Bao giờ Bạch Ốc phát lệnh tiến vào cái gọi là 12 hải lý "một lần" hay "nhiều lần"?

26 Tháng Mười 20151:15 SA(Xem: 12949)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 26 OCT 2015

 

Mỹ sẽ chỉ tuần tra 12 hải lý đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa vài ngày lấy lệ?

Hồng Thủy 25/10/15

 (GDVN) - Hoa Kỳ không muốn hậu quả đó. Không ai muốn tạo cơ hội cho Trung Quốc có một vùng cấm đi lại mới và một lãnh hải hiệu quả ở nơi họ không thể được hưởng.

Reuters ngày 24/10 đưa tin, Mỹ có kế hoạch phái tàu chiến hoặc máy bay quân sự tuần tra bảo vệ tự do, an ninh hàng không, hàng hải trên vùng biển, vùng trời quốc tế xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) phạm vi 12 hải lý trong vòng một vài ngày. Một số chuyên gia an ninh cho rằng động thái này có thể mở ra một mặt trận mới căng thẳng, đối đầu Trung - Mỹ.

image017

Tàu chiến Mỹ USS Fort Worth đã từng tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông tháng 5/2015. Ảnh: Bloomberg.


Nhiều chuyên gia về an ninh tin rằng, việc Washington đã không thể tuần tra thường xuyên đảm bảo tự do, an ninh hàng không, hàng hải ở Biển Đông đã góp phần thúc đẩy tham vọng của Trung Quốc triển khai sức mạnh tiến sâu vào vùng biển Đông Nam Á và xã hơn nữa. Bắc Kinh có khả năng sẽ chống lại nỗ lực thực hiện các hành động của Mỹ như thường lệ.

Hải quân Trung Quốc có thể dùng tàu chặn hoặc cố bao vây tàu Mỹ làm khủng hoảng tleo thang. Hai đồng minh Úc, Nhật dường như không có khả năng cùng với Mỹ thách thức trực tiếp yêu sách (vô lý, bành trướng) của Trung Quốc, bất chấp lo ngại về tự do hàng hải trên tuyến đường biển thương mại quan trọng.

Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông từ VIện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore cho biết, hải quân Mỹ phải tiến hành các hoạt động tuần tra một cách thường xuyên để củng cố thông điệp của mình chứ không phải một lần (lấy lệ) rồi thôi. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói với báo chí: "Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã rát rõ ràng rằng chúng tôi có ý định làm điều này" khi được hỏi về tuần tra 12 hải lý.

Reuters lưu ý, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1983, đảo nhân tạo xây dựng, bồi lấp trên các rặng san hô ngập nước trước đây không thể có quy chế lãnh hải 12 hải lý. (Kể cả các bãi cạn lúc nổi, lúc chìm cũng vậy).

Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế thì vẫn tin rằng Mỹ sẽ tuần tra thừng xuyên 12 hải lý: "Tôi biết Hoa Kỳ không muốn hậu quả đó. Không ai muốn tạo cơ hội cho Trung Quốc có một vùng cấm đi lại mới và một lãnh hải hiệu quả ở nơi họ không thể được hưởng".

Bà tin rằng Trung Quốc sẽ phải cẩn thận khi quyết định can thiệp vào hoạt động tuần tra của Mỹ, dù trước đây hai nước đã từng có va chạm. Bất chấp cam kết của Tập Cận Bình không quân sự hóa đảo nhân tạo, một số nhà phân tích Trung Quốc tin rằng Bắc Kinh sẽ xây dựng trung tâm quân sự mới, bảo vệ tàu ngầm Trung Quốc ở đảo Hải Nam cũng như các cơ sở "dân sự" rộng rãi ở Trường Sa.

Những chiếc tàu ngầm Trung Quốc sẽ sớm mang vũ khí hạt nhân, đại diện cho sự cốt lõi của răn đe hạt nhân Trung Quốc. 

