TT Donald Trump: Tâm điểm của APEC 2017-Đà Nẵng

20 Tháng Tám 20176:33 CH(Xem: 12868)

TT Donald Trump: Tâm điểm của APEC 2017-Đà Nẵng


image001

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

21/8/2017

BÀI 9


Diễn đàn khu vực ASEAN 50 - Manlila bế mạc hôm 8/82017 để lại không ít vấn đề có thể làm cho bộ mặt khu vực Đông Nam Á đổi màu đặc biệt là Biển Đông.


Mặc dù những tranh chấp chủ quyền biển đảo vẫn diễn ra ngấm ngầm giữa ba bên: Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, nhưng các cuộc đàm phán qua lại về khai thác vàng đen dầu khí có vẻ như đang trên đường đi tới song phương cùng có lợi, cùng thắng. Đáng kể nhất vẫn là chuyện làm ăn giữa Việt Nam và Mỹ, Philippines và Trung Quốc.


Thế nhưng tin tức mới nhất về chuyện "Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ" ở Biển Đông do vệ tinh phát hiện tàu bè Trung Quốc đang âm thầm lảng vảng tới một bãi cát (Sandy Cay) kế bên đảo Thị Tứ của Philippines. Bãi cát này có chứa "vàng đen" dưới đó không mà nó nổi cộm lên từ khi USS Lassen của Mỹ đảo quanh 12 hải lý tuần tra đảo nhân tạo Subi và vùng biển chung quanh?


Thực ra bấy lâu nay người ta luôn nghi ngờ về cái khẩu hiệu "Gác tranh chấp cùng khai thác" do Bắc Kinh đưa ra - nay có lẽ phải đổi lại là "Cùng tranh chấp Cùng khai thác".


Hóa ra cái vụ kiện tụng ở La Haye cũng chẳng đi tới đâu, cả Trung Quốc lẫn Philippines đều phớt lờ PCA để cùng khai thác. Nhưng khai thác ở chỗ nào, trữ lượng lớn tới bao nhiêu và có đụng chạm tới quyền chủ quyền của Việt Nam không?


Tổng thống Philippines Duterte từng tuyên bố sẽ tham khảo ASEAN khi mở rộng khai thác.   


Ngày 14/08/2017 vừa qua, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines cho biết "Trung Quốc cam kết sẽ không tiếp tục bành trướng tại Biển Đông", tức là không mang quân mang tàu đi chiếm đoạt thêm đảo, đá, bãi nữa, trong lúc ngoại trưởng Philippines tái khẳng định việc Manila đang đàm phán với Bắc Kinh về kế hoạch khai thác chung dầu khí tại các vùng biển tranh chấp.


Tuy nhiên, một số nhà quan sát lo ngại khả năng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị một chiến dịch lấn chiếm mới tại khu vực quanh một đảo lớn do Philippines kiểm soát. (theo RFI)


image003

Số 2: Bãi cát Sandy Cay sát cạnh đảo Thị Tứ của Philippines.


Việt Nam có vẻ thuận lợi do các mỏ dầu khí nằm tiềm tàng trong vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ), Philippines khó khăn hơn do các mỏ phát hiện lại rơi vào các khu vực tranh chấp chủ quyền.


Vụ biến động ở Lô 136/03 ở khu vực bãi Tư Chính Nam Côn Sơn khiến có nhiều điều khó hiểu và rồi nó sẽ đi vào quên lãng. Repsol lẳng lặng đi làm ăn chỗ khác. Người ta đâm ra hoài nghi về chuyện ông tướng Phạm Tường Long đòi VN phải cho Repsol đi chỗ khác chơi trong khi bà Lê Thu Hằng phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nói rằng vùng biển chỗ ấy là của VN.


Có vẻ như đạt được một số thắng lợi như ý chứ không ở vài đòi hỏi cứng rắn về ngôn từ cứng rắn của ông Phạm Bình Minh trong bản Thông cáo chung COC ASEAN + Trung Quốc. Ngay trong ngày bế mạc ở Manila, Hà Nội và Sàigon đã long trọng tổ chức kỷ niệm ASEAN-50 và tiếp tân với tất cả sự hân hoan, bên cạnh đó là những hoạt động náo nhiệt chuẩn bị cho APEC-2017.


image005

Thủ tướng Phúc bắt tay với đại sứ Thụy Điển Pereric Hogberg tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN trong buổi tiếp tân tại Hà Nội tối 8/8/2017. Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Chỉ sau ASEAN-50 và hiệp định khung COC mới có mươi ngày, Ngoại trưởng Nhật Taro Kono tuyên bố hôm thứ Năm 17/8/17, Nhật Bản sẽ viện trợ 500 triệu USD từ năm nay đến năm 2019 cho Việt Nam và Phillipines để tăng cường năng lực an ninh hàng hải.


Hóa ra cả Việt Nam lẫn Philippines đều hưởng lợi từ cái chuyện hung hăng của Trung Nam Hải ở Biển Đông? Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào về lòng hào hiệp chính trị của Nhật Bản?


Cả trăm chiếc xe mới toanh Audi A6 bóng lộn trưng bày ở Dinh Độc Lập cũ bây giờ là Dinh Thống Nhất sẵn sàng lăn bánh phục vụ cho hàng ngàn nhân vật quốc tế và truyền thông đến tham dự hội nghị cấp cao APEC 2017 (AELW) diễn ra ở Đà Nẵng từ 05-11/11/2017, với sự hiện diện lần đầu tiên của Tổng thống Donald Trump - cũng là lần đầu tiên ông tổng thống của đảng Cộng Hòa bước chân tới một đất nước xa xôi ở Viễn Đông cách đây nửa thế kỷ đã "ngốn" gần 60 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ. 


image007

Cả trăm chiếc Audi A 6 trưng bày trong Dinh Độc Lập sẵn sàng lăn bánh cho APEC 2017.

 

Chính phủ Việt Nam chọn Đà Nẵng, một thành phố ven biển miền Trung Việt Nam, dải đất hẹp có cái mũi vươn ra Biển Đông mà những nhà hải dương Pháp đi chinh phục cho "mẫu quốc" đã chấm điểm từ 160 năm trước. Đà Nẵng có bán đảo Sơn Trà như cái bao lơn lớn quan sát vùng biển lớn và cũng là nơi xuất phát của những chiến thuyền xa xưa giong buồm ra khơi chiếm hữu bãi cát vàng - giờ thì chỉ còn lại tiếng trống vang vọng trong các Châu bản Triều Nguyễn để lại.


Đà Nẵng hiện nay có dân số khoảng trên 1 triệu người. Nhiệt độ trung bình 26 độ C. Cảng nước sâu, bãi tắm Mỹ Khê trong vắt khá kín đáo che chở gió bão. Thắng cảnh, di sản thiên nhiên hầu như còn nguyên thủy, nhiều di tích lịch sử trong cuộc chiến chống thực dân Pháp như Đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà, núi Chúa, Ngũ Hành Sơn, Non Nước, bảo tàng di tích dân tộc Chàm...


Ở cộng đồng hải ngoại (Mỹ) gần đây người ta còn nhớ cựu Tướng VNCH Ngô Quang Trưởng nguyên Tư lệnh vùng I Chiến thuật khi qua đời đã để lại di chúc xin rải tro của ông ở đèo Hải Vân là nơi gắn bó xương máu của ông và các chiến sĩ VNCH trong cuộc chiến tranh Đông Dương III. Dường như Việt Nam đáp ứng di chúc này.


Vọng về quá khứ xa xăm, nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của tiếng Chăm cổ daknan, nghĩa là vùng nước rộng lớn hay "sông lớn", "cửa sông cái". Trải qua hàng trăm năm, Việt và Chăm hòa huyết lẫn nhau và hai sắc tộc làm một này chưa nguôi ngoai pháo hạm từ thuyền đồng Pháp Lan Tây bắn phá cửa bể Đà Nẵng, mở đường cho "mẫu quốc" Pháp hiệp với Tây Ban Nha xâm lăng Việt Nam vào ngày 31 tháng 8 năm 1858 kết thúc vào ngày 2 tháng 2 năm 1859.


Sau những phát đại bác, Đà Nẵng - Việt Nam bàng hoàng trở thành thuộc địa của "mẫu quốc" gần trăm năm.


image009

Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của trung tướng Rigault de Genouilly bắn phá cửa Hàn - Đà Nẵng.


image011

Chiều tối ngày 31-8-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.


Người dân Đà Nẵng cũng không quên ngày 8 tháng 3 năm 1965, Lữ đoàn 9 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ 'bốt đờ sô" vào bãi biển Sơn Trà thời chính phủ VNCH ông Phan Huy Quát làm Thủ tướng. Báo chí thời đó viết rằng ông Quát không hay biết gì vụ đổ bộ này đến mãi ngày hôm sau chính phủ mới vội vã ra thông cáo.


image013image015

Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng ngày 8 tháng 3, 1965 mở màn năm Hoa kỳ chính thức trực tiếp tham chiến tại Việt Nam.


Nay thì vụ đất đai Cồn Dầu nổi lên khiếu kiện khiến chính phủ Việt Nam khá mệt mỏi; câu nói "tau có chi mô đâu" của ông Bí thư Nguyễn Bá Thanh để lại trong lòng người dân Đà Nẵng bi hài trước khi bí thư về chầu Ngũ Hành Sơn.  


Đà Nẵng khi xưa thuộc đất tỉnh Quảng Nam (quê hương của ông Phúc) nay là một đô thị loại 1  cấp quốc gia, nó có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng - biển cả, và là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.


Xét về  cả nước thì Đà Nẵng cũng chỉ đứng hàng ba, bốn, nhưng vì sao chính phủ Việt Nam lại chọn thành phố biển này làm nơi tổ chức hội nghị cấp cao APEC 2017 và để đón Tổng thống Donald Trump (đảng Cộng Hòa)? Đường bay của Air Force One sẽ từ căn cứ oanh tạc cơ B- Guam một lèo tới sân bay Đà Nẵng? Người Mỹ đến Đà Nẵng lần này có khác với lần trước? Hơn ai hết, các nhà lãnh đạo VN hiểu rõ "lửa gần nước xa".


image017

Bán đảo Sơn Trà về đêm.


Lần cuối trào tổng thống đảng Cộng Hòa là TT Richard Nixon đến Việt Nam tháng 8/1969 (sau trận Mậu Thân); lần cuối trào đảng Dân Chủ là TT Barack Obama đến Việt Nam cuối tháng 5/2016, hàng triệu người dân Hà Nội và Sàigon ào ra đường rộn ràng đón Tổng thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.


Tổng thống Donald Trump sẽ gởi thông điệp gì khi ông đến Đà Nẵng và sẽ có bao nhiêu dân chúng đi đón ông?/ (lkt)

22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 900)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1350)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông