Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông

25 Tháng Tám 20166:57 CH(Xem: 8957)

"VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ 31  AUGUST 2016


Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa


Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông


Đặc biệt của Văn Hóa Online-California 18/8/2016


LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental  thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được các các quí vị: Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng và Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang - đồng trưởng ban tổ chức; Tiến sĩ Trần Công Trục, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Tiến sĩ Nguyễn Quí Bính , Tiến sĩ Ngô Hữu Phước đến từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Hoa Thịnh Đốn, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long đến từ Đại học Maine Hoa Kỳ - trao đổi với các quí vị trên ít hàng. Mời quí bạn đọc theo dõi. (VH)


image050

Diễn giả và quan khách chụp ảnh kỷ niệm. Ành VH


image052

Một góc trong ngày hội thảo. Ảnh VH


image054

(từ trái) Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng và Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang - đồng trưởng ban tổ chức ba ngày hội thảo 16-19-2016 tại thành phố biển Nha Trang, Khánh Hòa.


image054

(từ trái) Ts Chu Hồi và bà Đỗ Phương Thảo trao đổi trong hội nghị. Ảnh VH.


image058

Quan khách tham dự hội thảo.


image060

(từ trái) Tiến sĩ Giáo sư Ngô Vĩnh Long đến từ Đại học Maine Hoa Kỳ và nhà báo Lý Kiến Trúc tham dự hội thảo. Ảnh VH


I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa


Phỏng vấn Ts Phạm Đăng Phước


image061

(từ trái) Nhà báo lý Kiến Trúc và Ts Phạm Đăng Phước.


 

- LKT: Kính chào Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, tôi đại diện cho báo Văn Hóa tại California, qua bài phát biểu khai mạc của ông trong buổi họp báo, ông có thể tóm tắt các nội dung chính về hội thảo được không?


- Ts PHẠM ĐĂNG PHƯỚC: Vâng, trong cuộc họp báo hôm nay, ban tổ chức thông cáo cho các phóng viên báo chí chương trình hoạt động của hội thảo trong hai ngày 17 và 18 tháng 8, 2016; trong đó chúng tôi nêu các mục đích hội thảo, số lượng hội thảo tham gia, cũng như các hội đồng chủ trì để các phóng viên báo chí nắm được.   


- LKT: Thưa ông, chủ đề chính của hội thảo năm nay là gì?


- PĐP: Chủ đề chính của hội thảo chúng tôi đặt ra là "Quy chế Pháp lý của Đảo, Đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông". 


- LKT: Đây là cuộc hội thảo do tường Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức? 


- PĐP: Các hội thảo quốc tế về Biển Đông là các hội thảo thường niên do trường Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức, đây là lần hội thảo thứ ba; lần đầu tiên tổ chức tại Quảng Ngãi năm 2013, năm 2014 chúng tôi phối hợp với Đại học Đà Nẵng tổ chức hội thảo tại thành phố Đà Nẵng, và lần này tổ chức tại thành phố Nha Trang phối hợp với trường Đại học Nha Trang.


- LKT: Đại diện cho báo Văn Hóa tại California, xin chúc ông thành công.


- PĐP: Vâng, rất mong ông tham dự hội thảo và đưa tin./


++++++++++++++++++++++++++++++++


Phỏng vấn Ts Trang Sĩ Trung


image063image065

- LKT: Kính chào Ts Trang Sĩ Trung, tôi là Lý Kiến Trúc đại diện cho tờ Văn Hóa Online-California, trong cuộc họp báo hôm nay, nội dung chính là gì?


- Ts TRANG SĨ TRUNG: Hôm nay chúng tôi tổ chức hội thảo liên quan tới ""Quy chế Pháp lý của các Đảo và Đá trong luật pháp quốc tế và thực tiễn Biển Đông" được phối hợp tổ chức với trường Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức tại Nha Trang từ ngày 17 đến 19 tháng 8, 2016.


- LKT: Nội dung chính hội thảo là gì?


- TST: Nội dung chính sẽ tập trung vào thứ nhứt: Quy chế pháp lý của các đảo và đá trong luật pháp quốc tế; thứ hai tập trung vào thảo luận về chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và thứ ba là thảo luận về phán quyết của tòa Trong tài Quốc tế và ảnh hưởng phán quyết của tòa đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. 


- LKT: Theo như lời tuyên bố của Ts Phạm Đăng Phước thì đây là cuộc hội thảo mang tính khoa học, theo Ts thì 3 chủ đề ông đưa ra, ông đặt trọng tâm và chủ đề nào?


- TST: Trong ba chủ đề chúng tôi đặt ra, 3 chủ đề đều có tính thời sự và đều là trọng tâm của hội thảo.


- LKT: Tương lai của 3 chủ đề này nó sẽ tiến tới được những điểm nào?


- TST: Chúng tôi mong rằng qua hội thảo sẽ mở rộng sự hợp tác của các học giả quốc tế, học giả trong nước để nghiên cứu về vấn đề Biển Đông và đề xuất các giải pháp hòa bình cũng như duy trì ổn định an ninh hòa bình ở khu vực Biển Đông.


- LKT: Điều mong muốn của Ts đối với các học giả trong nước và học giả ngoại quốc là điều gì?


- TST: Điều mong muốn của chúng tôi là các học giả quốc tế đến để thảo luận cũng như đưa ra các chi tiết về luật pháp quốc tế đối với các tranh chấp theo công ước Liên hiệp quốc và Luật biển năm 1982.


- LKT: Ts có biết nhiều về các học giả VN ở ngoại quốc không?


- TST: Thực tình thì chúng tôi chưa biết nhiều lắm các học giả VN ở ngoại quốc, nhưng chúng tôi mong rằng càng ngày sẽ có nhiều sự phối hợp với các học giả VN và các học giả VN ngoại quốc.


- LKT: Tiếng MC thông báo đã đến giờ làm việc. Xin tạm ngưng cuộc phỏng vấn và cám ơn Ts Trang Sĩ Trung, xin hẹn gặp lại./ 


++++++++++++++++++++++++++++++++

Phỏng vấn Ts Trần Công Trục


 image066

(từ trái) Ts Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ VN, nhà báo Lý Kiến Trúc.


- LKT: Trong cuộc hội thảo Quốc tế về BIển Đông, qua bài tham luận của Tiến sĩ Trần Công Trục, ông có nêu lên những điểm pháp lý về phán quyết của phiên tòa PCA La Hayer, nhưng theo chủ đề của ban tổ chức đưa ra nói về "Quy chế pháp lý", trong khi Ts có đề cập đến từ ngữ "Cơ chế pháp lý", nó có sự khác biệt nào không?


- Tiến sĩ TRẦN CÔNG TRỤC: Tôi xin nhắc lại các bài tham luận và quan điểm của tôi; trước hết tôi đánh giá rất cao về chủ đề hội thảo này. Về "Quy chế pháp lý các thực thể, xác định phạm vi các vùng biển của chúng đối với các quốc gia trên biển, thế thì đó là một chủ đề hết sức thiết thực. Như các bạn đã biết, sau phán quyết của PCA, có rất nhiều ý kiến, bình luận, thậm chí có ý kiến phản đối rất nặng về biển, mà ta quan tâm nhất đến cái "Quy chế pháp lý" của các thực thể; Hiện nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau đánh giá về phán quyết của trọng tài, người ta không đồng ý về "tất cả các thực thể đó" không có quyền mở rộng vùng biển, trong đó có vùng EEZ 200 hải lý; tôi xin muốn nói rằng, từ ngữ pháp luật mà chúng ta cần phải nói chính xác là cái "Quy chế pháp lý của các cấu trúc" hay còn gọi là các 'thực thể địa lý" (lands feature) trong việc xác định phạm vi các vùng biển, chủ quyền , quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia, đó là điều tôi muốn nói chứ không phải nói về cái "cơ chế", đây là cái "quy chế", cái hiệp ước pháp lý của các thực thể hay là các cấu trúc trong quần đảo Trường Sa, vì vậy đây là một đề tài hết sức đứng đắn và nó cũng là câu chuyện chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ càng để nhận thức được ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai.


- LKT: Có hai điểm xin ý kiến tiến sĩ: Thứ nhất, trong luồng dư luận của đồng bào ở trong nước và hải ngoại, qua phán quyết của tòa PCA gần như phủ nhận các "thực thể đảo" hiện tại tôi cho có lẽ quan trọng nhất là 5 hòn đảo lớn của Việt Nam là Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa lớn; thứ hai, phán quyết PCA có tính chất "biểu tượng" hơn là "cưỡng chế" về mặt pháp lý, theo ý của Ts ra sao?

image067

Đảo Song Tử Tây nhìn từ ngoài khơi nằm ở tọa độ 11 độ 25'54'' N và 114 độ 19'48" E, cách Cam Ranh khoảng 500km, cách đảo Song Tử Đông hiện do Philippines chiếm giữ 1,5 hải lý (chưa tới 3 km); Nhìn từ ngoài khơi, đảo Song Tử Tây như một khu rừng giữa đại dương, đảo có giếng nước lợ ngọt, cây trái gốc ở đất liền, có đông đảo cư dân Việt sinh sống, sinh đẻ. Theo phán quyết của tòa PCA thì đảo Song Tử Tây chi được hưởng 12 hải lý, như vậy đảo Song Tử Đông của Philippines cũng chỉ hưởng 12 hải lý. Hai phạm vi vùng biển của hai đảo chồng lấn lẫn nhau.   Ảnh tài liệu của Văn Hóa.   


image068

Bia chủ quyền bằng đá ở đảo Song Tử Đôngdo Hải quân VNCH xây từ năm 1963; năm 1970 quân Philippines chiếm đảo Song Tử Đông nhưng quân chính phủ VNCH không giao chiến. Hình ảnh và tài liệu trên chưa kiểm chứng độ chính xác. Tư liệu của Thiềm Thừ. (Văn Hóa)


- Ts TCT: Tôi xin khẳng định rằng, phán quyết không phủ nhận vai trò của các đảo trong quần đảo Trường Sa, rõ ràng các đảo đúng nghĩa theo điều 121 thì nó là đảo, chỉ có điều là nó, đảo đó nó có thích hợp với con người, với sự sống lâu dài không, một cộng đồng dân tộc lâu dài không, hay là nó có đời sống kinh tế không, thì nó mới tính đến việc mở rộng vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, chứ còn tất cả các đảo của VN hiện nay chúng ta đang làm chủ cũng như một số đảo khác các nước khác đang đóng quân tranh chấp với chúng ta thì vẫn là đảo, chỉ có điều theo "Quy chế pháp lý" của nó thì những đảo này quá nhỏ, chưa - không đủ, về bản chất nguyên gốc tự nhiên của nó là không đủ điều kiện để con người sinh sống cho nên nó không có đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.


- LKT: Quan điểm về "đảo" của tiến sĩ có sự khác biệt về các các quan điểm về "đảo" của PCA?   


- Ts TCT: Không khác tí nào cả, tôi cho rằng quan điểm của tôi hoàn toàn trên cơ sở phân tích của PCA, cho nên vì chúng ta có sự nhầm lẫn trong khái niệm "đảo" về mặt tự nhiên, mặt địa chất, diện mạo với khái niệm về mặt pháp lý. Trong điều 121, "đảo" là vùng đất luôn luôn nổi lên mặt nước khi thủy triều lên cao nhất, "đất" ở đây nhiều khi người ta tưởng tượng là "đất", đất có thể bao gồm là đá, là san hô, là cát... nhưng miễn là luôn luôn nổi khi thủy triều lên thì được gọi là "đảo", chỉ có điều là đảo nhỏ, hay đảo to có thích hợp với đời sống kinh tế riêng hay không.


- LKT: Trong bài tham luận của Ts, hầu như Ts có khuynh hướng cổ vũ, ca ngợi phán quyết của PCA là công bằng, công minh và bình đẳng, điều đó nó có đi ngược lại với quan điểm của Trung Quốc hay không?


 image069

Giếng và bể chứa nước lợ ngọt dùng để uống, tắm giặt. Ảnh tư liệu Văn Hóa


 image070

Cây trái đủ đủ. Ảnh tư liệu Văn Hóa.


 image071

Cây phong ba bão tố. Ảnh tư liệu Văn Hóa.


 image072

Cây bàng vuông, một loài thảo mộc hiếm có chỉ sinh sôi này nở trên đảo Việt Nam - trái của nó hình vuông, tới mùa ra hoa đẹp và hương thơm tỏa ra vô ngần. Ảnh tư liệu của Văn Hóa.


image073

Bổn báo Lý Kiến Trúc trong dịp ra thăm quan sát quần đảo Trường Sa tháng Tư năm 2014 đã tìm đến bia chủ quyền bằng đá do Hải quân VNCH xây từ năm 1956 - hiện vẫn còn nguyên vẹn.


image074

Tháng Tư năm 1975, Hải quân quân đội VNDCCH tiếp thu đảo Song Tử Tây hiện do quân đồn trú chính phủ VNCH trấn giữ - không có tiếng súng hay viên đạn nào trong cuộc tiếp thu.


-  Ts TCT: Tôi nghĩ rằng, tôi hoàn toàn cổ vũ, ca ngợi, thậm chí đánh giá rất cao về phán quyết, bởi vì 5 thẩm phán được lựa chọn vào hội đồng trọng tài họ làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao, họ chịu một sức ép rất lớn với rất nhiều ý kiến khác nhau, với các nước, như chúng ta đã biết với cái sự vận động của Trung Quốc, nhưng với bản lĩnh của các vị thẩm phán đó tôi nghĩ rằng họ đã đưa phán quyết đầy đủ trên 5 vấn đề mà Philippines kiện. Với tư cách là một chuyên gia về luật pháp, tôi phân tích các dữ kiện khoa học, tôi cho rằng phán quyết có giá trị pháp lý, nó là cơ sở cho các bên có thể dựa vào đó để tiếp tục các cuộc đấu tranh pháp lý này, tất nhiên nó sẽ trái với quan điểm của Trung Quốc.


- LKT: Có hai ý kiến phản hồi sau phán quyết PCA: ý kiến thứ nhất của ông Tập Cận Bình, ông Tập cho rằng, phán quyết PCA chẳng ảnh hưởng gì đến công việc của Trung Quốc đang theo đuổi (tại Trường Sa); ý kiến thứ hai là Thông cáo báo chí của tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội ngày 13 tháng 7, 2016, trong đó có lời khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rõ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật pháp quốc tế ; nó có phải là khuyên các nước nên tiếp tục lập hồ sơ để khẳng định vai trò chủ quyền của mình qua các thực thể địa lý ở Biển Đông? Theo nhận định của Ts như thế nào?


- Ts TCT: Tôi cho rằng, phát biểu của Trung Quốc đặc biệt của ông TBT Tập Cận Bình, rõ ràng lập trường của họ không thay đổi so với trước đây, đây rõ ràng nó nằm trong chủ trương chiến lược của Trung Quốc trong ý đồ khống chế độc chiếm Biển Đông, nó tìm cách tranh dành vị trí siêu cường quốc tế, chắc chắn trong sắp tới họ còn có những động thái khác để phá hoại phán quyết; phán quyết đưa ra cho các bên phải chấp hành, nhưng Trung Quốc không chấp hành, bởi cơ chế thi hành án là của Liên hiệp quốc chưa có, hiện nay có ý kiến cho rằng phán quyết không "cưỡng chế", đúng như vậy, bởi vì cái cơ chế thi hành án trong cơ quan tài phán chưa có cái cơ chế cưỡng chế, (không ai có thể bắt buộc được), nhưng có thể có các biện pháp khác như  thông qua đại hội đồng Liên hiệp quốc, thông qua các tổ chức quốc tế khác để làm sao đó bắt các bên thi hành án; tuy nhiên không phải dễ với Trung Quốc vì họ là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an họ có quyền phủ quyết; tuy nhiên tôi nghĩ rằng phán quyết này nó mang tính chất tối hậu, bắt buộc, thế giới đánh giá rất cao, nhân loại có cái cách để làm sao chứ không thể nào bó tay.


Thế còn đối với Mỹ, các bạn nên nhớ rằng từ khi Philippines bắt đầu khởi kiện, thì Mỹ hoàn toàn là ... tôi nghĩ rằng về mặt pháp lý là rất đứng đắn, họ từng tuyên bố bác bỏ yêu sách 9 đoạn lưỡi bò, họ bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trong việc xây dựng các đảo nhân tạo để tạo ra vùng lãnh hải 12 hải lý, Mỹ đã đưa các tàu chiến đi tuần tra vào các đảo nhân tạo để vô hiệu hóa các yêu sách của TQ, trong quá trình phán quyết, họ kêu gọi các bên nghiêm túc thi hành , tuy nhiên  tôi cũng nghĩ rằng khi sau khi có phán quyết, người ta có tuyên bố mà chúng ta cần lưu ý rằng Mỹ cũng muốn rằng các bên cần phải tiếp tục con đường pháp lý để đấu tranh nhưng phải kiềm chế đừng tạo ra xung đột mới tạo ra các hậu quả bất lợi cho thế giới.      


- LKT: Ts có nghĩ rằng đã có nhiều cuộc "tuần tra" (báo Văn Hóa gọi là "hành quân" ) của hải quân Mỹ tiến vào các vùng đảo nhân tạo của Trung Quốc, nhưng họ không vượt qua phạm vị 12 hải lý mà chỉ "áp sát" 12 hải lý mà thôi , tức là không vượt sâu vào vùng biển 12 hải lý của đào nhân tạo, điều đó có nói lên sự công nhận "bán chính thức" 12 hải lý đối với các đảo nhân tạo của TQ hay không?


- Ts TCT: Vâng, khi Mỹ tuyên bố muốn "vô hiệu hóa" các yêu sách muốn mở rộng lãnh hải các đảo nhân tạo đó, nhưng khi tuần tra Mỹ tính toán không đi vào thì tôi cho rằng thực tế Mỹ làm điều đó cũng là cái cách rõ ràng đã thừa nhận trên thực tế cái lãnh hải 12 hải lý, và Trung Quốc họ lợi dụng cái điều đó họ nói rằng là ... tất nhiên chúng ta cũng đặt cái bối cảnh quan hệ phức tạp Trung - Mỹ của vụ này bởi vì rõ ràng rằng Mỹ tuyên bố không chấp nhận tất cả yêu sách của TQ và muốn mọi bên phải tôn trọng luật pháp quốc tế, trong thực tế xử lý họ phải tính toán trong quan hệ quốc tế lợi ích của họ nữa, cho nên cái việc mà họ làm như vậy chúng ta cũng nên có cái sòng phẳng trong việc nói rõ, nhưng mặt khác, chúng ta cũng không nên vì lý do đó mà chúng ta phê phán bởi vì mỗi quốc gia đều tính toán theo lợi ích của mìn, hoàn cảnh của mình.


- LKT: Phán quyết của tòa Trọng tài ra đời cách đây cũng hơn một tháng và tình hình Biển Đông diễn tiến càng ngày càng sôi động do áp lực của Trung Quốc, vậy theo ý kiến của Ts chúng ta dựa trên hoàn cảnh thực tiễn hiện nay ở Biển Đông và tình hình thời sự thì Ts có thể đưa ra cái giải đáp cụ thể nào, hoặc cái bước tiến nào của VN trong những ngày sắp tới?


- Ts TCT: Đúng là câu hỏi này rất là khó, không phải dễ dàng ngay lập tức trả lời được, nhưng, chúng ta đặt trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia liên quan đến khu vực Biển Đông, đặc biệt liên quan trực tiếp thì chúng ta cần làm gì, bởi vì sau phán quyết thì tòa Trọng tài Quốc tế đã tạo cho chúng ta cái cơ sở pháp lý đứng đắn, chính xác, thì chúng ta nên khai thác cái lợi thế đó để khai thác cuộc đấu tranh trên phương diện pháp lý, có cơ sở pháp lý thì chúng ta dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với Trung Quốc, rồi tiến hành với Asean, với các nước trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử mà lâu này mọi người kỳ vọng... thì lần này chúng ta xác định được cái phạm vi điều chỉnh cái COC, thứ hai từ trước đến nay TQ họ nói rằng biển Nam Trung Hoa là của Trung Quốc và họ có tham vọng độc chiếm thì bây giờ với cái phán quyết này bất lợi cho họ, vậy thì chúng ta nên lưu ý rằng chúng ta tiếp tục gây ra các căng thẳng và tạo ra tâm lý cho các dân tộc cực đoan phát triển thì có thể tạo ra cái cớ cho họ làm lớn lên, cho nên trong bối cảnh hiện nay với cái hành xử của Trung Quốc thì .. thì chúng ta nên viết tiếp cái câu chuyện phán quyết bằng chính trị, lúc này chúng ta phải giải quyết bằng chính trị và ngoại giao đừng để cho xung đột lớn lên, xung đột lớn lên chắc chắn chiến tranh sẽ xẩy ra.


- LKT: Cụ thể là Việt Nam muốn khai thác các lợi điểm nào qua phán quyết? Ví dụ?   


- Ts TCT: Ví dụ, lợi thế chúng ta có thể khai thác trong việc xác định được phạm vi đâu là vùng chồng lấn, đâu là vùng thuộc chủ quyền trên biển ở hai quần đảo và đâu là vùng biển thuộc di sản chung của nhân loại mà mọi quốc gia có quyền được hưởng, và chúng ta có điều kiện bác đi cái đường lưỡi bò vô lý, điều đó nó sẽ thu hẹp các vùng tranh chấp và đồng thời nó tạo ra cái mẫu số chung cho các bên có thể ngồi lại với nhau.


- LKT: Trên thực tế phán quyết đã phủ nhận tất cả các đảo đá ở Trường Sa đều không có một cộng đồng sinh hoạt bình thường tức là các "đảo" đó không có vùng biển mở rộng nói rõ hơn là không có vùng biển EEZ?


- Ts TCT: Tôi nó rõ là các đảo đó không đủ lớn, không đủ điều kiện cho cộng đồng dân cư sinh sống lâu dài, anh ra đấy chỉ là có sự giúp sức thế thôi.


- LKT: Theo phán quyết phủ nhận các đời sống thực tế hiện nay ở đảo, nhưng sự phủ nhận đó theo thời gian lịch sử phát triển của con người - ví dụ như có cuộc di dân lớn đến đảo, ví dụ như con người ta lấn tới biển sinh sống ở các đảo ở đại dương dù đảo đó nhỏ, khi con người di dân đến nơi đó sống là một thực tế vậy thì có sự khác biệt, sự lầm lẫn, sự sai lầm của phán quyết về "quy chế đảo" hiện nay hay không?


-  Ts TCT: Theo tôi không có sự sai lẩm nào cả, chúng ta nên lưu ý rằng quay lại cái bản chất gốc của đảo với điều kiện tự nhiên mà con người không thể nào sống tự nhiên được trừ phi có sự cải tạo tiếp tế từ đất liền.


- LKT: Như vậy, các hòn đảo hiện đang có cư dân Việt Nam đang sinh sống có sự thiệt thòi?


- Ts TCT: Tôi nghĩ không có sự thiệt thòi nào cả, bởi vì chủ quyền vẫn của VN, chúng ta có chủ quyền đối với vùng lãnh hải của nó, ngoài ra theo luật quốc tế thì anh không đủ điều kiện để mở rộng. Những cư dân sinh sống trên đó nó diễn ra sau này, còn nguồn gốc nó thì các bạn cũng biết đây là một quần đảo gọi là quần đảo bão tố (ý Ts Trục nói về Hoàng Sa và Trường Sa) nằm trong vùng biển khắc nghiệt, trước đây ông cha mình ra đó từ tháng Tư đến tháng Tám về thôi và chỉ có một số viên chức ở đó làm việc và phài  có sự tiếp tế hết sức đặc biệt. Đây là sự thực khách quan chúng ta không phải vì cái cảm xúc của mình, vì cái ý muốn chủ quan của mình, nếu theo cái nghĩa đó thì chúng ta mở đường cho hươu chạy, Trung Quốc họ đang muốn điều đó và họ dư sức mạnh để làm.


image075image076

Bão giật cấp 13 cách đảo Song Tử Tây 250km về phía tây bắc.


- LKT: Trong cuộc tranh chấp hiện nay ở Biển Đông, trực tiếp đã và đang diễn ra giữa hai anh lớn là Hoa Kỳ và Trung Quốc, ai cũng đều nói rằng họ có quyền tự do hàng hải và tự do hàng không, điều đó nó làm cho chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia Đài Loan, Brunei sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?


- Ts TCT: Hiện nay thực ra giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông đang có sự cạnh tranh về quyền lực, và chính sự tranh chấp đó nó dẫn tới hệ lụy đối với các nước nhỏ quanh khu vực; tại sao Trung Quốc chỉ muốn độc chiếm Biển Đông là vì họ dùng Biển Đông làm cái bàn đạp để vươn lên giành cái vị trí siêu cường của Hoa Kỳ, trước sức mạnh đó Hoa Kỳ rất lo cái vị trí của mình; rõ ràng đây là cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường; chúng ta là nước nhỏ chắc chắn bị ảnh hưởng, chúng ta phải tính toán đấu tranh bảo vệ các quyền hợp pháp của mình, tôi cũng xin lưu ý rằng nếu chúng ta có cái thái độ không công bằng, có cái quan hệ nó không đứng đắn thì có thể nó gây ra xung đột mà chính chúng ta sẽ là người chịu trận.


- LKT: Hiện nay, trên dư luận thế giới đang đề xuất một giải pháp về Biển Đông, đó là Biển Đông sẽ trở thành khu vực "Biển Quốc tế", ví dụ như một học giả ở hải ngoại như Giáo sư Tiến sĩ Phạm Cao Dương đã viết trên báo Văn Hóa về việc bỏ cái tên "South China Sea" đổi thành biển "Đông Nam Á", ví dụ như trên báo Văn Hóa các biên tập thường dùng danh xưng "Biển Quốc tế Đông Nam Á", ví dụ như một số các sĩ quan hải quân cao cấp Mỹ thường nói về sự hiện diện của chiến hạm Mỹ đang "đóng đô" ở vùng "Biển Quốc Tế" ... Ý kiến của Ts như thế nào?


image077

Vị trí và khoảng cách đảo Song Từ Tây và đảo Song Tử Đông cách nhau chưa đến 3km.



image078

Đảo Song Tử Tây - Song Tử Đông là hai hòn đảo nằm về phía cực bắc của quần đảo Trường Sa. Song Tử Tây cách Cam Ranh khoảng 500km, Song Tử Đông cách Manila khoảng 550km.