Trong khi những tiền đồn Trung Quốc đã và đang mọc lên ở Trường Sa được xem như dễ bị tổn tưhong trong một cuộc xung đột, nhưng trước khi điều này xảy ra chúng sẽ cho phép Bắc Kinh mở rộng các hoạt động quân sự lẫn dân sự (bất hợp pháp) như hoạt động nghề cá, thăm dò dầu khí (vơ vét tài nguyên) và tuần tra quân sự. 1 đường băng 3000 mét đã xong, 2 cái khác đang được xây dựng./

Nguyễn Hường 25/10/15

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Đô đốc Mỹ: Tuần tra ở Biển Đông tùy thuộc vào giới lãnh đạo Washington

image019

Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift.

VOA 24.10.2015

Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift nói rằng thủy thủ của ông có năng lực tiến vào những vùng biển này, nhưng ông nhấn mạnh các cuộc tuần tra sẽ củng cố luật pháp quốc tế và sẽ không nhắm vào một quốc gia cụ thể nào.

"Chúng tôi đã sẵn sàng," ông Swift nói tại văn phòng của ông tại Trân Châu Cảng ở Hawaii. "Chúng tôi có những nguồn lực để hỗ trợ bất cứ quyết định chính sách nào và bất cứ điều gì mà các nhà hoạch định chính sách có thể yêu cầu chúng tôi làm để tỏ rõ quyết tâm của Mỹ liên quan đến những hoạt động mà chúng tôi tiến hành ở Biển Đông."

Ông Swift cho biết theo luật pháp quốc tế, việc xây cất trên một hòn đảo chỉ phát lộ lúc thủy triều xuống thấp nhưng không lộ ra lúc thủy triều lên cao không củng cố tuyên bố chủ quyền đối với nơi đó.

Ông nhắc lại Mỹ không ủng hộ những nỗ lực bồi đắp cải tạo đất, bất kể ở quy mô nào.

Tuần trước Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter cho biết trong một cuộc họp báo ở thành phố Boston rằng Mỹ sẽ bay, đi tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép, bao gồm ở Biển Đông.

Báo US Navy Times đầu tháng này loan tin Hải quân Mỹ có thể sớm nhận được sự chấp thuận cho một sứ mệnh đưa tàu đến gần một hòn đảo mà Trung Quốc xây cất ở quần đảo Trường Sa.

Ông Swift nói việc Trung Quốc xây cất những hòn đảo đã không làm thay đổi cách thức mà Hạm đội Thái Bình Dương hoạt động trong khu vực và sẽ không làm thay đổi cách thức hoạt động trong tương lai.

(AP)

++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Phân tích Biển Đông

Hải Quân Mỹ sẽ tiến vào Trường Sa?

Luật sư Vũ Đức Khanh Gửi cho BBC từ Canada

 

25/10/15

 image021

Image copyright Getty Image caption Hải quân Mỹ sẽ thể hiện quyết tâm 'bảo vệ quyền lưu thông' hàng hải quốc tế ở khu vực Biển Đông, theo tác giả.

Hãng tin Associated Press vừa cho biết Hải Quân Hoa Kỳ đang đợi lệnh cho tàu tuần tra vào sâu trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc cho xây dựng trái phép gần đây.

Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã trả lời phỏng vấn như thế với Associated Press, hôm thứ Năm 22/10/2015, từ văn phòng của ông ở Trân Châu Cảng, Hawaii.

Đô đốc Swift nói: “Chúng tôi đã sẵn sàng... Và chúng tôi có những nguồn lực để hỗ trợ bất cứ quyết định chính sách nào và bất cứ điều gì mà các nhà hoạch định chính sách có thể yêu cầu chúng tôi làm để tỏ rõ quyết tâm của Mỹ liên quan đến những hoạt động mà chúng tôi tiến hành ở Biển Đông.”

Theo nguồn tin cuối giờ chiều 23/10 thì quyết định cuối cùng của Tòa Bạch Ốc sẽ chỉ nội trong vài ngày tới!

Đô đốc Swift cũng cho biết rằng các hoạt động của Hải Quân Hoa Kỳ trong khu vực là bình thường như họ vẫn làm trước đây và không nhằm bất cứ quốc gia nào.

Quan điểm chính thức của Hoa Kỳ từ trước đến nay là không đứng về phía bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền các hòn đảo này nhưng việc tăng cường bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không, phù hợp theo luật pháp quốc tế là ưu tiên hàng đầu của họ.

