Nhà báo và quyền lên tiếng

13 Tháng Mười Một 201512:07 SA(Xem: 13179)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 13 NOV 2015

Nhà báo và quyền lên tiếng

Ben Ngô BBC Tiếng Việt ở Bangkok

 image049

Image copyright Image caption Những nhà báo trong nước e ngại việc lên tiếng về dự thảo Luật Báo chí sửa đổi dù đề cập đến công việc của họ

Giữa quyền im lặng của phạm nhân và quyền lên tiếng của nhà báo có mối liên quan gì hay không?

Những ngày này, báo trong nước đang đề cập đến quyền im lặng làm 'nóng' dự thảo Luật Tố tụng hình sự.

VnExpress hôm 11/11 tường thuật: “Tại các điều 57-60 Dự thảo Luật tố tụng hình sự sửa đổi bổ sung quy định người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

Theo ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, tại phiên thảo luận lần này, một số đại biểu trong ngành công an vẫn bảo vệ quan điểm không đồng tình về quyền im lặng.

“Bởi họ cho rằng quy định này là chưa phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Việt Nam hiện nay”, báo này viết.

Nhân chuyện thời sự, bỗng dưng tôi lại nghĩ đến quyền lên tiếng của người làm báo.

Mấy hôm trước, trong dòng news feed hỗn độn trên mạng xã hội, tôi chú ý đến status của một nhà báo ở Hà Nội.

Đại ý là nhà báo này viết: “Có người hỏi tôi sao thường xuyên mạnh miệng đề cập đến những vấn đề được cho là nhạy cảm trong xã hội này vì liên quan đến quan chức, chính quyền. Điều đó không tốt cho nghề nghiệp của tôi.

Nhưng tôi quyết định vẫn lên tiếng vì muốn con em mình, người thân của mình được sống trong môi trường xã hội tốt đẹp hơn. Bởi nếu tôi và những người khác tiếp tục im lặng trước cái xấu và cái ác thì làm sao có biến chuyển gì được”.

Status này nhận được nhiều lượt like và những comment đồng tình của các nhà hoạt động, cư dân mạng.

Tôi cũng chợt nhớ đến sự xuất hiện của một group trên Facebook có tên là “Diễn Đàn Nhà Báo theo Chính phủ và Hà Nội”, quy tụ hàng trăm thành viên được cho là phóng viên các báo đài trong nước.

Một lần tò mò muốn biết diễn đàn này có nội dung gì với ‘định hướng đúng đường lối’ như vậy, tôi đọc được nội quy:

“Tuyệt đối không được phép đăng những thông tin nhạy cảm chính trị không có lợi cho Đảng, nhà nước và chính phủ”.

Đọc xong tôi suýt ngất. Vì nói như thế là hỏng rồi.

Chả có nhà báo nào tự nhận ‘chuyên nghiệp’ và có ‘tư cách’ nếu tư duy theo kiểu chỉ đăng, phổ biến những thông tin “có lợi cho Đảng, nhà nước và chính phủ”.

Nói như thế có khác gì quý vị bỏ quên sứ mệnh của người làm báo là phụng sự sự thật và chỉ sự thật?

Nhưng tôi hiểu vì sao nhiều thế hệ nhà báo trong nước chấp nhận tự kiểm duyệt mình và tự kỷ ám thị về khái niệm ‘thông tin nhạy cảm’.

Mấy tháng vừa qua, làng báo trong nước xôn xao nhiều chuyện thời sự liên quan đến nghiệp vụ, ‘nồi cơm’ của chính họ.

Như vụ một nhà báo mất chức vì viết status toàn chữ dấu sắc diễu nhại lãnh tụ trong ngày 2/9, một phóng viên khác bị cơ quan cho nghỉ việc với lý do “không hoàn thành chỉ tiêu bài vở” trong lúc phóng viên cáo buộc nguyên cớ thật sự là tòa soạn trù dập.

Là người truyền tải thông tin, nếu nhà báo không dám lên tiếng trước cái xấu, ngay cả khi đó là vấn đề của chính mình, liệu ai sẽ nói thay họ đây?

‘Đúng định hướng'

Ngoài chuyện liên quan đến cá nhân nhà báo, vấn đề nổi cộm hơn là dự thảo Luật Báo chí sửa đổi.

Luật này được cho là ‘có nhiều điểm mới’, nhưng chi tiết quan trọng nhất là chính quyền vẫn không chấp nhận báo chí tư nhân, trong lúc vẫn duy trì những điều khoản kiểm soát người làm báo nghiêm ngặt theo ba chữ ‘đúng định hướng’.

Vậy thì các nhà báo trong nước có dám lên tiếng nói rõ suy nghĩ của họ về vấn đề liên quan mật thiết đến công việc và thu nhập của họ không?

Tôi đã kiên trì gọi cho hơn chục nhà báo ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội với mong muốn nghe được những bức xúc hoặc mong muốn của người trong cuộc.

Tiếc là câu trả lời mà tôi nhận được từ họ đều là sự thoái thác.

Người đang nắm quyền điều hành trong tòa soạn báo thì nói: “Ông thông cảm, ở vị thế của tôi, lên tiếng thì kẹt lắm”.

Người đã nghỉ hưu, không còn làm chức danh tổng biên tập thì bảo: “Thôi, tôi nghỉ rồi, tiếng nói cũng không còn trọng lượng, nói mà chi”.

Một vị khác là giảng viên trường báo chí nổi tiếng với bộ môn phỏng vấn báo chí thì lại lịch sự từ chối phát ngôn với lý do: “Tôi đang bị đau nhức ở chân… nên không nói được”.

Tiếc là hôm nay tôi vào tìm lại status hôm trước nhà báo Hà Nội mạnh miệng lý giải vì sao mình ‘lên tiếng” thì ông ấy đã xóa mất rồi.

Chắc là ông ấy áp dụng quyền im lặng rồi đây./

BBC 11/11/15

Vụ đánh thương tích 2 luật sư: 200 luật sư Việt Nam sẽ ‘tuần hành’ tới gặp công an

 Nhiều luật sư Việt Nam ‘tuần hành’ tới gặp công an

image050

Luật sư Trần Thu Nam (phải) và Luật sư Lê Văn Luân sau khi bị hành hung. Vụ việc xảy ra hôm 3/11 khi luật sư Nam và Luân tới nhà bà Đỗ Thị Mai, mẹ của thiếu niên Đỗ Đăng Dư, người đã bị tử vong trong lúc bị giam giữ.

Một nhóm hơn 200 luật sư dự kiến sẽ tuần hành đến công an TP Hà Nội, Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao để trình bày một số việc, trong đó có vụ hai đồng nghiệp của họ bị hành hung.

Luật sư Trần Thu Nam cho biết như vậy hôm nay, một ngày sau khi đại diện công an Hà Nội họp báo, nói rằng việc ông và ông Lê Văn Luân bị tấn công là “do phóng ôtô gây bụi”.

Theo ông Nam, cuộc xuống đường nhằm mục đích “nộp văn bản yêu cầu bỏ quy định cấp giấy chứng nhận người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi trong tố tụng hình sự và dân sự” cũng như “đề nghị công an Hà Nội khởi tố vụ án và làm sáng tỏ một số tình tiết liên quan đến các đối tượng” trong vụ hành hung xảy ra trong khi ông và đồng nghiệp đi tác nghiệp ở Chương Mỹ chiều 3/11.

Tuy nhiên, luật sư này cho biết hiện chưa ấn định ngày giờ các luật sư sẽ tuần hành, cũng như sẽ tiếp tục bàn thảo về vấn đề này.

Hôm qua, ông Nguyễn Văn Viện, Trưởng phòng Tham mưu – Công an Hà Nội, cho biết, vì xe của hai luật sư “phóng nhanh làm bắn bụi bẩn lên người các đối tượng” nên dẫn đến vụ hành hung.