Ngày 8 tháng 6, 2014, tại đảo Song Tử Tây đã diễn ra cuộc giao lưu bóng chuyền giữa hai quân đội Việt Nam và Philippines. phía Phi do Đại tá phó Tư lệnh Hải quân miền Tây Palawan Carlito M. Barizo dẫn đầu, phía Việt Nam do Hải quân Đại tá Lê Xuân Thủy phó Tư lệnh Hải quân vùng 4 dẫn đầu. "Trận" giao lưu bóng chuyền này mở đường cho mối quan hệ Việt -Phi nồng ấm hơn trong vụ việc tranh chấp biển đảo. 


- Ts TCT: Tôi cho rằng nếu đặt nó trong bối cảnh quốc tế này thì yếu tố quốc tế cũng rất có ý nghĩa, bởi vì ngoài vùng biển thuộc chủ quyền tài phán theo công ước thì còn có các vùng biển thuộc lợi ích chung của tất cả các nước có biển hay không có biển và đặc biệt là lợi ích của việc tự do hàng hải hàng không trên vùng biển Đông cho nên nói rằng nó là vùng biển quốc tế cũng không hẳn là sai.


- LKT: Vâng, cuộc phỏng vấn cũng khá đủ, xin lỗi đã làm mất nhiều thì giờ của Ts, xin hẹn gặp lại và cám ơn Ts đã dành thì giờ cho báo Văn Hóa- California.


- Ts TCT: Xin cám ơn./  



++++++++++++++++++++++++++++++++


Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi


- LKT: Kính chào Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, tôi đại diện cho báo Văn Hóa tại California, qua bài tham luận của ông đã làm sôi nổi hội trường, đề tài của ông đưa ra là "Môi trường Biển"; Thưa ông, đề tài của ông quả là vấn đề thời sự nhưng ít người để ý đến vì tính chất dài hạn của môi trường ở biển Đông, nhưng từ phát biểu của ông chúng tôi liên tưởng tời môi trường thời sự hiện nay đang diễn ra ở 4 tỉnh miền Trung VN điển hình qua sự kiện "Formosa", theo ông "Môi trường biển Đông" nó sẽ tác dụng như thế nào đối với vùng bờ biển thềm lục dịa VN vừa rồi?


image080

Tiến sĩ  Nguyễn Chu Hồi đọc và diễn giải ảnh minh họa qua bài tham luận. Ảnh VH


- Ts NGUYỄN CHU HỒI: Có thể nói vấn đề môi trường hiện nay - đặc biệt là môi trường biển gần đây trong bối cảnh các quốc gia gia tăng các hoạt động phát triển thì tác động không phải là tác động nhỏ mà gần đây nó đã trở thành những sự cố, thậm chí trở thành thảm họa, trong đó liên quan đến phán quyết vụ kiện của Philippines- Trung Quốc chính là sự phá hủy các cấu trúc bãi cạn để trở thành các đảo nhân tạo trong khu vực Trường Sa kể cả Hoàng Sa gần đây, kể cả các thực thể khác ngoài khơi biển Đông, chính phán quyết đã khẳng định rất rõ về mức độ nghiêm trọng về sự phá hủy môi trường do những hoạt động đó. Ngay ở phía Việt Nam gần đây thế giới cũng đã biết việc "sự cố môi trường" gây ra do các độc tố trong vụ xả thải của Formosa, một công ty Đài Loan đang thực thi ở Vũng Áng - Hà Tĩnh, và cái diện tác động trực tiếp của nó là động đến 4 tỉnh và có thể nói đây là một sự cố hy hữu lần đầu tiên Việt Nam đối với Biển; đối với môi trường ngầm là môi trường rất là động nhất là đối với vùng biển 4 tỉnh là vùng biển hở cho nên khả năng lan truyền phân tán nhanh và lớn, và nó cũng là sự khó khăn rất lớn trong việc giải quyết các sự cố này, nhưng cho đến nay chính phủ VN đã vào cuộc, huy động lực lượng đông, các hệ thống chính trị cũng như các nhà khoa học trong ngoài nước trong đó có Mỹ, Israel, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật, các tổ chức phi chính phủ khác, các chuyên gia quốc tế vào tư vấn cho VN. Có thể nói cho đến nay, sự cố đã được ngăn chận, nguyên nhân và nguồn gốc của nó đã được xác định, Formosa đã nhận lỗi của mình, tuy nhiên, chính phủ cũng cần các tư vấn để trả lời các câu hỏi cụ thể như tắm được chưa? tắm ở đâu? Cá ăn được chưa? Liệu có an toàn không? Vùng biển nào là vùng biển an toàn để ngư dân có thể tiếp tục ra biển hành nghề? Tác động vừa rồi nó liên quan đến kinh tế trực tiếp cho nghề cá, kinh tế du lịch, đời sống và công ăn việc làm của bà con vùng biển. 


- LKT: Theo nghiên cứu của ông về môi trường biển, trong các phạm trù biển về kinh tế, quân sự, chính trị và văn hóa biển, trong các phạm trù đó cái nào liên quan đến Việt Nam hiện nay?


- Ts CHU HỒI: Thực ra vấn đề môi trường ban đầu nó là môi trường chung sau - nó không chỉ dừng lại mà trở thành vấn đề an ninh môi trường, tác động không chỉ đến các thực thể môi trường tự nhiên mà tác động đến xã hội thậm chí nó có thể làm rối loạn an ninh và chính trị; môi trường có có mối quan hệ với nhau tác động đến kinh tế đến chiến lược phát triển lâu dài, đến an ninh quốc phòng, chính vì như vậy nên phải tính toán sự giảm thiểu ngay từ giai đoạn sàng lọc đến các vấn đề đầu tư kinh tế, đầu tư về khoa học công nghệ về an ninh chủ quyền.


- LKT: Hiện nay trong dư luận giới học giả hải ngoại có một số người đưa ra đề án "Quốc tế hóa" biển Đông, hoặc là "Quốc tế hóa biển Đông Nam Á", vậy thì dưới cái nhìn về Biển qua môi trường nó có thể dẫn tới khả năng quốc tế hóa biển Đông, cụ thể  là phân loại, phân biệt từng vùng biển thuộc ranh giới của các nước Việt Nam. Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia ... hay không?


- Ts CHU HỒI: Thực ra, vấn đề Quốc tế hóa để bảo vệ môi trường bản thân bản chất về vấn đề môi trường, biển nó gọi là vấn đề "xuyên biên giới" (cross the border) cho nên vấn đề tác động lan tỏa của nó rất là lớn và lợi ích nhất là biển Đông và cả khu vực Đông nam Á nó không phải chỉ cho khu vực mà cả thế giới mà thế giới đã nhận thức được đặc trưng của môi trường biển và  đại dương nên đã có những chương trình nghị sự 21, kế hoạch hành động từ 2012- 2016-2020 trong đó yêu cầu các quốc gia phối hợp với các tổ chức quốc tế xử lý các vấn đề xuyên biên giới tránh sự lan tỏa rộng các tác động xấu và đấy chính là khía cãnh quốc tế hóa, bởi lợi ích về môi trường khôgn phải lợi ích của một quốc gia mà nó còn đụng chạm đến lợi ích của các nước khác, thế cho nên động chạm đến những lợi ích cam kết toàn cầu để bảo vệ môi trường đại dương lành mạnh - môi trường đại dương xanh cho nên tôi cho rằng môi trường chính là sự quan tâm của các nước, ngay cả khu vực biển Đông và các khu vực khác vấn đề quốc tế hóa hiểu theo nghĩa môi trường thì rất tốt.


- LKT: Gần đây một số giới chức cao cấp quân sự Mỹ hay đưa ra "khái niệm" gọi là vùng biển quốc tế tại biển Đông, ông nghĩ thế nào về vùng biển quốc tế đó trong biển Đông?


- Ts CHU HỒI: Thật ra khái niệm vùng biển quốc tế hay nói khác vùng biển ngoài quyền tài phán quốc gia - 200 hải lý thuộc các quốc gia ven biển - theo công ước luật biển 1982 ngoài quyền tài phán 200 hải lý thì khái niệm quốc tế theo luật biển Việt Nam gọi vùng ấy là vùng biển quốc tế; trong biển Đông nếu nghiêm túc thực hiện Công ước nó có không gian nằm ngoài quyền tài phán quốc gia hay như Mỹ hay như anh gọi là vùng biển quốc tế, nhưng quyết định đơn phương về không gian đường lưỡi bò họ không thừa nhận có cái vùng biển quốc tế trong đó, trong khi đó các nước đã ký và tôn trọng Công ước luật biển đều thừa nhận trong biển Đông có một vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia đó chính là vùng biển quốc tế.


- LKT: Vậy vùng biển quốc tế có là "khắc tinh" của đường lưỡi bò không?


- Ts CHU HỒI: Đúng thế.


- LKT: Xin cám ơn Tiến sĩ Chu Hồi./ 


+++++++++++++++++++++++++++++++++  


Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng


(Có bổ túc và sửa chữa - Văn Hóa trân trọng cảm ơn Ts Nguyễn Mạnh Hùng sửa chữa vài lỗi trong bải phỏng vấn.)


image082

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng trả lời phỏng vấn của Văn Hóa trong ngày hội thảo tại Nha Trang 18/8/2016. Ảnh VH


- LKT: Kính chào Gs Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, ông có thể tóm tắt những điểm chính trong bài tham luận của ông phát biểu trong ngày hội thảo?


- Ts NGUYỄN MẠNH HÙNG: Thật sự bài tham luận có nhiều chi tiết nhưng đại cương đó là "Cái nhìn từ nước Mỹ" (American views) - tức là nước Mỹ họ không nhìn từ một góc cạnh vì mỗi người hiểu một cách. Tôi nhấn mạnh ba bốn điểm, thứ nhất là về chính sách ngoại giao người ta hay nghĩ rằng nước Mỹ chỉ nói một tiếng thôi - thât sự không phải như thế kể cả giữa hai Viện, giữa ông tổng thống và hành pháp cũng không giống nhau. Thành ra ở Mỹ nó có cái variety (sự khác biệt) - do vậy tôi muốn trình bày cho họ biệt sự khác biết của Mỹ như thế nào.


Ông chính phủ nói chung ông ấy nói dè dặt hơn, tế nhị hơn bởi vì ông nói ông phải hành động. Còn ông qốc hội có thể làm mạnh hơn bởi vì vai trò của ông ấy là advice and consent  tức là cố vấn và đồng ý, thế còn mấy ông nhà báo thì muốn nói gì thì nói, còn về học giả thì cái chuyện bất đồng ý kiến là dĩ nhiên, không những dĩ nhiên mà còn được khuyến khích nữa - đó là những điều khác nhau. Tôi giải thích về media là như thế nào; về media tôi chọn 4 tờ đại diện mà Mỹ gọi là Prestige newspapers - các tờ báo này loại độc giả nào cũng đọc, ghét hay không cũng đọc, đó là tờ Washington Post, New York Time, tờ Business Insider có thể coi như điển hình cho khuynh hướng bảo thủ (conservative) *.


Đại cương trong các tờ báo đó ủng hộ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế thường trực PCA, thứ hai họ cho rằng vấn đề "tuần tra" tự do hàng hải còn yếu quá, cần phải cẩn thận hơn, và hầu như tất cả tờ báo đều nhấn mạnh sự quan trọng ở Scarborough shoal, bởi vì Scarborough shoal theo phán quyết nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Phi Luật Tân và nó còn cách Subic Bay khoảng 123 miles thôi,  mà ở đó có căn cứ quan trọng của Mỹ, nếu Scarborough được quân sự hóa, Trung Quốc có phi cơ ở đấy nó đe dọa căn cứ Subic thành ra giới media nhấn mạnh là không thể chấp nhận được.


image084

Vị trí bãi cạn Scarborough và bãi cạn Vành Khăn. Hải đồ Văn Hóa


image086

Oanh tạc cơ Trung Quốc H-6k bay ngang bãi cạn Scarborough hồi cuối tháng 7/16. Ảnh: Xinhua


Thì đó là về phương diện báo chí; còn về các vị học giả thuộc think tank liberal có tự do một chút thì các vị ấy cho rằng không nên tạo ra các tranh chấp nguy hiểm, phải cẩn thận, các vị ấy nhấn mạnh sự quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc; thế còn những vị học giả think tank có tính bảo thủ (conservative), những American Enterprise Institute thì nói mạnh bạo hơn, nói tóm lại các học giả đó  nhận định về  phán quyết, họ đều tán thành phán quyết đó, phán quyết được chấp nhận và phải được thi hành, đó là những điểm chung; thứ hai là Mỹ phải làm gì, có một số cảnh báo nên cẩn thận, Trung Quốc thua nặng rồi, mà nó thua nặng thì nó có thể trở thành nguy hiểm hơn bao giờ hết, thành ra mình phải có sự tế nhị đối xử, những hành động kiên quyết nhưng đôi khi phải kín đáo, ngoại giao gọi là quiet explogasive; nhưng cũng có một số think tank bảo thủ nói rằng cái hành động của Mỹ là nó dón dén quá - nó không đủ mạnh, phải vừa nhiều hơn (số lượng), vừa tăng cường lên (chất lượng); còn về phía ông quốc hội từ ngày 12 tháng 7 đề ra thông báo, phía Dân Chủ ra thông báo chung của cả Thượng lẫn Hạ viện, Ủy ban Ngoại giao và Quốc phòng; còn về phía đảng Cộng Hòa thì hai ông Chủ tịch Quốc phòng và Ngoại giao ra thông cáo ngay ngày hôm đó, hai Thượng nghị sĩ McCain và Dan Sullivan đều ra thông cáo - đại cương hoan nghênh phán quyết và phải giúp những nước nhỏ để họ có thể đi với nhau, để họ có thể thức hiện những điều căn cứ trên phán quyết, nhưng điểu quan trọng nhất họ đều đề cập đến vấn đề Scarborough shoal, họ cho rằng vấn đề quân sự hóa Scarborough shoal là không thể chấp nhận được và phải chống - phải contested.


Quốc hội cũng nhấn mạnh cho Hành pháp là phải bằng các tín hiệu quân sự, ngoại giao, Mỹ phải cho Trung Quốc hiểu rõ đâu là quyền lợi của Mỹ, ý định của Mỹ trước khi Trung Quốc hành động, bây giờ họ sợ sắp tới ... Mỹ phải tạo thế quân bình lực lượng, thuận lợi ở vùng này thì mới thi hành phán quyết được, bởi phán quyết không có "cưỡng hành" (enforced)  thì phải có lực lượng mới tháo gỡ được, họ cũng tuyên bố Mỹ phải ủng hộ các nước nhỏ, cùng với các đồng minh, các đối tác của mình để chuẩn bị hành động nếu Trung Quốc tiếp tục xâm lấn nữa.


Còn ông Hành pháp - lời nói phải hành động hỗ trợ lẫn nhau, ngay ngày hôm đó (13/7) ông Giám đốc về Á châu sự vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia nói thứ nhất là cam kết của Mỹ đối với các đồng minh ở Á châu là rất "vững như đồng - iron class", thứ hai là Mỹ cam kết ở lại đây nhiều thế hệ (for generations); trong khi đó bà Susan Rice được cử qua Trung Quốc ngay, bà Rice nói quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là mối quan hệ quan trọng nhất, nhưng, khi nghe một tướng Trung Quốc nói nếu Mỹ cứ tiếp tục gia tăng ở Biển Đông thì Mỹ sẽ tạo ra sự nguy hiểm bất an toàn, thì bà Rice vẫn tiếp tục nói Mỹ muốn cộng tác với Trung Quốc nhưng vẫn dành quyền Tự do hàng hải - hàng không và đi đến bất cứ nơi nào mà luật pháp cho phép, ông tướng hải quân Mỹ John Richardson khi sang TQ cũng nói rằng hải quân Mỹ có quyền tự do hàng hải hàng không, như vậy ta thấy Mỹ vừa cử bà Rice vừa cử Richardson có nghĩa là hành pháp vừa nói vừa hành động, vừa kín đáo vừa kiên quyết. 


image088

Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp bà Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice. Reuters. (chú thích của VH: Thực ra bà Rice qua là để "vuốt ve" cơn tức giận của TQ).


image090

Tham mưu trưởng hải quân Mỹ John Richardson (ngoài cùng bên trái) và Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi (ngoài cùng bên phải). Reuters. (chú thích của VH: Thực ra Đô đốc Richardson qua TQ để "răn đe" Bắc Kinh liệu hồn).


- LKT: Có mâu thuẫn nào trong lời nói và hành động của Mỹ? ví dụ như Mỹ luôn nói rằng không màng đến chuyện tranh chấp chủ quyền các bên nhưng hô hào cho quyền  tự do hàng hải-hàng không ở biển Đông? Ta biết rằng con đường hàng hải - hàng không nó xuyên qua các thực thể "đảo" "đá" ở Hoàng Sa- Trường Sa, con đường hàng hải từ eo Malacca đi tới Cao Hùng - Luzon phải xuyên qua và đi rất gần các hòn đảo có vị trí quân sự quan trọng ở Trường Sa, các đường bay từ căn cứ Guam bay tới các căn cứ Utapao ở Thái Lan và Singapore đều phải bay ngang qua không gian Hoàng Sa và Trường Sa tức là đi và bay qua biển cả và không gian biển tây Philippine. biển Quốc tế, biển Đông, đồng ý đó là một thực tế của quyền tự do hàng hải-hàng không, nhưng đó có phải là mâu thuẫn trong việc xử lý của Mỹ đối với chủ quyền các thực thể hay không?


- Ts NMH: Thật sự nói mâu thuẫn thì không đúng, ta thấy về phía Mỹ quân sự họ có thái độ cứng rắn, còn các ông ngoại giao thái độ tương đối hòa hoãn hơn, nhưng, họ đều đồng ý với nhau hai điểm; điểm một quyền lợi của Mỹ ở biển Đông, thứ hai là Mỹ muốn bảo vệ tự do lưu thông hàng hải-hàng không, thứ ba là Mỹ tiếp tục tăng cường cộng tác quân sự với các nước đồng minh và đối tác, đấy là về lập trường của Mỹ, cả hành pháp và lập pháp đều nói rằng chúng tôi không giành dật gì về chủ quyền, nhưng, chủ quyền phải căn cứ trên các luật pháp quốc tế và trên phán quyết - một cách hòa bình, ta thấy sau khi phán quyết ra cả quốc hội lẫn hành pháp đều đưa ra những tuyên bố là ủng hộ phán quyết và yêu cầu phán quyết đó trở thành một phần của luật quốc tế, như vậy, quyền thực hiện quyền tự do lưu thông nó mạnh hơn, bởi phán quyết nó giới hạn, nó làm hẹp hơn không gian pháp lý, cho nên không có mâu thuẫn đâu; nhưng Mỹ có hai cái mà các nước Á châu quan tâm tưởng là mâu thuẫn, một đằng thì như bà Susan Rice nói quan hệ Mỹ-Trung là quan hệ quan trọng nhất trên thế giới, cái đó đúng, một đằng thì họ cũng biết sự cộng tác rất là khó khăn, họ muốn TQ phải là một nước lớn có trách nhiệm đóng góp vào nền trật tự thế giới, mà nếu ông đảo lộn thế giới thì Mỹ phải lo, họ cố gắng làm chuyện đó, một đằng thì họ phải đề phòng nếu chuyện đó không xẩy ra thì phải làm sao, điều đó nói lên cái vùng biển Đông là cái vùng rất quan trọng với Mỹ cả về chiến lược lẫn kinh tế trong thế kỷ 21 cho nên Mỹ nói rằng chúng tôi có quyền ở đây và tiếp tục ở đây,  Mỹ không thể lùi được, nhưng các quốc gia Á châu không chịu để ý hay biết mà lờ đi là các ông muốn Mỹ phải làm hết thì cái chuyện đó không bao giờ xẩy ra, Mỹ chỉ làm nếu có sự đóng góp của các ông ấy mà thôi.


- LKT: Theo sự đánh giá của một số nhà quan sát đánh giá về phán quyết của tòa PCA thì phán quyết đó gần như mang lại sự thành công lớn nhất, có lợi nhất cho Mỹ, tất nhiên TQ bị thiệt hại rất nặng mặc dù phán quyết không phải là một quy chế pháp lý cưỡng chế, tuy nhiên, từ thắng lợi của Mỹ qua phán quyết có mang lại những thiệt hại cho các nước liên quan như Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia ...?


image092

Mỹ điều oanh tạc cơ chiến lược B-1B đến Guam và Australia. B-1B có phạm vi hoạt động khoảng 9.400 km, cho phép siêu âm B-1B hoạt động bao trùm khu vực biển Đông nam á. Ảnh: Không quân Mỹ


- Ts NMH: Không! Tôi không nghĩ là thiệt hại, nếu không có phán quyết, nếu không có giải pháp, một mặt giải pháp ôn hòa dựa vào áp lực quốc tế, phải có một cán cân lực lượng nào đó ủng hộ, nếu không có Mỹ thì các quốc gia Á châu sẽ bị TQ lấn át hoàn toàn, thứ hai là nói là Mỹ được lợi thì chính hành động của TQ làm cho Mỹ được lợi, hành động của TQ làm cho các quốc gia ngả về Mỹ, thứ hai là nếu không có phán quyết sẽ không hạn chế được đường lưỡi bò và TQ cứ từ từ lấn dần và các anh sẽ thua hết, thành ra các nước bé cũng được lợi nếu biết đoàn kết với nhau.


- LKT: Vậy thì xu hướng hiện nay qua thắng lợi của Mỹ, qua phán quyết đã có một quan điểm mới sinh ra khoảng vài tháng nay qua các lời tuyên bố của các giới chức quân sự cao cấp Mỹ là đã có vùng "Biển Quốc Tế" ở biển Nam Trung Hoa thành hình ở giữa biển Đông (giữa biển nam Hoàng Sa-bắc Trường Sa), ông có nhìn thấy những điểm đó không? 


image094image096

Theo phán quyết PCA 12/7/2016 và trên thực tế hiện nay, vùng biển quốc tế "khắc tinh" lưỡi bò lọt thỏm giữa biển nam Hoàng Sa - biển bắc Trường Sa và sẽ lấn dần "diện tích" biển lưỡi bò 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ. Hải đồ minh họa của Văn Hóa Map.


- Ts NMH: Thật sự tôi không thấy những tuyên bố đó, tại vì người Mỹ gọi cái biển gọi là high sea là biển quốc tế tự do đi lại không ai cấm được, còn các vùng biển thuộc EEZ thì các anh có quyền quản lý về fishsing dưới lòng biển, còn quyền đi lại trên mặt biển các anh phải tôn trọng, high sea nó dài nó to lắm ...


- LKT: Nếu ông nhìn trên bản đồ, ta gọi là biển Đông nó tiếp giáp với biển Philippines, Malaysia, Bunei, Indonesia ông sẽ thấy ngoài vùng đặc quyền kinh tế EEZ tính từ đường cơ sở thì có một vùng biển lọt thảm gọi là vùng biển quốc tế không dính líu gì tới EEZ của các nước kia, cho nên ngay vừa mới đây trên bản thông cáo báo chí của tòa đại sứ Mỹ và bản tin nói về ông Đô đốc chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan tuyên bố là "chúng tôi đang hiện diện ở vùng biển quốc tế giữa Hoàng Sa và Trường Sa" ...


- Ts NMH: Thế này, quyền đi lại là có quyền đi lại trên EEZ mà không phải xin phép gì cả, thành ra khi phán quyết đưa ra nó limit rất nhiều, anh TQ và không nước nào từ cái đảo đó mà đòi EEZ 200 hải lý không anh nào có cả chỉ có 12 hải lý thôi vậy thì cái vùng high sea nó rộng ra rất nhiều, cho nên phán quyết nó có ảnh hưởng về phương diện pháp lý, vấn đề đặt ra là Mỹ có thi hành phán quyết đó không, thì có một số người hải quân, như McCain đều muốn nhân cái phán quyết này thì Mỹ phải FONOPS (Freedom of navigation operations) theo luật quốc tế chứ, đấy là áp lực là pressure, còn hành pháp có làm không thì không biết, nhưng làm thì làm kín đáo.


- LKT: Qua các cuộc tuần tra vừa rồi của Mỹ tiến vào các đảo nhân tạo do TQ bồi đắp, tiến vào đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, hầu như các cuộc tuần tra đều không xâm phạm đến nội thủy 12 hải lý của các "đảo" đó, điều đó có nói lên việc Mỹ đã "bán công nhận" 12 hải lý của các "đảo nhân tạo" hay không?


- Ts NMH: Nói rằng "bán công nhận" cũng đúng mà không công nhận cũng đúng. Bởi vì Mỹ không muốn làm các hành động có tính cách khiêu khích, vì thế Quốc hội và một số báo chí không chịu cho rằng còn dón dén, Quốc hội muốn "gia tăng" hơn, làm mạnh hơn, trong vùng đó anh cứ đi vào, các học giả diều hâu, quân đội cũng có một số đòi như vậy, nhưng sự tính toán của hành pháp Mỹ tỏ ra rất cẩn thận, kín đáo và quyết liệt. Ta cứ chờ xem còn có nhiều diễn biến khác ở biển Đông trong những ngày sắp tới.


- LKT: Vâng , xin cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đã dành cho báo Văn Hóa cuộc phỏng vấn đặc biệt tại cuộc hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Nha Trang./


Văn Hóa - Nha Trang 18/8/2016


* Chú thích bổ túc:


- Prestige newspapers chỉ cò 3 tờ báo; đó là Washington Post, New York Times và Wall Street Journal.


- Business Insider không được coi là một prestige newspaper.


- Business Insider là tờ báo có khuynh hương bảo thủ. Diễn giả trích dẫn 4 báo, 2 có khuynh hương cấp tiên, 2 bảo thù, nhưng chỉ có 3 thuộc loại prestige neswpapers.


++++++++++++++++++++++++++++


Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả.


Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông


Đặc biệt của Văn Hóa Online-California 18/8/2016


image097

LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental  thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được các các quí vị: Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng và Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang - đồng trưởng ban tổ chức; Tiến sĩ Trần Công Trục, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Tiến sĩ Nguyễn Quí Bính , Tiến sĩ Ngô Hữu Phước đến từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Hoa Thịnh Đốn, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long đến từ Đại học Maine Hoa Kỳ - trao đổi với các quí vị trên ít hàng. Mời quí bạn đọc theo dõi. (VH)


XEM THÊM:


- 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Nha Trang Việt Nam. (Thăm Viện Hải Dương và quân cảng Cam Ranh)

- 2015: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Manila Philippines.

- 2014: Những hình ảnh trong chuyến đi quan sát quần đảo Trường Sa.

- 2013: Những hoạt động liên quan tới vấn đề Biển Đông tại Câu Lạc Bộ Văn hóa Báo chí Quận Cam-California.


Tham luận của Tiến sĩ Trần Công Trục


Phán quyết của Tòa Trong tài theo Phụ lục VII, UNVCLOS: Quy chế pháp lý của các cấu trúc địa lý ở quần đảo Trường Sa



image099

Diễn giả Tiến sĩ Trần Công Trục. Ảnh VH


 1.Quy chế pháp lý của các thực thể địa lý theo quy định của UNCLOS 1982:


1.1 Phân loại các loại thực thể địa lý theo pháp lý:


Điều 121 UNCLOS1982 quy định :


“1. Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.


  2. Với điều kiện phải tuân thủ Khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác.


  3. Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.”


        Như vậy, theo quy định của UNCLOS 1982 thì chỉ có 2 loại thực thể địa lý:


Một là “đảo”, cấu thành một cách tự nhiên bởi đất, đá, rạn san hô, cát, sỏi…phải luôn luôn nổi lên trên mặt nước khi thủy triều lên cao nhất.


Hai là các thực thể địa lý không phải là đảo, bất kể là đất, đá, san hô, cát sỏi…, nếu chúng lúc nổi, lúc chìm, hay chìm hoàn toàn  dưới  mực nước khi thủy triều lên hay xuống .


                              1.2.Về quy chế pháp lý:


Khoản 3, Điều 121, UNCLOS 1982 đã quy định rất rõ hiệu lực khi xác lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng:


Đảo nào thích hợp cho đời sống của con người và có đời sống kinh tế riêng thì có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.


Còn đảo nào không thích hợp cho người sinh sống và không có đời sông kinh tế riêng thì chỉ có lãnh hải không quá 12 hải lý, không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.


Như vậy theo phán quyết trọng tài của Tòa thì đảoTrường Sa, Nam Yết, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Ba Bình, Thị Tứ...vẫn là đảo đúng theo  quy định tại Khoản 1, Điều 121, UNCLOS 1982, cho dù chúng không đủ điều kiện để xác lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.


          1.3. Vai trò của các thực thể địa lý không phải là đảo trong việc thiết lập hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải:


Các thực là đảo hay không phải là đảo, nếu tồn tại cách bờ biển đất liền hay một đảo dưới 12 hải lý, thì có thể sử dụng để làm điểm cơ sở để vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải cho bờ biển đất liền hay đảo đó.


Tuy nhiên điều kiện để các thực thể không phải là đảo được dùng làm điểm cơ sở để vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là phải xây dựng trên đó một công trình nhân tạo nổi. Còn nếu chúng ở cách bờ biển đất liền hay một đảo trên 12 hải lý thì không được sử dụng làm điểm cơ sở để vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Các công trình nhân tạo, kể cả là đảo nhân tạo được xây dựng trên đó chỉ được phép xác lập một vùng an toàn bán kính 500 m bao quanh các công trình nhân tạo đó.


Các thực thể là đảo, kể cả các đảo thuôc một quần đảo xa bờ, nếu  ở cách bờ  đất liền hay bờ của một đảo khác trên 12 hải lý thì từng đảo đều có đường cơ sở để tính phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của chúng. Tất nhiên, đối với các đảo không thích hợp cho người ở và không có đời sống kinh tế riêng thì chỉ có lãnh hải rộng không quá 12 hải lý.


 1.4. Tòa Trong tài đã tuyên như thế nào về điều kiện “có thể duy trì sự sống của con người hay có đời sống kinh tế riêng”?


                           Phán quyết Tòa Trọng tài đã giải thích rõ như sau:


    -Các cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao sẽ tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12 hải lý, trong khi các cấu trúc chìm khi thuỷ triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy.


 -  Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá các cấu trúc.Các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa, nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác. Sự có mặt của các nhân viên công vụ trên các cấu trúc là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng của các cấu trúc.


 - Quần đảo Trường Sa trong lịch sử được sử dụng bởi một số nhóm nhỏ các ngư dân và đã có một vài hoạt động khai thác phân dơi và đánh cá của Nhật Bản. Việc việc sử dụng ngắn hạn như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định và rằng các hoạt động kinh tế trong lịch sử chỉ là hoạt động mang tính khai thác.


 - Vì vây, không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Toà cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.


  Tuy nhiên, có người đặt câu hỏi bãi cạn Vành Khăn, Cỏ Mây… là những rặng san hô, bãi cát ngầm ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển được Tòa xác định là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế theo đề nghị của Philippines có ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam với Trường Sa nói chung hay 2 thực thể này nói riêng hay không?


Về vấn đề này, Tòa đã nói rất rõ: Phán quyết của Tòa không giải quyết vấn đề chủ quyền / phân định biển.


Vậy có thể hiểu là, riêng vấn đề chủ quyền đối với Vành Khăn, Cỏ Mây thì Tòa không ra phán quyết, mà sẽ được các bên liên quan giải quyết về vấn đề chủ quyền lãnh thổ theo nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ.


Lúc đó sẽ phải chứng minh Vành Khăn , Cỏ Mây… về mặt địa chất, địa mạo là một phần của Trường Sa hay một phần thềm lục địa của một quốc gia nào đó theo quy định của UNCLOS1982. Tất nhiên, khi bàn thảo về nội dung này, người ta không thể không đề cập đến quần đảo Trường Sa bao gồm những thực thể nào, phạm vi của nó đến đâu? Về vấn đề này, hiên nay chưa có bên liên quan nào đã công bố chi tiết, chính thức. Chẳng hạn, khi xác lập chủ quyền hợp pháp đối với Trường Sa từ khi quần đảo này còn là đất vô chủ, nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã xác định chung chung rằng quần đảo này bao gồm "các đảo và các thực thể phụ thuộc". Vấn đề là các thực thể phụ thuộc đó nằm ở đâu và gồm có bao nhiêu? Các bên liên quan sẽ còn cùng nhau xem xét sau. Nếu nghiêm túc dựa vào các quy định của UNCLOS, đối chiếu với  trạng thái tự nhiên  của chúng trên thực tế và với một thái độ thật sự cầu thị, thiện chí, khách quan, chắc chắn sẽ tìm ra được những đáp số chuẩn xác nhất. Phán quyết của Tòa Trong tài lần này cũng sẽ là tiền đề  giúp cho các bên liên quan thực hiện được phép tính khó khăn này.


2. Ý nghĩa và giá trị của Phán quyết Tòa Trong tài 12/7/2016:


Phán quyết của Tòa Trọng tài đã cho cung cấp và giải thích cho chúng ta những khái niệm pháp lý rất chính xác và rõ ràng; giúp cho chúng ta có căn cứ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ich hợp pháp của mình trong Biển Đông trước những tính toán giải thích và áp dụng sai các quy định của Công ước LB 1982 của Trung Quốc hòng độc chiếm Biển Đông, không chỉ những nội dung mà Phán quyết Trọng tài đã tuyên, mà còn các nội dung khác nữa; chẳng hạn: Trung Quốc từng giải thích và áp dụng sai Điều 47, UNCLOS 1982 để công bố hệ thống đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải của cả quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) năm 1996.


Đây cũng là ví dụ điển hình cho việc giải thích và áp dụng sai UNCLOS 1982 của Trung Quốc. Họ cũng đang có phương án lặp lại điều tương tự ở Trường Sa. Tuy nhiên, với phán quyết này, Tòa đã cảnh báo và ngăn chặn tính toán này của Trung Quốc.


Còn Việt Nam chúng ta cũng như một số bên liên quan cho đến nay mới chỉ đưa ra những quy định mang tính nguyên tắc về các vùng biển tạo ra bởi các thực thể ở Trường Sa, Hoàng Sa theo UNCLOS 1982 chứ chưa công bố phạm vi cụ thể của các vùng biển này theo UNCLOS 1982. Vì vậy,  có không ít người cho rằng Việt Nam cũng nên xác lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho một số thực thể ở Trường Sa với hy vọng sẽ "dễ quản lý", vì không muốn để Trung Quốc và các thế lực khác dễ dàng qua lai tự do trong vùng nước nằm ở khoảng giữa các thực thể này; vì sẽ gây bất lợi cho việc phòng thủ, bảo về đảo. Tuy nhiên, điều đó có thể gây nên hiệu ứng “lợi bất cập hại”, vô tình “vẽ đường cho hươu chạy”. Chính phán quyết cuối cùng của Tòa, một măt cho thấy chúng ta không thể áp dụng và giải thích UNCLOS 1982 một cách tùy tiện để phục vụ những mục đích ngắn hạn, nhất thời. Mặt khác, chúng ta càng làm rõ yêu sách các vùng biển tạo ra bởi các thực thể nằm trong quần đảo Trường Sa mà chúng ta có chủ quyền, cũng như những thực thể chúng ta đang quản lý, thực thi chủ quyền trong thực tế, sẽ càng góp phần vào việc thượng tôn pháp luật, bảo vệ UNCLOS 1982 và hạn chế bớt những mâu thuẫn, tranh chấp có thể nảy sinh do tình trạng nhập nhằng đang diễn ra trên thực tế. Để làm được điều này, một lần nữa chúng ta cần nghiên cứu kỹ UNCLOS 1982 và Phán quyết của Tòa để hiểu cặn kẽ, từ những khái niệm hết sức cơ bản, bởi hiện nay vẫn còn nhiều nhận thức hết sức mơ hồ. Những nhận thức này cũng có lúc đã tác động đến chủ trương, phương án xử lý trên thực tế một số tình huống xảy ra như: Xác nhận phạm vi đâu là nội thủy, đâu là lãnh hải, đâu là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đâu là vùng chồng lấn, vùng nhạy cảm… Bởi quy chế và phương thức đấu tranh, ứng xử trong từng tình huống ở mỗi vùng biển khác nhau là hoàn toàn khác nhau.   Điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả của những phương án đấu tranh về pháp lý, an ninh, quốc phòng; có tác động tích cực hoặc tiêu cực về mặt đối nội, đối ngoại, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, trên mặt trận đấu tranh dư luận. Như vậy, nội dung phán quyết của Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982, tuyên về hiệu lực của các thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa như phân tích ở trên, rõ ràng đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức pháp lý hết sức có giá trị để vận dụng trong thực tế có hiệu quả nhất.  Thiết thực nhất là Phán quyết sẽ có tác động tích cực để gỡ được nút thắt của tiến trình ASEAN và Trung Quốc gặp phải trong quá trình  tiến hành tham vấn, đàm phán để ký được một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) mà ai ai cũng đang kỳ vọng.   Sở dĩ trước đây COC không đi đến đâu vì tranh cãi chủ yếu xung quanh phạm vi áp dụng nó. Vì muốn hợp thức hóa yêu sách “đường lưỡi bò”, Trung Quốc đòi hỏi phạm vi điều chỉnh của COC phải nằm trong toàn bộ phạm vi đường 9 đoạn.


Và tất nhiên không một quốc gia nào ven Biển Đông chấp nhận điều phi lý này. COC không thể ký kết được chính là do cái nút thắt này. Hy vọng phán quyết sẽ giúp cho các bên có được công cụ và phương pháp để tháo gỡ nó nhằm nhanh chóng ký kết được COC.


 Chúng ta hoan nghênh và đánh giá cao Phán quyết của Tòa Trọng tài không phải vì Phán quyết này có lợi cho riêng một quốc gia nào.Cũng không phải vì có thể lợi dụng nó phục vụ cho động cơ chính trị, nhằm thỏa mãn cảm xúc thắng thua, cắn xé lẫn nhau trong cuộc cạnh tranh quyền lực đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi khu vực và thế giới.


Cái chính là chúng ta cần phải xem phán quyết này là thằng lợi chung của luật pháp, công lý và phải có trách nhiệm sử dụng nó như là một công cụ hữu ích để gìn giữ hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển vì sự sống còn của nhân loại./.


++++++++++++++++++++++++++++++


Tham luận của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng


image101

THE PERMANENT COURT OF ARBITRATION’S AWARD ON THE SOUTH CHINA SEA DISPUTE BETWEEN THE PHILIPPINES AND CHINA: VIEWS FROM AMERICA


Presentation at the International Workshop on Legal Status of Islands and Rocks in International Law and Practice in the South China Sea


Nha Trang, Vietnam, August 17-18


THE PERMANENT COURT OF ARBITRATION’S AWARD 0N THE SOUTH CHINA SEA DISPUTE BETWEEN THE PHILIPPINES AND CHINA: VIEWS FROM AMERICA.


By Nguyen Manh Hung


* Nguyen Manh Hung is Professor Emeritus of Government and International Politics, George Mason University, USA.


The PCA award on the South China Sea dispute between the Philippines and China on June 12, 2016 prompted different reactions from the United States. It is customary to say that, in foreign policy, the United States should speak with one voice. But that is not always the case, even between the two branches of the government. Government official reactions tend to be more nuanced because their statements have to be backed by concrete actions; members of Congress can afford to be more straightforward; and in the discussion among scholars and experts, difference of opinions is normal and encouraged. This paper proposes to examine and analyze such variety of views from the American policy elite.


KEY RULINGS OF THE PCA AWARD


For the purpose of our discussion, the PCA award could be summarized in four key points:


  1. China’s nine-dash line claim has neither a basis in contemporary international law nor in historical fact.
  2. None of the features in the Spratlys are islands eligible of an exclusive economic zone and a continental shelf. Those rocks and reefs can only claim at best a 12-mile territorial sea.
  3. The Mischief reef which China took from the Philippines in 1995, the Scarborough Shoal which China cordoned off since 2012, and the Second Thomas Shoal where China has blockaded Philippine marines garrisoned on an old ship that was deliberately run aground there, all are within the EEZ of the Philippines.
  4. China has violated international law by preventing Philippine fishermen to fish in their traditional fishing area and by causing environmental damages to part of the South China Sea.

PRESS REACTIONS


Reactions of the American press were reflected in editorials of major newspapers, such as The Washington Post, The New York Times, and The Wall Street Journal. They may be listed under the following headings:


On the implications of the ruling:


Major American newspapers generally agreed that the award is “a major blow to Mr. Xi’s attempt to establish Chinese hegemony in the region and presents him with a fateful choice: embark on a dangerous escalation, or slowly and quietly back down.”[1]


They opined that “How China reacts to the sweeping legal defeat over its claims to the South China Sea will tell the world a lot about its approach to international law, the use of its enormous power, and its global ambitions. . . It would be foolish for President Xi to take provocative actions that could inflame regional tensions and conceivably lead to a military confrontation with its neighbors or the United States.”[2]


Warnings of Chinese reactions


Those editorials issued two warnings:


  1. China suffered a humiliating loss in arbitration, and now it’s more dangerous than ever.[3]
  2. China may attempt to declare an air defense identification zone or militarize the Scarborough Shoal, which is clearly in the Philippines’ EEZ and within 123 miles of important U.S. military and naval base like the Subic Bay.[4]  

Policy recommendations


They maintained that:


  1. Any such action “must be contested” by the United States for its own interests.[5] If the administration fails to stop a Chinese buildup on Scarborough Shoal, its allies are likely to conclude that “alliance with Washington is useless.”[6]
  2. The claimant nations in the region need to join the Philippines in endorsing the tribunal decision, negotiating jointly with China and then proceed, if necessary, with their own arbitration cases.[7]
  3. U.S. freedom of navigation operations (FONOPS) have been spared and timid. With the Hague verdict, these operations should “increase in frequency and scope.”[8]

VIEWS OF SCHOLARS AND EXPERTS


In general, scholars and experts at liberal think tanks tend to stress caution and the importance of U.S.-China relations. Their counterparts at conservative think tanks tend to advocate more forceful responses to further Chinese assertive behavior.


Views on the implications of the ruling


Conservative scholars from the American Enterprise Institute, Michael Austin, Dan Blumenthal, and Jim Talent, opined:


  1. The PCA decision marks “a legal watershed in Asian international relations;”
  2. It puts in “sharp relief” the real dispute between China and its neighbors. China believes that, at least in its sphere of influence, the “biggest dogs get the biggest benefits;” it neighbors and the United States believe in a world where nations, big or small, have equal rights under international law.
  3. It “legitimates” the U.S. and its allies’ view of what constitutes just and reasonable maritime rules and practice.[9]

Add to these, Mira Rapp-Hooper of the centrist think tank Center for a New American Century pointed out that:


  1. China’s defeat was “so crushing that it has left Beijing few ways to save face.”[10]

Possible Chinese reactions


Chinese officials have declared Chinese willingness to enter into “provisional arrangements of a practical nature,” pending final settlement of dispute. Under UNCLOS, such provisional arrangements set aside issues of sovereignty and promote joint development of resources.[11]


In addition to provisional arrangements, Mira Rapp-Hooper developed a comprehensive list of what China may possibly do:


  1. China might declare an air defense identification zone in the South China Sea.
  2. It could start to reclaim land at Scarborough Shoal.
  3. Chinese forces could attempt to intercept a U.S. ship or plane as it conducts freedom of navigation operation.
  4. It could apply new domestic laws to the area it controls
  5. It could draw straight baselines around the Spratlys, then declaring for itself an EEZ that covers most of the waters of the South China Sea.
  6. It could withdraw from UNCLOS.[12]

Dean Cheng, of the conservative Heritage Foundation, added three more possibilities:


  1. China could create a diplomatic counterweight to the PCA. On the one hand, it could attack the judgement and impartiality of the court. On the other, it could create the impression that many other states stood with it.
  2. It could use economic leverage to incur costs to its opponents and provide benefits to its supporters
  3. It could put on a show of force by deploying the new aircraft carrier Liaoning to the area.[13]

What should the United States do?


Caution:


From the liberal think tank Brookings Institution, Richard C, Bush III, explained what China could do based on its long-term strategy while Joseph Chinyong Liow issued words of caution to both China and the United States.


On China’s grand strategy, Bush pointed out:


  1. In the early 2000s Chinese leaders judged that China would only be secure if it expanded its eastern and southern strategic perimeters into the East and South China Seas. Thus began a program to build the capabilities to project power into the maritime domain and then use them to press its claims.
  2. Contrary to the Tribunal’s ruling, China could treat the Spratly Islands as islands under international law; define them as a single unit for purpose of defining maritime boundaries; accordingly draw straight baselines around them; then declare for itself an EEZ that covers most of the waters of the South China Sea; and overtime, challenge the rights of other countries to freedom of navigation and the exploitation of natural resources.[14]

On the need for caution, Liow suggested:


For China:


  1. China should do its part to bring the Code of Conduct to conclusion as a demonstration of its commitment to regional order and stability, and the peaceful settlement of disputes.
  2. It should continue to engage concerned states in dialogue but these dialogue cannot be conducted on the premise of Chinese “unalienable ownership” of and “legitimate entitlements” in the South China Sea.

For the United States:


  1. While the South China Sea issue has become a definitive point of reference of America’s Southeast Asia policy, the U.S. must take into account the fact that Southeast Asian states have expressed their desire that the South China Sea issue should not overshadow or dominate the regional agenda.
  2. In pushing back Chinese assertiveness, the U.S. must be careful not to inadvertently contribute to the militarization of the region, and must be mindful of the fact that China’s South China Sea claim is also informed by a deep sense of vulnerability.[15]

Provisional arrangements


Commenting on China’s “provisional arrangements” proposal, Bonnie Glasser, senior adviser for Asia at the centrist Center for Strategic and International Studies, warned it could be “a trap for the Philippines.” She argued that since the arbitration ruling declared that China had no legal basis to claim historic rights in the South China Sea, If the Philippines accepted the provisional arrangements, that might acknowledge that China had some form of resource rights despite the ruling to the contrary.”[16]


Regional and Global Responses


Dean Cheng of the conservative Heritage Foundation suggested:


  1. “The U.S must help coordinate regional and global responses and reactions.
  2. The U.S. should help Brunei, Malaysia, the Philippines, and Vietnam devise a common approach among themselves.[17]

FONOPS


Conservatives scholars tended to advocate more intrusive FONOPS. From the Heritage Foundation, Dean Cheng deplored U.S. freedom of navigation operations (FONOPS) so far had been anemic, and they had been limited to “innocent passage.” He suggested the U.S. should conduct “more robust” FONOPS in the disputed area.[18]


Dan Blumenthal of the American Enterprise Institute, and Paul Gewirtz, of Yale Law School, were more emphatic.


Blumenthal said the U.S. should conduct FONOPS within 12 nautical miles of all features not entitled to territorial seas.[19] Gerwirtz thought the U.S. should continue regular freedom of navigation operations, taking advantage of any additional navigation rights produced by the tribunal’s decision.[20]


Role of Diplomacy and Power Politics


Conservative scholars stressed the importance of quiet diplomacy backed by power in support of the arbitration decision.


Paul Gewirtz maintained that


  1. Law cannot solve all the conflicts in the South China Sea. After the court’s ruling, there is an “urgent need to move ahead with negotiations, supported by prudent power politics.”
  2. The U.S. Senate should advance ratification of UNCLOS as “an urgent national security priority.”
  3. Negotiating an enforceable, rule-based code of conduct among the ASEAN nations and China should also be a top priority.
  4. The U.S. must guard against escalation and reach out to other countries for quiet diplomatic discussion of our options. The U.S. and its allies must be ready if China seeks to use force to get its way. [21]

Jacques de Lisle, director of the Foreign Policy Research Institute at the University of Pennsylvania talked about the challenge for the United States of “neither pushing too much nor pushing too little” for China to adhere to applicable international law.[22]


The need to avoid entrapment


Lisle, furthermore, warned that “encouraging U.S. friends or allies to be more assertive and intractable in dealing with China over the South China Sea may impede the U.S. ability to find compromise with Beijing or some relatively face-saving path for China that might better serve the U.S. and the goals of regional peace and stability.”[23]


Scarborough Shoal, a dangerous flashpoint


Fishermen as potential disrupters of peace


The neo-conservative private intelligence firm Stratfor advised the U.S. to pay attention to the possible danger of unintended consequences caused by fishermen around Scarborough Shoal after the PCA ruling. He warned:


“Philippine fishermen are clamoring for government protection, saying the court’s decision justifies more assertive action. Chinese media reports on fishermen in Hainan province highlight the economic dependence of Chinese fishing villages on the sea, suggesting that similar pressures exist in China. Though Beijing and Manila intend to keep things calm, it is not clear they are capable of entirely policing their fishermen, who appear eager to assert their rights and protect their livelihoods. The fishermen will be the greatest potential disrupter in the South China Sea in the wake of the ruling. Unlike protesters on the street, fishermen at sea, particularly in large numbers are beyond the easy control of law enforcement.”[24]


Strategic importance of Scarborough Shoal


Rear Admiral Michael McDevitt (retired), senior fellow at the Center for Naval Analyses, a think tank closely associated with the Navy, emphasized the strategic importance of Scarborough Shoal to the U.S., stating  that “Scarborough is ideally located to ‘control’ the northeast exit of the South China Sea and is only 150 nautical miles west of Subic Bay, if it was turned into a PLA base with a jet capable airfield it would enable among other things a credible Chinese South China Sea Air Defense Identification Zone.”


Secretary of Defense Ash Carter was quoted as saying Scarborough is “a piece of disputed territory that, like other disputes in that region, has the potential to lead to military conflict . . . That’s particularly concerning to us, given its proximity to the Philippines.”


McDevitt also pointed out that U.S. activities regarding Scarborough from March through May 2016 have sent a clear signal that the U.S. sees “Scarborough as being different from the Paracels and Spratlys.”[25]


CONGRESSIONAL REACTIONS


Immediate reactions to the PCA decision from leaders of both parties in both houses of the U.S. Congress are reflected in the “Statement from Foreign Affairs and Armed Services Democrats on South China Sea Decision;” remarks by Representative Mac Thornberry, Chairman of the House Armed Services Committee; statement of House Foreign Affairs Committee Chairman Ed Royce; and a joint statement by Senator McCain, Chairman of the Senate Armed Services Committee, and Senator Sullivan, committee member. Their views may be summarized as follows:


  1. We welcome the Tribunal’s ruling.
  2. We urge other South China Sea claimants, including Vietnam, to seek similar peaceful resolution of maritime disputes.
  3. The ruling presents an opportunity for ASEAN to speak with one voice on a matter of deep political and strategic importance … to its entire membership.
  4. Beijing’s refusal to participate in PCA proceedings is disappointing. Its efforts to control critical international shipping lanes should be rejected.
  5. China faces a choice. China can choose to be guided by international law, institutions, and norms. Or it can choose to reject them and pursue the path of intimidation and coercion. Too often in recent years, China has chosen the latter.
  6. China has moved with impunity in the past few years because the consequences of doing so have been minimal so far.
  7. The U.S. must continue to be clear and consistent in its policy to oppose unilateral actions by any claimant seeking to change the status quo in the South China Sea through the use of coercion, intimidation, unilateral declarations or military moves.
  8. The U.S. must regularly challenge China’s excessive maritime claims and maintaining a persistent presence of surface combatants and rotational aviation assets inside the first-island chain.
  9. We will continue to uphold our commitment to the Philippine Mutual Defense Treaty of 1951.
  10. We should take steps to ratify UNCLOS.
  11. We must continue to maintain a favorable military balance in the Asia-Pacific region, and strengthen our alliances and develop new partnership with countries in the region.
  12. We must clearly communicate our interests before Chinese activity begins. . .This should include diplomatically and militarily signaling to deter attempts to expel another country from disputed territory like Second Thomas Shoal, conducting further reclamation and militarization at strategic locations like Scarborough Shoal, or declaring an Air Defense Identification Zone in all or part of the South China Sea.

U.S. GOVERNMENT REACTIONS


Immediately after the tribunal decision, State Department’s spokesman John Kirby, on July 12, 2016, issued a five-point press statement:


  1. The PCA decision is an “important contribution” to the shared goal of a peaceful resolution to disputes in the South China Sea.
  2. The decision of the Tribunal is final and binding on both China and the Philippines.
  3. All claimants should avoid provocative statements or actions.
  4. The decision serves as a new opportunity to renew efforts to address maritime disputes peacefully.
  5. The U.S. encourages claimants to clarify their maritime claims in accordance with international law and to work together to manage and resolve their disputes.

In a keynote address on the same day at the Center for Strategic and International Studies, Daniel J. Kritenbrink, Senior Director for Asian Affairs of the National Security Council, laid out U.S. long-term interests and commitments in the South China Sea. He declared:


  1. Our security commitments to allies are iron-clad.
  2. America’s long-term interests in the South China Sea will continue for generations.

Before leaving for China to discuss the issue with Chinese leaders, U.S. National Security Adviser Susan Rice made three additional points:


  1. U.S. relations with China are “the most consequential relationship.” I travel to China “to advance our cooperation.”
  2. We would not allow crises in other parts of the world, from Syria to Turkey to Ukraine, to distract from President Obama’s signature policy of “rebalancing” toward Asia.
  3. The U.S. military would continue to sail and fly and operate in the South China Sea (despite a Chinese warning that such patrols could end in “disaster”)[26]

In terms of actions, both public and quiet diplomacy is practiced.


  1. Susan Rice made a high-level visit to China, July 24-27 to urge Beijing to avoid escalation in the South China Sea.
  2. Secretary of State John Kerry went to Laos and the Philippines, July 24-27, to attend AEAN meetings, and reassure Southeast Asian partners of U.S. commitment and urge restraint.
  3. In Laos, on June 25, 2016, the U.S. joined with Japan and Australia to issue a statement voicing opposition to “large-scale land reclamation and the construction of outpost as well as the use of those outposts for military purposes” In the South China Sea.
  4. Chief of U.S Naval Operations, Admiral John Richardson, visited China, July 17-20, to “improve mutual understanding and encourage professional interaction” between the two navies, but insisted on the “rights, freedoms, and lawful uses of sea and airspace guaranteed to all.”[27]
  5. Earlier at the Nuclear Security Summit in March, President Obama had warned President Xi of “serious consequences” if China reclaimed land at Scarborough Shoal.[28]

KEY POINTS OF CONSENSUS


With varying degree of differences, it may be said that the following points constitute a general consensus of the American policy elite from both inside and outside of the government on U.S. reactions to the PCA decision:


  1. The PCA decision is now part of contemporary law of the sea. It must be observed.
  2. The U.S. should not push China too hard, but must be firm and persistent in calling for the management and resolution of South China Sea dispute through negotiation and other procedures of peaceful settlement of conflict based on international law.
  3. The U.S. should continue to maintain a favorable military balance in the Asia-Pacific region, and strengthen our alliances and develop new partnership with countries in the region.
  4. The U.S. and its allies must be prepared to respond to further unilateral attempts to change the status quo through intimidation and coercion.
  5. The Scarborough Shoal is of strategic importance to the U.S.; militarization of the shoal must be contested.
  6. The U.S. must clearly communicate our interests before Chinese activity begins.
  7. 7.      FONOPS must be conducted more regularly but quietly based on the result of the PCA decision.

 

 *Nguyen Manh Hung is Professor Emeritus of Government and International Politics, George Mason University, USA.


+++++++++++++++++++++++++++++++


Tham luận của Tiến sĩ Nguyễn Quí Bính


image103

Lời tòa soạn: Tiến sĩ Nguyễn Quí Bính nguyên là Vụ Trưởng Vụ Luật pháp Quốc tế Bộ Ngoại giao; nguyên đại sứ của Việt Nam bên cạnh Liên hợp Quốc ở Giơ-ne-vơ; nguyên phó chủ


nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia; hiện là giảng viên trường Đại học Hà Nội và là trọng tài viên của Tòa Trọng tài Quốc tế tại La Haye.


ĐỀ CƯƠNG TRÌNH BÀY- HVAN


         NQB, ngày 12/8/2016


PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI TRONG VỤ PHILIPPINES KIỆN TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC HỆ QUẢ CHÍNH TRỊ-PHÁP LÝ


I. TÒA TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰC (PCA)



1. Lịch sử thành lập

Tòa Trọng tài Thường trực tại La Haye, viết tắt là PCA (Permanent Court of Arbitration) được thành lập từ năm 1900 trên cơ sở  2 Công ước hòa bình La Haye năm 1899 và 1907.  PCA là một cơ quan pháp lý thường trực, liên chính phủ, có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua thủ tục trọng tài (là thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua các thẩm phán do các bên tự lựa chọn, hoặc theo chỉ định).  PCA có trụ sở tại La Haye, Hà Lan. Quy chế hoạt động và thủ tục tố tụng của PCA tuy đã được hoàn thiện hơn kể từ Hội nghị hòa bình La Haye lần 2 (1907), nhưng vai trò của nó vẫn bị hạn chế do bất lực của các nước lớn trong việc ngăn chặn xung đột quốc tế, đặc biệt là cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II.


Sau 1945, với việc thành lập Liên hợp quốc và Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) để xét xử tranh chấp chính thức giữa các quốc gia, PCA vẫn tiếp tục tồn tại với vai trò xét xử trọng tài, nhưng ít được các nước chú ý. Chỉ mới gần đây, cụ thể từ những năm 1980s, thông qua việc xét xử nhiều vụ việc về tranh chấp thương mại thì vai trò của PCA mới được cải thiện. Từ năm 2000 đến nay, PCA  đã tiếp nhận 152 vụ việc (nhiều hơn số vụ của 100 năm trước đó), trong đó có những vụ liên quan đến tranh chấp lãnh thổ quốc gia và phân định biên giới biển. Ngoài ra, PCA còn tham gia nhiều vụ việc khác với tư cách trung gian hòa giải hoặc là cơ quan đăng ký lưu chiểu. Hiện tại, Tòa đang hướng trọng tâm công việc vào việc xử lý tranh chấp giữa các pháp nhân với quốc gia. Các phán quyết của Tòa đã góp phần đáng kể vào việc giải thích pháp luật quốc tế, áp dụng vào từng trường hợp cụ thể, đặc biệt lần này việc giải thích và áp dụng các quy định của Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).   


2. Thủ tục xét xử trọng tài tại PCA


Khi xét xử một vụ kiện, PCA sẽ xúc tiến thành lập một Hội đồng Trọng tài (gồm 5 trọng tài viên trong danh sách các trọng tài viên của PCA, mỗi bên chỉ định 2 người và 1 chủ tịch được lựa chọn theo trình tự thủ tục ấn định bởi PCA hoặc luật được lựa chon – Trường hợp của Philippines khởi kiện theo Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS), thì áp dụng quy định của Phụ lục VII và Công ước 1982).  Hội đồng Trọng tài thảo luận và quyết định về thẩm quyền xét xử, trình tự thủ tục và luật áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Trọng tài viên độc lập trong việc đưa ra quyết định của mình. Quyết định của Hội đồng trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa số. Những ý kiến phản đối phải được ghi nhận lại trong biên bản procès-verbal.


Tính đến tháng 11/2014, có 117 nước tham gia một hoặc cả hai Công ước La Haye nêu trên và là thành viên đương nhiên của PCA, trong đó có Việt Nam (VN tham gia Công ước 1899 ngày 29/12/2011 và Công ước 1907 ngày  27/2/2012).


3. Các Tổng Thư ký từ 1900 đến nay


Nhiệm kỳ

Tổng Thư ký

2012-Hiện nay

Mr. Hugo H. Siblesz

2008-2011

Mr. Christiaan M.J. Kröner

1999-2008

Mr. Tjaco T. van den Hout

1990-1999

Mr. P.J.H. Jonkman

1981-1990

Mr. J. Varekamp

1968-1980

Baron E.O. van Boetzelaar

1954-1968

Prof. J.P.A. François

1951-1953

Dr. A. Loudon

1948-1951

Jonkheer A.M. Snouck Hurgronje

1929-1947

Dr. M.A. Crommelin

1905-1929

Baron L.P.M.H. Michiels van Verduynen

1901-1905

Mr. L.H. Ruyssenaers

1900-1901

Baron R. Melvil van Lynden

 

4. Các vụ việc quan trọng đã đưa ra PCA


  • Quỹ Pious của California (1902)
  • Vụ việc Savarkar (1911)
  • Vụ tranh chấp đảo Palmas (1928)
  • Trong những năm đầu thập niên 1980, PCA đã giúp thiết lập các dịch vụ hành chính cho vụ kiện giữa Iran-Mỹ.
  • Xung đột về Quần đảo Hanish (1998-1999) ở biển Đỏ giữa Yemen và Eritrea.
  • Quyết định về phân định biên giới giữa Nhà nước Eritrea và Cộng hòa Liên bang Dân chủ Ethiopia (2002). Ủy ban Biên giới Eritrea-Ethiopia được tổ chức thông qua nhờ Tòa án Trọng tài Thường trực.
  • Vụ việc Sắt Rhine giữa Bỉ với Hà Lan (2005)
  • Vụ việc phân định biên giới trên biển giữa Barbados với Tridinad và Tobago (2006)
  • Tranh chấp vùng Abyei giữa Sudan và Nam Sudan (2009)
  • Tranh chấp Hulley Enterprises Limited (Síp), Yukos Universal Limited (đảo Manta) và Veteran Petroleum Limited (Sip) với Liên bang Nga. (2014)
  • Tranh chấp biên giới biển trong vịnh Bengal giữa Bangladish voesi Ấn độ (2014)
  • Tranh chấp cổ đông giữa Yukos với Liên bang Nga. Ngày 18 tháng 7 năm 2014 đã phán quyết Nga bồi thường 50 tỷ USD.
  • Tranh chấp vùng biển ở quần đảo Chagos giữa Mauritius với Vương quốc Anh. Ngày 18 tháng 3 năm 2015 đã phán quyết rằng các khu bảo tồn biển Chagos là bất hợp pháp.
  • Tranh chấp giữa Philippines với Trung quốc. Ngày 12 tháng 7 năm 2016, PCA tuyên bố yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý theo UNCLOS.
  • Tranh chấp biên giới giữa Croatia và Slovakia (đang thụ lý).

 

II. TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG


Sơ đồ 1: Đường Lưỡi Bò của TQ và EEZ theo UNCLOS


image105

Biển Đông có chiều rông khoảng 550-650 hải lý, chiều dài khoảng 1200 hải lý. Biển Đông là biển nửa kín, là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải-hàng không quan trọng.Từ nhiều năm nay, tranh chấp ở Biển Đông đã trở thành vấn đề thời sự được nhiều nước trong khu vực và quốc tế quan tâm. Các vấn đề tranh chấp Biển Đông chủ yếu liên quan đến ba phương diện: (1) Tranh chấp chủ quyền đối với các đảo (Hoàng Sa, Trường Sa); (2) Tranh chấp về ranh giới phân định biển (thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong khu vực Biển Đông); (3) Đảm bảo quyền tự do hàng hải, hàng không, quyền đánh cá và các quyền tự do khác của các nước trong và ngoài khu vực.

-          Commercial shipping: The region is one of the busiest shipping lanes in the world. During the 1980s, at least 270 ships passed through the Spratly Islands region each day. More than half of the world's supertanker traffic, by tonnage, passes through the region's waters every year. Tanker traffic through the South China Sea is over three times greater than through the Suez Canal and five times more than through the Panama Canal; 25% of the world's crude oil passes through the South China Sea

-          Commercial fishing: The region is one of the world's most productive areas for commercial fishing. In 2010, the Western Central Pacific (excluding the northernmost reaches of the South China Sea closest to the PRC coast) accounted for 14% of the total world catch at 11.7 million tonnes. This was up from less than 4 million tonnes in 1970. There have already been numerous clashes between the PRC and the Philippines, PRC and Vietnam, and between other nations over "foreign" fishing vessels in EEZs, and the media regularly report the arrest of Chinese fishermen. In 1984, Brunei established an exclusive fishing zone encompassing Loisa Reef in the southeastern Spratly Islands.

Tính chất phức tạp của tranh chấp ở Biển Đông không chỉ bó hẹp trong phương diện chủ quyền biển đảo, mà nó còn tác động đến đời sống kinh tế, không gian sinh tồn của các quốc gia ven Biển Đông cũng như vị trí địa chính trị của các nước lớn. Riêng trong tranh chấp về biển đảo (điểm 1 và 2 nêu trên) ta còn thấy một khía cạnh phức tạp khác là tính thiếu rõ ràng về pháp lý (ambiguity) trong đòi hỏi của các bên; và bên nào cũng nêu đòi hỏi tối đa (sẽ phân tích thêm ở phần sau). Thực tế, tranh chấp ở Biển Đông đang có nguy cơ đe dọa tự do-an toàn hàng hải, môi trường sinh thái biển; đe dọa hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển tại vùng biển quan trọng này.


Tranh chấp ở Biển Đông trở nên nghiêm trọng khi Trung quốc ngang ngược yêu sách và áp đặt đòi hỏi chủ quyền phi lý của mình đối với toàn bộ Biển Đông theo đường Lưỡi Bò (dựa trên “chủ quyền lịch sử”, bất chấp luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển). Với quần đảo Hoàng Sa, năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm nốt các đảo ở phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (Phần phía Đông Trung Quốc chiếm năm 1925 khi đó Pháp đang quản lý). Tranh chấp ở khu vực Trường Sa có liên quan đến Trung Quốc, Việt Nam, Philippin, Mailaixia, Bruney và Đài Loan, thường được gọi là “năm nước sáu bên”. Các nước này cũng đã có những tuyên bố về vùng biển của mình.


Sơ đồ 2: Các đảo đá ở Trường Sa do các bên chiếm giữ


image107

Việt Nam: Ngày 12-5-1977, Việt Nam ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam. Ngày 12-11-1982 Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở; ngày 21-6-2012 Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển. Trong tuyên bố của mình, Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ khu vực Trường Sa,  coi (hoặc không phủ nhận) các thực thể ở biển Đông có thể có vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng; và nhìn nhận các thực thể này như 1 cấu trúc thống nhất có thể có đường cơ sở quần đảo riêng.


Trung Quốc: Ngày 25-2-1992, Trung Quốc thông qua Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp; Ngày 15-6-1996 ra Quy định về hệ thống đường cơ sở; trong đó quy định đường cơ sở đoạn thảng cho quần đảo cho Hoàng Sa (mặc dù Trung Quốc là quốc gia lục địa), ám chỉ quần đảo này có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa  riêng. Ngày 26-6-1998 Trung Quốc thông qua Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngày 7-5-2009 Trung Quốc chính thức nêu yêu sách đường Lưỡi Bò 9 đoạn trong công hàm tới Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc.


Philippines: Philippines được hưởng quy chế ‘quốc gia quần đảo’ trong UNCLOS.  Ngày 11-6-1979, Philippines ban hành Sắc lệnh về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý; ngày 10-3-2009 thông qua Luật về đường cơ sở lãnh hải theo UNCLOS (bao hàm cả khu vực Trường Sa) trong đó Philippines quản lý quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough theo quy chế đảo.


Malaysia: Năm 1966, Malaysia thông qua Luật về thềm lục địa; tháng 12-1979 đưa ra bản đồ về ranh giới lãnh hải và cho rằng các đảo nằm trong vùng thềm lục địa đã tuyên bố thuộc chủ quyền của Malaixia (trong đó có 1 phần thuộc Trường Sa).


Brunei: Brunei cũng nêu yêu sách chủ quyền đối với phần Đông-Nam Biển Đông, thuộc phạm vi EEZ của nước này (xem sơ đồ).


image109

III. PHILIPPINES KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC


  1. 1.      Qui đinh về thủ tục:

Sau khi Trung Quốc trả lại công hàm chính thức của Philippines đề nghị cùng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, ngày 22/1/2013 Philippines đã chính thức khởi kiện TQ tại PCA theo qui định của Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS).

Để khởi kiện theo qui chế của Phụ lục VII (UNCLOS), về thủ tục Philippines phải đáp ứng được các điều kiện: (i) chứng minh có tồn tại tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS giữa Philippines và Trung Quốc; (ii) hai bên đã trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp mà không đạt được kết quả và (iii) hai bên không chọn cơ chế giải quyết tranh chấp nào khác thay cho UNCLOS.


Trung Quốc cho rằng Philippines không được khởi kiện vì chưa hoàn thành các điều kiện nêu trên, và phải đàm phán song phương (Philippines trả lời là đã đàm phán song phương nhưng không đạt kết quả; Trung Quốc đã và đang có những hành động làm nghiêm trọng thêm tranh chấp).  Bên cạnh đó, Trung Quốc còn lập luận rằng Philippines khởi kiện là vi phạm DOC (Tuyên bố về các quy tắc ứng xử ở Biển Đông) và các vấn đề Philippines khiếu kiện thuộc diện tranh chấp chủ quyền và phân định biển, vì vậy, Tòa Trọng tài không có thẩm quyền xét xử.


Toà Trọng tài trong phán quyết về thẩm quyền xét xử của mình (căn cứ theo điều 9 của Phụ lục VII và điều 288 của Công ước Luật biển) đã công nhận quyền đơn phương khởi kiện của Philippines và khẳng định Philippines đã hoàn tất các điều kiện về thủ tục như Phụ lục VII yêu cầu. Trong phán quyết cuối cùng, Tòa cũng phân tích rõ về các lý lẽ do phía Trung Quốc đưa ra trước khi nêu kết luận của mình.


Việt Nam và Malaysia là bên liên quan “không thể thiếu” trong tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, tháng 12/2014 Việt Nam đã gửi 1 tuyên bố đến Tòa trong đó khảng định “Tòa có thẩm quyền xét xử vụ kiện”; còn Malayxia vào ngày 23/6/2016 cũng gửi 1 thông cáo đến Tòa nêu rõ phạm vi đòi hỏi chủ quyền của Malaysia. 2 động thái này tạo cơ sở để Tòa có thể đi đến kết luận rằng “sự vắng mặt của các bên liên quan không thể thiếu được” sẽ không cản trỏ việc Tòa xem xét vụ việc và đưa ra phán quyết. Việt Nam, Malaysia, Indonesia cũng tham gia phiên điều trần về thẩm quyền xét xử của Tòa với tư cách “quan sát viên”.


Tòa Trọng tài họp phiên đầu tiên vào ngày 11/7/2013 đã chọn La-Hay làm địa điểm xét xử và thông qua quy tắc tố tụng, trong đó yêu cầu Philippines nộp bản biện luận của mình trong vòng 6 thàng. Tòa cũng đã yêu cầu Trung Quốc tới ngày 15/12/2014 phải nộp bản biện luận trả lời đơn kiện của Philippines. Ngày 31/3/2014, Philippines đã nộp bản biện luận của mình dày khoảng 4000 trang.  Trong khi đó Trung Quốc đã trả lời dứt khoát là họ không tham gia, không gửi bản lập luận như được yêu cầu. Mặc dù vậy, theo thủ tục pháp lý, cho dù Trung Quốc không thừa nhận thẩm quyền của Tòa và không gửi bản lập luận của mình, Tòa vẫn có quyền thụ lý vụ án và đưa ra phán quyết của mình. Phán quyết của Tòa sẽ có giá trị chung thẩm với các bên tranh chấp, bất kể lập trường của Trung Quốc như thế nào


image111

2. Nội dung khởi kiện của Philippines:


Như đã nêu ở trên, để khởi kiện được tại Toà Trọng tài này, nội dung các tranh chấp mà Phippines đưa kiện phải là tranh chấp về giải thích và thực hiện UNCLOS và không thuộc các ngoại lệ mà Toà Trọng tài không có thẩm quyền. Philippines đã đưa ra 15 khiếu kiện, có thể chia thành 4 nhóm vấn đề chính:


(i)   Hiệu lực của UNCLOS và tính phi pháp của đường lưỡi bò (yêu sách đường chín đoạn Trung Quốc đưa ra dựa trên "quyền lịch sử" không có cơ sở pháp lý, trái với UNCLOS, không có giá trị).


(ii)   Các thực thể ở biển Đông (gồm đảo đá, bãi nổi, bãi ngầm đang tranh chấp) sẽ có hiệu lực pháp lý đến đâu theo UNCLOS (có hay không có lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý).


(iii)  Hành động của Trung Quốc ở biển Đông (bồi lấp và xây dựng các đảo nhân tạo trên qui mô lớn, cản trở Philippines thực thi các quyền về chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình) là vi phạm Công ước.


(vi) Việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động bồi lấp và xây dựng các đảo nhân tạo trên qui mô lớn đã gây tổn hại nghiêm trọng đối với môi trường biển trong khu vực vi phạm UNCLOS; và với các hoạt động này Trung Quốc  đang mở rộng và làm trầm trọng thêm các tranh chấp.


III. PHÁN QUYẾT CỦA TÒA


Chiều 12/7/2016, Tòa Trọng tài đã chính thức công bố phán quyết cuối cùng của mình. Phán quyết đáp ứng 14 trong số 15 điểm Philippines khởi kiện, chia thành 4 nhóm vấn đề chính:


1. Về yêu sách đường 9 đoạn (đường Lưỡi Bò): Tòa đã khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý quốc tế để yêu sách về “quyền lịch sử” đối với toàn bộ vùng biển nằm trong phạm vi “đường 9 đoạn” và các tài nguyên ở đó; luận cứ của Tòa cụ thể như sau:


(i) Chủ quyền lịch sử đối với tài nguyên biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) đã được hội nghị luật biển xem xét kỹ lưỡng nhưng không được chấp nhận trong Công ước luật Biển - chỉ có quyền đánh cá truyền thống được thừa nhận ở mức độ hẹp, như với 1 số vùng vịnh và chỉ trong trường hợp nước ven biển không đánh bắt hết – quyền lich sử đối với các tài nguyên khác như dầu khí, khoáng sản thì hoàn toàn bị bác bỏ trong Công ước.


(ii) Các “bằng chứng” về quyền lịch sử của Trung quốc ở biển Đông như ‘phát hiện’, ‘đánh cá’, ‘khai thác’ từ xa xưa... chỉ là các hoạt động khai thác thực hiện ở vùng biển quốc tế (high sea) trước đây, khi toàn bộ biển Đông bên ngoài phạm vi lãnh hải là vùng biển quốc tế và các nước đều được tự do khai thác. Các quyền “lịch sử” này đương nhiên mất đi khi Công uớc luật Biển 1982 có hiệu lực. Bằng chứng lịch sử mà Trung Quốc đưa ra cũng giống như các hoạt động khai thác mà Nhật và các nước khác đã làm trong quá khứ, và Trung Quốc không có bằng chứng lịch sử nào xác định chủ quyền và quyền kiểm soát độc tôn của mình ở biển Đông, không cho phép nước khác khai thác. Trên cớ sở đó Tòa kết luận Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi hỏi “quyền lịch sử” đối với các tài nguyên nằm trong phạm vi đường Lưỡi Bò 9 đoạn, ngoài trừ các quyền được Công ước thừa nhận.


        2. Về quy chế pháp lý của các thực thể ở biển Đông (gồm đảo đá, bãi cạn, bãi ngập nước, dải đá ngầm): Tòa đã xem xét các yếu tố kỹ thuật, điều kiện tự nhiên của các thực thể, đối chiều với quy đinh của Công ước luật Biển, và đi đến 3 kết luận quan trọng:


(i) Các thực thể (đảo đá, bãi nổi, bãi ngầm) phải được xem xét căn cứ theo điều kiện tự nhiên ban đầu của chúng, chứ không phải sau khi đã được bồi lấp và xây dựng các công trình đảo nhân tạo. Như vậy, các thực thể nổi lộ trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao thì có thể có vùng lãnh hải 12 hải lý, ngược lại các dải đá ngầm và bãi ngập nước khi thủy triều lên sẽ không được quyền có lãnh hải 12 hải lý.


(ii) Các đảo đá và bãi cạn ở Trường Sa mặc dù đang có các viên chức và đơn vị đồn trú trên đó, nhưng vẫn phụ thuộc vào sự tiếp tế hỗ trợ từ bên ngoài, và từ trong quá khứ chúng vẫn là các thực thể không có dân cư sinh sống ổn định và đời sống kinh tế riêng; như vậy chúng không thể có các vùng biển trực thuộc tức là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Các đảo đá và bãi nổi ở Trường Sa cũng không thể coi là 1 thực thể hoặc khối cấu trúc thống nhất làm căn cứ để vạch ranh giới đòi chủ quyền (theo như đường “Lưỡi Bò”).


(iii) Trên cơ sở xác định các đảo và bãi đá ở Trường Sa mà Trung quốc đòi hỏi chủ quyền không được có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, Tòa kết luận là 1 số khu vực biển ở đây thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, và các hoạt động của Trung Quốc đã vi phạm các quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế, kể cả vùng biên xung quanh bãi cạn Scaborough.


3. Về tác động đối với môi trường biển: Tòa cũng đã xem xét việc Trung Quốc bồi lấp và xây dựng các công trình/đảo nhân tạo quy mô lớn trên 7 thực thể ở Trường Sa và tác động của nó đối với môi trường biển, từ đó Tòa kết luận Trung Quốc đã gây hại đối với các bãi san hô, vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ hệ sinh thái và môi trường sống của các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Tòa cho rằng các nhà đương cục Trung Quốc biết rõ ngư dân Trung Quốc đang khai thác các loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng như rùa biển, san hô, hào biển với qui mô lớn mà không thực hiện nghĩa vụ ngăn chặn các hành động này. 


4. Về nghĩa vụ không làm trầm trọng hơn các tranh chấp: Tòa khước từ thẩm quyền xem xét tác động về mặt quân sự giữa các lực lượng thực thi pháp luật của 2 bên trong cuộc tranh chấp, nhưng mặt khác đã kết luận rằng việc Trung Quốc bồi lấp và xây dựng các công trình/đảo nhân tạo trên quy mô lớn đối với các thực thể ở Trường Sa là trái với nghĩa vụ của 1 quốc gia trong quá trình giải quyết tranh chấp, đặc biệt đã gây tổn hại lớn về môi trường, và việc xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, đã phá hủy bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các thực thể là đối tượng của vụ việc đang việc tranh chấp.


IV. HỆ QUẢ PHÁP LÝ & CHÍNH TRỊ CỦA PHÁN QUYẾT


1. Đối với Philippines


  • Về chính trị, phán quyết của Tòa được đánh giá là 1 thắng lợi to lớn của Philippines trong nỗ lực ngoại giao hòa bình, sử dụng thành công công cụ luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền chính đáng của mình theo Công ước Luật Biển. Phán quyết cũng tăng cường vị thế quốc tế của Philippines, tôn vinh năng lực chính trị của ê-kip lãnh đạo và tầng lớp trí thức thừa hành (nhất là các nhà ngoại giao và luật sư có kinh nghiệm quốc tế). Mặt khác phán quyết này còn giúp Philippines ổn định nội bộ, củng cố đoàn kết quốc gia, định hướng rõ hơn chiến lược-sách lược xử lý tranh chấp với Trung Quốc trước mắt và trong tương lai (đặc biệt trong giai đoạn chuyển giao quyền lực cho vị Tổng thống mới). Ngày 15/7, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay đã khẳng định tôn trọng phán quyết của Tòa trọng tài, đồng thời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế.

 

  • Về pháp lý, Phán quyết của Tòa cũng tạo ra tiền đề quan trọng cho Philippines khẳng định chủ quyền của họ tại khu vực tranh chấp nằm trong phạm vi “vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines”; nâng cao vị thế đàm phán với Trung Quốc. Philippines còn thành công trong việc tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cơ quan tài phán quốc tế cũng như kinh nghiệm pháp lý của các thẩm phán có uy tín quốc tế; đội ngũ cán bộ chính trị-pháp lý của họ được tôi luyện thêm qua xử lý vụ kiện; tới đây các chuyên gia của họ sẽ có thêm cơ hội tranh cử/tham gia vào các cơ quan/thể chế pháp lý quốc tế.

2. Đối với Trung quốc


  • Về pháp lý: Ngược với thắng lợi của Philippines, Trung quốc là nước bị thất bại cả về pháp lý và chính trị sau khi Tòa ra phán quyết. Yêu sách cơ bản của Trung Quốc về chủ quyền “lịch sử” đối với toàn bộ vùng biển nằm trong đường “Lưỡi Bò” cũng như các hành động mạnh mẽ nhằm thực thi yêu sách chủ quyền của họ ở Biển Đông đã bị bác bỏ bởi 1 cơ quan tài phán quốc tế, với các lập luận và chứng cứ vững chắc. Đây cũng là lần đầu tiên các tranh chấp chủ quyền phức tạp ở Biển Đông được soi sáng bởi ý kiến pháp lý khách quan trong giải thích và áp dụng đúng đắn các quy định của Công ước Luật Biển, mà Trung quốc tuy không thừa nhận nhưng cũng không thể dễ dàng bác bỏ.

 

  • Về chính trị: Trung Quốc đã có những phản ứng hết sức giận dữ và ở mức cao nhất bác bỏ phán quyết của Tòa. Ngày 12/07/2016, ngay sau khi Tòa công bố phán quyết, cả Chính phủ và Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần lượt ra Tuyên bố phản đối. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố “chủ quyền lãnh thổ và những lợi ích biển của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của Tòa này trong mọi tình huống” và “Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông nhưng sẽ không chấp nhận bất cứ quan điểm hay hành động nào dựa trên phán quyết của PCA liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông”. Cùng ngày, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, phán quyết của Tòa trọng tài đẩy tranh chấp lãnh thổ vào tình trạng đối đầu và căng thẳng hơn, đồng thời coi vụ kiện này như "vở hài kịch". Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát thông cáo khẳng định Trung Quốc "có chủ quyền đối với các đảo" ở Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.  Tuyên bố của Bộ này có đoạn: “Chính phủ Trung Quốc nhắc lại rằng, Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ một bên thứ ba nào tìm cách hòa giải tranh chấp hoặc áp đặt các biện pháp hòa giải lên Trung Quốc liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ và phân giới lãnh hải ở Biển Đông”.

 

Đồng thời, ngày 13/07/2016, Văn phòng Quốc vụ Viện Trung Quốc cũng đã tổ chức họp báo công bố “Sách Trắng’ bao gồm 5 phần với 143 nội dung cụ thể, trong đó đề cập lại về “lịch sử chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông, những nhận thức chung đạt được giữa Trung Quốc và Philippines trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, nêu chính sách của Trung Quốc trong giải quyết vấn đề Biển Đông “kiên trì đàm phán giữa các nước liên quan trực tiếp”,  khảng định Trung Quốc có “chủ quyền” đối với tất cả các quần đảo ở Biển Đông, đồng thời nhắc lại lập trường không chấp nhận, không thừa nhận và không thực thi phán quyết của Tòa trọng tài. Trong khi cho rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982, Sách Trắng lại cho rằng nước này kiên trì căn cứ vào luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982 để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông; đồng thời “nhất quán tôn trọng tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, kiên trì bảo vệ và thúc đẩy trật tự luật pháp quốc tế”.


  • Về quân sự: Đáng chú ý, hôm 1 tháng 8, hải quân Trung Quốc đã bắt đầu cho diễn tập bắn đạn thật ở biển Hoa Đông. RT đưa tin, Hải quân Trung Quốc huy động 300 tàu chiến, hàng chục máy bay, tàu ngầm, lực lượng tên lửa, radar bờ biển, tác chiến điện tử của 3 hạm đội Đông Hải, Nam Hải và Bắc Hải tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn trên biển Hoa Đông. Cuộc tập trận diễn ra vào ngày 1/8 với một loạt kịch bản khác nhau gồm trinh sát, cảnh báo sớm, tấn công chính xác tầm xa và phòng không trên hạm. Bộ Bộ Quốc phòng nước này nói cuộc tập trận nhằm cải thiện sức mạnh, tính ổn định, chính xác và tốc độ của quân đội Trung Quốc; đây là cuộc tập trận “thường xuyên” và không nhằm vào bất kỳ bên thứ 3 nào.

  • Đánh giá chung phản ứng của Trung Quốc: Tuy lớn tiếng bác bỏ phán quyết của Tòa nhưng trong tất cả các tuyên bố đưa ra, lãnh đạo Trung Quốc đều phải nhắc đến việc tôn trọng Hiến chương LHQ và các quy tắc luật pháp quốc tế; cam kết duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông; sẵn sàng đàm phán trực tiếp; không nhấn mạnh khía cạnh đối đầu quân sự. Thực tế cho thấy để xảy ra xung đột quân sự cũng rất bất lợi cho Trung Quốc. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc củng cố những cơ sở hạ tầng đã xây trên các đảo, nhấn mạnh mục đích dân sự của chúng, nhưng thực chất có thể chuyển nhanh chóng sang các mục đích quân sự khi cần thiết.

                3. Đối với thế giới và khu vực:


  • Phản ứng của Dư luận: Như tin tức đã phản ánh, đại bộ phận dư luận quốc tế đã hoan nghênh và đánh giá cao Phán quyết của Tòa (trong đó các nước lớn & các nước liên quan trong và ngoài khu vực, báo chí, các học giả, các nhân vật nổi tiếng... đều lên tiếng). Đây là 1 phán quyết có ý nghĩa lịch sử (lần đầu tiên kể từ khi có UNCLOS, 1 cơ quan tài phán đưa ra phán quyết về áp dụng và giải thích Công ước, liên quan đến các tranh chấp phức tạp và nhây cảm ở Biển Đông). Ủng hộ phán quyết tập trung vào 3 khía cạnh:

 

  • (i) Coi phán quyết là một thắng lợi của luật pháp quốc tế, là một bước ngoặt mới ở Biển Đông, sẽ mở ra một thời đại mới, thời đại của những vấn đề quốc tế sẽ được giải quyết bằng pháp luật quốc tế, và có giá trị ràng buộc đối với tất cả các bên liên quan.
  •  (ii) Kêu gọi Trung Quốc tôn trọng quá trình xét xử và các phán quyết của Tòa; Trung Quốc là một bên tham gia ký kết và phê chuẩn Công ước Luật Biển và với vai trò 1 nước lớn Trung Quốc có bổn phận phải tôn trọng phán quyết của Tòa, kiềm chế và không để căng thẳng leo thang trong khu vực.
  • (iii) Tiên đoán là phán quyết của Tòa sẽ mở ra cơ hội giải quyết các tranh chấp bất đồng giữa tất cả các bên liên quan, tạo nền tảng thu hẹp bất đồng và giúp tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho tranh chấp ở Biển Đông, góp phần duy trì ổn định của khu vực, bảo vệ tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông.

4. Dự đoán tình hình sắp tới:  


  • Dư luận ban đầu bộc lộ lo ngại về leo thang tranh chấp và xung đột: Với thắng lợi vang dội ‘của Philippines’ qua phán quyết và trước phản ứng quyết liệt của Trung Quốc, dư luận đã lo ngại về khả năng có bùng phát xung đột và leo thang tranh chấp (kể cả biểu tình dân sự mà chính phủ Philippines đã khuyến cáo công dân của họ kiềm chế) trong đó Mỹ, Nhật, EU, Australia, Ấn độ, Thái lan, Malaysia, Việt Nam đã lên tiếng kêu gọi Trung quốc và các bên kiềm chế không để căng thẳng leo thang trong khu vực, tiếp tục đi vào đàm phán giải quyết hòa bình các tranh chấp. Đây cũng là 1 tín hiệu cảnh báo quan trọng với Trung Quốc.

  • Nhiều ý kiến tập trung vao phân tích tác động của việc Trung Quốc không tuân thủ phán quyết, trong đó nhấn mạnh: ‘Uy tín của Trung Quốc sẽ suy giảm đáng kể nếu từ chối tuân thủ phán quyết của PCA’; ‘Trung Quốc có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế tẩy chay và nếu Trung Quốc trở nên hiếu chiến hơn và cố tình làm leo thang căng thẳng sau phán quyết của PCA và đẩy mạnh hoạt động cải tạo và xây dựng phi pháp trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông... thì điều này chỉ đem lại những tổn hại nghiêm trọng về ngoại giao và kinh tế cho Trung Quốc’; ‘Trung Quốc sẽ tiếp tục bị cô lập hơn nữa nếu không tuân thủ phán quyết này’; ‘Giờ thì cuộc chơi đã thay đổi. Trung Quốc từng nấp sau sự mơ hồ về đường 9 đoạn để đưa ra yêu sách nhưng bây giờ chúng ta đều biết là nó trái luật’; ‘Trung Quốc sẽ khó có thể thay đổi lập trường trong một sớm một chiều nhưng hy vọng tình hình Biển Đông sẽ được cải thiện’; ‘Thực tế thì Trung Quốc cũng không muốn bị cộng đồng quốc tế coi là nước bất tuân luật pháp’. Như vậy, quả bóng đang nằm ở phía sân Trung quốc.

5. Lập trường của Việt Nam


 (a) Đối với quá trình xét xử: Việt Nam không tham gia khiếu kiện (mặc dù có lúc trong đấu tranh đòi Trung Quốc rút dàn khoan 981, lãnh đạo Việt Nam đã đề cập đến khả năng có thể sử dụng biện pháp “đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”. Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa Trong tài, Việt Nam tham gia với tư các quan sát viên. Việt Nam là bên liên quan không thể thiếu (indispensable) trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông-Trường Sa.  Tháng 12/2014 Việt Nam đã gửi 1 tuyên bố đến Tòa trong đó khảng định “Tòa có thẩm quyền xét xử vụ kiện”; điều này có ý nghĩa gi? Theo thủ tục pháp lý, Việt Nam tuy là bên liên quan không thể thiếu (indispensable) trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông-Trường Sa, nhưng khi Việt Nam có động thái chính thức tuyên bố Tòa có thẩm quyền xét xử đối với vụ kiện, nó có ý nghĩa Việt Nam không cản trở Tòa xét xử.


(b) Đối với phán quyết cuối cùng của Tòa


  • Về phản ứng chinh thức: Ngày 12/7/2016, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố ngắn gọn, trong đó tiếp tục khẳng định chủ quyền và quan điểm pháp lý của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa :

Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12.7.2016.  Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết”.


Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố ngày 5.12.2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài. Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.


Nhân dịp này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.


  •  Về dư luận, nhìn chung dư luận Việt Nam đều hoan nghênh phán quyết của Tòa, báo chí/TV đăng tin bài về sự kiện này, nhưng cũng có đánh gia về chiều hướng sắp tới chưa được rõ nét, thậm chí có ý kiến còn mơ hồ (nói có nên theo gương Philippines khởi kiện) hoặc tỏ ra quá lạc quan/bi quan về triển vọng đàm phán sắp tới.

 


  • Phân tích thêm về lập trường pháp lý của Việt Nam:  Trong tuyên bố ngắn của người phát ngôn BNG có 1 câu cần lưu ý:Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết”. Tại sao vậy? Có mấy lý do liên quan:

 


-          Về pháp lý, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ phán quyết của Tòa bác bỏ yêu sách đường Lưỡi Bò của Trung quốc dựa trên “quyền lịch sử”.  Đây là điểm rất quan trọng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là trong lập trường của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa Việt Nam vẫn luôn nhấn mạnh yếu tố “lịch sử”. Sự khác nhau/khác với Trung quốc là Việt Nam đã thực hiện quyền chiếm hữu phù hợp với LPQT (dựng bia chủ quyền từ xa xưa) và liên tục quản lý (quần đảo Hoàng Sa) từ trong quá khứ. Dưới ánh sáng của phán quyết của Tòa Trọng tài, có lẽ Việt Nam nên/sẽ nhấn mạnh hơn yếu tố này.


-          Bên cạnh đó, về quy chế pháp lý của các thực thể ở biển Đông, lập trường pháp lý của Việt Nam theo 1 số văn bản chính thức thì vẫn đang còn sự khác khác biệt: Điểm 5-Tuyên bố 12/5/1977 và Điểm 4-Tuyên bố 12/11/1982; trong đó Việt Nam vẫn coi các thực thể ở biển Đông có thể có vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng; và vẫn coi các thực thể này như 1 cấu trúc thống nhất có đường cơ sở quần đảo riêng.  Rõ ràng, sự khác biệt này trong lập trường pháp lý của Việt Nam so với phán quyết của Tòa cần được nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng trong thời gian tới dưới ánh sáng mới của tình hình Biển Đông “hậu phán quyết”.  Biện minh cho những khác biệt này, 1 số chuyên gia “lập luận” rằng (a) các Tuyên bố nêu trên được đưa ra từ trước khi UNCLOS có hiệu lực nên có thể có những nhận thức khác biệt; (b) Các nước nước liên quan khác cũng nêu lập trường như vậy, Việt Nam cứ nêu để giữ lợi ích của mình. Vậy tới đây trong lập trường chính thức, Việt Nam nên lựa chọn hướng đi nào phù hợp?  Tuyên bố của người của người phát ngôn BNG để ngỏ vấn đề này.


-          Theo ý kiến cá nhân, dưới ánh sáng mới sau phán quyết của Tòa, đây chính là dịp để suy xét và nhìn nhận kỹ lưỡng hơn về lợi ích ưu tiên của Việt Nam, cụ thể vì 1 số lý do: (a) Khi đối phó với 1 cường quốc như Trung Quốc, là nước có những yêu sách ngang ngược bất chấp các qui định LPQT và Công ước Luật Biển, Viêt Nam sẽ có lợi hơn hơn trong việc điều chỉnh lập trường pháp lý phù hợp với các quy định của Công ước. Như vậy sẽ tranh thủ được đồng tình ủng hộ của quốc tế, đồng thời tạo thế đàm phán dễ dàng thuận lợi hơn với Trung Quốc. (b)  Hơn nữa, nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông hầu hết đều tập trung ở vung thềm lục đia trong giói hạn 200 hải lý. Nhìn nhận từ góc độ này, Việt Nam (và các nước liên quan như Malaysia, Philippines...) cần ưu tiên tập trung bảo vệ lợi ích quốc gia thuộc phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ bờ biển của mình. Nói cụ thể hơn, Việt Nam cần điều chỉnh qui định nội luật theo hướng tập trung ưu tiên bảo về chủ quyền và lợi ích đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thu hẹp bớt tranh chấp bất đồng ở Trường Sa.


-          Trong bối cảnh này, việc công nhận các thực thể ở Trường Sa có quy chế pháp lý theo theo hướng phán quyết của Tòa không làm mất đi quyền kiểm soát của Việt Nam đối với các đảo đang chiếm giữ, mà còn bảo vệ tốt hơn các lợi ích pháp lý liên quan của Việt Nam (với việc các nước thực hiện quyền tự do hàng hải-hàng không qua khu vực biển đang có tranh chấp, các lợi ích hợp pháp của Việt Nam và quyền đánh cá của ngư dân Việt Nam cũng được quốc tế bảo hộ).  Bên cạnh đó,  Việt Nam có lợi ích rõ rệt để thừa nhận (hoặc cùng với Philippines và Malaysia nêu lập trường chung) là các thực thể ở Biển Đông Trường Sa nếu đáp ứng qui định nổi trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao thì có thể có vùng lãnh hải 12 hải lý, nhưng các thực thể này chỉ được xem là “đá” theo khoản 3 Điểu 121 UNCLOS, chúng không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng vì từ trong quá khứ chúng vẫn là các thực thể không có dân cư sinh sống và đời sống kinh tế riêng; hiện tại chúng vẫn phụ thuộc vào sự tiếp tế hỗ trợ từ bên ngoài. Việc chuyển đổi lập trường pháp lý theo hướng nêu trên cũng sẽ tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán với Trung quốc và các nước khác.


-          Hy vọng là tiếp sau phán quyết, Việt Nam có nhiều cơ hội để tổ chức rà soát lại các quy định về vùng biển nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh bảo vệ an ninh chủ quyền trong bối cảnh quốc tế mới.


5. Kết luận:


Các diễn biến gần đây cho thấy Biển Đông đang trở thành một địa bàn có xung đột chiến lược giữa các nước lớn, mặc dù thực tế Biển Đông không nằm ở trung tâm chiến lược của các nước này. Với việc Trung Quốc gia tăng các hành động gây căng thẳng ở Biển Đông, mở rộng phạm vi lấn chiếm, tiến hành san lấp trên quy mô lớn các đảo-bãi đá và xây dựng tại đây các công trình nhằm đảm bảo quyền kiểm soát đối với vùng biển này, trước hết là mục tiêu quân sự... Biển Đông đang trở thành một điểm nóng với mức độ phức tạp cao có tính chất quốc tế.  Đặc biệt, sự xung đột giữa “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc và “lợi ich quốc gia” của Mỹ về tự do hàng hải-hàng không và an ninh quân sự, đang gia tăng rõ nét. Với việc Trung Quốc thực hiện các bước leo thang ở Biển Đông dựa trên “lợi ích cốt lõi”, Biển Đông là một phần quan trọng trong chính sách quay trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.


Sự can dự của các nước lớn vào vấn đề Biển Đông ngày càng gia tăng liệu có làm cho tranh chấp thêm phức tạp ngoài tầm kiểm soát, và có gây bất lợi hơn cho các nước ven biển Đông, trong đó có Việt Nam hay không?  Theo tôi, câu trả lời là “không”! Thực tế cho thấy Trung quốc phải tính đến các lợi ích chiến lược lớn hơn của họ về kinh tế; mặc dù họ đang cố “hù dọa” một số người “nhút nhát” về sức mạnh của Trung Quốc và nguy cơ “quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”. Có thể dễ dàng nhận thấy “quốc tế hóa” có lợi hơn cho các nước nhỏ mong muốn giải quyết tranh chấp bằng đàm phán hòa bình, trong đó những lợi ích hợp pháp của họ sẽ được quốc tế đồng tình ủng hộ.

 

Tóm lại, quá trình đa phương hóa, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông đang tạo ra một cục diện mới với cả thuận lợi và khó khăn cho các nước liên quan trực tiếp tới vấn đề Biển Đông trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia và đàm phán giải quyết xung đột. Thuận lợi là sự ủng hộ về chính trị của cộng đồng quốc tế đối với các nước nhỏ, có lợi ích và đòi hỏi chính đáng theo LPQT; khó khăn là việc xây dựng-củng cố năng lực của đội ngũ nắm vững các qui định quốc tế về biển, và quan trọng hơn là lựa chon phương án có lợi nhất trong lập trường pháp lý bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không để tồn tại các lỗ hổng./.                          


END


TB: Tác giả nguyên là Vụ Trưởng Vụ Luật pháp Quốc tế Bộ Ngoại giao; nguyên đại sứ của Việt Nam bên cạnh Liên hợp Quốc ở Giơ-ne-vơ; nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia; hiện là giảng viên trường Đại học Hà Nội và là trọng tài viên của Tòa Trọng tài Quốc tế tại La Haye.


LEGAL STATUS OF ISLANDS, ROCKS IN INTERNATIONAL LAW


AND COUNTRIES’ PRACTICE IN THE SOUTH CHINA SEA


1. REGIME OF ISLANDS IN UNCLOS


PART VIII


REGIME OF ISLANDS


Article 121


Regime of islands


  1. An island is a naturally formed area of land, surrounded by water, which is above water at high tide.
  2. Except as provided for in paragraph 3, the territorial sea, the contiguous zone, the exclusive economic zone and the continental shelf of an island are determined in accordance with the provisions of this Convention applicable to other land territory.
  3. Rocks which cannot sustain human habitation or economic life of their own shall have no exclusive economic zone or continental shelf.

 

Before the Arbitration Tribunal Award of July 12, 2016, the unclear definition of ‘rocks’ under article 121 (3) of the UNCLOS may lead to different interpretations regarding the legal status of Paracels and Spratlys (as commented by Pham Hong Thao in one of his articles[29]): “Unresolved questions may include: (1) What size and height would be required in order to qualify an object as an island or rock?; (2) When is a rock capable of sustaining human habitation?; (3) In the case of uninhabited rocks, if people and governments supply construction works, water, and food, would it be possible to meet the requirements of Article 121 (3)?; (4) In relation to a rock, what is the definition of “an economic life of its own”?; (5) If a lighthouse, runway, meteorological, hydrological station, bird sanctuary, marine park, gas and oil exploration station, or other economic projects are built on a rock, would this qualify as distinct economic life?; (6) Do islands and rocks have the same regime as mainland regime?; (7) Can they be treated as mainland to get full territorial water rights, the EEZ, or continental shelf?; and (8) What is the effect of islands and rocks in delimiting the maritime zones of the mainland?” 


Despite the international legal standing (UNCLOS) that a submerged feature or low tide elevation cannot be turned into an island that warrants maritime zones, China still insists its various geographic features are islands and creates facts on the ground to make them islands, as is the case now for many of the new land outcrops and improvements in the Spratly Islands.


II. RULING OF THE ARBITRAL TRIBUNAL ON THE REGIME OF ISLANDS IN DISTUTE IN SOUTH CHINA SEA


1. SUMMARY OF THE TRIBUNAL’S DECISIONS, PRESS RELEASE, (excerpt):


The Award addresses the issues of jurisdiction not decided in the Award on Jurisdiction and Admissibility and the merits of the Philippines’ claims over which the Tribunal has jurisdiction. The Award is final and binding, as set out in Article 296 of the Convention and Article 11 of Annex VII.


Historic Rights and the ‘Nine-Dash Line’: The Tribunal found that it has jurisdiction to consider the Parties’ dispute concerning historic rights and the source of maritime entitlements in the South China Sea. On the merits, the Tribunal concluded that the Convention comprehensively allocates rights to maritime areas and that protections for pre-existing rights to resources were considered, but not adopted in the Convention. Accordingly, the Tribunal concluded that, to the extent China had historic rights to resources in the waters of the South China Sea, such rights were extinguished to the extent they were incompatible with the exclusive economic zones provided for in the Convention. The Tribunal also noted that, although Chinese navigators and fishermen, as well as those of other States, had historically made use of the islands in the South China Sea, there was no evidence that China had historically exercised exclusive control over the waters or their resources. The Tribunal concluded that there was no legal basis for China to claim historic rights to resources within the sea areas falling within the ‘nine-dash line’.


 Status of Features: The Tribunal next considered entitlements to maritime areas and the status of features. The Tribunal first undertook an evaluation of whether certain reefs claimed by China are above water at high tide. Features that are above water at high tide generate an entitlement to at least a 12 nautical mile territorial sea, whereas features that are submerged at high tide do not. The Tribunal noted that the reefs have been heavily modified by land reclamation and construction, recalled that the Convention classifies features on their natural condition, and relied on historical materials in evaluating the features. The Tribunal then considered whether any of the features claimed by China could generate maritime zones beyond 12 nautical miles. Under the Convention, islands generate an exclusive economic zone of 200 nautical miles and a continental shelf, but “[r]ocks which cannot sustain human habitation or economic life of their own shall have no exclusive economic zone or continental shelf.” The Tribunal concluded that this provision depends upon the objective capacity of a feature, in its natural condition, to sustain either a stable community of people or economic activity that is not dependent on outside resources or purely extractive in nature. The Tribunal noted that the current presence of official personnel on many of the features is dependent on outside support and not reflective of the capacity of the features. The Tribunal found historical evidence to be more relevant and noted that the Spratly Islands were historically used by small groups of fishermen and that several Japanese fishing and guano mining enterprises were attempted. The Tribunal concluded that such transient use does not constitute inhabitation by a stable community and that all of the historical economic activity had been extractive. Accordingly, the Tribunal concluded that none of the Spratly Islands is capable of generating extended maritime zones. The Tribunal also held that the Spratly Islands cannot generate maritime zones collectively as a unit. Having found that none of the features claimed by China was capable of generating an exclusive economic zone, the Tribunal found that it could—without delimiting a boundary—declare that certain sea areas are within the exclusive economic zone of the Philippines, because those areas are not overlapped by any possible entitlement of China.


 Lawfulness of Chinese Actions: The Tribunal next considered the lawfulness of Chinese actions in the South China Sea. Having found that certain areas are within the exclusive economic zone of the Philippines, the Tribunal found that China had violated the Philippines’ sovereign rights in its exclusive economic zone by (a) interfering with Philippine fishing and petroleum exploration, (b) constructing artificial islands and (c) failing to prevent Chinese fishermen from fishing in the zone. The Tribunal also held that fishermen from the Philippines (like those from China) had traditional fishing rights at Scarborough Shoal and that China had interfered with these rights in restricting access. The Tribunal further held that Chinese law enforcement vessels had unlawfully created a serious risk of collision when they physically obstructed Philippine vessels.


Harm to Marine Environment: The Tribunal considered the effect on the marine environment of China’s recent large-scale land reclamation and construction of artificial islands at seven features in the Spratly Islands and found that China had caused severe harm to the coral reef environment and violated its obligation to preserve and protect fragile ecosystems and the habitat of depleted, threatened, or endangered species. The Tribunal also found that Chinese authorities were aware that Chinese fishermen have harvested endangered sea turtles, coral, and giant clams on a substantial scale in the South China Sea (using methods that inflict severe damage on the coral reef environment) and had not fulfilled their obligations to stop such activities.


Aggravation of Dispute: Finally, the Tribunal considered whether China’s actions since the commencement of the arbitration had aggravated the dispute between the Parties. The Tribunal found that it lacked jurisdiction to consider the implications of a stand-off between Philippine marines and Chinese naval and law enforcement vessels at Second Thomas Shoal, holding that this dispute involved military activities and was therefore excluded from compulsory settlement. The Tribunal found, however, that China’s recent large-scale land reclamation and construction of artificial islands was incompatible with the obligations on a State during dispute resolution proceedings, insofar as China has inflicted irreparable harm to the marine environment, built a large artificial island in the Philippines’ exclusive economic zone, and destroyed evidence of the natural condition of features in the South China Sea that formed part of the Parties’ dispute.

 


2. EXTENDED SUMMARY OF THE TRIBUNAL’S DECISIONS (excerpt):


b. The Status of Features in the South China Sea;


In its Award of 12 July 2016, the Tribunal considered the status of features in the South China Sea and the entitlements to maritime areas that China could potentially claim pursuant to the Convention.


The Tribunal first undertook a technical evaluation as to whether certain coral reefs claimed by China are or are not above water at high tide. Under Articles 13 and 121 of the Convention, features that are above water at high tide generate an entitlement to at least a 12 nautical mile territorial sea, whereas features that are submerged at high tide generate no entitlement to maritime zones. The Tribunal noted that many of the reefs in the South China Sea have been heavily modified by recent land reclamation and construction and recalled that the Convention classifies features on the basis of their natural condition. The Tribunal appointed an expert hydrographer to assist it in evaluating the Philippines’ technical evidence and relied heavily on archival materials and historical hydrographic surveys in evaluating the features. The Tribunal agreed with the Philippines that Scarborough Shoal, Johnson Reef, Cuarteron Reef, and Fiery Cross Reef are high-tide features and that Subi Reef, Hughes Reef, Mischief Reef, and Second Thomas Shoal were submerged at high tide in their natural condition. However, the Tribunal disagreed with the Philippines regarding the status of Gaven Reef (North) and McKennan Reef and concluded that both are high tide features.


The Tribunal then considered whether any of the features claimed by China could generate an entitlement to maritime zones beyond 12 nautical miles. Under Article 121 of the Convention, islands generate an entitlement to an exclusive economic zone of 200 nautical miles and to a continental shelf, but “[r]ocks which cannot sustain human habitation or economic life of their own shall have no exclusive economic zone or continental shelf.” The Tribunal noted that this provision was closely linked to the expansion of coastal State jurisdiction with the creation of the exclusive economic zone and was intended to prevent insignificant features from generating large entitlements to maritime zones that would infringe on the entitlements of inhabited territory or on the high seas and the area of the seabed reserved for the common heritage of mankind. The Tribunal interpreted Article 121 and concluded that the entitlements of a feature depend on (a) the objective capacity of a feature, (b) in its natural condition, to sustain either (c) a stable community of people or (d) economic activity that is neither dependent on outside resources nor purely extractive in nature.


The Tribunal noted that many of the features in the Spratly Islands are currently controlled by one or another of the littoral States, which have constructed installations and maintain personnel there. The Tribunal considered these modern presences to be dependent on outside resources and support and noted that many of the features have been modified to improve their habitability, including through land reclamation and the construction of infrastructure such as desalination plants. The Tribunal concluded that the current presence of official personnel on many of the features does not establish their capacity, in their natural condition, to sustain a stable community of people and considered that historical evidence of habitation or economic life was more relevant to the objective capacity of the features. Examining the historical record, the Tribunal noted that the Spratly Islands were historically used by small groups of fishermen from China, as well as other States, and that several Japanese fishing and guano mining enterprises were attempted in the 1920s and 1930s. The Tribunal concluded that temporary use of the features by fishermen did not amount to inhabitation by a stable community and that all of the historical economic activity had been extractive in nature. Accordingly, the Tribunal concluded that all of the high-tide features in the Spratly Islands (including, for example, Itu Aba, Thitu, West York Island, Spratly Island, North-East Cay, South-West Cay) are legally “rocks” that do not generate an exclusive economic zone or continental shelf.


The Tribunal also held that the Convention does not provide for a group of islands such as the Spratly Islands to generate maritime zones collectively as a unit.


III. SOUTH CHINA SEA TERRITORIAL-SEA DISPUTES AND LEGAL POSITION OF THE CLAIMANTS.


image117

China’s claim:


China’s claims to sovereign rights jurisdiction, and to “historic rights”, with respect to the maritime areas of the South China Sea encompassed by the so-called “nine-dash line”.  China also claims unwarranted maritime zones through excessive strait/archipelagic baselines for occupied islands in the Paraces (Chinese law of June 15, 1996 providing straight baseline for the Paracels) and for the Spratly with vague rights based on “historic waters”.  China has promulgated related laws on the sea: Law 25-2-1992 on the Chinese territorial sea and contiguous zones, Law 15-6-1996 on the baseline system; Law 26-6-1998 on the Chinese exclusive economic zone and continental shelf. On May7, 2009 China officially submited its “nine-dash line” claim to the Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS).


Positions occupied by different claimants


 

image107

Chinese dredging activities: During 2013–2014 China began a substantial program of dredging and land reclamation at three sites in the Spratlys. The strategic effect of China's dredging and land reclamation makes it the most significant change to the South China Sea dispute since the 1988 Battle of Johnson South Reef (Đá Gạc Ma). In September 2015, new satellite imagery revealed that China had completed an airfield and a 3,125-metre runway at Fiery Cross Reef (Bãi Chữ Thập). The main difference in China's activities is that they are constructing islands out of reefs that for the most part were under water at high tide. China and Taiwan have contended that Itu Aba meets the requirements for an island (versus a rock) under the articles of UNCLOS and consequently entitled to a 200 nautical mile Exclusive Economic Zone (EEZ).


Regarding the arbitration tribunal, China contends that the arbitration case is not about interpreting the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) with respect to maritime claims, but about the territorial sovereignty of those claims, which UNCLOS has no authority to determine. Moreover, the Tribunal itself does not have jurisdiction to determine sovereignty over geographic features in the region because its jurisdiction is limited to matters concerning the interpretation and application of UNCLOS, and again UNCLOS does not contemplate sovereignty. Lastly, Beijing asserts that Manila violated prior bilateral agreements, and the 2002 ASEAN Declaration on the Conduct (DoC) of Parties in the SCS to settle maritime disputes with China through bilateral negotiation and not international arbitration.

 


The claim by Philippines:


The Philippines’ current claim is said to be based on the Republic Act 9522 (10 March 2009) that signifies new Philippine archilelagic baselines + Republic Act 3046 (1961) as amended by Republic Act 5446 or the Philippine Baselines  Law establishing Philippine baselines and basepoints and the  Republic Act 7160 (Local Government Code of 1991) +  the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea ( Article 47 on archipelagic state and Article 121 with respect to the claimed islands in the South China sea). The Philippine recognizes that Philippine sovereignty over the waters within the baselines is subject to the rights of innocent passage and archipelagic sea lanes passage, as provided for under international law.


According to Philippinos legal experts, prior to Republic Act 9522, Philippine baselines law was not compliant with UNCLOS. The new archipelagic baseline system of the Philippines is composed of 101 line segments, ranging in length from 0.08 nm to 122.88 nm, with a total length of 2,808 nm. The archipelagic baseline system includes all of the Philippines’ main islands and does not include Scarborough Reef or the Kalayaan Island Group[30]


image109

The Philippines sent troops to the Spratly group for the first time in 1968. In April 1972, the Philippine government incorporated the Kalayaan group into Palawan Province as a municipality, and claimed in 1974 that "its location rendered it strategically important to Philippine national security".   On 11 June 1978, to further the claim of the Philippines on the island group, the late President Ferdinand Marcos, by virtue of Presidential Decree No.1599, formally annexed the Kalayaan Islands into the Philippines’ 200-mile exclusive economic zone (EEZ). The Philippine claim extends over an area of 70,150 sq. nm.  By the end of the 1970s, the Philippines had occupied a total of eight islands and two reefs. These features, such as Pagasa (Thị Tứ island), Kota (Loai tá island), Likas (West York island), Parola (Northeast Cay), Pugad (Southwest Cay), Lawak (Nanshan island), and two small islands, Patag (Flat island) and Panata (Lankiam Cay), excluding Southwest Cay, are still occupied by the Philippines today.


image117

         On April 8, 2009, the Philippines made a submission to the Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS) concerning the continental shelf beyond 200 nm in the Benham Rise (Benham Plateau) region, east of the Philippines in the Philippine Sea.  On April 12, 2012, the CLCS gave supportive recommendations concerning this submission, and on July 2, 2012, the Philippines delineated the outer limits of its continental shelf in the Benham Rise region on the basis of those recommendations. The map above depicts these outer limits of the Philippines’ continental shelf claim in the south China Sea.

Malaysia's claim


Malaysia claims a small number of islands in the Spratly and contended that the islands are within its 200-miles exclusive economic zone and continental shelf, as defined by UNCLOS. Malaysia has defined the limits of its EEZ  in 1979 with clear coordinates. Malaysia's argument of South China Sea islands is based on res nullius and is said to be satisfied as when Japan renounced their sovereignty over the islands according to the San Francisco Treaty and there was a relinquishment of the right to the islands without any special beneficiary. Therefore, the islands became res nullius and available for annexation.


image119

Malaysia has militarily occupied three islands that it claims. The Swallow Reef was under control in 1983 and has been turned into an island through a land reclamation which now also hosts a dive resort. The Malaysian military also occupies Ardasier Reef (Terumbu Ubi), and Mariveles Reef (Terumbu Mantanani).

 


In 1999, Malaysia occupied Gabriela Silang Reef (Erica Reef) and Pawikan Reef (Investigator Shoal), causing the Philippines to protest. The Philippines decided to occupy Ayungin Reef (Second Thomas Reef) in 1999 due to this pressure. Together with Rizal Reef (Commodore Reef), Ayungin Reef can give the Philippines a sentry advantage in stopping other countries' occupation of features nearest to the Philippines.

 


Brunei claims


Brunei also claims part of the South China Sea considered as belonging to it its continental shelf and exclusive economic zone. In 1984, Brunei declared an EEZ encompassing the above-water islets it claims in Louisa Reef.  Brunei states that the southern part of the Spratly Islands chain is actually a part of its continental shelf, and therefore a part of its territory and resources. Brunei does not practice military control in the area.


Vietnam's claim


Vietnam claims that it has occupied the Spratly and the Paracel islands at least since the 17th century, when they were not under the sovereignty of any state, and that they exercised sovereignty over the two archipelagos continuously and peacefully until they were invaded by Chinese armed forces and disputed by other claimants.

 


Vietnam has made public numerous historical evidences: “Miscellaneous Records of Pacification in the Border Area” composed by the dynasty’s scholar Le Quý Đôn which defined Hoàng Sa (Paracel islands) and Trường Sa (Spratly Islands) as belonging to Quảng Ngãi District. In an atlas of Vietnam (Đại Nam nhất thống Toàn đồ - 大南ー統全圖) completed in 1838 the Paracel and Spratly were shown as Vietnamese territory[31]. Vietnam had conducted many geographical and resource surveys of the islands. The results of these surveys have been recorded in Vietnamese literature and history published since the 17th century. After the treaty signed with the Nguyễn dynasty, France represented Vietnam in international affairs and exercised sovereignty over these islands.

 


As regards continuous exercise of sovereignty, Vietnam's response to China's claim that the Cairo Declaration somehow recognised the latter's sovereignty over the Spratlys and that at the San Francisco Conference on the peace treaty with Japan, the Soviet Union proposed that the Paracels and Spratlys be recognised as belonging to China, but this proposal was rejected by an overwhelming majority of the delegates. On 7 July 1951, Tran Van Huu, head of the Bảo Đại Government's delegation of Vietnam to the conference declared that the Paracels and Spratlys were part of Vietnamese territory. This declaration met with no challenge from the 51 representatives at the conference. After the 1954 Geneva Accord when the French Indochina was split into three countries (Laos, Cambodia, Vietnam) and Vietnam was temporarily divided along the 17th Parallel; the Republic of Vietnam (RVN) exercised sovereignty over the Paracels and Spratly islands, placed border markers on the archipelagos and held military control over the majority of the Spratly Islands until 1975. After the Vietnam War, the unified Vietnam continued to claim the Paracels and Spratly islands as an integral part of íts teritory.


image121

With regard to legislation, on 21 July 2012, the National Assembly of Vietnam passed the law on maritime zones of Vietnam, in which the status of islands has been provided along the line of Article 121 of UNCLOS: “Islands must be above water at high tide” (Article 19);  “Islands which can sustain human habitation or economic life of their own have internal waters, territorial seas, contiguous zones, exclusive economic zones and continental shelves (Article 20.1);  “Rocks which can not sustain human habitation or economic life of their own have no exclusive economic zone or continental shelf” (Article 20.2). This indicates that Vietnam has somehow redefined its legal position away from its previous position but still considers some off-shore islands may entitle to have exclusive economic zones and continental shelves of themselves. Dated back to the legal position stated in the 12/5/1977 Government Statement regaring the maritime zones, Vietnam generally considers that the off-shore islands of Vietnam are entitled to have the territorial sea, contiguous zone, EEZ and continental shelf of their own (Point 5). Meanwhile, Point 4 of the Government Statement on 12/11/1982 also mentions that the territorial baselines for Hoang Sa (Paracels) and Truong Sa (Spratly) archilelagos shall be provided in a separate document, in accordance with  Point 5 of the May 12, 1977 Government Statement.  This, however, has not been realized. In light of the final award of the Arbitration Tribunal and given the contended maximum positions of different related claimants in the South China Sea, it is interesting to see how Vietnam might articulate its official legal position on “the ruling contents of the Arbitration Tribunal” as said/stated by the Foreign Ministry spokesman on July 12, 2016.

 


On 6 May 2009, Vietnam made a joint submission with Malaysia to the UN’s Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS) under UNCLOS, on the outer limit of their continental shelf claim beyond 200 miles. The joint submission by Malaysia and Vietnam lays mutual claim on continental shelf in the southern part of the South China Sea. The two countries declared that the joint submission involved only a portion of the outer limits of their continental margin, and contended that they reserve the right to make later submissions, either jointly or individually.

 


Malaysia and Vietnam acknowledged that there are unresolved disputes in the area under the submission, and emphasized that the submission does not “prejudice matters relating to the delimitation of boundaries between States with opposite or adjacent coasts.” Vietnam also unilaterally submitted its continental shelf claim with respect to the northern part in South China Sea. Vietnam describes this “Northern boundary” limit as the equidistance line between the territorial sea baselines of Vietnam and the territorial sea baselines of the People’s Republic of China. During the presentation before the CLCS, Vietnam declared that Vietnam’s claim does not overlap with those of other coastal states. Vietnam further stated that the submission is “without prejudice to the maritime delimitation between Vietnam and other relevant coastal states.”


image123image125

IV. VIETNAM’S PRACTICE IN NEGOTIATING THE LEGAL STATUS OF OFF-SHORE ISLANDS IN THE SOUTH CHINA SEA


1. Sea boundary agreement with Thailand


There existed (before the conclusion of the sea boundary delimitation agreement in August 1997) an overlapping area between Vietnam and Thailand totaling 6074 km2 in the Gulf of Thailand resulted from maximum overlapping claims of two sides. Thailand claimed in May 1973 a median line between the the two opposite coasts, and intentionally ignored the Vietnamese Tho Chu archipelago and Poulo Wai Island of Cambodia. In contrast the claim of (South) Vietnam in 1971 constituted a median line between offshore islands of Tho Chu and Poulo Wai and the opposite coast of Thailand without taking into account Ko Kra and Ko Losin rocks of Thailand. On 19 August 1992, Thailand added the rocks Ko Kra and Ko Losin to their baseline announced previously on 11 June 1970. These are uninhabitable formations of 1.5m above water at high tide, without appreciable economic life of their own.


image127

The two countries entered into official and substantive negotiations in 1992, first to determine the overlapping area and then discussed the effect of off-shore islands of both sides for delineating the sea boundary. Negotiations on the effect of off-shore islands were indeed the nutshell for an agreed delineation solution. Through out the process, Thailand was indicating that Tho Chu archipelago should carry a weight of not more than a one-quarter effect, while accepted Ko Kra and Ko Losin of Thailand as rocks. Agreement was finally reached after 9 rounds held in 7 years, which grants Vietnam with 32.5% of the overlaping area (indicating a similar effect of Tho Chu islands). The two sides also agreed that the delineated line constitutes a single boundary for both the continental shelf and EEZ between Thailand and Vietnam. In the meantime, fishery issue, joint navy patrol, and agreement to treat any single oil field or gas structure that extends across the boundary line are also settled. The agreement was officially signed on 9 August 1997 and came into force on 27 February 1998. This maritime boundary agreement was the first agreement Vietnam concluded with neighboring countries. It also constitutes the first pact in South East Asia since the coming into force of 1982 UNCLOS. The result of the Thai-Vietnamese negotiations reflects the goodwill and determination of both countries to implement UNCLOS 1982, of which both Thailand and Vietnam are signatories


2. Vietnam - Cambodia agreement on historic waters:


Vietnam and its neighbor Cambodia have adjacent sea areas. Two countries used to have historic disputes regarding their sovereignty over some coastal islands; and their overlapping claims relating to the territorial sea, exclusive economic zone and continental shelf, are yet to be resolved.

 


On July 7, 1982, Cambodia and Vietnam signed an agreement which made claim to a part of the Gulf of Thailand as historic waters. This agreement covers the area of 8000 km2 extending from the mainland to Tho Chu and Poulo Wai Islands, within their territorial baselines (see attached Map A). Under this agreement, the two countries have agreed to use “the Brévie Line”, which was an admistrative line adopted by Governor Brevie in 1939, to become the dividing line for the coastal islands belonging to each country: Islands on the North of the line belong to Cambodia and islands on the South of the line belong to Vietnam (attached Map B) . The historic water is provided under the common management regime: • Joint patrol • Joint exploiting the natural resources including fisheries. It was also agreed in the above agreement that the two countries would continue to negotiate to settle their maritime overlapping claims in other area at a suitable time.


The agreement on historic water met with objection from The United States which views the historic claim to the waters in question as without foundation and reserves its rights and those of its nationals in this regard.

 


Map A

image129

 

Map B

image131


Map C

image133

The Cambodian side has also shown, on several occation, its intended claim on the territorial delineation line, linking it with the “Brévie Line” running around the Phu Quoc island of Vietnam (as seen in Map C).

 


3. Joint exploitation arrangement between Vietnam and Malaysia

 


There is an overlap of 2800 km2 in the Gulf of Thailand created by the claims of South Vietnam government in 1971 and Malaysia in 1979, respectively. Vietnam and Malaysia carried out negotiations in 1992 on settling the overlap. In the first round the two sides arranged to apply a joint development model in a partial area.


image135

According to the 5 June 1992 arrangement, two sides nominated their national petroleum company, namely Petrovietnam and Petronas respectively, to hold talks on a commercial arrangement on joint exploitation of petroleum resources in the area in the principle of equality in rights and obligations. On 29 July 1997 the first barrel was extracted on a commercial basis. Joint development activities in the area are being carried out successfully contributing to enhanced economic development as well as their bilateral relations.

 


Besides, there is an overlap of 875km2 created by Vietnam’s 1971claims, Thailand’s 1973 claims and Malaysia’s 1979 claims. Negotiations were undertaken in 1997 to define the overlapping area. Three sides agreed on the principle of joint development in the area. They have now come to technical discussion regarding details of a joint development arrangement.

 


4. Determination of Vietnam -Indonesia continental shelf

 


 The overlap was created by South Vietnam’s 1971 claim and Indonesia’s 1968 claim. The area totals almost 37,000 km2 to the South-East of China Sea. Rounds of negotiations were initiated in 1972, yet rendered any settlement.

 


After national re-unification, Vietnam officially opened the floor for negotiations. During the process, two sides gradually merged their differences and figured out an appropriate and reasonable settlement to their overlapping claims.


image137

By 26 June 2003, an agreement on continental shelf delimitation was signed. Entering into force on 29 May 2007, it identifies a boundary line which is a defined dotted line. The two countries agreed to enter into negotiations on a settlement of their EEZ in the near future.

 


5. The Tonkin Gulf Agreement with China


The Tonkin Gulf is a large one with the total area of 126,250 square kilometers (36,000 square nautical miles). Its width, at the maximum, is about 310 kilometers (176 nautical miles) and the narrowest breadth is around 207.4 kilometers (112 nautical miles). The Gulf consists of two mouths, one on the Northwest, namely Qiong Zhou strait, and the other on the South extending 207.4 kilometers in width from Con Co islet (of Viet Nam) to Hainan island (of China).

 


The Gulf contains, on the Vietnamese side, about 2300 small coastal islands and rocks (with Halong Bay as world herritage). Notably, there exists in the middle of the gulf the Bach Long Vi (White Dragon Tail) island, which is 110 km (50 nm) from Vietnam’s mainland and 130 kilometers away from Hainan island of China. On the Chinese side, it possesses a few small islands in the Northeast of the Gulf including Wei Zhou and Xie Yang.

 


The negotiations on delimitation of the Tonkin Gulf between Vietnam and China started as early as 1974, but failed to reach the substantive period until 1992, a year after normalization of bilateral relations in 1991. The negotiations lasted for 27 years, with 18 rounds of technical level plus 10 meetings at governmental level and many of Joint Working-Mapping Team (totally 49 meetings in all, and about 5 meetings on average each year).

 


On December 25th 2000, the Agreement on Delimitation of the Tonkin Gulf was signed by the Foreign Ministers of Viet Nam and China in Beijing, marking the successful conclusion of a long negotiations process. The delineated line contains 21 points, basing on a equidistant line but then adjusted for equity, consisting of territorial waters boundary (point 1 to 9) and the rest for EEZ and continental shelves (point 10 to 21). According to the Agreement, Viet Nam is said to be entitled to 53.23% of the Gulf’s total area and China 46.77%; but outside observes that the maritime boundery is closer to the Vietnamese than the Chinese coast.


image139

During negotiations in the 1990s, Vietnam abandoned its initial claims of historic 138 longitude line mentioned in the Sino-French border treaty, as well historic waters in the Gulf of Tonkin, and China also abandoned its proposal of a neutral zone in the shape of a rectangle in the middle of the gulf within which no exploration or exploitation should take place. Vietnam also agreed not to give full effect to one of its islands, Bach Long Vi, which is 2.5 sq km, 62 metres (m) above sea level and approximately 50 nm from Vietnam, in constructing the boundary. Bach Long Vi was given a 25% effect on the delimitation line. It is estimated that the difference between an equidistance line using Bach Long Vi as a base point and one ignoring the island completely is approximately 1,700 sq km. The Vietnamese islet of Con Co was given half effect in the southern areas of the Gulf of Tonkin. Other Vietnamese near shore islands such as Co To and Quan Lan were given some but not full effect in the inner reaches of the Gulf. Further, both Vietnam and China agreed upon a common fishing zone, which made it easier for China to agree to a boundary line in the middle of the Gulf


                                                                         END


Note: The Author was the Derector General of MOFA’s Department of International Law & Treaties; and Ambassador of Vietnam to the UN in Geneva. He was also the Vice Chairman of the National Border Commission. Currently he is teaching at Hanoi University and an arbitrator of the Permanent Court of Arbitration (PCA) in the Hague.

 


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Tham luận của Ts Ngô Hữu Phước


image141

Diễn giả Tiến sĩ Ngô Hữu Phước đọc tham luận. Ảnh VH


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN  VỀ ĐẢO NHÂN TẠO THEO CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 – LIÊN HỆ THỰC TRẠNG CÃI TẠO, BỒI ĐẮP CỦA TRUNG QUỐC TRÊN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM


TS. Ngô Hữu Phước[32]


Tóm tắt: Bài viết phân tích một cách toàn diện nhằm làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý liên quan đến khái niệm, điều kiện, vị trí, thủ tục xây dựng, quy chế pháp lý và quyền tài phán của quốc gia đối với đảo nhân tạo theo quy định của Công ước của Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982. Đồng thời, phân tích cơ sở pháp lý và tác động tiêu cực từ thực trạng xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên các đá và bãi cạn lúc nổi lúc chìm ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.


Abstract: The paper thoroughly analyses to clarify the concept, conditions, position, construction procedures, legal status and jurisdiction of the country regarding the artificial islands under the provisions of UNCLOS. Also, the paper analyses the legal basis and the negative impact from the illegal construction artificial islands of China on the rocks and Low-tide elevations in the Spratley Islands (Truong Sa Islands) that belong to Vietnam.


 


1. Đặt vấn đề


Thế kỷ XXI, thế kỷ của nhân loại hướng ra biển, giàu mạnh và thịnh vượng lên nhờ biển. Đặc biệt, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi mà các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức và áp lực chưa từng có như: Sự gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, thiếu hụt nguồn tài nguyên để phát triển, yêu sách và tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia trên biển ngày càng có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp. Do vậy, xác lập, thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982 (United Nations Convention on the Law of the Sea- UNCLOS) để phát triển kinh tế-xã hội là một xu thế tất yếu.


Một trong những biểu hiện cơ bản để khẳng định và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trên biển chính là sự hiện diện của đời sống kinh tế, xã hội của một cộng đồng dân cư, của hoạt động khai thác tài nguyên biển (khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt, thủy hải sản, nước biển…), sử dụng biển trong các hoạt động hàng hải, hàng không, trao đổi kinh tế, thương mại, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, lắp đặt, sử dụng đảo nhân tạo và các công trình, thiết bị nhân tạo. Trong đó, sự hiện diện vững chắc nhất để thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia trên biển là sự tồn tại của cộng đồng dân cư, của chính quyền nhà nước trên các đảo, quần đảo tự nhiên và nhân tạo. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng các công trình, thiết bị nhân tạo đặc biệt là đảo nhân tạo đã và đang được các quốc gia biển quan tâm và thực hiện. Bởi lẽ, các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị nhân tạo được xây dựng hợp pháp trên biển sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia ven biển trong việc bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trên biển; gia tăng hiệu quả khai thác tài nguyên biển (như khai thác dầu, khí, thủy hải sản, các mỏ kim loại…), nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển; thuận lợi hơn trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia; bảo đảm an ninh hàng hải, hàng không, thương mại quốc tế và các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, đấu tranh phòng, chống tội phạm; điều chỉnh, cần bằng dòng chảy của thủy triều, chóng xói mòn[33]; thích nghi với tình trạng trái đất nóng lên[34]...


Từ những lợi ích to lớn nói trên của đảo nhân tạo, các quốc gia trên thế giới đã và đang tiến hành xây dựng mà điển hình là Hà Lan, các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Azerbaijan, Maldives, Qatar, Barain, Áo, Canada, Đan Mạch, HongKong , Singapo, Panama, Nam Phi, Ấn độ, quần đảo Slomon, Ba Lan, Anh, Mỹ[35]


Tuy nhiên, một thực trạng rất nguy hiểm hiện nay đó chính là việc bồi đắp, mở rộng các đảo, đá nhỏ đặc biệt là các bãi ngầm, rặng san hô, bãi cạn lúc chìm lúc nổi trên các quần đảo và vùng biển đang tranh chấp hoặc chồng lấn để biến chúng thành đảo nhân tạo đang được một số quốc gia thực hiện nhằm mục đích duy trì, củng cố yêu sách về chủ quyền đối với các thực thể này cũng như xác lập các vùng biển xung quanh các đảo nhân tạo. Việc xây dựng, bồi đắp các đảo nhân tạo này đã làm cho tình hình tranh chấp trên biển giữa các quốc gia trong khu vực ngày càng căng thẳng và phức tạp. Bởi lẽ, hoạt động bồi đắp và xây dựng này đã từng bước làm thay đổi hiện trạng của các vùng biển, đảo đang tranh chấp hoặc chồng lần giữa các quốc gia trong khu vực. Rất tiếc, thực tiễn đó đã và đang được Trung Quốc[36] tiến hành với quy mô rất lớn trên 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bắt đầu từ cuối năm 2013, đặc biệt là trong năm 2015, Trung Quốc đã tập trung tổng lực để xây dựng, tôn tạo và bồi đắp các cấu trúc địa lý mà nước này đang chiếm đóng trái phép tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam. Các hoạt động này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các cam kết khu vực của nước này, cũng như vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS mà Trung Quốc là thành viên, gây mất ổn định và đe dọa an ninh, an toàn hàng hải và hàng không trong khu vực Biển Đông. Các hành động này đã gặp phải sự chỉ trích và phản đối gay gắt từ phía Việt Nam cũng như các nước có quyền và lợi ích ở Biển Đông.


Từ thực tiễn nói trên, bài tham luận này sẽ phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý liên quan đến khái niệm, vị trí, điều kiện xây dựng, mục đích sử dụng, quy chế pháp pháp lý và vai trò của đảo nhân tạo theo quy định của UNLOS, đặc biệt là thực tiễn xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trong thời gian qua trên các đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.


2. Các vấn đề pháp lý về đảo nhân tạo


2.1 Định nghĩa đảo nhân tạo


 Về phương diện lịch sử, từ thời La Mã cổ đại đã có những ghi chép sơ khai đầu tiên về đảo nhân tạo từ gần 2.000 năm trước. Năm 47, Plinius đề cập đến những “gò đất nhân tạo” do cư dân sống tại khu vực mà ngày nay thuộc đông bắc Hà Lan xây dựng để tránh triều cường và sóng bão[37]. Thời Trung cổ, dân cư ScotlandIreland đã xây dựng các crannóg tại nhiều vùng hồ để làm nơi trú ngụ an toàn để tránh kẻ thù. Năm 1634, trong quá trình thi hành chính sách Tỏa Quốc nhằm ngăn người nước ngoài vào Nhật Bản, người Nhật Bản đã xây dựng đảo nhân tạo Dejima ngoài khơi Nagasaki để làm nơi giao thương với người Bồ Đào Nha và sau này là người Hà Lan[38].


Về phương diện pháp luật quốc tế, trong quá trình đàm phán để ký kết UNCLOS đã có đệ trình của một số quốc gia liên quan tới đảo nhân tạo nhưng văn bản cuối cùng của UNCLOS chỉ định nghĩa đảo tự nhiên tại Điều 121. Theo quy định tại khoản 1 của Điều 121, đảo“là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước” mà không định nghĩa đảo nhân tạo. Việc thiếu vắng một định nghĩa chính thức về đảo nhân tạo trong UNCLOS là một điều rất đáng tiếc.


Theo Bách khoa toàn thư Công pháp quốc tế,đảo nhân tạo là một nền tảng cố định vĩnh viễn hoặc tạm thời do con người tạo nên, bao quanh là nước và nổi trên mặt nước trên khi thủy triều lên[39].


Theo Soons, “đảo nhân tạo là những cấu trúc được tạo ra bằng cách đặt/đổ lên các vật chất tự nhiên như sỏi, cát và đá; trong khi đó các công trình lắp đặt nhân tạo lại là những cấu trúc bê tông cố định gắn với đáy biển bằng ống dẫn và các cọc”[40].


Theo Robert Beckman, “đảo nhân tạo là các thực thể nổi trên biển khi thủy triều lên cao do các hoạt động cải tạo đất hoặc các hoạt động nhân tạo khác..[41]”.


Theo Heijmans “đảo nhân tạo là các thực thể nhân tạo được hình thành từ nguồn tự nhiên trên nền đất của đáy biển, bao quanh bởi nước và nổi trên biển khi thủy triều lên cao[42]”.


Trong khi đó, Nghị định thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại sự an toàn của những công trình cố định trên thềm lục địa năm 1988[43] đã đồng nhất khái niệm “đảo nhân tạo” với khái niệm “công trình cố định”. Theo đó, “công trình cố định” được hiểu là “một đảo nhân tạo, thiết bị hoặc cấu trúc được lắp đặt vĩnh cửu gắn với đáy biển nhằm mục đích thăm dò hoặc khai thác tài nguyên hoặc nhằm các mục đích kinh tế khác”[44]. 


 Về nội dung, các định nghĩa nói trên chưa phản ảnh toàn diện các vấn đề kỹ thuật và tính pháp lý của đảo nhân tạo. Chúng tôi cho rằng, sẽ hợp lý hơn nếu định nghĩa đảo nhân tạo dựa trên tiêu chí về kỹ thuật, pháp lý và mục đích xây dựng. Tiêu chí kỹ thuật để trả lời cho câu hỏi đảo nhân tạo được xây dựng như thế nào, bằng vật liệu gì?; Tiêu chí pháp lý để trả lời cho câu hỏi, điều kiện để xây dựng đảo nhân tạo là gì; đảo nhân tạo có quy chế pháp lý như thế nào?; tiêu chí mục đích xây dựng để trả lời cho câu hỏi, đảo nhân tạo được xây dựng nhằm mục đích gì? Từ đó, chúng tôi cho rằng, đảo nhân tạo là công trình vĩnh cửu gắn với đáy biển bằng các vật liệu tự nhiên, được bao quanh bởi nước biển và nổi trên biển khi thủy triều lên cao[45]do các quốc gia xây dựng nhằm mục đích thực thi hoặc yêu sách về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển”.  Như vậy, khác với các công trình nhân tạo khác như nhà giàn; giàn khoan dầu, khí; hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm trên biển, đảo nhân tạo là công trình xây dựng cố định, vĩnh cửu, thường xuyên nhô trên mặt nước biển và không thể di dời dịch chuyển được.


Căn cứ vào mục đích sử dụng, đảo nhân tạo có thể được phân thành 2 loại cơ bản sau đây:


(i) Nơi sinh sống ổn định, lâu dài của cộng đồng dân cư trên biển (các thành phố, làng mạc trên biển cố định hoặc nổi như các đảo nhân tạo mà UAE, Maldives, Canada, Singapo, Mĩ, Nhật Bản…đã xây dựng);


(ii) Các công trình nhằm mục đích dân sự như: thăm dò và khai thác tài nguyên biển, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khảo cổ học, dự báo thời tiết, điều hòa thủy triều, chống xói mòn (như các đảo của Irael xây dựng để nuôi trồng thủy sản hoặc là các đảo nhân tạo của Hà Lan được xây dựng chủ yếu là nhằm mục đích điều hòa thủy triều, chống xói mòn), các công trình phục vụ giao thông vận tải như bến tàu, nhà kho, sân bay (như sân bay quốc tế Hong Kong, Macao Trung Quốc, các sân bay Kansai, Kobe và Nagasaki của Nhật Bản hoặc sân bay Emirate của UAE) hoặc nhằm mục đích quân sự như Trung Quốc đang thực hiện phi pháp trên các đá thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam[46].


2.2 Vị trí và điều kiện để xây dựng đảo nhân tạo trên biển


Về nguyên tắc, các quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo có quyền xây dựng đảo nhân tạo trên các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (nội thủy và lãnh hải), trên các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tề và thềm lục địa) và trên vùng biển quốc tế[47].


             (i) Xây dựng đảo nhân tạo trong nội thủy và lãnh hải


Xuất phát từ chế độ pháp lý của nội thủy và lãnh hải, là hai vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, là lãnh thổ trên biển của quốc gia. Quốc gia ven biển hoàn toàn có quyền xây dựng các đảo và công trình thiết bị nhân tạo nhằm để khẳng định, bảo vệ và thực thi chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, xuất từ chế độ pháp lý của lãnh hải là, tàu thuyền của mọi quốc gia được quyền “đi qua không gây hại” nên việc xây dựng đảo nhân tạo trong vùng biển này phải tuân thủ các quy định của UNCLOS nhằm bảo đảm “quyền đi qua không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài. Đồng thời, việc xây dựng đảo nhân tạo phải bảo đảm cho an toàn cho hoạt động hàng hải, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Trong phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế về vụ Eo biển Corfu ( giữa UK v. Albania)[48], liên quan đến việc các tàu chiến của Anh đi qua eo biển Corfu[49] bị vướng mìn trong lãnh hải của Albania khiến 44 thủy thủ thiệt mạng, Tòa đã tuyên rằng, mọi quốc gia có nghĩa vụ không được sử dụng lãnh thổ của mình vào các hoạt động nếu biết rõ rằng các hoạt động đó xâm phạm đến quyền của các quốc gia; không quốc gia nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ, bao gồm cả lãnh hải của mình theo cách thức có thể gây phương hại tới lãnh thổ quốc gia khác. Theo đó, Tòa đã tuyên, Albania phải chịu trách nhiệm những vụ nổ xảy ra vào ngày 22 tháng 10 năm 1946 và phải bồi thường cho Anh.


Đặc biệt, trong trường hợp các quốc gia đối diện hoặc tiếp giáp nhau thì hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phải tính đến các tác động của việc xây dựng đó có thể gây ra đối với lãnh thổ của quốc gia khác. Do vậy, trước khi xây dựng đảo nhân tạo, các quốc gia cần phải xem xét, tính toán kỹ lưỡng những ảnh hưởng và tác động của việc xây dựng đối với quốc gia láng giềng. Đồng thời, quốc gia xây dựng phải có nghĩa vụ đàm phán với các quốc gia hữu quan nhằm bảo đảm việc xây dựng sẽ không ảnh hưởng hoặc giảm thiểu sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực đối với quốc gia khác[50]. Một ví dụ điển hình về việc này là vụ cãi tạo đất giữa Singapo những năm đầu thế kỷ XX. Theo đó, Singapo đã thể hiện thiện chí trong việc đảm bảo rằng nước này sẽ thông báo và tham vấn với Malaysia trước khi tiến hành xây dựng liên kết giao thông giữa Pulau Tekong, Pulau Ubin và đảo chính nếu công trình này ảnh hưởng đến quyền đi qua khu vực này của Malaysia[51].


(ii) Xây dựng đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa


Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, quốc gia ven biển có đặc quyền đối với việc “xây dựng, cho phép xây dựng, quản lý hoạt động xây dựng, vận hành và sử dụng” các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển[52]. Với quy định này, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, quốc gia ven biển có đặc quyền xây dựng đảo nhân tạo. Các quốc gia khác chỉ có thể xây dựng đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển khi được quốc gia ven biển “cho phép”. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bên cạnh các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển thì ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, các quốc gia khác có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không[53]. Do vậy, việc xây dựng các đảo nhân tạo trên các vùng biển này phải tôn trọng các quyền tự do này.  


Cần lưu ý rằng, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn giữa các quốc gia chưa được phân định thì việc xây dựng đảo nhân tạo phải bảo đảm không làm ô nhiễm môi trường biển; không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia liên quan; không làm ảnh hưởng đến các quyền tự do hàng hải, hàng không, nghiên cứu khoa học, lắp đặt và sử dụng các công trình, thiết bị nhân tạo của các quốc gia khác theo quy định của UNCLOS. Dĩ nhiên, khi các vùng biển chồng chưa được phân định thì việc đơn phương xây dựng các đảo nhân tạo nhằm mục đích thay đổi hiện trạng của các vùng biển này là hành vi vi phạm UNCLOS. Điều này đã được UNCLOS quy định rất rõ tại Điều 74 và 83, “việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng luật pháp quốc tế như đã được nêu ở Điều 38 của Quy chế tòa án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng. Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết, và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng”.


(iii) Xây dựng đảo nhân tạo trên biển quốc tế và đáy đại dương (la zone)


Trên vùng biển quốc tế và đáy đại dương (la zone-vùng), mọi quốc gia đều có quyền tự do xây dựng đảo nhân tạo phù hợp với quy định của luật quốc tế[54]. Tuy nhiên, việc xây dựng các đảo nhân tạo trên biển quốc tế và vùng không được làm ảnh hưởng đến các quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm, tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, tự do đánh bắt hải sản, tự do nghiên cứu khoa học của các quốc gia khác đã được UNCLOS quy định tại Điều 87.


Mặt khác, nhằm bảo đảm an cho toàn cho hoạt động hàng hải, đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học và bảo vệ, giữ gìn môi trường biển, UNCLOS quy định,“việc xây dựng các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình phải được thông báo theo đúng thủ tục; phải “duy trì các phương tiện thường trực để báo hiệu sự có mặt của các đảo, thiết bị và công trình nói trên cần được bảo đảm”. Khi “các thiết bị hay công trình đã bỏ hoặc không dùng đến nữa cần được tháo dỡ để đảm bảo an toàn hàng hải, có tính đến những quy phạm quốc tế đã được chấp nhận chung do tổ chức quốc tế có thẩm quyền đặt ra về mặt đó. Khi tháo dỡ phải tính đến việc đánh bắt hải sản, bảo vệ môi trường biển, các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia khác. Cần thông báo thích đáng về vị trí, kích thước và độ sâu của những phần còn lại của một thiết bị hoặc công trình chưa được tháo dỡ hoàn toàn[55].


2.3 Mục đích xây dựng đảo nhân tạo


Về nguyên tắc, trong nội thủy và lãnh hải, những vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, là lãnh thổ quốc gia trên biển nên các quốc gia ven biển có quyền xây dựng đảo nhân tạo nhằm bất cứ mục đích gì mà luật pháp quốc tế không cấm. Cụ thể, quốc gia ven biển có thể xây dựng đảo nhân tạo để làm nơi sinh sống cho dân cư hoặc, phục vụ hoạt động khai thác tài nguyên, đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển hoặc, ứng phó với biến đổi khí hậu, chống xói mòn, thủy triều dâng hoặc xây dựng các căn cứ quân sự trên biển nhằm bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia với điều kiện tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực của luật quốc tế.


Khác với nội thủy và lãnh hải, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, những vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, theo quy định tại Điều 56 khoản 1 của UNCLOS, các quốc gia chỉ được xây dựng đảo nhân tạo nhằm mục đích thực thi các quyền mang tính dân sự, kinh tế mà cụ thể là để thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió[56] hoặc bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo nhằm mục đích ứng phó với biến đổi khí hậu, chống xói mòn, thủy triều dâng…


Ở biển quốc tế và đáy đại dương, những vùng biển chung của cộng đồng quốc tế, di sản chung của nhân loại nên chế độ pháp lý của chúng bị chi phối bởi các nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt của UNCLOS là nguyên tắc “tự do biển cả”; nguyên tắc “vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của nhân loại” và nguyên tắc “sử dụng biển nhằm mục đích hòa bình”.


Tinh thần và nội dung của nguyên tắc tự do biển cả được quy định cụ thể tại Điều 87 của UNCLOS theo đó, “Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển. Quyền tự do trên biển cả được thực hiện trong những điều kiện do các quy định của Công ước hay và những quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định. Đối với các quốc gia dù có biển hay không có biển, quyền tự do này đặc biệt bao gồm: a) Tự do hàng hải; b) Tự do hàng không; c) Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ Phần VI; d) Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI; e) Tự do đánh bắt hải sản trong các điều đã được nêu ở Mục 2; f) Tự do nghiên cứu khoa học với các điều kiện tuân thủ các Phần VI và VIII…”.


            Tinh thần và nội dung của nguyên tắc “vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của nhân loại dược quy định tại Điều 136 của UNCLOS. Theo đó, “Không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của Vùng; không một quốc gia nào và không một tự nhiên nhân hay pháp nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài nguyên của Vùng. Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc quyền chủ quyền này cũng như một hành động chiếm đoạt nào được thừa nhận.


2. Toàn thể loài người, mà Cơ quan quyền lực là người thay mặt có tất cả các quyền đối với các tài nguyên của Vùng. Những tài nguyên này không thể chuyển nhượng được. Còn các khoáng sản đã được khai thác từ Vùng thì chỉ có thể chuyển nhượng theo đúng phần này và phù hợp với các nguyên tắc, quy định và các thủ tục của Cơ quan quyền lực.


3. Một quốc gia hay một tự nhiên nhân hay pháp nhân chỉ được đòi hỏi, giành lấy hoặc thực hiện các quyền đối với các khoáng sản đã được khai thác ở Vùng theo đúng phần này. Các quyền đã đòi hỏi, giành được hay được thực hiện bằng cách khác đều không được thừa nhận”[57]Do vậy, “Trong cách xử sự chung liên quan đến Vùng, các quốc gia tuân theo phần này, các nguyên tắc được nêu trong Hiến chương Liên Hợp quốc và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế, với sự quan tâm giữ gìn hòa bình và an ninh, đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau[58]


  Tinh thần, nội dung của nguyên tắc sử dụng biển và đại dương vào mục đích hòa bình đã được quy định cụ thể tại Điều 88 (sử dụng biển cả vào mục đích hòa bình)[59]; Điều 141(sử dụng vùng hoàn toàn nhằm mục đích hòa bình)[60]; Điều 143 (nghiên cứu khoa học ở vùng nhằm mục đích hòa bình)[61], Điều 147 (các thiết bị được sử dụng trong vùng hoàn toàn nhằm mục đích hòa bình)[62], Điều 240 (nguyên tắc chung chi phối việc chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học biển là nhằm mục đích hòa bình )[63]; Điều 242 (hợp tác nghiên khoa học biển nhằm mục đích hoa bình )[64] và Điều 301 (việc sử dụng biển nhằm mục đích hòa bình)[65]. Từ đó có thể kết luận rằng, UNCLOS không cho phép các quốc gia xây dựng đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển quốc tế và đáy đại dương nhằm mục đích quân sự, phi hòa bình.


           2.4 Quyền tài phán của quốc gia đối với đảo nhân tạo


Theo quy định của UNCLOS, “Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình đó, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư[66]”. Về cơ bản, quyền tài phán của quốc gia đối với đảo nhân tạo tương tự như quyền tài phán trong vùng tiếp giáp lãnh hải được quy định tại Điều 33[67] của UNCLOS. Điểm khác biệt duy nhất là, đối với các đảo nhân tạo thì quốc gia ven biển có thêm quyền tài phán về an ninh. Nhằm để thực thi quyền tài phán của quốc gia đối với các đảo nhân tạo, UNCLOS cho phép “Quốc gia ven biển, nếu cần, có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị hoặc công trình đó những khu vực an toàn với kích thước hợp lý; trong các khu vực đó, quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn của các đảo nhân tạo, các hiết bị và công trình đó[68]”. Theo quy định của UNCLOS, “Các khu vực an toàn này được xác định sao cho đáp ứng một cách hợp lý với tính chất và chức năng của các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình, và không thể mở rộng ra một khoảng cách quá 500m xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình, tính từ mỗi điểm của mép ngoài cùng của các đảo nhân tạo, thiết bị và các công trình đó, trừ ngoại lệ do các vi phạm của quốc tế đã được thừa nhận chung cho phép hoặc tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiến nghị[69]. Phạm vi của khu vực an toàn được thông báo theo đúng thủ tục[70]. Nhằm bảo đảm cho quyền tự do hàng hải không bị cản trở, UNCLOS quy định, “…không được thiết lập các khu vực an toàn xung quanh các đảo, thiết bị, công trình đó khi việc đó có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế[71]”.


Và để bảo đảm an toàn cho các đảo nhân tạo và cho chính các tàu thuyền hoạt động trong khu vực đảo nhân tạo, UNCLOS quy định,“Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn đó và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến hàng hải trong khu vực của các đảo nhân tạo, các thiết bị, các công trình và các khu vực an toàn[72].


2.5. Quy chế pháp lý và vai trò của đảo nhân tạo trong hoạch định và phân định biển


Về quy chế pháp lý của đảo nhân tạo


Theo quy định tại khoản 8 Điều 60 của UNCLOS,“Các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềm lục địa”. Tinh thần này tiếp tục được quy định tại Điều 147 khoản 2 của UNCLOS, theo đó nếu các đảo nhân tạo và công trình, thiết bị nhân tạo khác được xây dựng trong vùng thì Các thiết bị này không có quy chế của các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng; sự có mặt của chúng không ảnh hưởng đến việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hay thềm lục địa”.


Bên cạnh đó, việc bồi đắp, xây dựng và biến các đá (rocks) theo quy định tại khoản 3 Điều 121 của UNCLOS[73] thành nơi có thể “thích hợp cho con người đến ở” hoặc “cho một đời sống kinh tế riêng” thì các đảo nhân tạo này cũng không có các vùng biển tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác theo quy định tại khoản 2 Điều 121. Bởi lẽ, theo UNCLOS, các vùng biển chỉ được tạo ra từ danh các danh nghĩa lãnh thổ tự nhiên chứ không được tạo ra từ hoạt động xây dựng, bồi đắp nhân tạo. Mặt khác, nếu công nhận đảo nhân tạo sau khi được bồi đắp, xây dựng có các vùng biển như đảo tự nhiên thì sẽ tạo ra các vùng biển chồng lấn, làm phát sinh tranh chấp cũng như cổ xúy cho các quốc gia tăng cường xây dựng đảo nhân tạo để mở rộng các vùng biển. Điều này sẽ làm đảo lộn trật tự pháp lý của luật biển hiện nay. Do vậy, việc xây dựng nhân tạo trên các đá, bãi ngầm, bãi cạn lúc nổi lúc chìm sẽ không dẫn tới bất kỳ sự thay đổi nào về quy chế pháp lý của thực thể này[74].


Về vai trò của đảo nhân tạo trong hoạch định và phân định biển[75]


(i) Theo quy định tại Điều 11 về cảng của UNCLOS, “Để ấn định ranh giới lãnh hải, các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của một hệ thống cảng, nhô ra ngoài khơi xa nhất, được coi là thành phần của bờ biển. Các công trình thiết bị ở ngoài khơi xa bờ biển và các đảo nhân tạo không được coi là những công trình thiết bị cảng thường xuyên”. Với quy định này, nếu các đảo nhân tạo được xây dựng gắn với bờ biển, tạo thành một bộ phận hữu cơ của cảng thì được coi là thành phần của bờ biển và chúng có thể được coi là điểm vật chất cụ thể để xác định đường cơ sở. Ngược lại, nếu các đảo nhân tạo ở ngoài khơi xa bờ biển sẽ không có ý nghĩa vai trò gì trong việc xác định đường cơ sở. Đây là quy định nhằm giới hạn tác động của đảo nhân tạo đối với việc hoạch định lãnh hải.


            (ii) Liên quan đến việc áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng, Điều 7 của UNCLOS quy định, “Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế”. Với quy định này, nếu quốc gia ven biển xây dựng các đảo nhân tạo trên các bãi cạn lúc chìm lúc nổi và trên đảo nhân tạo này có các công trình xây dựng thì chúng sẽ có vai trò trong việc xác định đường cơ sở. Có nghĩa là, các đảo nhân tạo này có thể được xác định là điểm xuất phát hoặc điểm kéo đến để quốc gia ven biển xác định đường cơ sở thẳng. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 13 của UNCLOS,“Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải”. Do vậy, nếu các đảo nhân tạo được xây dựng trên các bãi cạn lúc chìm lúc nổi nhưng cách lục địa hoặc một đảo tự nhiên một khoảng cách vượt quá 12 hải lý thì đảo nhân tạo đó không có vai trò gì trong hoạch định lãnh hải.


            Tóm lại, các đảo nhân tạo được xây dựng gắn với bờ biển hoặc trên các bãi cạn lúc chìm lúc nổi mà khoảng cách của chúng với lục địa hoặc một đảo tự nhiên không quá 12 hải lý thì chúng có vai trò trong việc xác định đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng của lãnh hải của quốc gia ven biển. Ngược lại, nếu đảo nhân tạo được xây dựng ở lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì quốc gia ven biển chỉ được thiết lập vùng an toàn không quá 500 m. Và dĩ nhiên các đảo nhân tạo, sẽ không có bất kỳ vai trò gì trong quá trình phân định biển vì chúng không có lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa  theo quy định tại Điều 60 khoản 8 của UNCLOS.


3. Liên hệ với hoạt động bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên quần đảo trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam


Về tốc độ xây dựng, từ cuối năm 2013 đến nay qua các hình ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Quốc đã tăng diện tích cải tạo đất từ 20 đến 810 ha[76]. Tại Subi, tốc độ lấn biển trong tháng 5-6/2015 là 8 ha/ngày đã biến bãi ngầm này thành một căn cứ nổi có diện tích khoảng 3,87 km² đủ để thiết lập một đường băng hơn 3 km. Trong khi đó, tổng diện tích của các đảo nổi ở quần đảo Trường Sa khoảng 10 km² trên diện tích biển 160-180.000 km². Trung bình cứ mỗi ngày Trung Quốc xây dựng thêm 96,5m2. Theo Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 8/5/2015 thì Trung Quốc “đã mở rộng diện tích các đảo họ đang chiếm trong Biển Đông lên khoảng 400 lần” tương đương với 800 ha kể từ tháng 01/2014, trong đó có đến ¾ diện tích này được thực hiện từ đầu năm 2015 đến nay[77]. Theo ảnh chụp vệ tinh mới nhất, Trung Quốc đã xây dựng các cấu trúc địa lý rộng hơn gấp 20 lần diện tích ban đầu chỉ trong vòng ba năm.


Về quy mô, tại quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc tiến hành xây mới đường băng dài 2.920 m thay thế cho đường băng cũ dài 2.400m tại đảo Phú Lâm[78], mở rộng khu vực hậu cần cho máy bay tại đảo Phú Lâm, xây dựng một doanh trại quân đội, đê chắn biển và một số các công trình trên đảo Quang Hòa, mở rộng diện tích đảo này lên 50% so với diện tích vào tháng 01/2014[79] và xây dựng các tòa nhà trên đảo Duy Mộng[80]...


Tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc tiến hành cải tạo trên toàn bộ bảy cấu trúc địa lý mà nước này hiện đang chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc đã hoàn thành giai đoạn nạo vét, tôn tạo, kè bao, hải đăng, sân bay và nước này vẫn đang tập trung xây dựng công trình tại Gạc Ma, Huy Gơ, Châu Viên và Ga Ven, đồng thời tiếp tục triển khai tôn tạo với quy mô, tiến độ ngày càng lớn tại Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn. Nguy hiểm hơn, trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines thì Trung Quốc đang rất manh động và quyết liệt nhằm thực hiện mưu đồ “quân sự hóa Biển Đông” bằng các hoạt động xây dựng các nhà giữ máy bay chiến đấu, đưa vũ khí, khí tài quân sự hùng hậu đến các đảo nhân tạo ở Trường Sa và các đảo ở quần đảo Hoàng Sa.


Hành động xây dựng đả nhân tạo của Trung Quốc trên bảy đá ở quần đảo trương Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị Việt Nam, Philippines, các nước trong khu vực và thế giới lên án mạnh mẽ. Về phương diện pháp lý quốc tế hành vi này của Trung đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm DOC, vi phạm luật môi trường quốc tế, đe dọa hoạt động hàng hải, hàng không, hoạt động thương mại của khu vực và quốc tế; ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình giải quyết tranh chấp, bất đồng trong khu vực Biển Đông, cụ thể:


(1) Xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam theo luật pháp quốc tế.


 Bởi lẽ, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo ít nhất từ thế kỷ thứ 17. Nhà nước Việt Nam là quốc gia đầu tiên, với tư cách Nhà nước, đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình, thực sự và liên tục qua tất cả các thời kỳ kể từ khi hai quần đảo này chưa thuộc về bất kỳ quốc gia nào. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo có thể được chia thành một số các giai đoạn như sau: (i) giai đoạn thế kỷ XVII đến năm 1884: thời kỳ phong kiến trước khi Pháp đô hộ Việt Nam. Hiện có đầy đủ các tài liệu trong và ngoài nước chứng minh các chúa Nguyễn đã nhân danh Nhà nước Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã chiếm hữu, xác lập và củng cố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giai đoạn này. Các chúa Nguyễn đã lập ra đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải để tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên, đo đạc, khảo sát, cắm mốc chủ quyền, cai quản thường niên, thiết lập đơn vị hành chính, giao tiếp đối ngoại...đối với việc quản lý hai quần đảo này; (ii) giai đoạn 1884-1945: Nước Pháp nhân danh Nhà nước Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi ký Hiệp ước Patenôtre ngày 6/6/1884, nước Pháp đã đại diện cho quyền lợi của Việt Nam tiếp tục duy trì thực thi một cách đầy đủ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo thông qua một loạt các hoạt động mang danh nghĩa nhà nước như: xây dựng hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa, dựng bia chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, thường xuyên sử dụng các tàu Hải quân tuần tra hai khu vực quần đảo, sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ...(iii) giai đoạn 1945-1976. Chính phủ Quốc gia Việt Nam, tiếp đó là chính quyền Việt Nam cộng hòa đã tiếp quản và kế thừa các quyền và danh nghĩa đối với hai quần đảo từ Pháp, tiếp tục thực thi và củng cố chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo một cách hòa bình, liên tục; và (iv) giai đoạn 1976 đến nay. Nhà nước CHXHCN Việt Nam liên tục thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo, phản đối mọi hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo. Trong các tuyên bố của mình, Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền của họ đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam dựa trên các tài liệu lịch sử chứng minh Trung Quốc là nước “phát hiện sớm nhất, khai phá kinh doanh sớm nhất, cai quản sớm nhất” hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Tuy nhiên, các tài liệu mà Trung Quốc viện dẫn đều là tư liệu tư nhân, không chứng tỏ được ý chí, hành vi của Nhà nước Trung Quốc trong việc thụ đắc chủ quyền đối với hai quần đảo theo quy định của luật pháp quốc tế. Hơn thế nữa, hàng loạt các hành động sử dụng vũ lực của Trung Quốc để chứng minh chủ quyền của nước này hoặc kiểm soát trên thực địa đối với hai quần đảo đều không thể tạo thành danh nghĩa chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo: Trung Quốc đã sử dụng vũ lực tấn công, chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa các năm 1956 và 1974 và các đá Su bi, Gaven, Chữ thập, Gạc Ma, Châu Viên, Tư Nghĩa năm 1988 và Vành Khăn năm 1995. Đây là hành vi vi phạm luật quốc tế nghiêm trọng nhất. Luật pháp quốc tế không bao giờ thừa nhận chủ quyền của một quốc gia đối với lãnh thổ có được bằng hành động sử dụng vũ lực để xâm lược[81]. Do vậy, hành vi xây dựng các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982. Mặt khác, luật pháp quốc tế mà đặc biệt là UNCLOS không công nhận hành vi sử dụng bê tông, đất cát, sắt thép để bồi đắp, tôn tạo, xây dựng bất hợp pháp… để làm cơ sở cho việc xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ. Do vậy, việc Trung Quốc đã và đang xây dựng trên 7 bãi đá nói trên không có ý nghĩa pháp lý nào trong việc củng cố chủ quyền và cũng không tạo ra danh nghĩa pháp lý nào về chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa.


(2) Vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC[82]), cản trở tiến trình xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) đang được Trung Quốc và ASEAN bàn thảo.


Ngày 4/11/2002, sau một thời gian dài thảo luận nhưng không đạt được một thỏa thuận có tính ràng buộc về mặt pháp lý, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết được một văn bản có tính cam kết chính trị - Tuyên bố ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8 tại Phnom Pênh, Campuchia. Tuyên bố này bao gồm 10 điều khoản, trong đó đáng chú ý nhất và có liên quan nhất đến hành vi cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông đó là Điều 5 của DOC, theo đó “Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định, kiềm chế không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống, trên các rặng đá ngầm, bãi cát ngầm, đảo nhỏ và những yếu tố khác và phải được xử lý những khác biệt của mình bằng phương pháp có tính xây dựng...”. Như vậy, rõ ràng Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn cam kết trên, cố tình làm thay đổi nguyên trạng các cấu trúc địa lý mà nước này đang chiếm đóng trái phép ở Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm nghĩa vụ kiềm chế, không thực hiện các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp cuối cùng. Hành vi của Trung Quốc rõ ràng đã vi phạm quy định của luật pháp quốc tế, cũng như các cam kết của nước này tại DOC.


(3) Vi phạm các quy định của luật quốc tế về môi trường


 Với việc sử dụng công nghệ nạo vét hiện đại để lấy hàng triệu tấn đá, cát từ đáy đại dương và bơm lên các thực thể tạo thành đảo mới[83], Trung Quốc đã phá hủy các rặng san hô để lấy nguyên vật liệu bồi đắp các đá. Hành vi này của Trung Quốc đã vi phạm các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, làm tổn hại hơn 300 ha rặng san hô biển, gây tổn thất ban đầu hơn 100 triệu USD mỗi năm[84] cho các nước xung quanh Biển Đông và những tổn thất không thể bù đắp cho môi trường. Đồng thời, việc bồi đắp các cấu trúc địa lý đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái, phá hủy môi trường sống của các loài sinh vật biển, trong đó có cả các sinh vật quý hiếm, ở khu vực này. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng Philippins, hoạt động của Trung Quốc đã phá hủy hơn 1,21 km2 san hô tự nhiên và gây thiệt hại khoảng 108,9 triệu USD/năm cho ngư dân các nước trong khu vực do suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản tại quần đảo Trường Sa[85]. Hoạt động của Trung Quốc đã vi phạm các quy định về bảo vệ và bảo tồn môi trường biển và hợp tác bảo vệ môi trường biển của UNCLOS 1982 quy định tại các điều 123, 192, 196, 207-298. Trung Quốc cũng vi phạm quy định của Công ước của Liên Hợp quốc về bảo vệ đa dạng sinh học năm 1992 liên quan tới nghĩa vụ không để các hành động do mình kiểm soát gây hại đến môi trường của các quốc gia khác và nghĩa vụ đánh giá tác động môi trường. Điều 3 của Công ước yêu cầu các quốc gia có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động do mình kiểm soát không được gây hại đến môi trường của các quốc gia khác. Điều 14 của Công ước quy định một quốc gia phải tiến hành đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện những dự án có thể gây ra hậu quả có hại tới đa dạng sinh học. Thế nhưng, Trung Quốc đã không tuân thủ các nghĩa vụ quy định trong luật môi trường quốc tế, nạo vét hàng trăm triệu tấn cát từ đáy biển lấp hơn 8 triệu mét vuông rạn san hô mà không cần bất cứ đánh giá nào của các chuyên gia và không có bất kỳ sự phối hợp hay tham vấn với các quốc gia ven biển khác[86]. Mặt khác, các hoạt động này còn vi phạm  Nghị quyết của các Hội nghị môi trường thế giới, đi ngược lại chủ trương bảo vệ các rạn san hô ở Biển Đông của các tổ chức môi trường quốc tế mà Trung Quốc là thành viên như Cơ quan điều phối các vùng biển Đông Á (COBSEA) hay Tổ chức đối tác quản lý môi trường các vùng biển Đông Á (PEMSEA) và các tổ chức khác; vi phạm nguyên tắc phải tham vấn các nước liên quan trước khi thực hiện các hoạt động có khả năng gây tổn hại môi trường biển[87].


      Ngoài ra, việc phá hoại môi trường biển của Trung Quốc dẫn đến tài nguyên hải sản cạn kiệt làm cho hàng trăm triệu ngư dân sống bằng nghề đánh cá, khai thác thủy hải sản của các quốc gia ven Biển Đông bị ảnh hưởng năng nề. Về khía cạnh này, phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS ngày 12/7/2016 về vụ kiện của Philippines kiện Trung Quốc đã nhận định tại phần (13) rằng, “Xét thấy đối với việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển ở Biển Đông: a. Các hoạt động cãi tạo và xây dựng đảo nhân tạo, công trình tại đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đá Gaven Bắc, đá Gạc Ma, đá Huy Gơ, bãi Xubi, và bãi Vành Khăn đã gây nên những tổn hại nghiêm trọng , không thể hồi phục cho hệ sinh thái san hô; b. Trung Quốc đã không hợp tác và phối hợp với các quốc gia trong khu vực Biển Đông để bảo vệ và bảo tồn môi trường biển khi tiến hành cãi tạo và xây dựng đảo và; c. Trung Quốc đã không thực hiện đánh giá tác động tiềm tàng của các hoạt động kể trên đối với môi trường biển theo quy định tại Điều 206 của Công ước và tuyên Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Điều 123, 192, 194 (1), 194 (5), 197 và 206 của Công ước ”. và tại phần (16) rằng, “Xét thấy, trong thời gian diễn ra vụ kiện, Trung Quốc đã: a. Xây dựng một đảo nhân tạo lớn ở đá Vành Khăn, một bãi cạn lúc nổi lúc chìm; b. Đã gây ra, bằng các hoạt động cãi tạo và xây dựng công trình và các cấu trúc, những tổn thất nghiệm trọng không thể phục đối với hệ sinh thái sa hô ở đá Vành Khăn, đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đá Gaven (phía Bắc), đá Gạc Ma, đá Huy Gơ và đá Subi và; c. Phá hủy vĩnh viên, thông qua việc cãi tạo và xây dựng nhân tạo, công trình, cấu trúc, các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của đá Vành Khăn, đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đá Gaven Bắc, đá Gạc Ma, đá Huy Gơ và đá Subi; ”


(4) De dọa hoạt động hàng hải, hàng không và thương mai quốc tế


Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa đã, đang và sẽ cản trở, đe dọa tự do hàng hải, hàng không, thương mại khu vực và thế giới. Đồng thời, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, làm gia tăng chạy đua vũ trang trong khu vực và thế giới. Bởi vì, nhằm mục đích bảo vệ các đảo nhân tạo phi pháp, Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố thiết lập một vùng biển 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo và cấm tàu thuyền, máy bay của các quốc gia khác hoạt động trong vùng biển và vùng trời trên các đảo nhân tạo đó. Và thực tế, Trung Quốc luôn lớn tiếng đe dọa sẽ sử dụng vũ lực đối với các tàu thuyền và máy bay “xâm phạm” vùng biển xung quanh đảo nhân tạo và vùng trời trên chúng. Hình ảnh chụp từ vệ tinh mới nhất đã khẳng định, Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự trên một số bãi đá, bao gồm đường băng, đơn vị đồn trú của quân đội, hỏa lực phòng không, hỏa lực mặt đất, radar cũng như các thiết bị thông tin liên lạc quân sự khác. Điều đó sẽ làm tăng khả năng Trung Quốc tiến hành tuần tra (bất hợp pháp) các vùng biển xung quanh, do thám hoạt động của các bên yêu sách khác và khiến Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc bành trướng yêu sách lãnh thổ (vô lý, phi pháp) của họ, trong khi đẩy lùi những nỗ lực, thiện chí hòa bình của các bên khác.


Trung Quốc đã chứng minh rằng họ luôn sẵn sàng sử dụng các công cụ, thủ đoạn gây mất ổn định Biển Đông. Điển hình là cuộc khủng hoảng Scarborough năm 2012 hay khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thểm lục địa của Việt Nam năm 2014, rồi đưa cả tàu quân sự đến vùng biển của Malaysia, Indonesia và vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku của Nhật Bản. Trước thực tế đó, bắt buộc các quốc gia trong khu vực phải chạy đua vũ trang, tăng cường củng cố, mua sắm trang thiết vũ khí, khí tài quân sự, hiện đại hóa quân đội, cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư; liên minh, liên kết với ngoài khu vực như Mĩ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Nga, các nước trong khối G7 nhằm đối phó với Trung Quốc. Rất tiếc điều đó đã và đang xảy ra và được minh chứng bởi số lượng và tần suất các cuộc tập trận và tuần tra trên Biển Đông giữa các nước trong khu vực với Mĩ, Nhật Bản, Úc, Nga ngày càng gia tăng.


            (5) Ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình giải quyết tranh chấp, bất đồng trong khu vực Biển Đông


Hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc làm cho tiến trình giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia liên quan trên Biển Đông ngày càng bế tắc; làm cho và các tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến quần đảo Trường Sa ngày càng phức tạp và nguy hiểm. Như đã biết, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đang có sự hiện diện của 4 quốc gia khác là Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei và vùng lãnh thổ Đài Loan. Do vậy, bất kỳ bên nào ngang nhiên làm thay đổi hiện trạng ở khu vực này đều có thể dẫn đến hệ quả tiêu cực và không loại trừ xung đột quân sự, một hệ quả mà các bên không mong muốn.


Về khía cạnh này, phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS ngày 12/7/2016 về vụ kiện của Philippines kiện Trung Quốc đã nhận định tại phần (16) rằng: “…và xét thêm rằng Trung Quốc đã, d. Làm trầm trọng hóa tranh chấp giữa hai bên về khả năng tạo ra vùng biển đá Vành Khăn về quyền tương ứng của các bên tại đây; e. Làm trầm trọng hóa tranh chấp giữa hai bên về bảo vệ môi trường biển ở đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đá Gaven Bắc, đá Gạc Ma, đá Huy Gơ và đá Subi; và; g. Làm trầm trọng hóa tranh chấp giữa hai bên về quy chế của cc1 thực thể ở Trường Sa và khả năng tạo ra vùng biển của các thực thể này...”.


Chúng tôi cho rằng, hoạt động xây dựng đảo nhân tạo và các hành vi gần đây trên Biển đông cho thấy Trung Quốc đang hướng tới hai mục đích cơ bản. Một là, củng cố và mở rộng tham vọng, yêu sách phi pháp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của họ trên Biển Đông theo một lộ trình trái pháp luật quốc tế gồm các 5 bước: (i) Tấn công, chiếm đóng trái phép các đá và bãi cạn lúc nổi lúc chìm ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam; (ii) cãi tạo, bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo và cơ sở vật hạ tầng; (iii) yêu sách vùng biển 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo; (iv) quân sự hóa các đảo nhân tạo; (v) liên kết 3 điểm chiến lược tiền tiêu án ngữ toàn bộ cửa ngõ ra vào Biển Đông là đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và các đá trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng. Đây là 3 điểm “yết hầu” có vị trí địa -chính trị, quân sự, kinh tế, thương mại, hàng hải, hàng không của khu vực và thế giới hòng “độc chiếm Biển Đông”, là âm mưu có tính toán, bài bản từ lâu của Trung Quốc./


TS. Ngô Hữu Phước


Nha Trang, August 17, 2016

 


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Phần III/ Văn bản Đồng thuận.


Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông


Đặc biệt của Văn Hóa Online-California 18/8/2016


Văn bản đồng thuận tại Hội thảo quốc tế


Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông


image142

Chúng tôi, các học giả quốc tế và Việt Nam tham dự Hội thảo quốc tế “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông” do Đại học Phạm Văn Đồng và Đại học Nha Trang đồng tổ chức tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa từ ngày 16-18/8/2016, sau khi đã thảo luận về diễn biến tình hình gần đây ở Biển Đông, dựa trên các tham luận khách quan, khoa học, phát biểu và thảo luận mang tính xây dựng giữa các học giả, đã nhất trí như sau:


1. Nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông;


2. Khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế ở Biển Đông đối với không chỉ các quốc gia trong khu vực mà cả cộng đồng quốc tế;


3. Tái khẳng định nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (Công ước) và việc áp dụng nguyên tắc này đối với các tranh chấp ở Biển Đông;


4. Hoan nghênh phán quyết mang tính chung thẩm và ràng buộc được Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước đưa ra ngày 12/7/2016 đã giúp thu hẹp phạm vi các khu vực có tranh chấp và mở ra cơ hội mới cho việc giải quyết các tranh chấp, thúc đẩy hợp tác vì lợi ích bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Biển Đông.


5. Nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong việc xây dựng cấu trúc an ninh khu vực và việc thúc đẩy tiến trình ngoại giao và pháp lý nhằm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc, thực thi đầy đủ DOC và sớm tiến tới COC, qua đó mở ra cơ hội mới cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông;


6. Bày tỏ mong muốn tiếp tục tổ chức các hội thảo, tọa đàm quốc tế về chủ đề Biển Đông nhằm mở rộng mạng lưới giữa các viện nghiên cứu và các học giả trên thế giới để thông tin đến dư luận, đưa ra các khuyến nghị chính sách tới các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, và một trật tự pháp lý ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế.


Nha Trang, ngày 17/8/2016


Concensus


reached at the International Workshop


"Legal Status of Islands and Rocks in International Law and Practice in the South China Sea"


We, international and Vietnamese scholars attending the International Workshop “Legal Status of Islands and Rocks in International Law and Practice in the South China Sea” jointly held by Pham Van Dong University and Nha Trang University in Nha Trang city, Khanh Hoa Province, between 16-18/8/2016, having discussed the recent developments in the South China Sea, based on the results of the objective, scientific presentations and constructive discussion among scholars, reach the following concensus:


1. Stressing the need to maintain peace and stability in the South China Sea;


2. Affirming the importance of preserving freedom of navigation and overflight in accordance with international law in the South China Sea not only to the countries in the region but also the international community;


3. Reaffirming the principle of resolving international disputes by peaceful means on the basis of international law, including the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea, and its application to the disputes in the South China Sea;


4. Welcoming the final and binding Award rendered by the UNCLOS Annex VII South China Sea Arbitral Tribunal on 12 July 2016, which has contributed to narrowing the geographical scope of the disputes and opening up opportunities for resolving disputes and promoting cooperation in the interest of environmental protection and sustainable development in the South China Sea;


5. Emphasizing ASEAN's centrality in building regional security structures and promoting the diplomatic and legal processes to resolve disputes in the South China Sea in accordance with Article 33 of the UN Charter, and to work towards the full implementation of the DOC and early conclusion of the COC, thus opening up new opportunities for the maintenance of peace and stability in the South China Sea;


6. Expressing the desire to continue organizing more workshops, international seminars on the topic of the South China Sea to extend research networks among institutions and interested scholars, in order to build public opinions and to make policy recommendations to government agencies, and international organizations with the aim of creating an environment conducive to the maintenance of peace, stability, cooperation, and a legal order based on international law in the South China Sea.


Nha Trang, August 17, 2016


image142
Chiều thứ Tư 17/8/2016, sau khi kết thúc các phần tham luận của diễn gia, một Thông cáo chung của ban tổ chức được toàn thể hội nghị thông qua gọi là: "Văn bản đồng thuận" về Hội nghị Quốc tế về Biển Đông. Thông cáo chung đã được Ts Phạm Đăng Phước và Ts Trang Sĩ Trung long trọng đọc. Trong cuổi chiêu đãi (Gala receiption), Ts Phạm Đăng Phước thay mặt ban tổ chức lên sân khấu cảm tạ tất cả quí vị diễn giả trong nước và quốc tế, các vị quan khách đặc biệt và các nhà báo phóng viên đến tham dự đưa tin./ (VH)
21 Tháng Mười Một 2017(Xem: 4929)
-Hoàn Cầu Thời báo phỏng vấn Ts. Vũ Cao Phan
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 5545)
- Văn Hóa phỏng vấn Nhà báo Bùi Tín. - Văn Hóa Phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6117)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo Quốc tế về biển Đông ở Nha Trang. Ảnh bên: ông Phạm Gia Khiêm nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao (phải) và ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ VN tại Hoa Kỳ cùng tham dự hội thảo.- Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông. - Phỏng vấn Ts Phạm Đăng Phước, Ts Trang Sĩ Trung và Ts Trần Công Trục, Ts Nguyễn Chu Hồi, Gs Nguyễn Mạnh Hùng.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5132)
Nha Trang 14/11/16: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông kỳ VIII
25 Tháng Chín 2016(Xem: 6497)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông NHA TRANG (VH 18/8/2016) - Kết thúc sau 3 ngày hội thảo quốc tế về biển Đông; sáng 18/8, phái đoàn tham dự được ban tổ chức mời đi tham quan Viện Hải Dương học ở thành phố biển Nha Trang và đặc biệt biệt quân cảng Cam Ranh. XEM THÊM: - Hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Cam Ranh 2012. - Nga đón gió Cam Ranh trước Mỹ hay Mỹ không cần Cam Ranh? - “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc”. - Phỏng vấn và các bài tham luận của các diễn giả.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 6178)
Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông Phần I/ Các bài Phỏng vấn của Văn Hóa. Phần II/ Các bài tham luận của Diễn giả. Phần III/ Văn bản Đồng thuận.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 6580)
Nha Trang: "Đặc biệt của Văn Hóa-California" LTS: Trong ba ngày Hội thảo Quốc tế 16 - 18/8/2016 về tình hình Biển Đông tại khách sạn InterContinental thành phố biển Nha Trang, do thời gian thảo luận rất ít và rất đông phóng viên trong nước tham dự, Văn Hóa gặp được Tiến sĩ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trưởng ban tổ chức ba ngày hội thảo; Tiến sĩ Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang và tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ VN - trao đổi với các quí vị trên ít hàng, mời quí bạn đọc theo dõi:
21 Tháng Tám 2016(Xem: 6711)
(VH) - Không thể phủ nhận lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 13/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016; tuy nhiên, hội thảo đã thiếu một yếu tố quan trọng: tính phản biện. Đại diện báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị - ghi nhận và phỏng vấn một số ý kiến qua các học giả.
18 Tháng Tám 2016(Xem: 6267)
(VH) - Lần đầu tiên sau phán quyết của tòa thường trực La Haye hôm 12/7/16 về Biển Đông, VN đã tổ chức quy mô 3 ngày hội thảo hội tụ hơn 30 diễn giả quốc tế trong và ngoài nước với sự tham dự của hàng chục cơ quan truyền thông báo chí tại thành phố biển Nha Trang từ ngày 16-18/8/2016. Đại diện của báo Văn Hóa-California tham dự hội nghị này.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 7287)
- Wikipedia: Hiệp định Geneve 7/1954 - Các bài phỏng vấn khác.