TPP Việt Nam: "Chỉ ngã ngũ sau đại hội 12 đảng CSVN"

05 Tháng Tư 20158:54 CH(Xem: 19348)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 06 APRIL 2015
VNTB - TPP Việt Nam:

"Chỉ ngã ngũ sau đại hội 12 đảng CSVN"

Thành Nam (VNTB) - Nếu kết quả của đại hội 12 được phía Mỹ toại nguyện thì đương nhiên cánh cửa TPP rộng mở đón Việt Nam. Nếu kết quả đại hội 12 không được lòng người Mỹ thì cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa TPP khép lại đối với Việt Nam.
blank
Những lợi ích của Việt Nam khi có chân trong TPP

Chúng ta hãy tưởng tượng: Khi Việt Nam chính thức ra nhập TPP, sẽ có một làn sóng khủng khiếp của khu vực đầu tư nước ngoài của các nước ngoài tràn vào Việt Nam. Có rất nhiều các công ty của các quốc gia ngoài TPP, nhất là khu vực Trung Quốc, sẽ dỡ nhà xưởng và chuyển máy móc thiết bị từ chính quốc sang Việt Nam để sản xuất, với một lý do rất đơn giản là hàng hóa của họ có xuất xứ từ Việt Nam, khi đi vào TPP sẽ được miễn thuế khoảng 17%.

Chính những vấn đề trên sẽ dẫn tới những hệ quả có lợi cho Việt Nam như sau:

1-Nhà nước Việt Nam sẽ có một nguồn thu ngân sách khổng lồ hàng năm, từ trên trời rơi xuống, do khu vực này đóng thuế.

2-Việt Nam sẽ tiếp cận ngay được nền công nghệ sản xuất và  quản trị tân tiến nhất mà nhẽ ra phải vài chục năm sau họ mới tiếp cận được.

3-Người Việt Nam sẽ có rất nhiều việc làm và có rất nhiều sự lựa chọn cho công việc của mình.

4-Khu vực bất động sản sẽ ấm trở lại và sẽ giải phóng được hết hàng tồn kho của mình, điều này cũng đồng nghĩa với việc nợ sấu tại các ngân hàng sẽ được triệt tiêu.

5-Trật tự xã hội sẽ tốt lên và việc quản trị xã hội của nhà nước cũng nhàn hạ đi nhiều.

6-Việc cuối cùng là nhà nước cần phải sửa đổi lại luật đầu tư nước ngoài với mục tiêu: Kiểm soát chặt chẽ vấn đề đầu tư nước ngoài, loại bỏ tất cả các công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm. Tránh trường hợp trải thảm đỏ mời ồ ạt các nhà đầu tư như những năm trước.

Những hệ lụy nguy hiểm khi Việt Nam không có chân trong TPP

Những thách thức nguy hiểm hiện nay của Việt Nam chưa có lối thoát:

1-Sự đe dọa từ Trung Quốc tại Biển Đông, đến một lúc nào đó chúng ta có nguy cơ mất nguồn thu từ dầu mỏ.

2-Khu vực kinh tế nhà nước hiện nay chỉ còn sống thoi thóp : Xăng dầu-Điện lực-Viễn thông-Khoáng sản còn tồn tại hiện nay là do đang nương nhờ vào thế độc quyền của nhà nước. Ngoài ra các ngành nghề khác như Vinashin-Vinalis-SX Thép-Xi măng ..vv.. đã chết từ lâu, nhưng hiện nay chưa cải mả mà thôi.

3-Nợ phải trả nước ngoài (hàng năm) của Việt Nam hiện nay là con số rất lớn, bất cân đối với nguồn thu hàng năm.

4-Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có xuất phát điểm: Vốn ít – Công nghệ lạc hậu – Mặt bằng vay lãi ngân hàng cao – Sức ép của hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc + Cộng hưởng với suy thoái kinh tế thế giới mấy năm gần đây. Có thể nói kinh tế ngoài quốc doanh đã chết gần hết, lượng đóng góp vào ngân sách quốc gia hiện nay là không đáng kể.

5-Nợ xấu ngân hàng và tồn kho bất động sản là hai cục máu đông làm tắc nghẽn hết tất cả các huyết mạch kinh tế của Việt Nam, mà chưa có cách gì để xử lý nó cả.

6-Dự trữ ngân sách nhà nước hiện nay là kiệt quệ.

7- Thu ngân sách từ khu vực FDI còn khiêm tốn và không đáng kể, do chúng ta còn hở về luật, bị nước ngoài chuyển giá rất nhiều.

8-Với những thống kê như trên, để nền kinh tế Việt Nam cất cánh trong một thời gian đột biến, Việt Nam không còn cách nào khác buộc phải vào TPP.

Người Mỹ đang cần gì ở Việt Nam và họ đã hiểu hệ thống quyền lực của Việt Nam đến đâu?

1-Người Mỹ đang cần : Thực hiện chính sách chuyển trục sang châu Á – Khống chế sự trỗi dậy và bá quyền của Trung Quốc – Lôi kéo Việt Nam theo quỹ đạo của Mỹ - đưa Việt Nam chuyển dần sang dân chủ hóa.

2-Hình như giai đoạn hiện nay người Mỹ đã bắt đầu hiểu được 2 vấn đề ở hệ thống quyền lực tại Việt Nam:

a-Hệ thống quyền lực tại Việt Nam hiện chia ra 2 phái, một ủng hộ quan điểm của Mỹ và một bên không ủng hộ quan điểm của Mỹ.

b-Một điều nữa rất lý thú là đến bây giờ người Mỹ mới hiểu ra rằng: Không có một cam kết nào, một hiệp định nào ký với một nhà nước CS được thực hiện một cách nghiêm túc (thí dụ như hiệp định Pari – Cam kết nhân quyền vv). Người Mỹ muốn ý nguyện của mình được thực hiện một cách triệt để tại Việt Nam thì không còn cách nào khác là phải được lồng ghép vào nghị quyết 12 của ĐCSVN, và những người lãnh đạo Việt Nam sau đại hội 12 phải là những người có tư tưởng thân Mỹ.

Qua những phân tích trên đây chúng ta nhận ra rằng:

1-Tất cả các cuộc đàm phán TPP từ trước đến nay chỉ diễn ra ở cấp thấp. Đó chẳng qua chỉ là một màn trình diễn, câu giờ của người Mỹ. Thực ra giờ phút này người Mỹ cũng mong muốn kết quả của đại hội 12 có sớm hơn và thành công tốt đẹp dưới con mắt của người Mỹ.

2-Vậy hóa ra trong thời gian vừa qua sự có mặt của những lãnh đạo bảo thủ ĐCSVN như ông Phạm Quang Nghị, ông Trần Đại Quang và chuyến đi tới đây của ông Nguyễn Phú Trọng, đó là những chuyến đi, thỏa thuận và mặc cả về TPP tối quan trọng. Họ sẽ thỏa thuận: Ý chí của người Mỹ được lồng ghép vào trong nghị quyết 12 đến mức độ nào? Dàn lãnh đạo sau đại hội 12 có được phía Mỹ hài lòng không?

3-Nếu kết quả của đại hội 12 được phía Mỹ toại nguyện thì đương nhiên cánh cửa TPP rộng mở đón Việt Nam. Nếu kết quả đại hội 12 không được lòng người Mỹ thì cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa TPP khép lại đối với Việt Nam.

Cầu mong sự đàm phán của 2 bên thành công.

Người Mỹ rất hào phóng, song họ cũng không cho không ai cái gì cả./