Một cựu Thiếu tướng quân Trung cộng đến đại học UCI du thuyết về lưỡi bò 9 đoạn

16 Tháng Năm 20176:17 CH(Xem: 13264)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  THỨ  TƯ  17  MAY  2017


Một cựu Thiếu tướng quân Trung cộng đến  đại học UCI du thuyết về lưỡi bò 9 đoạn


- Một Giáo sư Việt Nam hiện đang nghiên cứu và giảng dạy ở UCI phản bác dữ dội.


- Giới sinh viên "vinh thân phì gia" nghĩ sao về vụ này?


image002


Center for Global Peace & Conflict Studies


24th Annual Margolis Lecture: The South China Sea Conflict: Freedom of Navigation? Territorial Disputes? or Geostrategic Competition?


Social sciences News & Events Events 2017


May 11, 2017  5:00p.m. - 7:00p.m.  Social Science Plaza A, Room 1100 Yunzhu Yao, Maj. General (ret.), People's Liberation Army's Academy of Military Science, China


Maj. Gen. (ret.) Yao Yunzhu is director emeritus of the Center on China-American Defense Relations and member of the Academic Committee, National Think Tank Project, both at the People's Liberation Army's Academy of Military Science in China. A prominent analyst of nuclear issues, she has published and translated numerous books and articles on military and security issues. She first joined the PLA in 1970. She was elected as a member of the 10th National People's Congress of China in 2003 and a member of the 17th National Congress of the CCP in 2007. She is an international leader of Global Zero, a prominent international movement for the elimination of nuclear weapons.


http://www.socsci.uci.edu/newsevents/events/2017/2017-05-11-margolis.php


- See more at: http://www.socsci.uci.edu/newsevents/events/2017/2017-05-11-margolis.php#sthash.i5wMUkZr.dpuf


17/5/17


Quận Cam - VĂN HÓA


Một ban tổ chức thuộc trường đại học UCI nam California vừa tổ chức một buổi thuyết trình thường niên lần thứ 24, diễn giả là bà Yunzhu Yao, cựu Thiếu tướng Viện Khoa học Quân sự Trung quốc.


Buổi diễn thuyết được UCI thông báo rộng rãi cho sinh viên biết trước khoảng một tháng. Chương trình gặp gỡ các nhân vật quốc tế được UCI tổ chức mỗi năm một lần. 


Chủ đề của bà Yunzhu Yao nói về biển Đông (biển nam Trung Hoa) gồm ba vấn đề (in đậm trên poster): Xung đột ở biển Đông: Tự do lưu thông? Tranh chấp lãnh thổ? hay Cạnh tranh địa chiến lược?


Diễn giả thuyết giảng nêu lên ba tiêu mục lớn chất chứa nhiều nội dung chính trị để nói chuyện với giới cử tọa hầu hết là giáo sư và sinh viên, trong đó có lẽ có nhiều sinh viên không theo học hay đang hoạt động ngành Chính trị Bang gia Quốc tế, Đại dương học, hay biển Đông Nam Á. Đặc biệt về khoa giảng dậy lịch sử hình thành và chủ quyền ở biển nam Trung Hoa / biển Đông của Việt Nam / biển Tây Philippines trên bục giảng đại học vẫn còn rất hiếm hoi.  


Với lý lịch của bà Yunzhu Yao và đề tài hàm chứa nhiều sự kiện chính trị đang diễn ra nóng bỏng ở các vùng biển Đông Nam Á, bà Yao đến thuyết giảng tại một trường đại học lớn danh tiếng ở Quận Cam nam California, quy tụ rất đông sinh viên gốc Á, bao gồm sinh viên Trung Quốc và Việt Nam có thể thấy mục đích chính trị của bà cựu Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Trung Quốc.   


Theo bản tin của nhà báo Hà Giang trên báo Người Việt ra ngày 12/5/2017, bà Yunzhu Yao đưa ra 3 nội dung:


1) Chứng cớ lịch sử,


2) Thẩm quyền liên tục, và


3) Thỏa thuận sau Thế Chiến 2.


Đây là ba nội dung mà hơn 10 năm nay các học giả và chuyên gia quốc tế về biển, luật biển, chủ quyền biển, kinh tế biển, chính trị, an ninh , đời sống biển ... đã tốn rất nhiều giấy mực, tranh luận. Ở hải ngoại như Mỹ, Úc, Pháp, Canada, Châu âu và ngay ở trong nước Việt Nam, nhiều cuộc hội thảo quốc tế đề cập đến vấn đề này trong bối cảnh các cuộc tranh giành chủ quyền  đang diễn ra căng thẳng đến độ có thể nổ ra chiến tranh bất cứ lúc nào.


Nhất là từ năm 2013, khi Tập Cận Bình lên cầm quyền Trung Nam Hải, triển khai chiến dịch chiếm đoạt các bãi ngầm của Việt Nam thi công nạo vét, bồi đắp tàn phá môi trường sinh thái biển để tạo tác thành 7 đảo nhân tạo liên hợp quân sự nhằm khống chế độc chiếm biển Đông. 


Cuộc tranh chấp không dừng lại trên bàn hội nghị mà còn diễn ra sự đối đầu, thi triển chiến hạm quân sự với sự tham gia gìn giữ hòa bình của Hoa Kỳ và các quốc gia như Nhật, Ấn Độ, Pháp, Tân Tây Lan, Úc, Canada đòi quyền tự do lưu thông trên không và dưới biển ở vùng biển khu vực Đông Nam Á.


Điểm mấu chốt của chứng cớ lịch sử mà bà Yunzhu Yao đưa ra đã sai ngay từ căn bản. Bà Yao chỉ nói tới biển nam Trung Hoa quốc gia của bà mà không đề cập tới biển Đông của Việt Nam và biển Tây của Philippines là hai quốc gia đối trọng trực tiếp với Trung Quốc; nhất là thẩm quyền cai quản liên tục của Việt Nam thường xuyên bị Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa, chiếm đoạt, cụ thể là đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988, và mới đây tháng 5 năm 2014, ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 cắm dùi sâu trong thềm lục địa lãnh hải đăc quyền kinh tế (EZZ) của Việt Nam.


Trung Quốc tung HD-981 ra 1 đòn 2 phép vừa thử phản ứng của Việt Nam vừa nghi binh lừa dư luận thế giới để dễ bề nạo vét đảo nhân tạo đang lúc cao điểm (báo Văn Hóa đã lên tiếng tố cáo âm mưu này từ năm 2014), chưa kể đến việc chiếm đoạt bãi đá Vành Khăn của Phi năm 1995 và bãi cạn Scarborough năm 2012 nằm trong vùng lãnh hải EEZ của Philippines.


Về thỏa thuận sau thế chiến II mà bà Yao lập luận, bà Yao quên biến mất Hội nghị quốc tế 52 nước diễn ra ở San Francisco sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, không có điều khoản nào quốc tế giao các vùng biển đảo ở biển Đông cho Trung Quốc, trong khi nguyên Thủ tướng VNCH lúc ấy là ông Trần Văn Hữu tuyên bố trong hội nghị: Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam.


Thực sự, các vùng biển đảo ở vùng biển Đông Nam Á vào thời kỳ còn khoảng trống quyền lực, lợi dụng việc giải giới quân Nhật, Đài Loan là nước đi chiếm đoạt nhóm quần đảo Hoàng Sa phía tây của Việt Nam (1947) và đảo Ba Bình- Itu Aba (1956) đầu tiên. (Danh xưng đảo Ba Bình do Tiến sĩ Sử gia Nguyễn Nhã đặt).  


Nếu bà Yao là một diễn giả độc lập, khách quan, công bằng thì buổi thuyết giảng vể biển của bà ở UCI được ghi nhận tích cực. Bà quên mất và tự bào chữa về đường lưỡi bò 9 đoạn tự vẽ không có quốc gia hay học giả quốc tế nào công nhận tính hợp pháp của nó. Chứng cớ lịch sử về biển, đảo vẫn còn đang ở diện hồ sơ chưa có ủy ban quốc tế nào chứng nhận.