Bảo vệ quyền lưu thông

Có một điều chắc chắn rằng không ai kể cả Trung Quốc ngay bây giờ thực sự muốn có chiến tranh trong khu vực. Đơn giản không ai muốn đập cái chén cơm mà mình đang ănLS Vũ Đức Khanh

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter khẳng định trong một cuộc họp báo ở Boston rằng Hoa Kỳ sẽ bay, lưu thông hàng hải và hoạt động ở bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép, bao gồm cả khu vực Biển Đông.

Ông tiết lộ rằng Hải Quân Hoa Kỳ đã có kế hoạch điều tàu vào vùng biển trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo mà Trung Quốc mới bồi đắp tại Trường Sa; ông còn tố cáo Trung Quốc đang quân sự hoá các cơ sở tại đây và nhấn mạnh rằng vùng biển này là biển quốc tế và Hoa Thịnh Đốn sẵn sàng bảo vệ quyền tự do lưu thông trong khu vực.

Không cam lòng, Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ Bắc Kinh, hôm 21/10, bình luận rằng hành động này của Mỹ sẽ là một sai lầm nghiêm trọng, khiến Trung Quốc “không có một sự lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường khả năng phòng vệ.”

Hoàn Cầu Thời báo, một trong những tờ báo có liên kết với cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, vừa có bài viết rằng nếu Mỹ xâm phạm điều mà họ gọi là “các quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc, thì Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc sẽ phản ứng và dùng vũ lực để ngăn lại.”

Căng thẳng Trung-Mỹ đang leo thang hàng ngày và câu hỏi đang được mọi người quan tâm là liệu đối đầu Mỹ-Trung có dẫn đến xung đột quân sự? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần phải trả lời trước 3 câu hỏi sau đây:

Một là Mỹ có quyết tâm đến đâu trong vấn đề Biển Đông, hai là phản ứng của Trung Quốc sẽ tới đâu và ba là các quốc gia trong khu vực, đặc biệt các đồng minh, đối tác của Mỹ, sẽ phản ứng ra sao?

Ưu tiên số một

image022

Image copyright Reuters Image caption Trung Quốc tăng cường rõ rệt nhiều hoạt động hải quân và quân sự ở Biển Đông, theo một số nhà quan sát quốc tế.

Có một điều chắc chắn rằng không ai kể cả Trung Quốc ngay bây giờ thực sự muốn có chiến tranh trong khu vực. Đơn giản không ai muốn đập cái chén cơm mà mình đang ăn.

Hoa Kỳ từng lặp đi lặp lại nhiều lần về ưu tiên hàng đầu của họ trong vấn đề “Biển Đông”. Hoa Kỳ không quan tâm chuyện “chủ quyền”. Cái mà Hoa Kỳ cho là quan trọng là sự di chuyển tự do trong khu vực cả trên đường biển lẫn trên bầu trời.

Bất cứ sự cản trở nào từ bất cứ quốc gia nào trong khu vực đều đẩy Hoa Kỳ vào thế phải ra tay. Cho nên, sự lấn lướt của Trung Quốc trong thời gian qua, đặc biệt gần đây, với sự bồi đắp đảo với những cơ sở quân sự và việc xây hai ngọn hải đăng là giọt nước đầy làm tràn ly.

Hoa Kỳ buộc phải có hành động thích đáng, rõ ràng để Trung Quốc biết đâu là giới hạn và cũng để trấn an củng cố lực lượng đồng minh.

Như câu hỏi số một bên trên nêu ra là liệu Mỹ có quyết tâm đến đâu? Hoa Kỳ hiện nay bị đặt vào thế chẳng đặng đừng nên họ phải có quyết tâm cao độ. Nếu không thì uy tín của Mỹ sẽ không còn và tương lai thì sẽ bị mất hoàn toàn ảnh hưởng trong khu vực.

Chính phủ Obama tuy có yếu kém trong vấn đề Trung Quốc nhưng một phần cũng do vấn đề cắt giảm ngân sách quốc phòng của Quốc hội và những can dự của Hoa Kỳ trên cương vị siêu cường số một thế giới, buộc phải có thái độ cẩn trọng hơn.

Chưa giải quyết xong chiến trường Afghanistan, Irak thì phải đối phó cùng lúc với các điểm nóng khác như Lybia, Ukraine và Syria, Hoa Kỳ cần có sự chia sẻ trách nhiệm của các đồng minh và đối tác.

Tuy Trung Quốc không phải là “cọp giấy” nhưng rất sợ đụng độ thật vì Trung Quốc còn đang cần thời gian để chuẩn bị lực lượng. Nổ súng bây giờ đối với Trung Quốc là đồng nghĩa với tự sátLS Vũ Đức Khanh

Đối với Trung Quốc và “Biển Đông”, Tòa Bạch Ốc cũng muốn gom đủ sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ từ Quốc hội cũng như của công luận trước khi có những bước đi cụ thể hơn.

Với những lời tuyên bố chủ quyền “Biển Đông” của Chủ tịch Trung Quốc trong chuyến thăm Hoa Kỳ tháng Chín vừa qua đủ để Tổng thống Obama có những hành động cứng rắn hơn, thể hiện quyết tâm của Hoa Kỳ trong vấn đề bảo vệ an ninh, hòa bình và thịnh vượng chung cho khu vực.

Vì quyền lợi quốc gia, Hoa Kỳ sẽ quyết tâm tăng cường bảo vệ “quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không”, phù hợp theo luật pháp quốc tế.

Phản ứng của TQ

Trước viễn ảnh của một Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc, quốc gia này sẽ không có sự lựa chọn nào khác hơn là chấp nhận bước vào bàn đàm phán. Dĩ nhiên giải thuyết này không thể xảy ra nay mai mà chỉ có thể là một sự kiện có thật khi cả hai bên Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bước qua những cuộc đối đầu vô cùng căng thẳng.

Chiến lược của Trung Quốc là một bước lùi, ba bước tiến, cứ âm thầm mà tới và chỉ dừng hoặc lùi khi đối phương phản ứng mạnh và rất mạnh. Về chiến thuật, Trung Quốc dùng "mê hồn trận" cùng lúc mở nhiều mặt trận khác nhau với mục đích làm tiêu hao lực lượng đối phương, nhất là đánh đòn cân não lên “tâm lý” đối phương.

Hoa Kỳ với một chế độ chính trị tự do, dân chủ và thực dụng, người dân Mỹ sẽ không có đủ “kiên nhẫn cần thiết” để chơi màn "mèo vờn chuột" dẳng của Trung Quốc.

Cho nên, vì sao Trung Quốc mới có tuyên bố rằng họ sẽ làm hết sức để tránh đụng độ, va chạm quân sự như lời của tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phát biểu hôm 17/10 tại một hội nghị khu vực ở Bắc Kinh, với sự tham dự của các Bộ trưởng Quốc phòng Đông Nam Á (ASEAN).

image023

Image copyright Xinhua Image caption Hải quân Trung Quốc trong một cuộc diễn tập trên Biển Hoa Đông cuối tháng 8/2015.

Ông nói: “Chúng tôi sẽ không bao giờ sử dụng vũ lực một cách cẩu thả, ngay cả trong các vấn đề chủ quyền, và đã làm hết sức để tránh xung đột bất ngờ.”

Mặc dù trước đó bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo Mỹ cần làm rõ quan điểm và yêu cầu các nước nên tránh “cách tiếp cận liều lĩnh và gây hấn để duy trì hòa bình và ổn định khu vực”.

Bà Hoa nói tiếp thêm rằng trong khi Trung Quốc khuyến khích tự do hàng hải trong khu vực, điều đó “không có nghĩa là tàu quân sự và máy bay nước ngoài có thể tự do đi vào không phận và hải phận của nước khác. Trung Quốc sẽ duy trì vững chắc chủ quyền lãnh thổ của mình”.

Như câu hỏi số hai được nêu ra là liệu phản ứng của Trung Quốc sẽ tới đâu? Câu trả lời đơn giản và ngay lập tức là rất mạnh nhưng chủ yếu chỉ là “võ mồm và đại bác vòi rồng”. Tuy Trung Quốc không phải là “cọp giấy” nhưng rất sợ đụng độ thật vì Trung Quốc còn đang cần thời gian để chuẩn bị lực lượng. Nổ súng bây giờ đối với Trung Quốc là đồng nghĩa với tự sát.

