Về lời phát biểu của Đô đốc Harris ở Tam Kỳ Quảng Nam

30 Tháng Mười 20169:51 CH(Xem: 10052)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  NĂM  03  OCT  2016


Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu? (Kỳ 2)


Về lời phát biểu của Đô đốc Harris ở Tam Kỳ Quảng Nam

image004

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA


01 Nov 2016


 Kỳ 2


Thế nhưng, ngoài mặt trận trên biển dưới biển, sự kiện gì quan trọng đến nỗi Đô đốc Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái bình dương từ Honolulu đích thân đi "thị sát chiến trường"?


1.


image005

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry B. Harris (thứ 5 từ trái sang) cùng với các quan chức Mỹ và Việt Nam như Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển VN, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Mary Tarnowka và Đại tá Đào Hồng Nghiệp, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, tại buổi lễ khánh thành cơ sở sửa chữa tàu của cảnh sát biển Việt Nam ở Tam Kỳ Quảng Nam hôm 28/10/16.


Về lời phát biểu của Đô đốc Harris tại Tam Kỳ Quảng Nam:


Tục ngữ Việt có câu: "Hòn đất ném đi hòn chì ném lại"; "Có qua có lại mới toại lòng nhau".


Đô đốc Harris khi đến quan sát và khánh thành cơ sở sửa chữa tàu của cảnh sát biển Việt Nam hôm 28/10/16 tại vùng biển Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, phát biểu của ông chú ý vào vấn đề an ninh biển trong những ngày sắp tới; qua đó, việc khánh thành cơ sở bảo dưỡng - chế xuất tàu cảnh sát biển là việc làm cụ thể của Mỹ đáp lại với cam kết của Việt Nam đối với an ninh hàng hải.


Đô đốc Harris cho rằng, công việc này không thể xem thường được.


Nhẽ ra, cùng đến khánh thành cơ sở với Đô đốc Tư lệnh Thái bình dương phải là cỡ Bộ trưởng,  Thứ trưởng quốc phòng hoặc Tổng tham mưu trưởng mới phải lẽ; nó nói lên sự thể hiện chính sách "cân bằng" mà VN hay giới quan sát chính trị ưa nhận định.


Tấm hình chụp ở bãi biển Tam kỳ cho thấy nhiều khuôn mặt thú vị. Các vị trong phái đoàn tổng lãnh sự tháp tùng theo Đô đốc là phải rồi...


Thật ra, đóng vài cái tàu cảnh sát biển là chuyện nhỏ, chuyện lớn là Đô đốc Harris muốn qua cái việc nhỏ này minh định sự hợp tác toàn diện giữa Mỹ-Việt đã từng bước nâng lên hàng hợp tác an ninh quân sự.


Không thấy sự có mặt của các giới chức hàng đầu Việt Nam về an ninh quốc phòng trả lời phần nào lời phát biểu của Đô đốc Harris.


Tất nhiên ông Harris cũng nhận ra như vậy. Và đó chính là điều mà người Mỹ không "like". Có thể người Mỹ thông cảm VN vẫn còn lo ngại về ông láng giềng phương Bắc - đến gần Mỹ quá sẽ ngả về Mỹ. (Ông Đinh Thế Huynh qua Trung Quốc hai ngày, qua Mỹ 1 tuần).


Nhưng phải thấy rằng người Mỹ rất thực dụng, thực tế.


Tương tự như việc mua sắm vũ khí, VN bỏ ra hàng tỉ đô mua vũ khí của Nga, đặc biệt là tầu ngầm lớp Kilo 636 cùng chủng loại với tầu ngầm của Trung Quốc; dân chúng Mỹ đóng thuế sẽ thắc mắc: "Ủa! tôi yểm trợ cho anh chống bành trướng bá quyền sao anh bỏ tiền ra mua hàng người khác?" Anh mua vũ khí của kẻ đang chống tôi để hiệp thông đánh tôi à?"


Việc này khiến nhớ tới bản danh sách mua vũ khí sát thương của VN gởi cho TNS McCain ở Hà Nội. Vì lịch sự, ông McCain không nói ở Hà Nội, ông qua Bangkok họp báo trình làng bản danh sách cho báo chí. 


Xem ra Hà Nội vẫn tin Moscow và Beijing hơn Washington DC. Vì sao?


Xem ra câu trả lời hơi khó đấy. Chung qui cũng tại cái bản Phán quyết của tòa PCA có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm ra đời hôm 12/7/2016 ở La Haye.


Xem lại cái phán quyết PCA này có một số điểm khiến Trung Quốc lẫn Việt Nam lẫn cả Philippines "ấm ức".


Thứ nhất, tập đoàn truyền thông Trung Quốc rao lên rằng vụ kiện là mưu đồ của Mỹ, Nhật Bản.


Thứ hai, sự phủ nhận hoàn toàn yếu tố quyền chủ quyền lịch sử đường lưỡi bò 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ (vẽ từ thời ông Tưởng Giới Thạch), đến thời ông Tập Cận Bình đưa lên ầm ĩ, ông tung lên cả mấy ngàn hồ sơ "lịch sử" từ thời Trịnh Hòa.


Ông Tập quên mất ngày ông đến thăm nước Đức, bà Thủ tướng Merkel tặng ông bức bản đồ vẽ năm 1735, trong đó chẳng thấy cái đường 9 đoạn là đường nào!


Khổ nỗi, sự phủ nhận yếu tố lịch sử của PCA lây lan đến các văn bản chủ quyền lịch sử của Việt Nam lẫn Philippines lẫn Malaysia.


Một số chuyên gia phân tích về những tranh chấp tranh lãnh hải tại đây chỉ là những « cãi cọ vặt vãnh » (RFI)


image006

Thủ tướng Đức Merkel tặng Tập Cận Bình một bản đồ TQ năm 1735 do nhà vẽ bản đồ Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d' Anville vẽ và được in bởi nhà xuất bản Đức. Theo một trang web về bản đồ cổ, bản đồ d’Anville’s được vẽ dựa trên các khảo sát địa lý trước đây do các nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc thực hiện và thể hiện “tổng kết kiến thức của châu Âu về Trung Quốc trong thế kỷ 18″.


Thứ ba, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này; theo đó, không một khu vực lãnh thổ nào trong hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thỏa mãn điều kiện của UNCLOS để được hưởng vùng EEZ. Phán quyết này áp dụng đối với cả Philippines, Trung Quốc, kể cả Việt Nam, Malaysia, có nghĩa là tất cả các "đảo" ở biển Đông Nam Á đều là "đá".


(Riêng đối với vấn đề chủ quyền Hoàng Sa lại hết sức tế nhị, cần phải xem lại, do Hoàng Sa đã được Pháp chính thức trao trả cho chính phủ VNCH năm 1956, cũng như trả đảo Bạch Long Vĩ cho chính phủ VNDCCH).


Thứ tư, dù Trung Quốc lên tiếng phản đối không chấp nhận phán quyết PCA, nhưng thực tế, Mỹ đã tận dụng phán quyết này như một mũi giáo thực thi quyền tự do hàng không hàng hải trên toàn cõi vùng biển Đông Nam Á; bù lại, Mỹ tỏ ra rất hòa nhã khi chiến hạm Mỹ không bao giờ vượt sâu vào lãnh hải 12 hải lý của 7 đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp xây dựng./ 


VĂN HÓA


(1) Phát biểu tại lễ khánh thành, Đô đốc Harris nói: “Các cơ sở này thể hiện cam kết của Hoa Kỳ trong việc tăng cường hợp tác song phương và cam kết của Việt Nam đối với an ninh hàng hải của nước mình. Hoạt động đào tạo các sĩ quan cảnh sát biển Việt Nam sẽ mang lại tác động lâu dài và là biểu tượng cho cam kết bền vững của chúng tôi dành cho Việt Nam và khu vực”.


Hoa Kỳ tuyên bố rằng cơ sở bảo dưỡng trên “chứng rõ ràng của quan hệ đối tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, thể hiện cam kết chung trong việc tăng cường quan hệ quân sự song phương, đặc biệt trong các lĩnh vực an ninh biển, thực thi luật pháp và các nỗ lực tìm kiếm, cứu hộ”.


Đô đốc Harris nói thêm: “An ninh biển là lĩnh vực ảnh hưởng đến tất cả chúng ta và là điều chúng ta không thể xem thường. Những cơ sở tốt này là một minh chứng cho công việc vất vả và sự cống hiến của rất nhiều người nhằm nâng cao khả năng chung của chúng ta trong việc đối phó với các thách thức an ninh biển”. (theo VOA 29/1/16)