Chứng cớ lịch sử mà Trung Quốc tâm đắc là cuộc viễn du của Trịnh Hòa vòng quanh thế giới cũng chỉ là trạm nghỉ chân trong các lần viễn du dài hạn. Không thể cho rằng, tôi nghỉ chân ở đâu thì chỗ ấy là sở hữu của tôi.


Trong lúc chứng cớ lịch sử của ngư dân, chính quyền Việt Nam hàng trăm năm qua trên những hòn đảo ờ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cụ thể có thật.


Bản thân người viết bài này đã từng chứng kiến tận mắt, ghi nhận hình ảnh các chứng tích lịch sử của Việt Nam trên các hòn đảo ở Trường Sa.


Tuy nhiên, cũng chính đề tài thuyết giảng và tấm bản đồ 9 đoạn đã tạo ra sự tranh luận gay gắt của sinh viên Việt Nam phản đối lập luận của bà Yunzhu Yao.


Đặc biệt, một Giáo sư tập sự hiện đang nghiên cứu và giảng dạy ở UCI được biết là Tiến sĩ Phú Nguyễn, đã gây khó chịu cho bà Yunzhu Yao khi ông Phú đưa ra các chứng cớ về sự xâm lược mềm của Trung Quốc, điển hình qua vụ giàn khoan HD-981 thâm nhập sâu vào vùng biển cách tỉnh Quảng Ngãi 130 hải lý vào đầu tháng 5, 2014.


Bà Yunzhu Yao cao giọng đòi biết tên của Tiến sĩ Phú. Không ngần ngại, Tiến sĩ Phú tự giới thiệu ngay tên họ và công việc đang giảng dậy ở UCI. Những lập luận sắc bén đầy thuyết phục của ông Phú đã làm cho bà Yao thét lên rồi câm lặng trong tuyệt vọng. Điều đặc biệt là trong lúc tranh luận mặc dù có rất nhiều sinh viên Trung Quốc tham dự nhưng tuyệt nhiên không ai lên tiếng, ngay cả khi ông Phú phản bác kịch liệt về ưu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc. Có lẽ sau cuộc tranh luận nảy lửa này, ban tổ chức buổi thuyết trình đã nhận ra là đã “nhầm hàng” khi mời một diễn giả như bà Yao sang UCI thuyết trình về tranh chấp trên biển Đông mà thực sự là đi quảng bá cho ý đồ đen tối của chính quyền Trung Quốc.


Tuy không chắc chắn cho lắm việc Trung quốc đưa một diễn giả khá nặng ký, thuyết giảng về chủ quyền biển Đông ở một trường đại học có nhiều sinh viên Trung Quốc và sinh viên Việt Nam ở môi trường sinh viên ít có khả năng nắm vững tình hình biển Đông hiện nay.


Có thể hiểu ngầm chăng - diễn giả thuyết giảng về cuộc tranh chấp biển Đông chỉ là để thực hiện chiến dịch tuyên truyền dư luận thế giới ở môi trường đại học; phải chăng bà Yunzhu Yao đến "rao giảng" các vấn đề đang nổi cộm ở biển Đông ở đại học UCI là để lên "giây cót" tính tự ái dân tộc cho sinh viên Trung Quốc, và ngược lại "lên lớp" hạ nhiệt tinh thần yêu nước của sinh viên Việt Nam.


Việc bà Yao lấy thí dụ vế thái độ hòa hoãn của Tổng thống Duterte có ý khuyên răn Việt Nam  nên theo gương Philippines.


Bà Yao sẽ lầm to khi đánh giá phản ứng của dân tộc Việt Nam, nhưng vụ việc vừa rồi diễn ra ở diễn đàn UCI là bài học nhắc nhở cho các sinh viên Việt Nam không chỉ ráng học để kiếm mảnh bằng vinh thân phì gia mà hãy nêu cao tinh thần yêu nước, chủ quyền dân tộc, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia./ (lkt)
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1351)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông