G20 và những cái bắt tay

11 Tháng Bảy 20176:15 CH(Xem: 14559)

VĂN HÓA ONLINE - CHAU MỸ  - THỨ  TƯ 12 JULY  2017


G20 và những cái bắt tay


Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hamburg được chú ý đến nhiều không phải vì nghị trình chính của cuộc họp mà vì biểu tình phản đối 'đầy sáng tạo' bên ngoài hội trường và các cuộc gặp song phương.


image003Bản quyền hình ảnh KAY NIETFELD Image caption Từ trái: Thủ tướng Anh, Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Đức và Tổng thống Argentina - hy vọng giữa hai ông Trump và Tập chỉ là dịch ghế để không va chạm chứ không có gì nghiêm trọng


Cựu Đại sứ Anh tại Hoa Kỳ, ông Christopher Meyer viết trên tờ Telegraph hôm 06/07 rằng tham vọng dùng G20 để thay đổi thế giới là chuyện không thể xảy ra.


Và Tuyên bố Hamburg cũng chỉ là "văn kiện dài lê thê, trang trọng" do Đức dàn xếp, theo nhà ngoại giao Anh.


Ai cũng có thể ký vào Tuyên bố Hamburg và đi về mà không cần thực hiện, ông Meyer viết.


image004

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Biểu tình bằng cảnh diễn 'Giả Xác chết biết đi' (Hold Zombie) đòi đề cao nhân tính tại Hamburg


"Họ sẽ đề cao cảm hứng về những thứ phù phiếm như thương mại toàn cầu, biến đổi khí hậu. Các trưởng đoàn chỉ việc đặt bút ký vào và đây là thứ ngoại giao rẻ rúng nhất, khoả lấp mọi quyền lợi trái ngược nhau của các nước tham gia."


Bắt tay hay không bắt tay?


Cũng vì nghị trình chung quá rộng, báo chí chú ý hơn đến các cuộc gặp, những cái bắt tay.


Cuộc gặp lần đầu "mặt đối mặt" lúc chiều thứ Sáu, 07 tháng 7 giữa ông Donald Trump và Vladimir Putin được chú ý nhiều nhất.


Nó đã diễn ra, và sau cái bắt tay xã giao, hai lãnh đạo Mỹ và Nga đã ngồi xuống một giờ liền để rồi cam kết cải thiện quan hệ hai bên.


image002

Bản quyền hình ảnh SAUL LOEB/Getty Images Image caption Ông Putin rụt rè hay sợ bị ông Trump siết tay?


Bị nghi là được Kremlin hỗ trợ trong bầu cử, ông Trump cũng khó có thể tỏ ra quá thân thiện với ông Putin.


image005

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Bà Angela Merkel đón tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc ở Khách sạn Atlantic hôm 06/07


Hy vọng của Moscow là để Washington bỏ cấm vận kinh tế cũng khó đạt được ở một diễn đàn quá đông người tham dự.


image006

Bản quyền hình ảnh SAUL LOEB Image caption Nữ Thủ tướng Đức, lần này mặc áo đỏ, bắt tay Thủ tướng Việt Nam tại phòng hội nghị G20 hôm 07/07


Cuộc gặp tưởng như có thể diễn ra giữa lãnh đạo hai nước châu Á đông dân nhất nhì thế giới thì sẽ không xảy ra.


Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng ông Tập Cận Bình không gặp Thủ tướng Narendra Modi vì "không khí chưa phù hợp".


Rõ ràng là không khí vùng núi Bhutan và Sikkim đang khiến hai nước chung rặng Himalayas xung khắc.


Nhưng ông Modi cũng có một lịch trình dày đặc gặp riêng bảy lãnh đạo các quốc gia khác nhau, gồm cả Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc.


Trước khi ông Phúc sang Đức dự G20 có những đồn đại trên một số trang mạng tiếng Việt nói bà Angela Merkel "không đón ông" vì lý do nhân quyền xuống cấp tại Việt Nam.


Nhưng trên thực tế, bà Thủ tướng Đức không chỉ đón ông Phúc một lần mà hai lần, trong hai ngày liên tiếp.


Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có mấy ngày làm việc bận rộng với nhiều cuộc gặp song phương.


Đón Thủ tướng Lý Hiển Long hôm 07, ông Tập trấn an Singapore bằng lời hứa "quan hệ hai bên sẽ chỉ tốt lên", sau một thời gian Singapore cảm thấy bị Trung Quốc cô lập vì nghiêng về phía Hoa Kỳ và ASEAN trong vấn đề Biển Đông.


Dù không tham gia G20, Singapore lại tổ chức chuyến công tác sang Đức của Thủ tướng Lý Hiển Long kéo dài gần một tuần vào đúng thời gian diễn ra G20.


Ông Lý Hiển Long dự kiến sẽ gặp Tổng thống Donald Trump ngay ở Hamburg.


Trong ngày thứ Sáu, ông Tập Cận Bình có lịch nói chuyện với Thủ tướng Theresa May của Anh Quốc.


image007

Bản quyền hình ảnh PATRIK STOLLARZ/Getty Images Image caption Thủ tướng Ấn Độ, ông Modi và lãnh đạo nước chủ nhà cùng Tổng thống Macron của Pháp


Dự án điện nguyên tử Hinkley Point C ở Anh, ký kết khi ông Tập sang thăm cuối 2015, nay bị ngưng trệ vì đội vốn.


Đó không phải là mở đầu tốt cho cuộc gặp khi mà bà May đã ở vị thế yếu đi sau bầu cử lại rất muốn có các hợp đồng lớn với châu Á để bù lại khoản bất định ở châu Âu do Brexit.


Các nhóm thiên tả chống Trump biểu tình từ trước và va chạm với cảnh sát.


Họ tổ chức cả biểu tình đóng giả xác chết biết đi 'Zombie' để nói lên vấn đề con người.


Điều làm hai ông Trump và Putin có thể cùng vui là cả hai bị các nhóm biểu tình lên án.


Nhưng phiền toái duy nhất từ biểu tình, được cho phép diễn ra ở khu xa hội nghị là trong chiều thứ Sáu là một số người đã chặn được lối ra vào khách sạn khiến đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, Melania Trump không đi đâu được.


Có tin nói đoàn Việt Nam ở Hamburg 3 tiếng không về được khách sạn vì người biểu tình chặn đường./( BBC 7/ 7/ 2017)

21 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1298)
16 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1458)
BIDEN – TẬP ‘BÀN’ VỚI NHAU NHỮNG GÌ?