Phạm Duy: 100 khẩu đại bác tình ca mở đường … về Tự Do!

21 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 9532)
Phạm Duy; Đoản khúc rời

1. Ký ức của cậu bé nhà quê.

2. Sàigon, thời của Lính. Gặp Minh Họa Kiều.

3. Tạm biệt Phạm Duy.

5. Ba ông Cao Kỳ, Nhất Hạnh, Phạm Duy về quê theo … nghị quyết 36?

6. “Phản bội”?

7. Tính cách “Bố già” với Nguyễn Thiện Cơ, Lê Hữu Mục và Nguyễn Xuân Hoàng.

8. Hai hình bóng một con người.

9. Phạm Duy kỳ ngộ “thiền thư” Suma Ching Hai.

10. 100 khẩu đại bác tình ca về trả lời Trần Bạch Đằng, Nguyễn Lưu.

Lý Kiến Trúc

Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam

Theo tin trong - ngoài nước, 100 trong s hơn 1000 ca khúc ca Nhc sĩ Phm Duy “cho phép” din Vit Nam!!!

Theo tin thân hu, Nhc sĩ Phm Duy v tri vào chiu Ch nht 27 tháng Giêng năm 2013 ti tư tht Sàigon, th 92 tui.

chan_dung_pham_duy

Chân dung Nhạc sĩ Phạm Duy. ẢNH LKT

Vài nét đặc đim:

- Một quyết định “hơi khôn” táo bạo nhất: từ biệt kháng chiến “dinh tê” về thành đi tìm “Tình Ca”.

- Một nghệ sĩ lãng mạn, thơ mộng, đa tình và bất mãn bậc nhất của thời đại.

- Một con người thực dụng nhất, suốt đời tuân theo chủ nghĩa “Tôi phải sống, sống bằng chính của cải của tôi làm ra.”

- Một khả năng sáng tạo ca khúc, trường ca không “xin cho”. Chỉ bán. Ngoại trừ biệt lệ.

- Một ước mơ lớn nhất: toàn bộ tác phẩm được công diễn cùng với những tuyệt phẩm của các nhạc sĩ nam trung bắc trên sân khấu dàn nhạc đại hợp xướng, đại hòa tấu Việt Nam.

- Một hoài bão lớn nhất: tình ca của các nhạc sĩ Việt Nam phải vượt lên hàng hay nhất thế giới.

- Một nguyện vọng duy nhất xưng tụng nước ta nuôi cho đến chết: Khi lịch sử lật sang trang “Thề phanh thây uống máu quân thù” thì “Việt Nam Việt Nam” lên tiếng.

1. Ký ức

Ký ức 55 năm trước chảy suốt theo chiều dài dội về như cơn giông cuối mùa đông.

Trên một quả đồi thấp, núi, và rừng ngay tầm mắt; một khoảnh phố nhỏ quê mùa không thể quê hơn được nữa, ở đây, những người bạn làng quanh quẩn lẫn nhau ở cái chợ chồm hổm Gia Nghĩa - Quảng Đức. Vừa là chợ, vừa là làng, sáng nắng, chiều mưa, gió rừng hú từng cơn kéo đêm tối về sầm sập lôi theo dã thú rình mò.

Bỗng một hôm, làng chúng tôi nghe tiếng loa văng vẳng treo trên ngọn cây: “Kính mời đồng bào tối nay đến sân làng nghe hát”.

Sân làng là bãi đất trống khô khốc khá rộng, đỏ quánh, bao bọc bởi những mái tranh nứa nghèo nàn mái thấp mái cao; khi phá cánh rừng đồi này người ta chừa một gốc sao thật to mọc trên gò đất cao nhất. Cây sao trở thành nhân chứng cho các buổi hội làng lễ lạc. Đống củi rừng được đốt lên dưới tàn cây, dân ở ven sân làng lũ lượt tụm năm tụm ba kéo đến ngồi tụ quanh đống lửa, ánh sáng từ lửa soi rực lên những khuôn mặt lạ, họ độ bốn năm người, mặc toàn bà ba đen, họ mang theo mấy cây đàn lớn nhỏ, một cái trống cũng nhỏ. Chỉ có thế thôi.

Nhưng có một người mà cậu bé tôi chăm chăm nhìn theo hoài, vì trên ngực ông ta một cây đàn màu vàng đeo như dính, mặt của nó hắt lên ánh lửa hút hồn. Mầu vàng mỹ miều của cây đàn guitar thùng từ ấy đã ngấm sâu như rễ vào đầu cậu bé lên mười.

Ông ấy ốm ốm cao cao, ôm đàn đứng say mê hát một lúc mấy bài, hình như lúc hát ổng chẳng nhìn thấy ai ngồi trước sau, hình như ổng hát cho ổng, ổng chỉ nhìn lên trời, hát. Tôi mê quá, mãi cho đến bây giờ vẫn không thể nào quên mấy bài ca cái đêm hôm ấy. Đồng bào, khỏi nói, vỗ tay rần rần.

Ông trưởng làng dúi thêm củi vào lửa, lửa theo gió núi bùng lên, bập bùng lóe trong những đôi mắt bình dân tròn xoe đăm đăm thán phục, phục sát đất. Tiếng hát, tiếng đàn, tiếng trống, tiếng khán giả loáng thoáng bên tai: nghe giới thiệu kìa, ổng đó, ổng là Ca Nhạc sĩ Phạm Duy.

phamduy_middway_city

Cây đàn xưa, cái nón cũ, bộ bà ba bạc, ba lô, hành trang Phạm Duy. ẢNH LKT

2. Sàigon và thời của Lính

Sàigòn. Cái thời mà bọn học sinh chúng tôi nghe bọn nằm vùng - xúi, hăm hở chụp cái túi ni lông lên đầu ào ào xuống đường đòi cách cái mạng ông Diệm, đòi cách cái nền cộng hòa tự do non trẻ, lại thêm cái bọn ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản - đẩy, suốt ngày đi đòi dân chủ; sau đó thì được thưởng vào màng nhĩ đủ loại âm thanh, tây, mỹ, ta, trên đường phố, trên radio, tuốt trong con hẻm sâu hút; lúc bấy giờ thì lại thấy cái ông bà ba đen, ôm đàn đứng hát, không còn là “Ngày trở về”, không còn là “Lời người ra đi”, là “Gánh lúa”, là “Bà Mẹ quê”, là “Vợ Chồng quê”, là “Tình ca” giữa … sân làng đất đỏ, mà là “Giọt mưa trên lá”, mà là “Việt Nam Việt Nam”, vân vân…

pham_duy___thai_thanh

Phạm Duy và Ca sĩ Thái Thanh tháng 5/2005. ẢNH LKT

Khi khói lửa kéo về tới Sàigon thì trong mấy cái quán cà phê tối om cao nguyên tỉnh lẻ, ngập ngụa thuốc lá, từ cái loa Akai to tướng điếc con ráy, bọn lính rừng chúng tôi sau những ngày bết bùn hành quân rã rời, nghe Julie não nuột với “Ngày mai đi nhận xác chồng”, nhức nhối với Khánh Ly “Đàn bò về thành phố”, não nuột với Thái Thanh “Cái nón sắt bên bờ lau sậy này”, mơ màng với Sĩ Phú “Phố núi cao, phố núi đầy sương”, tê mê với Lệ Thu “Dạ khúc”, tơ tưởng với “Đường em cứ đi tình ta cứ xây chờ em thoát thai trên đường về” …

Chính những tình ca này khiến cho Sàigon nhộn nhịp bọn “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”.

Chính những tình ca này bọn con ông cháu cha đua nhau đưa con cháu trốn lính đi ăn học trên xương máu chiến sĩ ngoài mặt trận.

Chính những tình ca này đã góp phần to lớn vào sự nghiệp … gẫy súng!

3. Tôi gặp Minh họa Kiều

kieu_-tranh_mai_thu

“So dần dây vũ dây văn” (câu 471), Thúy Kiều lần đầu đàn cho Kim Trọng nghe. Tranh Mai Thứ 1951.Tư liệu của LKT.

25 năm sau ngày “Nối Vòng Tay Lớn”, tôi gặp lại con “Thuyền Viễn Xứ” (thơ Huyền Chi), xao xác với “Tình Hoài Hương” ở thành phố giữa đàng*. Tháng 6 năm 2002, khi thực hiện Tạp chí Văn Hóa tôi có số chủ đề về Phạm Duy, nhà sáng tạo nhạc ngữ Việt với chân dung của ông ở trang bìa do tôi chụp.

blank

Phạm Duy và tác giả trong “toà soạn” Phạm Duy.com ở Midway City 2005. ẢNH LKT

Nói về sự quan hệ với nhạc sĩ Phạm Duy, nếu không có nhà báo Đỗ Ngọc Yến thì không có những lần tiếp xúc với người đàn ông áo bà ba đen ôm ốm cao cao thời xa xưa ấy, ông coi tôi như em út trong nhà, thân mật, cởi mở; còn tôi nhìn thấy “Bố già tóc trắng bụng phệ nghênh ngang” dạo này có lắm điều hay lắm. Ít ra cũng có khoảng mươi lần tôi được nghe Phạm Duy nói chuyện về âm nhạc.

Một trong những đặc điểm hãn hữu của Phạm Duy là sức thuyết phục qua những động tác diễn thuyết của một bậc thầy văn hóa văn nghệ. Lúc nào ông cũng làm chủ được sân khấu, ánh đèn màu, chủ đề và cử tọa.

Có một lần Nhà báo Đỗ Ngọc Yến tổ chức đêm Phạm Duy - Minh Họa Kiều cho ông … “lên đồng” gởi gấm tâm sự. Sau loạt bài về Tâm Linh, Thiền Ca, Minh họa Kiều - tác phẩm lớn, tham vọng cuối cùng của nhạc sĩ thiên tài ca khúc vươn lên đại tấu khúc, thấp thoáng, bóng ông ẩn qua cô Kiều: 15 năm lưu lạc, Phạm Duy: 30 năm phiêu bạt.

phamduy_nguoi_khoc_nguoi_cuoi__photo_lkt

Phạm Duy khóc… ẢNH LKT

Ông nói: Tôi đã phải đi tới sông Tiền Đường “khấn” cô Kiều. Cụ Nguyễn Du đã cho sư Giác Duyên vớt Kiều, Sư lập cái am cho Kiều an cư tu giải nghiệp. Tôi thì không đi tu được, trong lúc minh họa, tôi có câu hỏi ai sẽ là người “cứu sống” nàng Kiều khi nàng đâm đầu xuống sông Tiền Đường tự tử, nhưng cuối cùng, tôi phải theo Cụ Tiên Điền cho Kiều tái hợp Kim Trọng, tức là đoàn viên đoàn tụ. Nhưng điều mà tôi thích trong Minh Họa Kiều là giai điệu, tức là cái melody, cái nhạc điệu của Cụ Nguyễn Du quanh quẩn tiết tấu ở lục bát, melody Minh Họa Kiều là giai điệu mới của thời đại, tổng hợp làn điệu dân ca, phong phú hóa âm vực ngũ cung của người Việt nước Việt.

dsc06554_minh_hoa_kieu_8-2003_dr_nguyen_thi_nhuan

Một buổi Minh Họa Kiều - Dr. Nguyễn Thị Nhuận phát biểu 8/2003. ẢNH LKT

Gởi gấm tâm tư vào Minh Họa Kiều (2003), Phạm Duy đã gởi một tín hiệu về quê hương, nhưng quê hương nghiệt ngã: “Phạm Duy hãy "tự sát" vì chỉ khi đó các tác phẩm của ông mới được cho phép diễn ở Việt Nam”. Phải chăng thay vì đâm đầu xuống sông Tiền Đường tự vẫn, thì tự sát đi để chuộc lại cái thế “Đứng trên thế của người kháng chiến mình là có tội”! (Phạm Duy trả lời câu hỏi của Nguyễn Đắc Xuân - BBC 30/1/2013).

Phạm Duy trả lời Nguyễn Đắc Xuân là “đứng trên thế của người kháng chiến”, Phạm Duy có đứng trên thế của người kháng chiến đâu, Phạm Duy “dinh tê” từ thuở kháng chiến nằm nôi đã lòi chủ nghĩa, Phạm Duy đứng trên chủ nghĩa để không trả lời Trần Bạch Đằng và thật ra nhà lý luận Mác Xít số một Trần Bạch Đằng cũng chưa nói hết ý nghĩa chính trị hai chữ “tự sát”.

dsc06556_minh_hoa_kieu_8_2003_dr_quynh_kieu

Một buổi Minh Họa Kiều - Dr. Quỳnh Kiều phát biểu 8/2003. ẢNH LKT

“Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Nhã nhạc thi ca nước Việt đã sinh ra “Nhất phiến tài tình thiên cổ luỵ”**; không chờ đến ba trăm năm, “Bốn ngàn năm khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ôi!” Cái lý của số Mệnh và cái lý của Nghiệp nước đã vận người nhạc sĩ tài tình cổ lụy khởi nghiệp từ rong ca khiến ông đi Mỹ, phải đi Mỹ, đi khắp thế giới … ba mươi năm. (Lúc ấy phải chuồn ngay không thì nằm phơi rốn như Hoàng Hải Thủy).

Ba mươi năm hải ngoại Phạm Duy bế tắc. Bế tắc về sáng tác hay bế tắc vì trong nước đã từng bị lên án khi rời bỏ vùng kháng chiến về thành, rời bắc vào nam và rời đi Hoa Kỳ? Gởi gấm vào Minh Họa Kiều, ông “khấn” cô Kiều, “Chữõ trinh còn một chút này” (Truyện Kiều, câu 3161), xin cô sống khôn thác thiêng phù hộ!

Cô Kiều thiêng thật, cô cơ bút cái Mệnh của kẻ tài hoa lãng tử “Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan” (3162). Ông “khấp” Tố Như, nhưng Cụ Tiên Điền soi thấu cái Nghiệp của kiếp cầm ca sẽ về trên Con đường tình ta đi ngầm mầm … bội phản!

pduy-lkt_10

Phạm Duy cười… ẢNH LKT

Cụ Nguyễn Du một lòng thờ nhà Lê cho Kiều tái hợp Kim Trọng, nhưng nhất định không cho cô động phòng với người tình cũ để cô còn giữ được chữ “trinh”. Cụ nói: “Sự đời đã tắt lửa lòng, Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi” (Truyện Kiều, câu 3045-3046), Cụ khuyên “Đã mang lấy nghiệp vào thân … Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Truyện Kiều, câu 3249-3252); Phạm Duy có tài … có tật, có 70 năm giang hồ đại đạo, nội lực võ công kinh hồn bạt vía, về đủ ngón chơi với nhà nước, cho nên Cụ đã cho đi gặp “Sở Khanh, bạc tình nổi tiếng lầu xanh, một tay chôn biết mấy cành phù dung” (1158-1160), Cụ còn gieo quẻ “triệt” rơi vào người con trai mà Phạm Duy yêu mến nhất: - Duy Quang, ca sĩ có làn hơi thiên phú, có khả năng diễn đạt các tác phẩm của Phạm Duy đã vội ra đi về miền mênh mông. Đi trước bố. Đau lắm!

Duy Quang mất, Phạm Duy mất, mất hết. Người ta hể hả “Mua vui cũng được một vài trống canh”. (Truyện Kiều, câu 3254)

4. Tạm biệt Phạm Duy

Nhà Nhạc sĩ Phạm Duy, nhà Nhà báo Đỗ Ngọc Yến và nhà tôi nằm cùng trên con đường thẳng. Một ông ở đầu Đông, một ông ở đầu Tây, tôi ở giữa hai ông, độ dăm phút xe, rẽ trái rẽ phải một tí là đến cửa. Ông nhà báo mỗi lần đến thăm ông nhạc sĩ, ngang qua nhà tôi, vời theo.

Hình như chỉ có hai nơi ông Yến thường hay đến chuyện trò, Phạm Duy và Mai Thảo. Tâm đắc lắm. Đến Phạm Duy nghe đủ thứ chuyện, chuyện đời, chuyện tình, chuyện tình báo, chuyện chống cộng, vui đến độ nghe cả chuyện “trả thù dân tộc!” Lâu lâu, khoái chí, ông còn khoe ảnh đẹp. Thích lắm.

dsc02615_pham_duy_do_ngoc_yen
Nhà báo Đỗ Ngọc Yến và Phạm Duy. ẢNH LKT

Cùng trên đường Bolsa, rẽ vào ngõ quán Song Long, đếán Mai Thảo nghe đủ thứ chuyện, thỉnh thoảng nhắc vài câu cái thời Caravelle, Đêm Mầu Hồng, Majestic, vv… cho nó quên đi cái sự đời, nhưng lúc nào ông Yến cũng tỏ ra tương kính một nhà văn cao lớn có dáng đi khệïnh khạng, bất cần.

Chúng tôi ngồi bệt dưới sàn nghe và nhìn Mai Thảo uống rượu, uống liên hồi; đang “Không còn gì nữa hết. Tôi thơ”***, bỗng có một anh “nhà văn” nghiêm chỉnh ôm chai rượu tây khúm núm đến xin Mai Thảo mấy chữ để lâu lâu đi ăn tiệc được mấy em em-xi xướng tên nhà văn; chẳng nói chẳng rằng, cứ thế ông khui, ông “chiêu”. Ông Yến ngồi cười ruồi. Mai Thảo “khen” tôi chụp hình đẹp! Men Thảo bốc lên, được thể, tôi cứ chụp, ông lại một chiêu, ông lại một ngụm. Ông tặng tôi tập thơ “Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền”. Gần đây, nhà bỉnh bút Nguyễn Hưng Quốc viết về thiền thư Mai Thảo.

Sau mấy chuyến đò ngang đò dọc từ năm 2000, Phạm Duy quyết định … về (5/2005), về ở luôn. Nhà có buổi họp mặt nho nhỏ, tôâi chở ông Yến đến thăm, trong nhà có Duy Minh, Duy Hùng, Thái Hiền, nhạc sĩ Nguyễn Hiền và vài người bạn khác, có cả ca sĩ Thái Thanh, ca sĩ Thu Phương lò dò mang tới bó hoa tươi thắm, cười toe. Chúng tôi ngồi với “Bố già” khá lâu, ông Yến ì trên sô pha nhưng nét mặt vui lắm. (Lúc này ông trở bệnh nặng, đi lại khó khăn, nhiều lần tôi lái xe đến nhà chở ông đến tòa báo, có lúc chở đi truyền máu). Những lúc chuyện trò, tôi đi lại “tòa soạn” nhạc sĩ chụp vài tấm hình. Có lần, tôi kéo cả nhạc sĩ ra sân cỏ với cây đàn xưa, cái mũ cũ, bộ bà ba đen bạc … chớp bóng.

blank

Phạm Duy và ca sĩ Thu Phương, người ngồi phiá sau là nhạc sĩ Nguyễn Hiền. ẢNH LKT

Khi tiễn chúng tôi ra cửa, “Bố già” nói với tôi một câu:

- “Tôi mở đường cho các cậu đấy!”

Tôi chúc ông về Việt Nam mạnh khỏe. Lái xe về tôi miên man suy nghĩ câu nói của ông. Tôi có gì để về trong lúc ông đã có một gia tài khổng lồ ca khúc đi vào lòng dân tộc. Ca khúc Phạm Duy là những tấm bùa hộ mệnh cho ông.

Khi chúng tôi vừa khuất cửa nhà Phạm Duy thì một phái đoàn của Hội Quốc Tế Suma ChingHai đến chào, dẫn đầu là Thái Tú Hòa (em của nhà báo Thái Tú Hạp). Ra về Hòa kể với tôi, “Bố già” nói: “Đỗ Ngọc Yến và Lý Kiến Trúc vừa mới ở đây, Trúc nó “được lắm, được lắm!”

Nghe Hòa kể, tôi xúc động, xấu hổ, không dè tôi cũng có chỗ đứng tí xíu trong ông, may mà không bị ông xếp vào loại “chán!” Tôi tự vấn: “tôi được chỗ nào? Thưa anh!” Hòa nói: “Bố già” ít khi khen ai, khen anh đấy. Không, tôi không thích tí nào cả. Nghe tin thân xác ông về làm phân bón cho ruộng đồng tổ tiên, tôi không vui tí nào, ruộng đồng tổ tiên lúc này trở thành món hàng béo bở của cái cơ chế chủ nghĩa mafia kinh tế thị trường. Không khéo, tên tuổi Phạm Duy lại trở thành món hàng béo trong cái xã hội quặt quẹo.

pham_duy_saigon

Phạm Duy sang cả trên sân khấu Sàigon 2010. ẢNH GIA ĐÌNH

Tạm biệt Phạm Duy, tôi buồn man mác, chẳng khác gì lần tạm biệt ông Nguyễn Cao Kỳ yêu nước về nước lần đầu. So với hai ông đi trước, Phạm Duy tính toán kỹ hơn, thăm dò kỹ hơn, kín đáo gởi thông điệp qua Minh Họa Kiều, ông vận dụng bi trí dũng mở đường… Về! dù lúc “đi Mỹ, phải đi Mỹ, thì vừa buồn, vừa vui. Buồn là vì phải bỏ nước ra đi, mất luôn cả mấy cái nhà nữa. (BBC, Thứ Tư 19/12/2012).

Gần nửa thế kỷ chịu đựng chiến tranh tàn phá, xã hội phân hóa, chia ly, hận thù rồi cũng nguôi ngoai, người Việt trong và ngoài nước có đủ thời gian soi rọi lại quê hương để nhìn thấy sự nghiệp vô sản nhạt dần trên đất nước nhường chỗ cho những bất cập chính trị tài phiệt tư sản; Bầy Chim Bỏ Xứ trước sau cũng về và đã về với xóm làng ruột thịt, sau bao nhiêu năm tháng lưu vong tứ xứ, người dân đổ mồ hôi lao động miệt mài, cặm cụi gởi về hàng tỉ đô la mà không cần thiết phải có được sự nghiệp chính trị vững vàng!

Vấn đề là bọn trẻ, thế hệ thứ hai, thứ ba, thứ tư … của Bầy Chim Bỏ Xứ như Andre, Barbara, Cecille, Diana, George, Henry, Katherine, Tina, John, Leyna, William … Đinh Lê Lý Trần Nguyễn có chạy theo nghị quyết, có đủ đởm lược theo “Bố già tóc trắng bụng phệ thênh thang” mỉm cười nhả nhạc trước những tiếng ve sầu inh ỏi núp dưới hàng me tăm tối?

cac_tap_chi_van_hoa_-_van_-_van_hoa_viet_ve_pham_duy

Phạm Duy trang bìa 3 Tạp chí Văn Học, Văn và Văn Hóa trích trong Thư Mục Phạm Duy.com

5. Ba ông về quê theo … nghị quyết 36?

Trong một bài viết trước đây khá lâu trên tạp chí Văn Hóa, tôi có đề cập đến ba nhân vật hải ngoại: Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và Nhạc Sĩ Phạm Duy được Hà Nội “chấm” trong cái chiến dịch gọi là “hòa hợp hòa giải dân tộc” phát xuất từ nghị quyết 36.

Ba vị này xem như ba mũi giáp công về chính trị, tôn giáo, văn hóa văn nghệ. Các vị đều ở tuổi bát thập. Nói về kinh nghiệm và sự nghiệp thì vị nào cũng lừng lẫy trên hàng quốc tế, như vậy không ai có thể nói các vị “trót nghe theo lời u mê” để về quê theo nghị quyết 36!

Hành trang trở về nước của ba vị có một số điểm:

- Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (1/2004), nguyên Thủ tướng, nguyên Phó Tổng Thống VNCH, sau lời kêu gọi “tử thủ” ở Tân Sa Châu trước hàng ngàn đồng bào, trong cơn khủng hoảng bơ vơ giữa sân cờ Bộ tổng Tham Mưu, ông thất thần lái trực thăng bay ra hàng không mẫu hạm Midway trong lúc các binh đoàn cộng sản đang tiến công như chẻ tre vào thủ đô Sàigon ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Trên căn bản, hành trang của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là một bại tướng đầu hàng trước địch quân, bỏ rơi đồng đội.

- Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1/2005), là một giảng sư Phật giáo xuất thân ở Huế. Khi Mỹ bắt đầu đổ bộ vào miền nam Việt Nam năm 1965 mở màn cuộc chiến tranh nam bắc, ông là nhân vật phản chiến chống Mỹ hàng đầu ở Sàigon, chống cả nam lẫn bắc. Đáp ứng lại lời kêu gọi hoà hợp hòa giải của Thiền sư, Sàigon trục xuất ông ra khỏi Việt Nam vĩnh viễn. Sau nhiều lần vận động với chính phủ cộng sản, ông về nước lần đầu tiên vào tháng Giêng năm 2005.

Trên căn bản, hành trang của Thiền sư Nhất Hạnh là người phản chiến bị chính phủ miền nam trục xuất và những người cầm súng chiến đấu cho miền nam tẩy chay.

- Phạm Duy (5/2005), hoàn toàn khác; ông là một trong những người chạy cộng sản nhanh nhất bằng máy bay Mỹ, bỏ lại vợ con, vào Mỹ với tư cách tị nạn cùng với hàng vạn đồng bào trong thời điểm 30 tháng Tư 75.

Trên căn bản, ông là người đào thoát khi các lãnh tụ cộng sản kháng chiến ngày xưa cùng thời với ông sửa soạn tràn ngập Sàigon. Căn cước của ông là căn cước tị nạn.

Trên ba căn bản của ba nhân vật, ba chuyến về quê của ba vị có ba mùi vị khác nhau. Ông Tướng dựa vào kinh nghiệm đã từng làm Thủ tướng; Thiền sư dựa vào tên tuổi và học thuật Phật giáo quốc tế; Nhạc sĩ dựa vào gia tài âm nhạc trong lòng quần chúng. Ba cái bùa hộ mệnh.

Nhưng cộng sản không đánh giá họ theo suy nghĩ của người quốc gia, đối với con mắt chính trị chuyên chính của người cộng sản, họ nhìn ba nhân vật kia là ba “đỉnh diểm” tiêu biểu cho chính trị, quân đội, tôn giáo, văn hóa văn nghệ, họ là “biểu tượng” của tập thể cộng đồng tị nạn Việt Nam hải ngoại. Thu hút ba “biểu tượng” này về nước, một hình thức quy hàng, cộng đồng tai biến mạch máu não!!!

Trong ba cái đinh “nhập nội”, Phạm Duy tính toán hơn thiệt kỹ hơn, “hành khiển” không tiêu tùng, bởi, kẻ đã từng giã từ kháng chiến, chia tay chủ nghĩa, suốt đời đi hát xẩm ca ngợi tình yêu … - ngày trở về mặc áo bà ba chân dép, vai khoác ba lô chất đầy ca khúc, không “tham” làm ăn lớn, chỉ vừa phải “bán, đổi” gia tài ca khúc.

Tôi rất thích một câu trích từ một bài viết của một du sinh gởi trên mạng: “Như nhà văn Nga Abutaliv có nói: “Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác...” Câu nói của nhà văn Abutaliv khiến tôi liên tưởng đến hoàn cảnh của ba nhân vật về quê và lối chơi chính trị của cộng sản.

- Hoàn cảnh của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (1). Ông tuổi Canh Ngọ, mạng Lộ Bàng Thổ (nấm đất giữa đường). Ngày ông từ trần không ở đất Mỹ, cũng không ở đất Việt Nam, ra đi cô đơn ở Malaysia. Tin ông mất cũng gây ra sóng gió ở trong gia đình và cộng đồng lại có dịp bàn ra tán vào.

Theo lời đề nghị của các con trai ông và cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên đối với tôi, một buổi Lễ cầu siêu theo nghi thức Phật Giáo do Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Thông Tổ đình Vĩnh Nghiêm Ponona và tôi cử hành trang nghiêm tại nghĩa trang Rose Hill khi tro cốt của ông được gia đình mang từ Malaysia về Mỹ.

Sở dĩ có buổi lễ cầu siêu theo nghi thức Phật Giáo đó là bắt nguồn từ mối nhân duyên đẹp đẽ của Thiếu tướng Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương VNCH (1965-1967) đối với chùa Vĩnh Nghiêm trên đường Công Lý cũ. Tro cốt của ông thờ phụng tại Rose Hill.

vh___85_feb_qui_est_ky_tap_1

Tướng Nguyễn Cao Kỳ trang bìa Tạp chí Văn Hóa số 85 tháng 2, 2004. ẢNH LKT

Tướng Kỳ không đơn thân độc mã về để tiếp tục “giữ nước”, ông đi “dựng nước” kiểu mới hơn, kiểu Mỹ. Theo ông còn có ông cố vấn “tướng về hưu” và bà vợ mới thứ ba Nicole Kim. Trong cuộc phỏng vấn của tôi trước khi về nước, với tư cách nguyên Chủ tịch Nội các Chiến tranh, ông tuyên bố cộng đồng hải ngoại hãy quên đi quá khứ hướng về tương lai.

Sau 50 năm xa Hà Nội Sàigon, ông Tướng về lại quê hương. Về, ông đưa kế hoặch mở rộng khách san,ï sòng bài và biên cương … sân gôn! Kế hoạch này bắt mắt giới trọc phú mới. Thật là tuyệt kế kiếm tiến, xài tiền, rửa tiền!

Khổ một nỗi đất đai nước Việt nhỏ quá, dân với đất chen chúc, làm gì có đất rộng người thưa như Mỹ để làm sân gôn, các “trọc phú” bèn ra sức “quy hoặch đất, quy hoặch núi rừng, biển đảo”, mở khách sạn bốn năm sáu bẩy sao, xây hàng rào sân gôn … để dành đó, lâu lâu đi đánh gôn với … khỉ!

Sau nhiều lần “làm việc” với cấp cao, đảng ta thấy rõ người hùng chống cộng trong quá khứ từng tham gia nhiều cuộc “đảo chánh”, về nước chẳng đảo ai cả, nên rất an tâm. Lệnh cho báo chí đánh bóng đôi mắt người Sơn Tây, trọc phú “bao” cho cái phòng ở khách sạn Shereton, sáng sáng thả bộ uống cà phê rồi xách vợt đi “hầu” tenis.

Mải chơi, ông tướng quên biến đi lời “hứa” của ông đối với câu hỏi của nhà báo trong các cuộc phỏng vấn: “Nếu có điều kiện về nước, việc đầu tiên Thiếu tướng có đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thắp nén hương tưởng niệm những người lính đã nằm xuống cho tự do, kể cả nghĩa trang liệt sĩ đối diện chênh chếch bên kia xa lộ?”

Mải lo việc nhà, ông Tướng quên biến đi 16 ngàn chiến sĩ cộng hòa từ cấp Binh Nhì Binh Nhất cho đến cấp Tá nằm dưới lòng đất mẹ, ngoài mộ phần Đại tướng Đỗ Cao Trí đã di dời đi nơi khác, vẫn không có cấp Tướng nào còn nằm chung với đồng đội. Giá Tướng Kỳ nghĩ đến câu “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” về nằm chung với lính ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thì muôn đời để lại tiếng thơm.

Câu hỏi của nhà báo và câu trả lời tưởng đâu … tan theo mây khói! Nhưng trời không phụ lòng chiến sĩ.

Sau khi về thăm nước, trở lại Mỹ, ông Kỳ có mời tôi đến nhà riêng cho xem video cảnh ông với bà Nicole Kim đi thắp từng nén hương trên những ngôi mộ chiến sĩ VNCH ở Nghiã Trang Biên Hòa (ông bà đi với tư cách cá nhân). Video còn cho thấy ông Kỳ có những cuộc nói chuyện với các cán bộ CSVN tỉnh Bình Dương và cao cấp nhất là ông Phạm Thế Duyệt ở Sàigon. Ông Kỳ nói rằng bên các anh muốn thực hiện “hòa giải hòa hợp” thì hãy hòa giải với nguời chết trước!

dsc08572_ok_nguyen_cao_ky_pham_the_duyet_-_video_nha_rieng_o_my

Sau khi từ VN về, tướng Kỳ cho chiếu video cảnh ông nói chuyện về Nghĩa Trang Biên Hòa với Phạm Thế Duyệt tại nhà riêng ở Mỹ 2/4/2004. Ảnh LKT

blank

Video cho thấy cac cán bộ CSVN ngồi nghe tướng Kỳ nói chuyện ở Saigon. Ảnh LKT

Thành uỷ Sàigon cho biết đây là chuyện lớn, phải trình lên bộ chính trị. Ít lâu sau, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng ra quyết định đưa Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa xuống trở thành một nghĩa trang dân sự và giao cho tỉnh Bình Dương quản lý. Quyết định cải danh Nghĩa Trang Quân Đội Sàigon trở nên một Nghĩa Trang Dân Sự hàm chứa một ý nghĩa quan trọng về lâu về dài.

Thực tế lịch sử của cuộc chiến Việt Nam sau gần 40 năm ngưng chiến vẫn để lại nhiều vết thương sâu rộng trong lòng người dân Việt. Đối diện chênh chếch tượng đài Thương Tiếc bên kia xa lộ đi về hướng Tam Hiệp Biên Hòa là Nghĩa Trang Bộ Đội Anh Hùng Liệt Sĩ được xây dựng to lớn. Một ngày nào đó, lịch sử mới cho phép cả hai lá cờ đều cùng phất phới trên tháp Nghĩa Dũng Đài trong Nghĩa trang Quân Đội Sàigon và trên Kỳ Đài Tổ Quốc Ghi Ơn trong Nghĩa Trang Liệt Sĩ thì may ra ý nghĩa đích thực sáu chữ “hòa hợp hòa giải dân tộc” mới bớt mong manh.

(Xem thêm các cuộc phỏng vấn của LKT và tướng Kỳ trên Tạp chí Văn Hóa Magazine 2 số #85 và #87, 2004. Xem thêm bài: Đầu năm Quí Tỵ, Việt Mỹ “hòa giải” Nghĩa trang Biên Hòa trong mục Việt Nam / Asean)

- Hoàn cảnh Thiền sư Thích Nhất Hạnh (2). Sư bà Chân Không cho thiết kế chuông vàng khánh ngọc lọng vàng đón Thiền sư cùng với 200 đệ tử về nước. Buổi thuyết pháp đầu tiên của Thiền sư diễn ở Hà Nội, sau đó cử hành trọng thể ba Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan ở Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn ngày 16, 17, 18 tháng 3, 2007; ngày 02 tháng 4, 2007 tại chùa Diệu Đế Huế, và ngày 20, 22/042007 tại chùa Học Viện Sóc Sơn, Hà Nội. Chương trình thuyết pháp và “giải oan” tiến triển tốt đẹp, nhưng cây “oan trái” bắt đầu nẩy mầm ở tu viện Bát Nhã.

Bát Nhã là một tu viện nghèo nàn nhỏ bé tọa lạc giữa núi đồi phong cảnh hữu tình bao bọc thông reo, lại có thác nguồn suối ngọt vượn hót chim kêu. Tu viện thuộc địa phận xã DamB’ri huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng. Dân làng bản địa truyền rằng ngày xưa giữa rừng núi âm u, đêm đêm có “hổ” về phục sau am nghe tăng tụng kinh gõ mõ. Một đêm mưa rừng đổ về tầm tã thác réo ầm ầm, nghe xong thời kinh Bát Nhã Ba La Mật, “hổ” bỏ đi. Đêm sau “hổ” về, dẫn theo bạn mới phục hai bên cửa am. Già làng nói rằng DamB’ri sẽ xuất hiện hai vị Thiền sư cao tay ấn sẽ về Bát Nhã quyết đấu võ công, một phái là thiền hành, một phái là thiền tọa. Nhưng già làng nói thêm rằng cái nghiệp chướng của Bát Nhã chưa tới hồi chứng quả, hậu quả khôn lường.

thien_su_nhat_hanh_tai_giang_duong_dai_hoc_uci_2004_-_photo_by_ly_kien_truc

Thiền sư Nhất Hạnh thuyết pháp tại giảng đường Đại học UCI năm 2004. ẢNH LKT

Viễn kiến của Thiền sư và Sư bà rơi nhẹ nhàng rơi vào lưới đặc tình Phật giáo. Vị này có nhân dáng của một vị bồ tát đức độ, sáng láng pháp danh Đức Nghi. Kế hoặch phản pháp của vị là phải nhập vai giáo thọ hành kế “trá hàng”.

Trong Giáo Hội Phật Giáo nhà nước VN, Thượng tọa Đức Nghi là một tu sĩ có vai vế nhỏ ở mãi xứ đèo heo hút gió. Năm 1995, ông được GHPGVN tỉnh Lâm Đồng bổ nhiệm làm trụ trì quản lý tu viện Bát Nhã, tu viện này nằm gần khu “rừng xưa đã khép” một thời tu tập của Thiền sư.

Một hôm, thượng tọa bỏ làng, bỏ am, quyết chí xuất ngoại tầm sư học đạo. Sư bay qua tận Pháp rập đầu xin làm môn sinh Làng Mai, tổng đàn của Thiền Sư Nhất Hạnh và Sư Bà Chân Không. Mâm quả Đức Nghi cúng dường ra mắt Làng Mai là hiến toàn bộ khu đất và cái am nguyên thủy hoang sơ Bát Nhã DamB’ri.

Lòng thành hoằng dương Phật Pháp Tăng của Đức Nghi được lòng Sư bà Chân Không. Sư bà bùi tai, đầu năm 2005, Sư bà cho đổ hàng trăm nghìn đô la vào cái am nguyên thủy. Sư bà mua thêm đất đai, đồi núi rừng thông, quy hoặch, và biến tu viện hoang sơ thành một quần thể Phật Pháp nguy nga trong một thời gian kỷ lục, tất nhiên với bàn tay trợ thủ đăc lực của Đức Nghi. Song song với việc xây dựng các cơ sở vật chất đồ sộ, Sư bà và Đức Nghi mộ hàng trăm tăng ni quân trẻ, đa phần gốc từ Huế, miền trung, mang về Bát Nhã. Tăng ni quân trẻ này vừa được tu học pháp môn Làng Mai vừa đóng chốt trụ trì tu viện!

Nghiệp chướng bắt đầu loang dấu cửa thiền. Những cơ mưu ngấm ngầm giữa Đức Nghi và Làng Mai ngày càng tỏ lộ. Đầu tiên là trong việc điều hành các cơ sở vật chất và quản lý tăng ni, giáo thọ. Sự việc trầm trọng cho đến lúc hồ sơ Đức Nghi nhận tiền của Làng Mai xây dựng quần thể tu viện Bát Nhã được công bố. Hồ sơ này đưa ra pháp luật sở tại để làm chứng cho Làng Mai trong việc xây dựng tu viện Bát Nhã.

Sư bà do không nắm vững chế độ quản lý hộ khẩu và chế độ sở hữu chủ trong lúc trên giấy tờ Tt Đức Nghi là người của GHVNTN, là viện chủ tu viện Bát Nhã trực thuộc tỉnh hội Lâm Đồng, mặc dù Làng Mai bỏ cả triệu đô la ra xây dựng tu viện và quyền điều hành thuộc bộ phận quản trị Làng Mai, nhưng khi đưa ra luật sở tại, Làng Mai mất trắng.

Tuy nhiên, vẫn có thể dàn xếp được cơ sở vật chất, nếu….

thien_su_nhat_hanh_-_coc_tra_thom

Cốc Trà Thơm, một tòa nhà trong quần thể Tu viện Bát Nhã. Ảnh trên Phù Sa.

Trên đà thuyết pháp trai đàn thắng lợi, Sư Ông tung 12 chiêu chính trị nội dung đòi hỏi nhà nước CSVN phải "Ân xá cho những người bị lưu đày và tù tội, trong đó có tội góp ý cho chính quyền, kêu gọi đa nguyên, đa đảng, đa giáo hội, kêu gọi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận … triệu tập đại hội Phật Giáo trong và ngoài nước để thành lập lại giáo hội Phật Giáo dân lập "hoàn toàn đứng ngoài chính trị". (BBC- 25/2/2010).

Sư Ông vội vã bước vào cơ chế chính trị, CSVN phản hồi tức khắc, ra tay thu hồi toàn bộ quần thể tu viện Bát Nhã giao về tay Đức Nghi, bế phong tỏa cảng bộ phận quản lý Làng Mai, trục xuất giáo thọ, tống khứ toàn bộ tăng sinh trẻ, xóa sổ sáng kiến Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan, huỷ bỏ các khóa tu học.

Làng Mai phản pháo cũng không vừa, hô hoán quốc tế: cộng sản đàn áp tôn giáo.

Bát Nhã trở thành liệt đồ tăng chiến, hàng trăm tăng ni non trẻ trở thành nạn nhân trước cửa thiền. Sự thể kết cuộc ra sao, thời gian đã trả lời cay đắng.

Nước mắt tăng ni chảy dài theo dòng thác Dam’Bri, dòng thác tái hiện “định mệnh” người con gái K’ho một lần nữa khóc than bên ghềnh đá DamB’ri huyền thoại “đợi chờ”. Học giả Nguyễn Lang đau đớn viết thư kể lể tình xưa nghĩa cũ cầu cứu chủ tịch ra tay cứu độ chúng sinh, chủ tịch lờ tịt; Đức Nghi vẻ vang ôm trọn gói tu. Làng Mai thu quân về Pháp. “Đã tu tu trót quá thì thì thôi!” (Truyện Kiều, câu 3048). Câu này xin đãnh lễ cô Kiều sửa lại: Đã tu chưa trót, quá thời đành thua!

thac_damb_ri

Thác DamB’ri, huyền thoại “Đợi chờ” từ nước mắt người con gái K’ho. Ảnh Wikipedia

6. “Phản bội”?

Hai chữ “phản bội” quả là ác liệt đối với những người “âm ỉ thênh thang áo gấm về làng”, hoặc vừa mặc cảm, vừa phất cờ cơ hội đối với những kẻ có máu kiếm ăn gọi là về “đóng góp cho quê hương”, hoặc gây bứt rứt những người muốn sống những năm tháng cuối đời với quê cha đất tổ.

Thế nhưng, trên dòng tình tự dân tộc, hai chữ “phản bội” có “quá khích” không khi Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, cựụ Thủ Tướng, cựu Phó Tổng Thống … về! để cổ vũ chủ trương quên đi quá khứ hướng về tương lai! (Tiếc thay, trước sau, Tướng Kỳ hay có tật tuyên bố lung tung làm mếch lòng cộng đồng.) Nhiều người phẩm bình vụ này nói rằng về thì cứ về cho biết, đừng nói nhăng nói cuội xé thêm cái vết thương chưa lành.

Hòa Thượng Nhất Hạnh, người được thế giới xung tụng là vị Thiền Sư chỉ đứng sau Đức Dala Lama … về!, ông nói rõ để hoằng dương pháp môn Làng Mai - đem đạo vào đời, để “giải oan” và âm thầm dâng biểu chính trị.

Nhà soạn ca khúc thiên tài Phạm Duy… về! để hưởng tuổi già, để bán gia tài âm nhạc cho công ty Văn hóa Phương Nam độc quyền khai thác và để ôm mộng Quốc Ca “Việt Nam Việt Nam”. Nhạc sĩ “hơi khôn”, rút ra hai bài học của hai vị đi trước, không tuyên bố, không tham gia chính trị chính em, biết người biết ta, biết công biết thủ qua … âm nhạc mà thôi.

Dù muốn hay không, ba chuyến bay “Về” của ba vị đều rơi vào thời điểm “triển khai” của nghị quyết 36 do bộ chính trị đảng CSVN tung ra hải ngoại. Trong nước, nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân nhận định về Phạm Duy và “người ta” như sau:

“Người ta có thể lên án chuyện ông bỏ kháng chiến ông về. Nhưng mà nếu lúc đó có hại cho Kháng chiến một thì cái chuyện trở về của ông theo Nghị quyết 36 thì cái ảnh hưởng lớn đối với chính trị, đối với xã hội cái thời điểm ông về là có thể nói 10 lần giá trị so với chuyện ông đã ra đi. Ông có ra đi như vậy mới có sự trở về cho nên người ta không công bằng, người ta chỉ nói đến sự ra đi mà không nói đến sự trở về." (Nguyễn Đắc Xuân BBC 30/1/2013 - Nguyễn Hùng).

Ở Mỹ, nhiều cây bút trong giới văn học nghệ thuật viết về sự kiện Phạm Duy giũ áo gởi lại cỏ cây, (vẫn có nhiều cây bút “kiêng”). Rải rác trên các mạng truyền thông tôi đọc và nghe được Nguyễn Hùng, Bùi Văn Phú, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Bạch Đằng, Dương Trung Quốc, Trần Văn Khê, Quỳnh Giao, Jason Gibbs, Eric Henry, Nguyễn Lưu, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Công Khế, Hồng Đăng, Phạm Tuyên, Trọng Bằng, Lưu Trọng Văn, Bích Khê, Lưu Quốc Ân, Nguyễn Xuân Hoàng, Con Cò (Dr Nguyễn Văn Bảo), Cỏ May, vv… Có thể nói, hầu hết những cây bút văn nghệ sĩ trong ngoài đều dành sự trân trọng, lịch sự, tưởng niệm nhà soạn ca khúc Phạm Duy khi nghe tin ông nằm xuống, nhưng rất ít bài viết nào nói về tác dụng của nghị quyết 36 đối với Phạm Duy như phát biểu của ông Nguyễn Đắc Xuân.

Ở hải ngoại, chẳng có ai dại dột tuyên bố về nước là khâm tuân nghị quyết 36. Kinh nghiệm rút từ chuyến “mở đường rừng” của tướng Kỳ, hải ngoại rầm tầm lên án “phản bội”. Trong ba bốn cuộc phỏng vấn do tôi thực hiện, ông Kỳ chưa bao giờ nói về tinh thần “hòa hợp hòa giải” của nghị quyết 36, ông “khôn” hơn, chỉ nói đến hai chữ “đoàn kết”, ông phản ứng gắt gao hai chữ “phản bội” mà đồng hương gắn cho ông.

Đối với cộng đồng Việt hải ngoại, các ông Cao Kỳ, Nhất Hạnh, Phạm Duy, là những viên ngọc quí của miền nam Việt Nam. Thựa ra, họ đành buông trôi theo vận nước, họ đành buồn thảm xa lìa quê hương, (dù biết rằng cuộc ra đi của họ không thể so sánh với những con người ở lại quê hương, tuẫn tiết, âm thầm chiến đấu, chấp nhận tù đầy.) Sống với cộng đồng lưu vong hàng chục năm, các ông là những nhân vật không thể để giày cho tan được.

Thời thế vừa đủ trả lời cho một cái chết buồn thiu bên vệ đường xa lạ; một giấc mơ Mây Đầu Núi ở cốc Trà Thơm … tan theo giọt sương đậu trên cành thông DamB’ri; một người hát rong sống tận cùng vang lừng cả nước.

Nghe Ánh Tuyết hát trước quan tài buồn “Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi, còn gì đâu nữa mà khóc với cười…”, “Vạt tóc nâu khô, rồi sẽ tan đi mịt mù”, tôi cảm nhận nỗi niềm thâm trầm, kín đáo của những tâm hồn giở khóc giở cười nổi trôi theo dòng … chế độ.

7. Tính cách “Bố già”

dsc00811

Nhà báo Nguyễn Thiện Cơ (sơ mi trắng), nguyên Chủ bút báo Người Việt, là chuyên viên điện toán đầu tiên đã tận tình giúp Phạm Duy trong lãnh vực computer và cố vấn Phạm Duy về việc làm trang web. Nguyễn Thiện Cơ vốn là một thân hữu thủy chung với mọi người, ông cũng là người đầu tiên đến phụ giúp tang lễ khâm liệm Phạm Duy ở Sàigon. ẢNH LKT

Lại có lần tôi nghe chuyện tranh luận quốc cộng giữa Phạm Duy với Giáo sư Lê Hữu Mục. Chuyện này gay cấn cả một thập niên ở hải ngoại. Gần như “đốp ềchát” với Gs Mục, Phạm Duy nói: - Ông chống cộng! Ông chống gậy thì có!

Câu chuyện va chạm đến độ từ đó trở đi, Giáo sư Mục và Nhạc sĩ Duy không bao giờ nhìn nhau nữa. Bao nhiêu là bài báo lên khuôn giấy chuyện này. Chuyện “chống gậy” la ra làm giảm khá nhiều tình cảm của cộng đồng đối với Phạm Duy.

Đó là câu chuyện xa xôi. Gần đây, một bài viết của nhà văn nhà báo Nguyễn Xuân Hoàng Blog trên VOA khiến tôi chăm chú. Ngay mấy dòng đầu, tôi động tâm, động tâm ở một đoạn đối thoại ngắn giữa Phạm Duy và Nguyễn Xuân Hoàng, (có lẽ vì thế mới có mấy dòng này.) Xin trích:

“Một lần ngồi uống cà phê với ông (PD) ở quán Song Long, ông bất ngờ hỏi tôi là “cậu không thích con người của tôi hả? Tại sao?” Tôi (NXH) đã không trả lời trực tiếp của ông. Tôi nói: “Bố già à, tôi rất thích nhạc của bố!” Và ngay lập tức ông đã đứng dậy xô ghế bỏ đi.”

“Và ngay lập tức ông đã đứng dậy xô ghế bỏ đi”. Đúng như vậy. Tính cách Phạm Duy là như vậy. Nghĩa là Nguyễn Xuân Hoàng "đã không trả lời trực tiếp (câu hỏi) của ông" mà nửa đời nửa đoạn khiến Phạm Duy đứng dậy xô ghế! Tôi tưởng rằng Nguyễn Xuân Hoàng sẽ viết: Phạm Duy ngạo mạn đứng dậy xô ghế bỏ đi! Nhưng không, nhà văn mô phạm biết Phạm Duy ứng xử không chỉ đối với Hoàng mà đối với tất cả những người yêu quí nhạc Phạm Duy … vốn là như vậy! Có một chút ngông nghênh của một cây đại thụ, có một chút thương cảm của một tâm hồn giằng xé triền miên.

Có thể là nhà văn không thích nhân sinh quan nhạc sĩ, chỉ thích “nhạc”. Đúng ra nhà văn nói là chỉ thích “ca khúc”! Điều đó cũng bình thường khi tôi nghe nhiều văn nghệ sĩ ở đây nói rằng, nói đến Phạm Duy thì chỉ nói đến ca khúc, trường ca, đừng đề cập đến nhân cách cá nhân để làm ca khúc mất đi vẻ đẹp bất hủ của một thiên tài. Một pianist lừng danh nói rằng đừng kể đến nhạc khúc Phạm Duy!

Mùa đông 1992, “duyên” từ một bài thơ gởi cho báo Người Việt, tôi bắt đầu cộng tác với báo Người Việt. Ngoài ông Đỗ Ngọc Yến, hai người tôi trực tiếp làm việc là nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và nhà văn Phạm Quốc Bảo. Ông Hoàng là người duyệt tin tức + hình ảnh sinh hoạt cộng đồng tôi mang về hàng ngày; ông Bảo thường gắn bó với tôi mỗi ly cà phê buổi sáng, điếu thuốc đầu tiên ở quán Crossant Dore. Tôi nhớ ông Bảo đã cho đăng bài thơ đầu tiên ở xứ Mỹ của tôi là bài “Tha hương”.

Tôi biết nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua truyện “Căn nhà mầu ngói đỏ”; nhưng ông không hề biết căn nhà đó chính là nhà của tôi ở Sàigon. Tôi có dịp làm việc với ông hơn bốn năm. Thời ấy, đối với tôi, ông là một Tổng thư ký cực giỏi. Thời ấy, ông và tôi làm việc cực như cái mền rách và sống với cái nghề … đói dài dài.

phamduy_2001___ly_kien_truc

Trà dư tửu hậu với em út. Ảnh LKT

Phải chăng Phạm Duy đã chọn lầm người khi hỏi về con người của ông. Nguyễn Xuân Hoàng không phải là đối tượng “con người chịu chơi” để ông hỏi. Phạm Duy đi hỏi một nhà văn mô phạm nghĩ về mình. Tiểu thuyết gia trả lời thật thà như đếm.

Nguyễn Xuân Hoàng là một giáo sư dậy triết, có nụ cười hiền, kín đáo, một nhà văn chính cống, một tiểu thuyết gia chuyên nghiệp. Ông không ghiền thuốc lá, không thích cờ bạc rượu chè, không trai gái vớ vẩn, ưa nghe chuyện tầm phào về mấy bà mấy cô để … dựng truyện. Đức tính của ông giống như những người cha Việt khác: rất thương con cái và hy sinh cho gia đình. Nhưng quan trọng hơn hết, đối với tôi, ông là nhà báo dẫn tôi vào nghề báo sau khi ông Yến giao cho ông nhiệm vụ “quản lý” tôi. Tôi luôn nhớ ơn ông vì trong mấy năm làm việc ở tờ Người Việt, chưa bao giờ tôi nghe ông nói về những cái mánh khoé trong nghề.

Nghe câu chuyện Hoàng kể, giá mà là tôi, tôi sẽ trả lời: thưa anh, em mê nhạc của anh, em cũng khoái cái tính “chịu chơi” của anh! Đó là một cá tính mạnh trong một con người hai hình bóng. Con người anh sống không cần khoác áo đạo mạo, bất cần dư luận, sống với nguồn cảm hứng nhạc điệu lai láng, và quan trọng nhất, anh mưu sinh bằng chính lao lực sáng tạo âm nhạc của anh; tuy nhiên, anh cũng vướng vào một khuyết điểm thời sự trầm trọng: bất mãn cộng đồng!

Nói cho đúng hơn, anh chán ngán cái sinh hoạt văn nghệ nửa mùa ở hải ngoại, anh chán ngán ngay cả chính anh từ thời tuổi trẻ “lên đường” đi tìm lý tưởng. Thời tóc hạc trắng phau, anh mày mò trong Kiều mong Kiều giải thích Mệnh số con người và vũ trụ, nhưng chủ nghĩa không buông tha anh, chủ nghĩa chiến thắng kiêu ngạo vẫn thách thức anh “tự sát”!

Không. Không đời nào Phạm Duy tự sát, vì Phạm Duy, chủ nghĩa tự do tuyệt đối đòi về để được cùng đồng bào … hát “Việt Nam Việt Nam”.

8. Hai hình bóng một cuộc đời

dsc01137_ngoi_truoc_laptop

Tôi có tiếng là người được nghe nhiều chuyện của thân hữu. Chắc là nhịn hoài không nổi, Phạm Duy gọi tôi đến chơi sau một lần ông về Hà Nội.

Ông kể: Dịp đó đài truyền hình Hà Nội thực hiện một phóng sự đi thăm và chúc Tết Mẹ liệt sĩ ở ngoại thành Hà Nội. Phạm Duy đi theo, phóng viên toàn mấy cô trẻ, đẹp. Họ đến thăm gia đình một bà Mẹ liệt sĩ. Bà được Bộ Thương binh cấp cho một căn nhà nhỏ, tường xây, ngói đỏ. Bước vào phòng khách, trên tường là ảnh chồng bà, người Cha hy sinh trên chiến trường Điện Biên Phủ, cha của của tất cả mấy người con trai đều hy sinh trên chiến trường B. Bà nói và chỉ những bức ảnh trên tường. Bà sống một mình trong căn nhà trơ trọi với … những sợi len.

Cụ bà mời đoàn khách ngồi, Cụ được các cô phóng viên giới thiệu: đây là nhạc sĩ Phạm Duy đến thăm bà. Chẳng nói chẳng rằng, Cụ rút trong túi ra mớ sợi len, chậm rãi, thư thả cất giọng: “Chiều về, chiều về trên cánh đồng xanh, có nàng gánh lúa cho anh ra đi diệt thù, từ ngày chinh chiến mùa thu ... nhớ người đi đi rồi, người vì non nước xa xôi, nhớ người đi đi rồi, người vì non nước xa xôi ….”.

Bàng hoàng, tôi (Phạm Duy) hỏi: - Sao bà biết bài này?

- Ông ơi, tôi thuộc từ năm mười tám hai mươi!

Kể chưa hết chuyện, ông nhẩy sang chuyện khác. Ông lấy cái camera nhỏ ra chiếu, khoe với tôi: - Xem này, “phim bộ” độc nhất vô nhị khi họ mời tôi vào nghỉ trong trong khách sạn khi bước xuống Nội Bài!

- Thích không?

Hỏi sao thích?

- Phim bộ này chỉ có hai tập, tập một tớ biết các chú quay tớ; đã thế, tớ quay luôn cho vui vẻ cả làng.

- Thích quá! Bố già không hổ danh là Godfather.

dsc00812_pd___ly_kien_truc

Trong tòa soạn Phạm Duy ở thành phố giữa đàng. Ảnh LKT

Có lần, tôi buột miệng: - Thưa anh, hồi còn học sinh, em nghe người ta đồn anh chở cô KN đi “ăn chè” ở Nhà Bè, ồn ào cả thập niên, có không anh?

- Ô hay! Đừng nhắc đến chuyện đó. Quên nó đi. Dạo đó, làm sao để có “Đường em đi”, làm sao để có “Thương tình ca” mới là đáng nhắc.

Trong lần trả lời phỏng vấn gần đây với hai phóng viên ở hải ngoại về thăm Phạm Duy tại nhà riêng (4), ông nói:

- Phải biết cám ơn, phải biết xin lỗi, và phải biết quên… Việt Nam mới là nơi để tôi về, sống chết với quê hương.

Nhưng cũng chính ông nói:

- Người Việt di cư ra hải ngoại làm ăn thành công ai dại gì mà về!

9. Phạm Duy kỳ ngộ “thiền thư” Suma Ching Hai

phamduy_2_-trinhcongson

Cúi đầu trước họ Trịnh. Ảnh LKT

Gần như Phạm Duy ít sáng tác nhạc tâm linh. Có lẽ ông nhường không gian này cho họ Trịnh. Tình ca, da mầu ca, chiến tranh ca, phản chiến ca của họ Trịnh phảng phất mùi thiền ẩn náu chịu đựng trong thân phận con người Việt Nam tan hoang trong cuộc nội chiến tương tàn.

Nhưng quả thật, bài diễn thuyết về dòng nhạc tâm linh của nhạc sĩ Phạm Duy (Duy Quang hát nhạc nền) lôi cuốn sự hoan nghênh của hàng ngàn người trong Đại nhạc hội “Đường vào Nhạc Tâm Linh” diễn ra ở Constitution Hall Washington, DC. (Dec 27, 1997). Đó là lần thứ hai, lần thứ nhất ông xuất hiện trong Đại nhạc hội “Những Vết Tiền Thân & Tình Ca Quê Hương” ở đại hí viện Long Beach Terrace Theater (Dec 29, 1996), cũng không kém nồng nhiệt của khán giả có khi lần đầu mới thấy Phạm Duy.

19971227_usa_washington_d_pham_duy_cui_dau

Cúi đầu trước Suma. Ảnh LKT

Hai đại nhạc hội này đều do Hội Quốc Tế Vô Thượng Sư Thanh Hải tổ chức (SupremeMaster Ching Hai Association, USA), mỗi rạp thu hút khoảng từ ba đến bốn ngàn khán giả. Nhân vật chính trong hai đại nhạc hội là tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa và nhà soạn ca khúc Phạm Duy. Hầu như có đủ mặt giới ca nhạc sĩ tên tuổi hải ngoại.Từ đại gia đình Pham Duy, Duy Quang, Tuấn Ngọc, Thái Hiền, Thái Thảo, đến Kiều Chinh, Khánh Ly, Lệ Thu, Mai Hương, Ý Lan, Tuấn Cường, Thanh Lan, Nhật Ngân, Lê Uyên & Phương, Thu Hồ, Mỹ Huyền, Duy Khánh, Đan Hùng, Kiều Loan, Dalena, Henry Chúc, Ái Vân, Kiều Hưng, Phượng Vũ, cho đến Trần Quang Hải Bạch Yến từ Paris bay sang.

Hầu như tất cả giới văn nghệ sĩ tham dự đều hài lòng với sự đối xử “lịch sự và đẹp” của bà Thanh Hải, không ca nhạc sĩ nào không cảm kích trước nghĩa cử của bà Thanh Hải. Vào thời ấy, đây là hai nhạc hội tổ chức qui mô, dàn cảnh vĩ đại.

Với một cử chỉ khoan thai, lời nói chẳng cần kiểu cách, bà Suma Ching Hai giới thiệu Phạm Duy: “Quí vị có nhớ, thường thường lúc nói chuyện với quí vị, sự phụ thường thường giới thiệu nhạc sĩ Phạm Duy… là ông này nè…” (vỗ tay), “Tại sao nói tiếng Anh, là vì giới thiệu là giới thiệu với người ngoại quốc chứ không phải giới thiệu với người Việt Nam, Việt Nam ai cũng biết Bồ tát rồi, mình giới thiệu chi uổng”… “Tôi rất vinh dự được hiện diện bên những vị này, ngay cả chỉ để chiêm ngưỡng. Khi còn trẻ, tôi không bao giờ mơ rằng tôi có thể đứng đây bên cạnh các vị này như hôm nay.” (Trích từ DVD MUSIC & POETRY do Supreme Master Television gởi tặng)

19971227_usa_washington_d_c___95__thanh_hai_ngoi_ghe_gac_chan

Từ trái: Suma Ching Hai, Kiều Chinh, Phạm Duy và Thái Hằng tại W. DC., 12/1997

Trong đêm nhạc hội ở W. DC., tháng 12/1997, diễn giải về nhạc tâm linh, Phạm Duy nói: “… Là một người nhiều phen chủ trương soạn nhạc tâm linh bên cạnh nhạc tình cảm và nhạc xã hội, … tôi xin trân trọng cám ơn ban tổ chức đã cho tôi tham gia buổi ca diễn này, và hôm nay, tôi hân hạnh đi vào cõi thơ của Suma Ching Hai … theo tôi, thơ của bà không những là thơ phá chấp của một nữ tu, đó còn là chuyến đi của đời người trên dòng sông tư duy …” (Trích từ DVD MUSIC & POETRY do Supreme Master Television gởi tặng).

Trên hàng ghế danh dự ở rạp W, DC., bà Thanh Hải ngồi trên ghế bành mầu xanh, bên trái là nữ tài tử Kiều Chinh, kế là Nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Thái Hằng.

19971227_usa_washington_d_c__-_thanh_hai___kieu_chinh__170_

Kiều Chinh khen bàn tay bà Thanh Hải đẹp, bà nhoẻn miệng cười sau đó tặng ngay Kiều Chinh món quà quí.

Ban tổ chức mời Kiều Chinh lên sân khấu phát biểu cảm tưởng, nữ tài tử mời hai ông cựu chiến binh Mỹ Mark Katz và ông Jim Delgado lên nói về cảnh hàng trăm học sinh nghèo khó không có được mái trường; bà Suma Ching Hai tỏ ra rất cảm động, bà ngỏ ý hiến tặng một trăm ngàn đô la ($100,000.00 USD) giúp cho hai ông cựu chiến binh và Kiều Chinh về xây dựng những mái trường ở Gio Linh Quảng Trị.

kieu_chinh_khen_ban_tay_thanh_hai

Hai bàn tay đều … đẹp. Photo 1997.

Sự đối đãi của bà Suma đối với văn nghệ sĩ Việt Nam trong và ngoài nước không chỉ dừng trên các sân khấu nhạc hội huy hoàng; nghe tin nhạc sĩ Phạm Duy nằm trong bệnh viện 115 vật vã với tử thần rình rập, “Cô đơn, cô đơn như chưa bao giờ cô đơn, buồn thật là buồn như chưa bao giờ thật buồn” ****, bà Suma từ Mỹ đã gởi quà và tiền sở phí bệnh viện giúp cho nhạc sĩ. Ông viết thư cảm tạ bà Suma: - “Thưa Sư Phụ …”(Trích từ DVD MUSIC & POETRY do Supreme Master Television gởi tặng).

pham_duy_nhan_qua_tu_suma_chinghai

Nghe tin Phạm Duy bệnh nặng, bà Suma từ Mỹ gởi về VN tặng quà. (Hình trích từ Video)

Bà Suma ChingHai là một hiện tượng “thoát thai dị kỳ” (Lời PD trong ca khúc “Đường em đi”). Nhiều năm trong quá khứ bà và hàng ngàn đệ tử đã hoạt động nhiều công tác nhân đạo, từ thiện, kể cả sự đối đãi ân tình đối với rất nhiều văn nghệ sĩ trong nước.

Trong các thước phim quay về hoạt động tranh đấu cho thuyền nhân tị nạn ở Hồng Kông năm 1994 đang sống tạm trú trong hai trại “đầu bạc”; khi chương trình tái định cư ở đệ tam qốc gia chấm dứt và có lệnh cưỡng bách hồi hương, chính quyền Hồng Kông ra tay đối xử tàn bạo với thuyền nhân, chỉ trong vòng 24 giờ hôm mùng 7 tháng Tư, 1994, bà Suma cùng với hàng ngàn đệ tử khắp nơi trên thế giới đeo khăn tang đã tập trung ngồi thiền phản đối trước tòa đô chánh Hồng Kông, tuần hành phóng thanh với một rừng biểu ngữ xin thế giới mở rộng qui chế tị nạn.

Trong một lần tôi đi làm phóng sự thuyền nhân ở đảo Palawan (1996), tôi được nghe bà Thanh Hải và nhóm đệ tử của bà ngồi “thiền” trước cửa trại lính Thủy quân Lục chiến Mỹ, trại này sau giao lại cho chính phủ Phi Luật Tân để biến thành trại tị nạn dung chứa hơn hai ngàn thuyền nhân.

lkt_palawan_1

Tác giả, đội nón rơm cầm máy ảnh, đi làm phóng sự trong một buổi lễ cổ truyền tại trại tị nạn trên đảo Palawan, Philippines 1995.

Trại lính này nằm sát bờ biển Palawan nhìn ra biển Đông, trên bãi cát còn sót lại vài con thuyền nát ngổn ngang trơ mũi. Các đệ tử bà Suna đòi trưởng trại cho vào trong tiếp tế lương thực cho thuyền nhân khi chương trình tái định cư ở nước thứ ba chấm dứt. Cuối cùng trưởng trại cho vào vì nhu cầu lương thực cấp bách. Tôi nhớ truởng trại lúc đó là Sơ Pascal Lê Thị Tríu. Các thuyền nhân dựng lên một ngôi thiền đường bằng tre nứa lá tranh trong trại để tập thiền trong lúc chờ đợi thân nhân ở đệ tam quốc gia bảo lãnh.

10. 100 khẩu đại bác tình ca mở đường … về Tự Do!

dsc01138_pham_duy_cay_dan_bo_quen_black

Phạm Duy, Cây đàn bỏ quên. Ảnh LKT.

Cái gì cũng có thời kỳ của nó, như hoa sớm nở tối tàn. Không ai có thể cưỡng lại tạo hóa. Nghiệp vận tử sinh khôn dại trên Con Đường Cái Quan “Gặp cơn bình địa ba đào” (Truyện Kiều, câu 3065) bôn tẩu ra hải ngoại cuối cùng mỉm cười với Phạm Duy, Bồ Tát đọa*****, hoá thân ra một người hát rong sống 92 năm với đầy đủ hỉ nộ ái ố tham sân si.

Nhưng, chỉ với cái ngã mạn của người hát rong mới đủ bản lãnh trả lời cái não trạng thách đố của nền “văn hóa tự sát”, "vì chỉ khi đó các tác phẩm của ông mới được cho phép diễn ở Việt Nam”! (Trần Bạch Đằng - BBC 30/1/2013 Nguyễn Hùng); chỉ với cái bản thể tự do của người hát xẩm lưu vong mới không cần “phải có được sự nghiệp chính trị vững vàng”! (Nguyễn Lưu - VTC News 31/1/2013) ******

Tuổi hai mươi, nếu Phạm Duy thản nhiên bỏ kháng chiến không phải ngẫu nhiên về để đi tìm “Đêm đêm người mở lòng ra, ôm ta trong cánh tay ngà”; tuổi chín mươi, nếu Phạm Duy thác với lòng đất mẹ không phải vì “Chữ trinh còn một chút này” với cái xã hội đảo điên vô cảm, mà trên con đường cái quan nhân ái còn đầy ý nghĩa chông chênh, Phạm Duy đã thách thức ngược lại “người ta”, cố tìm cách bế quan tình tự - sự tích của giống nòi Âu Lạc - cùng với 100 khẩu đại bác tình ca mở đường về … truyền cảm Tự Do!

Lý Kiến Trúc

Viết nhân 49 ngày Phạm Duy./ California 03/2013


* chữ của Phạm Duy dịch phố Midway City nằm trên đường Bolsa.

** chữ của Nguyễn Cẩm Xuyên.

*** chữ của Mai Thảo trong TTHTNMĐ.

**** thơ Thanh Hải, một trong các bài do PD phổ nhạc.

***** chữ của Phạm Phú Lợi trong bài viết “Phạm Duy, Bồ Tát đoạ”.

****** Gởi gấm vào Minh Họa Kiều, chưa chấm hết, “Con tằm đến thác cũng còn vương tơ” (Truyện Kiều, câu 1976), các bài thơ của hai thi sĩ Hoàng Cầm, Bích Khê lại đánh thức con người Phạm Duy. Tổ khúc Hoàng Cầm (trong đó có bài thơ Bên kia sông Đuống, giải thưởng đặc biệt của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết 2007) ra đời được chính tay nhạc sĩ dâng lên bàn thờ thi sĩ.

(1) Đọc thêm Văn Hóa số 85+87 2004 chủ đề: Qui est Ky. (2) Đọc thêm Văn Hóa số 137, 2010 chủ đề: Tu viện Bát Nhã.

(3) Đọc thêm Thanh Niên 30/1/2013-Nguyễn Khắc Ngân Vi. (4) Xem thêm Phố Bolsa TV.

12 Tháng Hai 2015(Xem: 7578)
TTO - Ngày 12-2, phóng viên chiến trường huyền thoại Bob Simon đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông tại thành phố New York (Mỹ).
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 67150)
Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 15104)
Bác sĩ Nguyễn Vũ Thanh Sơn, chạy vội lên cầu thang, nhảy từng ba bậc một để lên lầu 4. Không dùng thang máy vì phải đợi quá lâu, bác sĩ Sơn vừa chạy vừa nói vào điện thoại cầm tay, ra lệnh cho y tá chích thuốc giải cơn động kinh ngay cho người bệnh nhân nằm trong phòng 412.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12081)
Ở Nam Cali tôi được gặp mấy nhóm thân hữu, toàn những người có tấm lòng son sắt với quê hương và dân tộc. Tôi còn nhớ một chị thổ lộ rằng nghe Trung Cộng kéo giàn khoan vào Biển Đông mà lòng đau quặn, có đi chơi cũng không thấy vui, có đi ăn cũng chẳng thấy ngon.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 14988)
* Vừa qua có ý kiến so sánh sự phát triển của ta với Hàn Quốc. Cụ thể là “cách đây bốn, năm mươi năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người Việt Nam ở Hàn Quốc chủ yếu làm thuê”. Ông nghĩ sao về sự so sánh này?
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17018)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai, một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange và một của Giáo sư John Tsuchida. Để rộng đường dư luận, tòa soạn Văn Hóa đăng nguyên văn ba Thư ngỏ dưới đây:
13 Tháng Tám 2014(Xem: 16168)
“It’s so sad, it’s so sad”(Thật là buồn, thật là buồn), tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ... Không ai nói năng gì nữa. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại,” Tổng thống (TT) Richard Nixon viết để kết thúc cuốn Hồi Ký đài 1,120 trang.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 8409)
VnExpress hỏi: Để phát triển hợp tác Việt Nam và Mỹ, theo Ngài Đại sứ hai nước cần đạt được những đồng thuận và nhượng bộ gì để giải quyết một số vấn đề hạn chế còn tồn tại giữa hai quốc gia? Trân trọng cảm ơn Ngài Đại sứ và Quý báo! (Nguyen Truong An, 37 tuổi, Dai Ang, Thanh Tri, Ha Noi)
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 8328)
Thân phụ là Nguyễn Phước Ưng Quả, hiệu Vân Hán (1905-1951), cháu nội Tuy Lý Vương Miên Trinh - tự Khôn Chương, hiệu Tĩnh Phố, người con thứ 11 của vua Minh Mạng và em vua Thiệu Trị. Nhà giáo Ưng Quả là học giả uyên bác được giới khảo cứu Việt học của Pháp kính trọng và là bậc thầy của một thế hệ giáo sư, sau này có nhiều khoa trưởng của các Đại học thời độc lập.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 12030)
Ông Phạm Quang Vinh là nhà ngoại giao chuyên nghiệp với thâm niên hoạt động trên 30 năm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa bổ nhiệm ông Phạm Quang Vinh làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, thay ông Nguyễn Quốc Cường sắp hết nhiệm kỳ.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 19355)
Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xã hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tội dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ý thức trách nhiệm về tình hình đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không còn nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 12667)
Lần đầu tiên trong lịch sử 236 năm của hải quân Hoa Kỳ, một phụ nữ được đề cử vào vị trí cao thứ 2 trong lực lượng này. Thông tín viên VOA Zlatica Hoke tường thuật rằng bà Michelle Howard được thăng chức hôm thứ ba lên làm đô đốc 4-sao và nhận trọng trách mới là phó trưởng lực lượng hải quân. Bà Howard đã làm nên lịch sử qua sự nghiệp quân đội của mình.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11658)
Hơn 50 năm sưu tầm, ông Huệ đang sở hữu nhiều tem quý, trong đó có bộ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 7662)
Phụ trang kinh tế của nhật báo Le Monde hôm nay có bài viết mang tựa đề « Chúc Hoàng, nhà triệu phú của tháp Eiffel » với giòng giới thiệu : « Ở tuổi 70, người kỹ sư Pháp gốc Việt kín tiếng ra khỏi bóng tối khi đưa ra đề nghị OPA đầu tiên » : Ông muốn mua lại cổ phiếu của Công ty quản lý tháp Eiffel.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7666)
Thủ hiến tiểu bang Nam Úc, ông Jay Weatherill, loan báo bổ nhiệm ông Lê Văn Hiếu (trái) làm toàn quyền tiểu bang. Một chính khách gốc Việt từng là dân tỵ nạn sẽ trở thành toàn quyền kế tiếp của bang Nam Úc của nước Úc.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 13183)
Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta chính là những kẻ phản động Trung Quốc.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 12812)
Tác giả Song Vũ, trong bút ký Sau Cơn Binh Lửa, xin độc giả tha thứ nếu ông không phải là nhà văn — trong ý nghĩa một người viết văn.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 8236)
Ông Vũ Ánh gắn bó cả đời với báo chí, khi còn ở trong nước lẫn khi ra hải ngoại. Một cây đại thụ đáng kính của ngành báo chí, phát thanh Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại, nhà báo Vũ Ánh (1941-2014), qua đời đột ngột tại Quận Cam ngày 14/3.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 13906)
Cháu gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu vừa gửi đơn tới chủ tịch nước CSVN xin đi tù thay cho ông nội hiện bị tù đã 39 năm với nhiều thứ bệnh nghiêm trọng. Ông Nguyễn Hữu Cầu, tù nhân lương tâm bị kết tù chung thân từ năm 1982 chỉ vì tố cáo quan chức Kiên Giang làm bậy.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 7625)
Ông Trương Duy Nhất từng được Ban Tuyên giáo tuyên dương Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng vừa tuyên án nhà báo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam trong phiên xử ngắn ngủi vào sáng thứ Ba ngày 4/3.