Hoa Thịnh Đốn "tuyên chiến" với Bắc Kinh về vùng biển Quốc tế Đông nam á

24 Tháng Giêng 20174:59 CH(Xem: 10016)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  25  JAN  2017


image002

Hải đồ VĂN HÓA mô tả vị trí 7 đảo nhân tạo ở vùng "biển Quốc tế Đông Nam Á".(lkt)


image003

Vùng "biển Quốc tế Đông Nam Á" nằm ở đâu trên hải đồ VĂN HÓA mô tả 5 vùng biển chiến thuật. (lkt)


Mỹ tuyên bố « bảo vệ quyền lợi » tại biển Đông

image004

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer họp báo, tại Washington, Hoa Kỳ, ngày 23/01/2017.Reuters


Ba ngày sau khi Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, Nhà Trắng khuyến cáo Trung Quốc không được xâm hại chủ quyền biển đảo ở Biển Đông. Hoa Kỳ sẽ « bảo vệ quyền lợi » trong vùng biển chiến lược tại Đông Nam Á này.


Trong cuộc họp báo ngày 23/01/2017, Sean Spicer, phát ngôn viên mới của phủ tổng thống Mỹ xác quyết : « Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quyền lợi quốc tế » ở Biển Đông. Nhiều hòn đảo quan trọng trong vùng biển chiến lược và cũng là con đường hàng hải huyết mạch của thương mại thế giới, đã bị Trung Quốc kiểm soát.


Phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết thêm : « nếu những đảo (bị Trung Quốc lấn chiếm) nằm trong hải phận quốc tế và không thuộc chủ quyền của Trung Quốc thì Hoa Kỳ sẽ hành động bảo vệ không để cho một nước khác xâm hại ».


Lời khuyến cáo này không khác tuyên bố của ngoại trưởng Rex Tillerson cách nay hai tuần. Trong cuộc điều trần tại Thượng Viện, thủ tục sát hạch để được bổ nhiệm, ngoại trưởng tương lai của Mỹ đã đe dọa « Trung Quốc phải ngưng ngay việc xây dựng và gia cố các đảo. Mỹ sẽ không để cho Trung Quốc lui tới các đảo này ».


Để khẳng định chủ quyền, Bắc Kinh đã xây nhiều phi đạo, căn cứ quân sự, quân cảng và bố trí vũ khí trên một số đảo nhân tạo trong các vùng đang có tranh chấp.


Trong phản ứng đáp trả, ngày 24/01/2017, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố : « Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền không thể tranh cãi tại biển Nam Hải ».


Báo chí chính thức lập tức chỉ trích những ý nghĩ « ngông cuồng đưa đến xung đột vũ trang ». (theo Tú Anh 24-01-2017)


 


++++++++++++++++++++++++++++++++


TIN LIÊN QUAN


USS Ronald Reagan hoạt động giữa biển Hoàng Sa - Trường Sa


13 Tháng Bảy 201612:33 SA(Xem: 746)


"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 13  JULY 2016


image003

Vùng "biển Quốc tế Đông Nam Á" nằm ở đâu trên hải đồ VĂN HÓA mô tả 5 vùng biển chiến thuật. (lkt)


USS Ronald Reagan hoạt động giữa biển Hoàng Sa - Trường Sa


10 viên chức Quốc phòng Ngoại giao Campuchia "mở mắt" trên USS Ronald Reagan


 (GDVN) - Đây là lần đầu tiên các quan chức Campuchia được đặt chân lên một con tàu sân bay lớn và hiện đại.


VOA Cambodia ngày 12/7 đưa tin, tàu sân bay USS Ronald Reagan đang hiện diện trên vùng biển quốc tế giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Điều đặc biệt là trên tàu có 10 quan chức cấp cao Campuchia trong ngành ngoại giao và quốc phòng.


Đây là lần đầu tiên các quan chức Campuchia được đặt chân lên một con tàu sân bay lớn và hiện đại. "Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy tàu sân bay USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.



image005

Tàu sân bay USS Ronald Reagan trong một hoạt động trên Biển Đông, ảnh minh họa: seahawkumitaka.wordpress.com.


Chúng tôi đang tiến hành các hoạt động bình thường của một cụm tàu sân bay tấn công, đó là tự do hàng hải, hoạt động trong khu vực hàng hải của toàn thế giới. Rất nhiều tàu đã đi qua khu vực này, từ Australia đến Malacca.


Đây là một khu vực mà chúng tôi thường xuyên hoạt động và thực hiện các bại tập cùng bạn bè, đồng minh của chúng tôi, cũng như các nước láng giềng trong khu vực này để chứng minh cam kết của chúng tôi cho tự do của biển và các quyền tự do thương mại."


Chuyến thăm chính thức diễn ra vào Thứ Năm khi tàu sân bay USS Ronald Reagan tiến hành chuyến giám sát khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Trong chuyến thăm hiếm hoi, các quan chức Campuchia đã có cơ hội nghiên cứu hoạt động của tàu sân bay và máy bay chiến đấu của Mỹ hoạt động như thế nào.


Họ cũng có một trải nghiệm thú vị với lệnh cất và hạ cánh, ra lệnh cho các chiến đấu cơ thực hiện nhiệm vụ. Thuyền trưởng Donnelly cho biết, ông rất vui khi được chào đón các quan chức Campuchia lên tàu.


Quan chức Bộ Ngoại giao Campuchia Prum Sokha cho biết, chuyến thăm này là rất quan trọng để "duy trì hòa bình trong khu vực và trên thế giới". Theo ông:


"Điều qua trọng là hợp tác chung đòi hỏi chúng ta hiểu nhau. Vì vậy, chuyến thăm này là một cách để làm điều đó. Nó không chỉ giúp chúng tôi khám phá những công nghệ cao, mà còn thấy rõ các hoạt động từ một mục tiêu chung."


Tàu sân bay USS Ronald Reagan chính thức đi vào hoạt động năm 2001, dài khoảng 330 mét, rộng 76 mét, trang bị động cơ hạt nhân. Từ tháng 1/2014, con tàu này thay thế tàu USS George Washington tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản.


Thuyền trưởng Donnelly cho biết, con tàu có thủy thủ đoàn hơn 5000 người, bao gồm các kỹ sư, bác sĩ, phi công và sĩ quan hải quân, với 70 máy bay chiến đấu gồm F-18, trực thăng vũ trang và máy bay trinh sát.


Ông nói thêm rằng, một trong những nhiệm vụ chính của tàu sân bay này là duy trì hòa bình ở Biển Đông:


"Không có quá nhiều bận tâm với chúng tôi vì chúng tôi luôn hoạt động ở đây. Chúng tôi có lịch sử lâu dài của các hoạt động ở Biển Đông và khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương."


Hồng Thủy 06:51 12/07/16


++++++++++++++++++++++++++++++


TIN LIÊN QUAN


Ngoại trưởng Philippines: 7 đảo nhân tạo nằm trong vùng Biển Quốc Tế


"Vấn đề Biển Đông có thể sẽ là đối tượng của các can thiệp trong cuộc họp của ASEAN chứ không phải Phán quyết Trọng tài".


image006


Ngoại trưởng Philippines bình luận phát biểu của ông Rex Tillerson về Biển Đông


Hồng Thủy


07:56 15/01/17


 (GDVN) - Nước này sẽ không can ngăn Hoa Kỳ nếu họ có kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc truy cập các đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông.


The Manila Times ngày 15/1 đưa tin, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho biết, nước này sẽ không can ngăn Hoa Kỳ nếu họ có kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc truy cập các đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông.


Ông Yasay nói điều này với báo giới hôm qua, 14/1.


Theo Ngoại trưởng Philippines, các nước phương Tây cũng có lợi ích của riêng mình trong các vùng biển quốc tế ở Biển Đông, nơi một nửa khối lượng thương mại toàn cầu với tổng kim ngạch 5,3 ngàn tỉ USD đi qua Biển Đông mỗi năm.


"Nếu ngăn chặn Trung Quốc chiếm đóng các cấu trúc tranh chấp ở Biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ, họ được tự do làm điều này vì khu vực nằm trong vùng biển quốc tế", Ngoại trưởng Perfecto Yasay nói với The Manila Times.


image007

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay, ảnh: Philippines Daily Inquirer


Ông bình luận về phát biểu của ứng viên Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ rằng, Mỹ cần ngăn chặn Trung Quốc truy cập các đảo nhân tạo bồi lấp trái phép trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.


Hôm thứ Sáu 13/1, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ, có thể xảy ra chiến tranh nếu Mỹ ngăn Trung Quốc truy cập các đảo nhân tạo.


Còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tránh không đưa ra bình luận gay gắt nào về phát biểu này của ông Tillerson. Ông Khảng chỉ lịch sự thúc giục Washington hãy để tâm vào công việc nội bộ của mình:


"Tình hình Biển Đông đã hạ nhiệt và chúng tôi hy vọng các nước ngoài khu vực có thể tôn trọng sự đồng thuận, đó là vì lợi ích cơ bản của thế giới".


Về phần Philippines, Ngoại trưởng Perfecto Yasay cho biết, Chính phủ nước này sẽ tiếp tục các thảo luận song phương với Trung Quốc để giải quyết một các hòa bình các tranh chấp, cuối cùng hướng đến thực hiện Phán quyết Trọng tài 12/7/2016.


"Chúng tôi có mối quan tâm của mình trong việc bảo vệ cam kết giải quyết các vấn đề, thực hiện Phán quyết của Tòa Trọng tài một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế", ông Yasay nói.


Việc ký kết bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) có thể mở đường cho việc thực thi chiến thắng quốc tế của Philippines trong vụ kiện Biển Đông.


Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ tự tin rằng, vấn đề Biển Đông sẽ không được thảo luận tại các hội nghị của ASEAN dưới sự chủ trì của Philippines - Chủ tịch luân phiên khối năm 2017.


Ngoại trưởng Perfecto Yasay giải thích: Manila chỉ không nhấn mạnh Phán quyết Trọng tài 12/7/2016 tại hội nghị của ASEAN và các diễn đàn, hội nghị liên quan năm nay, vì nó là một vấn đề song phương giữa Manila với Bắc Kinh.


"Vấn đề Biển Đông có thể sẽ là đối tượng của các can thiệp trong cuộc họp của ASEAN chứ không phải Phán quyết Trọng tài. Chúng tôi sẽ tiếp tục đôn đốc việc chấp hành các quy tắc của luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982", ông Yasay cho hay.


Tài liệu tham khảo:


http://www.manilatimes.net/us-free-block-china-yasay/307024/


Hồng Thủy
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 2720)
01 Tháng Sáu 2020(Xem: 4596)
Quanh lời trực tuyến của bà Bonnie Glaser
06 Tháng Năm 2020(Xem: 6004)
Mưu sâu của "Chiến khu miền Nam" (Kỳ 4)
30 Tháng Tư 2020(Xem: 5581)
04 Tháng Sáu 2017(Xem: 7438)
Mỹ đã lật bài ngửa về Biển Đông tại Đối thoại An ninh Shangri-la