là mục tiêu người cày có ruộng nhưng không có cảnh tước đoạt, bắn giết. Nhà nước mua ruộng của địa chủ chia cho nông dân. "Nhiều quan sát viên quốc tế đã cho chương trình "Người Cày Có Ruộng" là một trong những chương trình cải cách điền địa thành công nhất ở các nước hậu tiến. Nó là điểm vàng son của nền Đệ nhị Cộng hòa". Chương trình này đã tạo ra một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển. Nông dân hăng hái sản xuất và năng suất lao động trong sản xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng. Đời sống của nông dân được cải thiện"

Cũng là mục tiêu người cầy có ruộng nhưng công hay tội thành công hay thất bại là ở cách làm. Tại sao nông dân vẫn có ruộng nhưng ở Miền Bắc phải cướp đoạt, phải bắn giết, gieo rắc hận thù, làm đảo lộn gia phong còn ở Miền Nam thì không?

image039

Thông báo đóng cửa phòng Triển lãm Cải cách ruộng đất

Bất ngờ, ngày 12/9, gần trăm dân oan Dương Nội trong đồng phục dân oan kéo nhau đến đòi xem triển lãm. BTC đối phó bằng cách bắt cởi áo dân oan rồi mới được vào. Ai dè họ cũng cởi phắt ra luôn nhưng cũng không vào được vì BTC thông báo tạm thời đóng cửa do sự cố ...ánh sáng.

Được biết, phòng trưng bày sẽ mở cửa đến 31/12/2014, nghĩa là tới 4 tháng lận. Thế nhưng mới mở cửa được mấy ngày đã xảy ra sự cố ánh sáng. Không biết thực hư thế nào nhưng nhiều ý kiến cho rằng chẳng qua BTC tìm cách đối phó mà thôi.

Mới chỉ có mấy hôm mà những thông tin về hiệu ứng của triển lãm xem ra theo xu hướng bất lợi so với mục đích ban đầu. Còn những ba tháng rưỡi nữa, không biết rồi sẽ xảy ra những chuyện gì? Kéo dài đến hết năm có vẻ thật là khó. Còn đóng cửa ư? Giải thích với công luận thế nào đây? Lý do về sự cố ánh sáng, điện đóm không thể đưa ra mãi. Dân oan Dương Nội còn "dọa" sẽ tìm cách vào phòng triển lãm cho bằng được.

Hình như khi triển khai dự án này, Ban tổ chức không lường trước được hệ quả. Hướng tới cho người dân về thành quả của CCRĐ đâu không biết, chỉ thấy những phản ứng bất bình.

Rất khó hiểu về cuộc triển lãm này. Thực sự người ta không hiểu nổi họ tính toán ra sao để cho mục đích đạt được. Trao đổi với tôi về việc này, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho rằng, có gì đâu, nó bày ra để lấy tiền dự án thôi mà. Nhưng cũng có người nói tay nào thầy dùi tổ chức triển lãm này nếu không ngu thì cũng là thằng đểu.

12/9/2014

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.