Thái độ đồng minh

Sau khi Hoa Kỳ thông báo cho Úc biết ý định tuần tra ở “Biển Đông” thì ngày 15/10, Bộ trưởng Thương mại, Andrew Robb trả lời trên đài truyền hình của hãng tin Bloomberg tại Hồng Kông rằng, Úc “không đứng về phe nào” và “không tham dự vào các hoạt động giám sát hay bất kỳ một động thái nào của Mỹ” ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Úc, Julia Bishop, hôm 19/10, chính thức tuyên bố từ chối tham gia với lý do sáng kiến này “chưa đi vào thực hiện” nhưng sẽ ủng hộ về ngoại giao.

Bất cứ một sự đối đầu nào của Úc với Trung Quốc trước mắt đều gây tổn hại kinh tế cho Úc, nhưng về lâu dài, nếu Mỹ thật sự quyết tâm đặt luật chơi mới cho khu vực, Úc không có sự lựa chọn nào khác hơn là đi với MỹLS Vũ Đức Khanh

Động thái này tuy bất ngờ nhưng không khó hiểu khi phân tích về những lợi ích kinh tế của Úc với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trao đổi thương mại Úc-Trung gần 100 tỷ USD và cán cân phần lợi nghiêng về phía Úc trong khi giao thương Úc-Mỹ chỉ ở mức 37 tỷ USD và Úc nhập siêu từ Mỹ theo số liệu năm 2013 của Ủy ban Thương mại Úc (Austrade).

Bất cứ một sự đối đầu nào của Úc với Trung Quốc trước mắt đều gây tổn hại kinh tế cho Úc, nhưng về lâu dài, nếu Mỹ thật sự quyết tâm đặt luật chơi mới cho khu vực, Úc không có sự lựa chọn nào khác hơn là đi với Mỹ.

Tuy Nhật Bản, một đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực chưa lên tiếng cụ thể về việc này vì Mỹ chưa chính thức đề nghị nhưng có nhiều khả năng cuối cùng chỉ có Mỹ và Nhật Bản sẽ thực hiện dự án “tự do hàng hải” này.

Đây là nhu cầu sống còn của Nhật Bản vì thứ nhất, “Biển Đông là trục lộ hàng hải duy nhất nối Nhật Bản với Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi, những thị trường quan trọng của Nhật, nếu làm ngơ với Trung Quốc chỉ chuốc họa vào thân sau này.

Thứ hai, Nhật Bản đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, Nhật Bản không thể cho Trung Quốc thấy liên minh Mỹ-Nhật lỏng lẻo.

Và thứ ba, Nhật Bản không có tranh chấp gì ở Biển Đông nên có lý do chính đáng để cùng Mỹ tuần tra trong khu vực nhân danh quyền “tự do hàng hải”.

Theo báo Telegraph của Ấn Độ, hôm 19/10, Mỹ có thông báo cho Ấn Độ về dự án “tự do hàng hải” này, nhưng hiện giờ chính phủ Ấn Độ chưa có câu trả lời chính thức.

image024

Image copyright US Navy Image caption Tàu chiến Mỹ đi tuần ở vùng biển quốc tế gần khu vực Trường Sa hôm 11/5/2015.

Việc Ấn Độ có tham gia hay không tùy thuộc vào những thỏa thuận mà Tổng thống Obama và Thủ tướng Modi đã đồng ý trước đây. Chính phủ Ấn Độ đang xem xét, phân tích lợi hại về những lợi ích chiến lược lâu dài trong khu vực và toàn cầu mà Mỹ hứa sẽ mang lại cho Ấn Độ.

Đối đầu hay hợp tác?

Liệu Mỹ có thực hiện dự án “tự do hàng hải”? Câu trả lời dứt khoát là Mỹ sẽ đưa tàu chiến vào khu vực 12 hải lý của những đảo nhân tạo được xây dựng trái phép này vì theo luật biển quốc tế thì những đảo này không có 12 hải lý như lãnh hải, đồng thời việc công nhận chủ quyền của những đảo này còn là vấn đề tranh chấp mà chỉ có luật pháp quốc tế mới có thẩm quyền.

Với những phân tích bên trên, Hoa Kỳ không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải thách thức Trung Quốc để buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán và đưa vấn đề này ra một tòa án quốc tế về biển để được nghe Trung Quốc giải thích cụ thể về chủ quyền của họ nằm trong đường 9 đoạn trên “Biển Đông”.

Hoa Kỳ dĩ nhiên muốn tạo được một liên minh để thực hiện dự án này nhưng nếu thậm chí chỉ một mình Hoa Kỳ vẫn phải làm để chứng minh cho các đồng minh và đối tác trong khu vực về quyết tâm của Hoa Kỳ. Vì chỉ có như thế thì mới không còn ai còn có nghi ngờ về thái độ của Hoa Kỳ. Không ai có thể trách cứ là Hoa Kỳ chỉ nói nhưng không làm và có thể “bán đứng” họ.

Cuối cùng, sự căng thẳng hiện nay ở “Biển Đông” là một chỉ dấu tốt báo hiệu “bài toán Biển Đông” sắp có đáp sốLS. Vũ Đức Khanh

Nếu vậy thì khả năng đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không còn là giả thuyết nữa nhưng liệu sự đối đầu này có dẫn tới xung đột quân sự không thì câu trả lời dứt khoát sẽ là không!

Như đã phân tích, giải pháp quân sự đối với Trung Quốc trong thời điểm là 'tự sát', ngoại trừ, nội tình Trung Quốc có loạn.

Đối với Chủ tịch Tập Cận Bình trong giai đoạn này, việc củng cố quyền lực của ông ở Bắc Kinh là ưu tiên số một, dứt điểm tàn dư của các thế lực chống ông trong đảng. Ưu tiên thứ hai của ông là kích thích tăng trưởng kinh tế để ổn định chính trị, xã hội. Nếu ông thất bại kinh tế, Trung Quốc sẽ bị rơi vào loạn lạc.

Ưu tiên thứ ba của ông là ngoài việc tăng vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, việc cấp bách phải làm là phải đầu tư nhiều vào quốc phòng với mục đích thứ nhất thỏa mãn thành phần “diều hâu” trong đảng và, mục đích thứ hai cũng để hiện đại hóa quân đội xứng đáng là một cường quốc.

Sắp có đáp số

Cuối cùng, sự căng thẳng hiện nay ở “Biển Đông” là một chỉ dấu tốt báo hiệu “bài toán Biển Đông” sắp có đáp số.

Trung Quốc biết chắc rằng không bao giờ họ có thể có được toàn bộ “Biển Đông” nhưng họ vẫn đưa ra yêu sách tối đa để được chia phần nhiều hơn!

image025

Image copyright Reuters Image caption Hải quân Mỹ tiếp tục theo dõi sát các diễn biến trên các vùng biển tại khu vực Biển Đông.

Giải pháp cuối cùng của “Biển Đông” sẽ là sự hợp tác đa quốc gia trong một tổ chức cấp khu vực bao gồm các nước đang có tranh chấp chủ quyền và các quốc gia có liên quan và/hoặc có quyền lợi ở “Biển Đông” để cùng quản lý và khai thác.

Nếu Trung Quốc là nước có đòi hỏi chủ quyền nhiều nhất ở Biển Đông và Việt Nam là nước có nhiều chủ quyền lãnh hải ở đây nhất, thì Việt Nam sẽ là nước bị thiệt thòi nhiều nhất trong khi Trung Quốc sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất từ bất cứ một giải pháp nào cho “Biển Đông”.

Nhưng sự thiệt thòi của Việt Nam có thể hạn chế được nếu Đảng Cộng sản Việt Nam có chiến lược chuyển trục kịp thời hầu huy động được sức mạnh tổng lực của toàn dân trong công cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền, lãnh hải và những quyền lợi chính đáng, hợp pháp khác của chúng ta ở Biển Đông.

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, luật sư, đồng thời là Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam tại Canada.

++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Phân tích Biển Đông

Học giả Mỹ bình luận về yêu sách, phản ứng của Việt Nam trên Biển Đông

(GDVN) - Mối quan tâm chính hiện nay của Việt Nam là thành lập khả năng răn đe chống các động thái tích cực (bành trướng) của Trung Quốc chiếm dần Trường Sa.

Tạp chí World Politics Review ngày 21/10 đăng bài phỏng vấn Giám đốc Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ Gregory Poling xung quanh yêu sách và phản ứng của Việt Nam trên Biển Đông trong thời gian qua.

image027

Các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.