Nói chung toàn bộ việc đó chúng tôi thấy rất là thất vọng, và đương nhiên là nó không đúng. Vì vậy, chúng tôi đã có văn bản gửi cơ quan cảnh sát điều tra về việc khởi tố vụ án và làm rõ thêm một số vấn đề liên quan. Chúng tôi cũng đã gửi thư tới lãnh đạo công an TP Hà Nội với mong muốn có một buổi gặp để trao đổi một cách chính xác hơn.

Luật sư Trần Thu Nam cho biết.

Ông Viện cho biết đang điều tra và làm rõ “8 đối tượng đánh hội đồng” ông Nam và Luân, đồng thời bác bỏ thông tin cho rằng những người tham gia hành hung có cả công an xã.

Phản ứng về thông báo này, luật sư Nam cho rằng kết quả điều tra ban đầu đó “chưa đúng sự thật bản chất của vấn đề”. Ông nói thêm với VOA Việt Ngữ:

“Nói chung toàn bộ việc đó chúng tôi thấy rất là thất vọng, và đương nhiên là nó không đúng. Vì vậy, chúng tôi đã có văn bản gửi cơ quan cảnh sát điều tra về việc khởi tố vụ án và làm rõ thêm một số vấn đề liên quan. Chúng tôi cũng đã gửi thư tới lãnh đạo công an TP Hà Nội với mong muốn có một buổi gặp để trao đổi một cách chính xác hơn. Đó là những cái mà chúng tôi phản ứng lại với việc công an TP Hà Nội hôm qua đã lên tiếng.”

Ông Nam còn cho hay cả ông lẫn đồng nghiệp của mình không được mời tới tham gia buổi họp báo. Tuyên bố của công an Hà Nội hiện vẫn gây ra nhiều phản ứng trên các trang mạng xã hội.

Luật sư Trần Vũ Hải viết trên Facebook: “Các luật sư rất thương 8 người hành hung hai đồng nghiệp. Với những lời khai của họ chỉ vì xe luật sư gây bụi mà 8 người chờ rình rồi hành hung hai luật sư, họ sẽ bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích thuộc trường hợp côn đồ và có tổ chức. Bạn nào biết họ, báo cho biết nếu ai khai thật thà sẽ được chính hai luật sư bị hành hung làm đơn giảm nhẹ, đề nghị không tạm giam và các đồng nghiệp của họ sẽ bào chữa miễn phí”.

Về phản ứng của giới luật sư lẫn công chúng đối với diễn biến mới nhất liên quan tới vụ hành hung, ông Nam nói:

“Công an Hà Nội nói riêng và công an nói chung từ trước tới nay có những cái không khách quan trong quá trình điều tra, gây nhiều bức xúc trong xã hội Việt Nam hiện tại. Kết quả công bố đó nghe rất là khôi hài, và không đúng sự thật. Những gì không đúng sự thật thì nó sẽ tạo ra một cái nghi ngờ và tạo ra một cái bức xúc cho người nghe. Cho nên là cái gì mà đã không đúng sự thật, bịa đặt ra thì nghe nó không xuôi, không lọt tai".

Kết quả công bố đó nghe rất là khôi hài, và không đúng sự thật. Những gì không đúng sự thật thì nó sẽ tạo ra nghi ngờ và bức xúc cho người nghe.

Cho nên là cái gì mà đã không đúng sự thật, bịa đặt ra thì nghe nó không xuôi, không lọt tai.

Luật sư Nam nói.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với đại diện lực lượng công an của thủ đô Việt Nam để phỏng vấn.

Trong khi đó, báo chí Việt Nam cũng đăng tải nhiều bài viết về kết luận trên.

Báo điện tử VnExpress
dẫn lời của một đại biểu quốc hội nói rằng “vì bụi mà hành hung luật sư, xã hội sẽ loạn”.

Ông Trương Trọng Nghĩa cũng cho rằng Công an Hà Nội cần khởi tố vụ án điều tra việc 8 người hành hung luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân dù lý do được xác định chỉ vì "phóng xe gây bắn bụi bẩn".

VOA 11.11.2015