"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 17 APRIL 2015
Căng thẳng Biển Đông gia tăng vì hoạt động lấp biển lấy đất của TQ
Các kiến trúc Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Philippines đã phản đối hoạt động bồi đắp đất của Trung Quốc trong các rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông
Những chi tiết mới về những hoạt động xây dựng và lấp biển lấy đất của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm bùng ra những sự chỉ trích từ phía Hoa Kỳ và sự quan tâm của Philippines. Nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục làm và nói rằng những việc đó là hợp pháp và không tác động hay nhắm vào bất kỳ quốc gia nào. Thông tín viên VOA Bill Ide tường thuật từ Bắc Kinh.
Một bản phúc trình mới được công bố bởi Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ nêu bật những thách thức mà khu vực Đông Nam Á đang đối mặt giữa lúc Trung Quốc tiến hành một kế hoạch qui mô lớn để tăng cường sức mạnh quân sự.
Bản phúc trình đầu tiên của cơ quan này trong vòng 6 năm cho biết Trung Quốc đang gia tăng số lượng chiến hạm và tiềm thuỷ đĩnh được trang bị các loại phi đạn điều hướng tối tân, và thực hiện những công trình qui mô lớn để cải tạo đất đai xung quanh những hòn đảo nhỏ mà họ kiểm soát thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Phúc trình nói rằng hoạt động xây dựng chung quanh 7 bãi đá san hô đã làm cho diện tích đất ở đó từ khoảng 2 héc ta tăng lên tới hơn 300 héc ta. Và hiện giờ xung quanh các bãi đá này có đủ đất để xây ít nhất một sân bay nhỏ và có lẽ một sân bay khác nữa vào cuối năm nay.
Đô đốc Harry Harris, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, mới đây cảnh báo rằng Trung Quốc đang xây “vạn lý trường thành bằng cát” gần những hòn đảo đang có tranh chấp. Ông cũng nói rằng Bắc Kinh tiến hành công việc như thế nào sẽ là một chỉ dấu chính yếu để cho thấy khu vực này đang trên đường tiến tới chỗ đối đầu hay hợp tác.
Mặc dầu vậy, Trung Quốc nhất mực nói rằng những ý đồ của họ chỉ có tính chất hoà bình. Trong lúc không phủ nhận giá trị quân sự và chiến lược của những hoạt động cải tạo và kiến thiết đó, Trung Quốc đã tập trung nói tới những vai trò có tính chất xây dựng của những đảo này, như có ích cho công tác dự báo thời tiết và hàng hải. Bắc Kinh cũng nói rằng những đảo này có thể làm nơi trú ẩn cho tàu bè trong một khu vực thường xảy ra tai nạn trên biển vì bão tố.
Giáo sư Lý Kim Minh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Hạ Môn, nói rằng Trung Quốc thật ra đã tụt hậu so với các nước khác trong việc xây dựng các kiến trúc trên những hòn đảo ở Biển Đông.
"Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối."
Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa. Tuy ông Lý Kim Minh nói đúng là Trung Quốc đã bắt đầu trễ hơn các nước khác, các nhà phân tích nói rằng những hoạt động của Bắc Kinh có qui mô lớn hơn nhiều so với các nước cũng có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Hồi đầu tuần này Philippines ước tính những hoạt động xây dựng ồ ạt của Trung Quốc đã gây ra những sự tổn hại to lớn cho các rạn san hô, dẫn tới những sự thiệt hại kinh tế lên tới 100 triệu đô la mỗi năm cho các nước xung quanh Biển Đông.
Hoa Kỳ và các nước láng giềng của Trung Quốc chẳng những quan tâm tới những công trình xây dựng của Trung Quốc mà còn cảm thấy lo ngại vì cách thức mà tàu bè Trung Quốc đã làm để tìm cách khẳng định yêu sách chủ quyền. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ tới duyên hải Việt Nam hồi năm ngoái và dùng vòi rồng để xua đuổi tàu thuyền của Việt Nam đã làm bùng ra những vụ phản kháng có bạo động ở Việt Nam và làm cho quan hệ giữa hai nước Cộng Sản này bị suy sụp tới mức thấp nhất trong vòng nhiều thập niên.
Nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan nằm sâu bên trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam do luật pháp quốc tế qui định, và hành động đó làm cho nhiều người nêu lên nghi vấn là Bắc Kinh có muốn tuân hành luật lệ quốc tế hay không, hay là muốn tìm cách tự đặt ra luật lệ.
Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông và dùng đường lưỡi bò chín vạch để nêu bật đòi hỏi đó. Đường này mâu thuẫn với luật pháp quốc tế và cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa cho biết họ xem đường lưỡi bò có hiệu lực pháp lý đối với toàn bộ vùng biển đó hay chỉ đối với những hòn đảo và bãi cạn bên trong khu vực này mà thôi./
VOA 14.04.2015
Căng thẳng Biển Đông gia tăng vì hoạt động lấp biển lấy đất của TQ
Các kiến trúc Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Philippines đã phản đối hoạt động bồi đắp đất của Trung Quốc trong các rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông
Những chi tiết mới về những hoạt động xây dựng và lấp biển lấy đất của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm bùng ra những sự chỉ trích từ phía Hoa Kỳ và sự quan tâm của Philippines. Nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục làm và nói rằng những việc đó là hợp pháp và không tác động hay nhắm vào bất kỳ quốc gia nào. Thông tín viên VOA Bill Ide tường thuật từ Bắc Kinh.
Một bản phúc trình mới được công bố bởi Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ nêu bật những thách thức mà khu vực Đông Nam Á đang đối mặt giữa lúc Trung Quốc tiến hành một kế hoạch qui mô lớn để tăng cường sức mạnh quân sự.
Bản phúc trình đầu tiên của cơ quan này trong vòng 6 năm cho biết Trung Quốc đang gia tăng số lượng chiến hạm và tiềm thuỷ đĩnh được trang bị các loại phi đạn điều hướng tối tân, và thực hiện những công trình qui mô lớn để cải tạo đất đai xung quanh những hòn đảo nhỏ mà họ kiểm soát thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Phúc trình nói rằng hoạt động xây dựng chung quanh 7 bãi đá san hô đã làm cho diện tích đất ở đó từ khoảng 2 héc ta tăng lên tới hơn 300 héc ta. Và hiện giờ xung quanh các bãi đá này có đủ đất để xây ít nhất một sân bay nhỏ và có lẽ một sân bay khác nữa vào cuối năm nay.
Đô đốc Harry Harris, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, mới đây cảnh báo rằng Trung Quốc đang xây “vạn lý trường thành bằng cát” gần những hòn đảo đang có tranh chấp. Ông cũng nói rằng Bắc Kinh tiến hành công việc như thế nào sẽ là một chỉ dấu chính yếu để cho thấy khu vực này đang trên đường tiến tới chỗ đối đầu hay hợp tác.
Mặc dầu vậy, Trung Quốc nhất mực nói rằng những ý đồ của họ chỉ có tính chất hoà bình. Trong lúc không phủ nhận giá trị quân sự và chiến lược của những hoạt động cải tạo và kiến thiết đó, Trung Quốc đã tập trung nói tới những vai trò có tính chất xây dựng của những đảo này, như có ích cho công tác dự báo thời tiết và hàng hải. Bắc Kinh cũng nói rằng những đảo này có thể làm nơi trú ẩn cho tàu bè trong một khu vực thường xảy ra tai nạn trên biển vì bão tố.
Giáo sư Lý Kim Minh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Hạ Môn, nói rằng Trung Quốc thật ra đã tụt hậu so với các nước khác trong việc xây dựng các kiến trúc trên những hòn đảo ở Biển Đông.
"Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối."
Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa. Tuy ông Lý Kim Minh nói đúng là Trung Quốc đã bắt đầu trễ hơn các nước khác, các nhà phân tích nói rằng những hoạt động của Bắc Kinh có qui mô lớn hơn nhiều so với các nước cũng có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Hồi đầu tuần này Philippines ước tính những hoạt động xây dựng ồ ạt của Trung Quốc đã gây ra những sự tổn hại to lớn cho các rạn san hô, dẫn tới những sự thiệt hại kinh tế lên tới 100 triệu đô la mỗi năm cho các nước xung quanh Biển Đông.
Hoa Kỳ và các nước láng giềng của Trung Quốc chẳng những quan tâm tới những công trình xây dựng của Trung Quốc mà còn cảm thấy lo ngại vì cách thức mà tàu bè Trung Quốc đã làm để tìm cách khẳng định yêu sách chủ quyền. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ tới duyên hải Việt Nam hồi năm ngoái và dùng vòi rồng để xua đuổi tàu thuyền của Việt Nam đã làm bùng ra những vụ phản kháng có bạo động ở Việt Nam và làm cho quan hệ giữa hai nước Cộng Sản này bị suy sụp tới mức thấp nhất trong vòng nhiều thập niên.
Nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan nằm sâu bên trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam do luật pháp quốc tế qui định, và hành động đó làm cho nhiều người nêu lên nghi vấn là Bắc Kinh có muốn tuân hành luật lệ quốc tế hay không, hay là muốn tìm cách tự đặt ra luật lệ.
Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông và dùng đường lưỡi bò chín vạch để nêu bật đòi hỏi đó. Đường này mâu thuẫn với luật pháp quốc tế và cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa cho biết họ xem đường lưỡi bò có hiệu lực pháp lý đối với toàn bộ vùng biển đó hay chỉ đối với những hòn đảo và bãi cạn bên trong khu vực này mà thôi./
VOA 14.04.2015