Ông Poling cho hay, Việt Nam có yêu sách chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông. Ngoài ra Việt Nam còn yêu sách một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển của mình, một thềm lục địa mở rộng hơn khi được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) cho phép.

Yêu sách của Việt Nam không gồm bất bất kỳ vùng biển, đáy biển bổ sung nào từ các đảo trong 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngoại trừ một vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh mỗi đảo. Trung Quốc và Đài Loan cũng tuyên bố "chủ quyền" đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Riêng Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng (xâm lược, thôn tính bất hợp pháp) hoàn toàn từ năm 1974 đến nay. Ở Trường Sa Trung Quốc chiếm 7 thực thể, Philippines chiếm 9 thực thể, Malaysia chiếm 5, Đài Loan chiếm 1. Việt Nam hiện chốt giữ 29 thực thể ở Trường Sa.

Đường lưỡi bò, còn gọi là đường 9 đoạn của Trung Quốc và Đài Loan với hầu hết toàn bộ Biển Đông rõ ràng chồng lên yêu sách của Việt Nam.
Yêu sách của Việt Nam đồng thời cũng có vùng chồng lấn với Malaysia, có thể là với cả Philippines, Brunei.

Gregory Poling cho rằng, trong những năm qua Việt Nam đã tiến hành hoạt động cải tạo quy mô nhỏ một số thực thể mà mình đóng quân chốt giữ ở Trường Sa. Các công trình này đã mở rộng các thực thể nhưng với quy mô nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc. 

Poling lưu ý, cơ quan ông không có bằng chứng nào cho thấy Việt Nam bồi lấp đảo nhân tạo từ một thực thể ngập nước hoặc lúc nổi lúc chìm để làm thay đổi tình trạng pháp lý của thực thể. Nhưng đó là những gì Trung Quốc đã làm ít nhất đối với 3 thực thể (Vành Khăn, Xu Bi, Ga Ven).

image029

Nụ cười hạnh phúc của một Chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Talk Vietnam.


Việt Nam mở rộng khoảng 21 ngàn mét vuông ở đảo Sơn Ca và 65 ngàn mét vuông tại Đá Tây,
nhưng Trung Quốc đã bồi lấp khoảng hơn 5,5 triệu mẫu Anh (1 mẫu Anh tương đương 4.046,8564224 mét vuông) chỉ riêng ở bãi Vành Khăn. Những gì Trung Quốc đã làm khiến Hoa Kỳ đặc biệt khó chịu.

Người ta có thể lập luận rằng việc Việt Nam cải tạo, mở rộng các thực thể ở Trường Sa tạo cớ cho Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp), nhưng thực chất công việc của Việt Nam khác hẳn Trung Quốc về cả quy mô, hệ quả pháp lý (cũng như bản chất), Poling lưu ý.

Poling cho rằng mối quan tâm chính hiện nay của Việt Nam là thành lập khả năng răn đe chống các động thái tích cực (bành trướng) của Trung Quốc để chiếm dần Trường Sa như những gì họ đã làm ở Hoàng Sa năm 1974 và 6 thực thể ở Trường Sa năm 1988.

Việt Nam đã mua các tàu ngầm lớp Kilo của Nga, tăng cường lực lượng tên lửa mặt đất, xây dựng khả năng, năng lực quản lý tuần tra biển. Những động thái này được ông Poling nhận định là nhằm gửi thông điệp quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đến cùng một khi nổ ra xung đột, chiến tranh ở Biển Đông.

Về việc thực thi yêu sách của mình và chống lại yêu sách các bên khác, Việt Nam cũng giống như các nước Đông Nam Á, tìm cách thúc đẩy nhận thức về yêu sách pháp lý của mình, trong khi liên tục phản đối các hoạt động và tuyên bố của các bên trên Biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc.

Việt Nam đã chủ động xem xét khả năng khởi kiện độc lập chống lại yêu sách (bành trướng, vô lý) của Trung Quốc, mặc dù một quyết định như vậy sẽ không được thực hiện khi phiên tòa của Philippines khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc bước vào hồi kết.

Hồng Thủy

image031image033image035image037