Ông Nguyễn Quang A sẽ đối mặt với TBT Nguyễn Phú Trọng trong cùng một đơn vị bầu cử

06 Tháng Ba 201610:02 CH(Xem: 16291)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 07 MAR  2016

Việt Nam: Giới tự ứng cử vào Quốc Hội thách thức chế độ

image006

Ông Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn hãng tin Anh Reuters, tại Hà Nội, ngày 01/03/2016.REUTERS/Kham

Vào tháng 05/2016, Việt Nam sẽ bầu lại Quốc Hội. Theo nhận định của hãng tin Anh Reuters trong một bài phân tích công bố vào ngày 04/03, chính quyền Cộng Sản Việt Nam lần này sẽ bị một số nhà bất đồng chính kiến thách thức bằng cách nộp đơn tự ứng cử vào Quốc Hội, không theo thủ tục từng được áp đặt là phải được Đảng hay các tổ chức do Đảng kiểm soát đề cử.

Reuters ghi nhận đã có 19 nhà bất đồng chính kiến đang tìm cách tự ứng cử vào Quốc Hội mới trong tư cách ứng viên độc lập, sẵn sàng trắc nghiệm bằng hành động thực tế xem đảng Cộng Sản Việt Nam có thực sự giữ lời hứa là củng cố dân chủ hay không.

Tiêu biểu trong nhóm "tự ứng viên" này là ông Nguyễn Quang A, một nhân vật cho đến nay được biết đến là một người thường xuyên có tiếng nói phê phán chính quyền. Đối với Reuters, ông không phải là đảng viên, cũng không phải là loại ứng viên mà đảng cầm quyền muốn có trong cơ quan lập pháp, mà nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn y các quyết định của chính phủ.

Trong những ngày gần đây, ông Quang A đang nghiêm túc thực hiện các bước cần thiết để có thể ra ứng cử chức đại biểu Quốc Hội, từ việc công khai tài sản, tìm kiếm chữ ký ủng hộ của cử tri, cho đến việc tự vận động bằng một đoạn video lưu hành trên mạng internet.

Trong một bài trả lời phỏng vấn, ông Quang A xác định : « Họ nói với chúng tôi là chúng tôi có quyền ứng cử và nói chế độ hiện nay rất dân chủ… Hãy chờ xem họ biến lời nói thành hiện thực. »

Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử.

Theo hãng Reuters, cho phép các ứng viên độc lập ra tranh chức đại biểu Quốc Hội sẽ giúp đảng Cộng Sản cải thiện thêm hình ảnh của mình, vì trong thời gian 40 năm độc quyền lãnh đạo toàn thể nước Việt Nam vừa qua, đảng đã bị mang tiếng xa rời quần chúng, đặc biệt trong số một nửa cư dân ở độ tuổi dưới 30.

Có điều là với cả một hệ thống rà soát nghiêm ngặt, và các biện pháp kiểm tra do đảng thực hiện, các ứng viên độc lập rất khó mà thành công.

Đây cũng là ý kiến của một nhà phân tích chính trị, ông Lê Hồng Hiệp tại Singapore, cho rằng thậm chí các ứng viên độc lập này còn bị loại ngay khi nộp đơn xin ứng cử.

Trả lời Reuters, ông Hiệp giải thích : « Đảng (Cộng Sản Việt Nam) muốn có một số tiếng nói phê phán trong Quốc Hội, nhưng không phải là đến từ những người mà họ không thể kiểm soát được hoặc những người có thể gây ra những phiền hà chính trị ».

Đại đa số các đại biểu Quốc hội Việt Nam đều là đảng viên, do đó phải tuân thủ ký luật của đảng một cách chặt chẽ. Lần này, chính quyền Việt Nam dự trù là khoảng từ 5 đến 10% số ghế đại biểu được dành cho những người ngoài đảng.

Tuy nhiên, các đại biểu không phải là đảng viên, từ trước đến nay, thường do các tổ chức hay cơ quan Nhà nước đề cử, cho dù trong Quốc Hội sắp mãn nhiệm, cũng có 4 đại biểu đã tự ứng cử.

Quốc Hội và ủy ban bầu cử đã không trả lời câu hỏi của Reuters về cơ hội cho các ứng viên tự đề cử./

Trọng Nghĩa RFI 04-03-2016

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

13:49 | 23/02/2016

Làm thế nào để ứng cử Đại biểu Quốc hội?

Luật Bầu cử QH đã nêu rõ tất cả các công dân từ 21 tuổi trở lên, đủ tiêu chuẩn, đều được ra ứng cử đại biểu QH. Vậy làm thế nào để ứng cử Đại biểu Quốc hội?

Điều 3 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định Đại biểu Quốc hội cần có những tiêu chuẩn sau: 

1. Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh, chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật.

3. Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội (người được giới thiệu ứng cử hoặc tự ứng cử) theo quy định của Luật Bầu cử này phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 65 ngày trước ngày bầu cử.

image008

Làm sao để ứng cử Đại biểu Quốc hội?

Điều 43, Chương IV, Luật tổ chức Quốc hội 2007 nêu rõ: "Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình, mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội".

Địa vị pháp lý của một đại biểu quốc hội được bắt đầu sau khi Quốc hội đã xác nhận tư cách đại biểu tại phiên họp đầu tiên của kỳ thứ nhất mỗi khóa Quốc hội.

Nhiệm kỳ của đại biểu quốc hội được tính từ kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa đó đến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa sau.

Theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG ngày 29/01/2016 của Hội đồng bầu cử quốc gia, hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bao gồm:

1. Đơn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV (theo mẫu số 1/BCĐBQH); đơn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021 (theo mẫu số 5/BCĐBHĐND);

2. Sơ yếu lý lịch đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội (theo mẫu số 2/BCĐBQH); đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (theo mẫu số 6/BCĐBHĐND), có đóng dấu giáp lai và xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công tác hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người ứng cử thường trú;

3. Tiểu sử tóm tắt đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội (theo mẫu số 3/BCĐBQH); đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (theo mẫu 7/BCĐBHĐND);

4. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội (theo mẫu số 4/BCĐBQH); đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (theo mẫu số 8/BCĐBHĐND);

5. Mỗi bộ Hồ sơ ứng cử của người ứng cử có 03 ảnh chân dung màu, nền trắng cỡ 4cm x 6cm (không kể ảnh dán trên Sơ yếu lý lịch và Tiểu sử tóm tắt).

- Người ứng cử thực hiện việc kê khai các nội dung đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn trong các mẫu văn bản sử dụng trong hồ sơ ứng cử ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Việc kê khai có thể thực hiện bằng cách viết tay hoặc đánh máy, nhưng phải bảo đảm đúng theo các mẫu văn bản trong hồ sơ ứng cử do Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành (file điện tử các mẫu văn bản trong hồ sơ ứng cử có thể tải về từ Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội http://www.quochoi.vn). Người ứng cử ký vào từng trang văn bản của hồ sơ ứng cử.

- Ảnh của người ứng cử là ảnh được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Trong Sơ yếu lý lịch, Tiểu sử tóm tắt, ảnh của người ứng cử phải được dán đúng vị trí quy định và được đóng dấu giáp lai của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công tác hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người ứng cử thường trú.

Như vậy, những công dân có nguyện vọng ứng cử tự do vào Quốc hội ngay từ bây giờ có thể đến Ủy ban bầu cử (UBBC) ở các địa phương để kê khai hồ sơ của mình. Các thủ tục này sẽ có người ở UBBC hướng dẫn chi tiết./

22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1351)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông