Ts Nguyễn Nhã: Giới thiệu sách "Chân dung người Thầy thế kỷ XX"

10 Tháng Chín 20178:01 CH(Xem: 9187)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN VĂN HÓA  - THỨ  HAI  11  SEP  2017


GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH CHÂN DUNG NGƯỜI THẦY THẾ KỶ XX CỦA HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ


image020


Ts Hãn Nguyễn Nguyễn Nhã


image022


1. Lý do viết và ra mắt cuốn sách


Tác giả viết  chủ yếu để nghiên cứu và thực hành những gì cần có của người thầy thế kỷ XX.


Phần nghiên cứu chủ yếu qua ba bức thư gửi cho người thầy Hoàng Xuân Hãn , người đầu tiên có công đưa Quốc học trong đó Quốc sử, Quốc văn và Quốc ngữ vào trường học thay thế cho Nho học hay Tây học. Người Thầy thứ hai tiêu biểu là Thầy Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu, tác giả cuốn sách “ Đất Lề Quê Thói” quan tâm đến truyền thống Việt Nam cũng là cố vấn cho Nhóm Nghiên Cứu & Phát Huy Truyền Thống Việt Nam mà tác giả là trưởng Nhóm trước 1975 tức ra đời năm 1974 có ghi trong Tập San Sử Địa số 27& 28, năm 1974. Người Thầy thứ ba là GSTS Trần Văn Khê, người đầu tiên sử dụng phương pháp nghiên cứu đối chiếu đã tìm ra những độc đáo của âm nhạc truyền thống Việt Nam và quảng bá ra thế giới nhất là giới nghiên cứu .


 Còn phần thực hành, những gì tác giả nghiên cứu, giảng dạy và quảng bá qua các bức thư gửi cho các học trò từ năm 1965 đến nay, tử học trò cấp 2, 3 trung học đến cao đẳng, đại học, cao học. Trong đó tác giả lưu ý hai trường: Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức mà tác giả phụ trách Trưởng Ban nghiên cúu giáo dục trung học Tổng hợp mà đồng nghiệp Trịnh Đình Loạt nói tác giả là linh hồn của Trường,  đã từng viết Định hướng của Trường vừa hiện đại vừa truyền thống trong Kỷ yếu của Trường, sáng lập môn Hướng dẫn đức dục, tích cực đưa ra những hoạt động nội khóa thay vì ngoại khóa như “trại hướng dẫn đức dục lớp 9”, “trại về nguồn lớp 12”. Trường thứ  hai là Trường Đại Học Hùng Vương với tính cách sáng lập, trợ lý hiệu trưởng đã viết  “định hướng giáo dục “vừa mang tính Việt Nam vừa hiện đại sánh với các nước trên thế giới trước hết các nước trong khu vực”. Chỉ trong 5 năm, năm 2000, học sinh giỏi của trường chuyên Lê Hồng Phong thi tuyển vào  Khoa công Nghệ Thông Tin đã  bị rớt và các sinh viên các khóa từ 1995 đến 2000 ra trường hầu hết đều có việc làm ngay từ  khi mới tốt nghiệp;  và rất quan tâm đến  thực tập tại các công ty xí nghiệp và tổ chức “hội thảo, giao lưu tìm kiếm việc làm”, cùng hướng dẫn sinh viên tự học tự  nghiên cứu, tự tổ chức ngoại khóa, đã tổ chức “Hùng Vương Cup” với 32 đội bóng đá Nam, 16 đội bóng đá Nữ và đã hai lần vô dịch đội bóng đá Nam các trường ngoài công lập. Đặc biệt tác giả cho in phụ lục “nhật ký của lớp Sử 3A” mà tác giả là chủ nhiệm, đã cảm hóa được những sinh viên cá biệt..


 Tác giả cũng đã đưa “Thư trả lời Nguyễn Nhã là ai” khi có người bêu rếu mình và đã thành lập Quỹ Văn Hóa Giáo Dục Hãn Nguyên  Nguyễn Nhã với 4 chương trình cùng nhau và ba mục tiêu: Đại Hòa, Quốc đạo, Cường quốc biển.


 Hiện nay Đất  nước rất cần  đến “ Lương sư hung quốc” hơn bao giờ hết.


2. Nội dung cuốn sách


Ngoài lời mở đầu, kết luận và  phụ lục, nội dung sách gồm 3 phần:


 Phần I gồm những  lá thư của Hãn Nguyên Nguyễn Nhã gửi cho giới học thuật & những người thầy.


Búc thư thứ nhất Nguyễn Nhã gửi học giả , nhà giáo dục, nhà sử học, nhà nghiên cứu văn học Hoàng Xuân Hãn.Tác giả kể từ lá thư đầu tiên đề ngày 30/9/1965 đến thư cuối cùng ngày 10/2/1975,  Thầy Hoàng Xuân Hãn đã gửi rất nhiều thư và đã nói không hiểu sao rất cảm mến Nhóm Chủ trương Tập San Sử Địa và sau 30 tháng 4 năm 1975 đã tìm cách hỏi thăm và gửi vài hàng rằng “ Ngày nay mọi người đều nhận rằng Sử Địa có giá trị”. Trong khi đó  thầy Hãn viết về ẩn sĩ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, và đã hành xử mà có người lại phê phán thầy Hãn “đứng ngoài, đứng trên Dân tộc” . Thư gửi cho học giả Hoàng Xuân Hãn, tác giả có nhiều thông điệp trong đó hàng ngàn năm theo Nho học, học sách văn hóa Tàu, sử Tàu rồi đến Tây học, bắt đầu từ Bộ trưởng giáo dục Hoàng Xuân Hãn mới đem quốc học, quốc văn, quốc sử, quốc ngữ vào trường học. Cũng nhờ có văn hóa dân gian, nên văn hoá Việt vẫn giữ được bản sắc Việt.Tác gỉả đặt vấn đề đối thoại với người thầy tiêu biểu nhất thế kỷ XX là thầy Hoàng Xuân Hãn, đặt vấn đề định hình, phát huy bản sắc Việt Nam trong tư tưởng văn hóa và trong giáo dục, đặc biệt độc đáo văn hóa gia đình Việt và tư tưởng chủ đạo truyền thống của người thầy giáo Việt Nam qua các thời đại là “ Nhân chủ đại hòa”, đạo lý làm người Việt là


 “ Dũng, Nhân, Tiến, Tín” với mẫu  người của nền giáo dục truyền thống Việt Nam là người anh hùng, trí dũng, tài năng, khí phách hơn người. Đó là theo đạo anh hùng. Người thầy giáo có nhiệm vụ đào tạo con người ấy, khác với đạo Nho lo đào tạo người quân tử.


 Thư thứ  hai tác giả gửi cho thầy Nhất Thanh, tác giả “Đất lề quê thói”. Tác giả đặt vấn đề cho Thầy Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu, Cố vấn cho Nhóm Nghiên Cứu & Phát Huy Truyền Thống Việt Nam thành lập năm 1974, với hình Thầy  đi theo Đòan Văn Hóa gồm những người nổi tiếng như Phạm Duy, Thanh Nga, Dzoãn Quốc Sỹ …đi thăm  nhà thơ yêu nước Á Nam Trần Tuấn Khải , Nghệ sĩ Năm Châu với thông diệp trân trọng những nhà văn hóa thì văn hóa mới được trọng. Vấn đề Việt Nam không có những nhà tư tưởng kiệt xuất, song lại có triết lý sống kiệt xuất của toàn dân tộc Việt qua ca dao tục ngữ, trong đó có “triết lý Đại hòa đồng” : “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, mà sau này tác giả đã đề nghị đem vào triết lý giáo dục các trường  đại học trên thế giới để cứu nhân loại không bị diệt vong khi xảy ra chiến tranh hạt nhân các vũ khí hủy diệt hàng lọat xảy ra. Tác giả cũng đưa ra nhận thức sai lầm “ bụt nhà không thiêng”, “ nôm na là cha mách qué”,  song lại có những bản sắc Việt trong cách ăn, mặc, lễ hội gia đình Giỗ Tết nhất là lễ hội Quốc tổ Hùng Vương và  lễ hội làng, các  anh hùng dân  tộc. Tác giả cũng trao đổi những xấu xí của người Việt, trong đó có người đang bêu rếu khiến tác giả nghe lời người bạn phải viết thư trả lời “ Nguyễn Nhã là ai”(có đem vào nội dung cuốn sách sau khi đưa lên trang web. www,sachhiem,net). Tác giả cũng trao đổi tư tưởng “Đại Hòa” và  đạo lý truyền thống Việt Nam, cùng xây dựng Quỹ Văn Hóa Giáo Dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã với 4 chương trình cùng nhau trên trang web.www.hannguyennguyennha.com.


Thư thứ  ba tác giả gửi cho thầy Trần Văn Khê, người dùng phương pháp đối chiếu tìm ra những gì độc đáo trong âm nhạc truyền thống cùng quảng bá  ra thế giới. GSTS  Trần Văn Khê coi học giả Hoàng Xuân Hãn như  người thầy và đã được Thầy Hoàng Xuân Hãn giới thiệu với tác giả khi phụ trách chủ nhiệm chủ bút Tập San Sử Địa. Thầy Hãn cũng có rất nhiều học trò nổi tiếng như GS Hoàng Như Mai ở Miền Bắc, GS Nguyễn Chung Tú ở Miền Nam. Chính mối liên hệ thân thiết cả trước lẫn  sau năm 1975 cho đến khi GSTS Trần văn Khê mất năm 2016, tác giả chỉ nhắc lại những kỷ niệm đồng hành, hỗ trợ nhau từ năm 1974 ở Úc về GSTS Trần Văn Khê nói chuyện về âm nhạc truyền thống rất hay. Cũng dịp này Tác giả có tổ chức trao đổi xin ý kiến GSTS Trần Văn Khê cũng như nhiều người khác về hình thành Nhóm Nghiên Cứu & Phát Huy Truyền Thống Việt Nam tại nhà thầy Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu. Cũng từ cơ duyên này nên trong khi chuẩn bị thành lập Trường Đại Học DL Hùng Vương, tác giả đã phỏng vấn GSTS Trần văn Khê về”Những độc đáo của âm Nhạc truyền thống Việt Nam” mà GSTS Trần Văn Khê đã nói là đã rút ruột Giáo sư ( đã đưa lên mục Tưởng Niệm  trang web. www.hannguyennguyennha.com). Năm 1998 sau khi tổ chức thành công Hội nghị  khoa học “Bản sắc Việt Nam trong Ăn uống  năm 1997 ở KS. Majestic, tác giả  đã đứng ra làm Trưởng ban Tổ chức hội thảo khoa học “Bản sắc Việt Nam trong âm nhạc” mà GSTS Trần Văn Khê là diễn  giả chính. Cũng từ đây Trường Đại Học Hùng Vương quyết định thành lập CLB Ca Trù mà tác giả làm chủ nhiệm, sinh hoạt tại nhà tác giả. Cũng từ đây GSTS Trần Văn Khê nhận gỉảng dạy âm nhạc truyền thống cho sinh viên Khoa Du lịch của Trường Đại Học Hùng Vương và đồng hành mọi hoạt động của CLB. GS TS Trần Văn Khê đã đánh gíá việc tác giả khời xướng hát thơ là sáng tạo tuyệt vời nếu được quần chúng chấp nhận.


Khi tác gỉả tổ chức hội thảo về ẩm thực trị liệu và Tiệc đãi quốc khách , tiệc cưới Việt Nam tại Khách sạn  Kỳ Hòa có mời GSTS Trần Văn Khê tham dự, không ngờ từ đây, GSTS Trần Văn Khê nói rất hay về ẩm thực Việt.


 Trong tình hình Đất nước có nhiều nguy cơ mất nước một kiểu mới, biết GSTS Trần Văn Khê là người thầy tiêu biểu giử hồn dân tộc,  nên  tác giả đã trao đổi với GSTS Trần Văn Khê làm sao  cho người Việt trong và ngoài nước kể cả lãnh đạo  chính trị biết tới những bài học lịch sử quí giá của Trần Hưng Đạo và tặng GS TS Trần Văn Khê  sáng tác mười hai hiền kinh Quốc đạo , ca trù Quốc đạo, hát thơ Quốc đạo và  bài thơ mười đặc điểm trong đó có những  xấu xí của người Việt Nam với ước mong  người Việt vượt lên chính mình đế cho tình hình ở Việt Nam cũng như ở Biển Đông tốt đẹp hơn.


 Phần II gồm Tâm sự của thầy qua  những  lá thư


Thẩy dạy học từ năm 1965 đến nay, không kể một số trường dạy rất ít như trường tư Nguyễn Bá Tòng, Trường Đại Học Công nghệ TP.HCM hay trường Đại Học Gia Định  năm 2017 dạy môn Phương pháp học tập đại học cho sinh viên năm thứ nhất, thấy đều có thư gửi đến các học trò,  


Mở đầu là bức thư  gửi chung cho tất cả học trò mọi thế hệ trong chuỗi bức thư, đề ngày 10/6/1985 và được bổ sung phần cuối ngày 20/4 / 2014.


 Thư đặt vấn  đề với các thế hệ học trò  hàng ngàn năm nay Việt Nam đã có thời  độc lập, tự chủ về chính trị, kinh tế, song chưa thật sự độc lập tự chủ về văn hóa mà ảnh hưởng nặng nề, khi thì lệ thuộc văn hóa của Trung Quốc với khoa cử  Nho học rồi với Tây học…Bây giờ  chúng ta rất nhẹ gánh ảnh hưởng văn hóa Tàu hay Tây, thầy trò chúng ta phải làm gì để xây dựng một kỷ nguyên mới độc lập tự chủ về văn hóa cho Việt Nam.Phải lo định hình bản sắc dân tộc, về văn hóa tư tưởng, không có nghĩa có thái độ dân tộc hẹp hòi mà phải sẵn sàng lấy tinh hoa của người xây dựng bản sắc cho mình.


 Phải định hình bản sắc chân dung người thầy Việt, Phải tìm hiểu gương các thầy tiền bối như Chu Văn An rất trung trực thẳng thắn dâng “ thất trảm sớ”, sẵn sàng từ quan, “ lấy điều minh đạo  hóa dân làm gốc, soạn giáo trình không theo khuôn sáo Khổng Mạnh. Hoặc thầy Nguyễn Trãi “ đem Đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”. Hoặc thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng dâng sớ lên vua chém 18 kẻ lộng thần, dạy học trò “ ưu quốc ái dân” xoay lại càn khôn buổi thái hòa”. Thầy giáo Hiến và La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp phải có đức hạnh thế nào  để vua Quang Trung phải tôn làm thầy.Đến thời Pháp thuộc có thầy Nguyễn Đình Chiểu đầy khi tiết, nêu tấm gương sáng về lòng yêu nước; thầy Phạm Văn Nghị tập hợp cả cha con, học trò, bè bạn thành lực lượng chống giặc xâm lược; thầy Phạm Thận Duật mà Mẹ tác giả gọi là cố nội đã đào tạo học trò tài năng như Nguyễn Cao, Nguyễn Thượng Hiền  gây gương sáng , làm tới chức thượng thư song rất thanh bạch và khi phò Vua Hàm Nghi bị giặc Pháp bắt đã bảo vợ con trả lại thóc gạo tiền vua ban  gửi lại cho  nhà nước vì bị giặc bắt không làm tròn nhiệm vụ Vua giao. Thầy Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can nêu gương sáng lòng yêu nước, tự cường dân tộc, làm cách mạng duy tân, đổi mới cứu nước.


 Từ những gương các thầy kể trên, Thầy nêu lên đặc trưng người thầy thế kỷ XX là hiền, thương yêu học trò, yêu nghề, coi học trò như con, em mình;thầy hay, thầy giỏi, thầy là tấm gương sáng cho học trò noi theo về tính trung thực, không gian dối, tử tế với  mọi người; thầy có tinh thần bao dung, sẵn sàng tha thứ cho học trò. Thầy đặt vấn đề trách nhiệm “ lương sư hung quốc” và với nguy cơ mất nước hiện nay, Thầy viết kế hoạch cứu nước và thi hóa thành Kinh thư Việt Nam. Hiện nay rất cần mọi người có lòng yêu nước cụ thể, hành động yêu nước  cụ thể để xây dựng đất nước hùng cường.


 Sau bức thư chung gửi các thế hệ học trò đề cập những vần thơ đề bạt ”yêu là gì” là thông điệp đến các thế hệ trẻ đang yêu cùng nhau nhìn về một hướng con đường Việt Nam tức là Quốc đạo.


 Tiếp theo là những bức thư gửi cho các học trò tại các trường cụ thể, từ trường đầu tiên được bổ  nhiệm đến dạy môn sử địa là Trường Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long đến các trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ  Đức thuộc  Đại Học Sài Gòn , đến Trường Trung Học Thực Hành TP.HCM, trường Cao Đẳng Sư Phạm TP.HCM, Trường Đai Học Hùng Vương TP.HCM, trường Đại Học Sàigòn  và  trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn TP.HCM , khoa Văn Hóa học. Riêng học sinh trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức đã dạy gần 1000 học sinh môn Hướng Dẫn Đức Dục và tại Trường Đại Học Hùng Vương dạy môn phương pháp học tập Đại học và Cơ sở Văn Hóa Việt Nam cho hơn 10.000 sinh viên từ năm 1995-2004 và dạy môn Phương pháp dạy học môn sử (và môn Văn hóa Làng xã trong 1 năm)  từ khóa 6  đến khóa 23, khoảng  hơn 1000 giáo sinh. Như thế thầy Nguyễn Nhã đã dạy khoảng 14.000 học trò chứ không phải trên 7000 như ước tính trước đây.


Trong  những bức thư gửi các trò mỗi trường đều có điểm nhấn về thời diểm lịch sử cùng đặc điểm quan hệ thầy trò.


Trong bức thư gửi cho học trò trường Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long nơi an bình nhiều người đẹp, có Văn thánh miếu, đền thờ Phan Thanh Giản, đến dạy từ năm 1965, thời điểm đang xảy ra chiến tranh, có lần đường bị đắp mô, hai bên bắn nhau. Sau 50 năm , năm 2014, gặp nhau Thầy trò vẫn ríu ra ríu rít dù học trò đã có cháu nội, ngoại mà vẫn thể hiện tình thầy trò, tinh thần tôn sư trọng đạo của người Việt Nam.


Thư gửi học trò trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức đã dành cho ba bức thư Đồng hành. Những gì thầy làm để được học sinh cũng như đồng nghiệp chia sẻ. Với tính cách trưởng ban nghiên cứu giáo dục của Trường, Thầy đã đưa ra nhiều biện pháp giáo dục như sáng lập môn Hướng dẫn đức dục ở trung học đệ nhất cấp (cấp 2)  với chủ đề lớp đệ thất (lớp  6): trường học, lớp đệ lục (lớp 7): gia đình, lớp đệ ngũ( lớp 8): quốc gia, lớp đệ tứ ( lớp 9): xã hội. Riêng lớp 9 và  lớp 8 Thầy phụ trách soạn chương trình và giảng dạy với các chủ đề như quốc hồn, quốc túy, âm nhạc truyền thống và làm thế nào Việt Nam trở thành cường quốc; Thầy đã áp dụng phưong pháp thuyết trình, có nhóm soạn bài thuyết trình tới 27 trang in ronéo và áp dụng viết bản tường trình tự kiểm hàng tuần những gì làm được tốt những khuyết điểm và tổ chức chương trình hoạt động nội khóa như trại huấn luyện hướng dẫn đức dục, đào tạo huynh trưởng đệ nhất cấp, bắt buộc học sinh phải tham dự,  hay trại Về nguồn cho học sinh lớp dệ nhất ( lớp 12) trồng cây nêu , nấu bánh chưng Tết…tổ chức sinh họat nhóm (câu lạc bộ), tổ chức báo chí từ báo xuân đến kỷ yếu Về nguồn do chính học sinh phụ trách, tổ chức các tập đòan phóng viên đi phỏng vấn để lại những tài liệu giá trị như phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy, Nhạc sĩ Lê Thương, cụ Nghè Nguyễn Sĩ Giác…; đặc biệt đề nghị để  học sinh làm trưởng ban tổ chức Ngày truyền thống, kỷ niệm 5 năm  thành lập mà Thầy là cố vấn  đã  thành công ngoài sức tưởng tượng, hơn cả chính các thầy phụ trách.Thầy làm những gì như Tổ chức triển lãm sử liệu minh chứng chủ quyền tại Hoàng Sa & Trường Sa ở Thư viện quốc gia đều có học sinh TH.KM tham dự hay sau này di các nơi nói chuyện ở Mỹ, Úc dều do các cựu học sinh tổ chức hay hướng dẫn  đến Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lựợc  và Quốc Tế Mỹ hay Hội Địa  Lý Quốc Gia Mỹ…Hoặc khi ra sách ẩm thực có hàng chục em ủng hộ hàng chục cuốn sách.


Đặc biệt thầy Lâm Vĩnh Thế ở Canada đã dịch sang Tiếng Anh cuốn sách


“ Những bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa, cũng đang được TS  Trần Nam Bình ( K2) đang lo vận động một đại học nước ngoài xuất bản. Cuốn sách này có lời giới thiệu của GS Carl Thayer, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông. Thầy Phạm văn Quảng, nguyên hiệu trưởng cũng đã cùng nhiều người khác như ông Dave chồng của Linh Diệu (K9)chỉnh sửa  bản dịch Tiếng Anh của Quỹ Nghiên Cứu  Biển Đông tài liệu trong đó có Luận án tiến sĩ “ Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa. Chuyên gia an toàn thực phẩm Vũ Văn Diễn ( K1)  từng là giám đốc chất lượng của công ty Starbucks  đã từng về Việt Nam khi thầy là viện trưởng  Viện Nghiên Cứu ẨmThực Việt Nam, được Thầy mời đi nói chuyện tại các trường đại học và Vinacafe kinh nghiệm của mình….


Thư gửi cho trò trường Trung Học Thực Hành, đánh dấu những sự kiện sau 30 thánh 4 năm 1975, Trường  Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức được đổi thành THTH, đến 1981 bị giải thể. Trong thời gian buổi đầu mọi thầy cô phải kê khai lý lịch trong đó tôi chỉ nhắc đến việc làm chủ biên Tập San Sử Địa mà không nói chi tiết nên  bị bắt bẻ và bắt buộc phải làm bản tường trình và phải làm việc cả một buổi chiều, nhất là việc làm trưởng ban tổ chức triển lãm sử liệu minh chứng chủ quyền tại HS & TS lại xúc động rơi lệ , bị quy kết chẳng khác nào như Phạm Quỳnh trước đây phục vụ chính trị. Cũng may đến 1979 xảy ra cuộc chiến với Trung Quốc , Nhà nước đã sử dụng  những công trinh nghiên cứu của Thầy qua các  cuộc triển lãm khắp nơi và viết sách.Thầy có duyên may được mời làm hiệu phó trường Trung Học Thực Hành   cũng như được mời phụ trách Tập San của Khoa Sử trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM  cùng được mời ở lại Khoa Sử  song Thầy đã từ chối nhất là từ chối không nhận thù lao trợ cấp khó khăn cho trí thức ở lại. Thầy cũng có duyên được giao nhiệm vụ lên Sở Gíáo Dục TPHCM , để chọn học sinh về học lớp 10, Thầy đã chọn  những em có điểm cao.Sau này có nhiều em đã tích cực hỗ trợ Thầy trong hoạt động tại Đại Học Hùng Vương và sau đó nữa.


 Thư gửi cho các học trò Khoa Sử - chính trị trường Cao Đẳng Sư Phạm TP.HCM. Năm 1981 khi về Trường, đầu tiên  Thầy được giao đi tiền trạm tham quan Huế. Cũng từ đó năm nào cũng đi tiền trạm tham quan nhiều nơi, và hỗ trợ sinh viên thành lập Nhóm Ngoại khóa, xây dựng “Phòng bộ môn” cho Khoa, cũng là sinh hoạt hơi lạ khác trước chủ yếu các thầy làm. Từ đó các sinh viên ra trường rất năng động, nhiều em được giao cho làm công tác đoàn đội. Tuy nhiên ra trường các sinh viên không muốn được biết là giáo viên dạy sử, vì trong thời gian này kinh tế rất khó khăn, môn sử không được yêu cầu dạy thêm gì cả. Khi lên lớp dạy môn phương pháp dạy học lịch sử Thầy thường khuyến khích các sinh viên  “ván đã đóng thuyền rồi”, các em cố yêu nghề dạy lịch sử, song tay trái làm thêm việc gì để tăng thêm thu nhập . Ban chủ nhiệm khoa nhận thấy Thầy làm việc nhiều, yêu cầu Thầy nhận tiền trợ cấp khó khăn cho trí thức  ở lại không vượt biên, mặc dù Thầy không làm hồ sơ chuyển về Trường, lần này Thầy nhận, song lại ủng hộ xây dựng phòng bộ môn . Suốt trong thời gian gần 20 năm ở Khoa Sử, năm nào, Thầy cũng được bình bầu chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi, song Thầy nhất định từ chối, và nhường cho đồng nghiệp khiến  giúp khoa Sử rất đoàn kết do có tinh thần nhường nhịn quyền lợi. Sau này Chủ nhiệm khoa Lê Hoàng Quân nói rằng đã nói với chủ nhiệm Khoa Sử Đại Học Sư Phạm, Lê Vinh Quốc  bên khoa các anh đã sai lầm không giữ anh Nhã ở lại khoa mà để anh sang khoa chúng tôi.


 Có lẽ đấy là thời gian khó khăn nhất cho những người làm nghề  thầy giáo và cũng là thời gian Thầy rất hạnh phúc được làm thầy, cũng do Thầy có hậu phương vững chắc là bà xã Thầy lo về tài chánh cho gia đình. Cũng từ đó mà Thầy có hứng tham gia sáng lập một đại học tư.


Thư gửi cho các học trò trường Đại Học Hùng Vương. Là một người chủ chốt trong thành viên sáng lập chấp bút viết đề án thành lập trường với sự tham gia những trí thức hàng đầu từng là lãnh đạo của các trường đại học nổi tiếng ở Miền Nam như GS Ngô Gia Hy, GS Nguyễn Chung Tú, GS Phan Tấn Chức…cũng như với tính cách trợ lý hiệu trưởng đã nỗ lực các hoạt động cụ thể đạt chủ trương chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu, mời những gỉảng viên giỏi, thù lao cao, năm đầu tiên tuyển sinh,  chỉ lấy 600 khi được Bộ Giáo Dục cho chỉ tiêu 1200  và khóa đầu tiên chi cho 300 sinh viên tốt nghiệp  và  đến năm 2000 tổ chức tuyển sinh, học sinh giỏi của trường chuyên Lê Hồng Phong thi rớt vào Khoa Công nghệ Thông Tin vì điểm chuẩn rất cao và các khóa tốt nghiệp trong thời gian những người sáng lập quản lý, hầu hết sinh viên mới ra trường đã có việc làm và hiện  nay nhiều cựu sinh viên các khóa 1995, 1996,1997, 1998, 1999… rất thành công ngoài xã hội.


 Sinh viên được học môn phương pháp học tập đại học và tuần lễ hướng dẫn đầu tiên mời TS Nguyễn Thiện Tống từng theo học ở Trường Đại Học Harvard hướng dẫn học nhóm, teamwork .


Bản thân thầy trực tiếp hướng dẫn chính sinh viên đứng ra hoạt động nội khóa cũng như ngoại khóa qua bộ máy của phòng sinh viên đi thực tập hè tại các công ty nước ngoài ở Khu chế xuất Phú Mỹ Hưng. Tự Sinh viên đứng ra tổ chức đi tham quan với Đoàn sinh viên 300 sinh viên Khu Chế Xuất Tân Thuận hay tử tổ chức Ngày hội thảo tìm kiếm việc làm hay tổ chức các quán  hay gánh hàng rong trong Hội Chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao. Sinh viên tự tổ chức Hùng Vương Cup với 32 đội bóng Nam và  16 đội bóng Nữ và Đội bóng đá  Nam đã hai lần vô địch các trường ngoài công lập.Sinh viên lại có các CLB ngoại khóa như Học tập, văn nghệ, thể thao, ngoại ngữ…


 Cũng từ Trường Đại Học Hùng Vương khởi xướng nghiên cứu bản sắc Việt với Hội nghị khoa học bản sắc Việt Nam trong ăn uống năm 1997, Hội thảo khoa học bản sắc Việt Nam trong âm nhạc năm 1998 tại KS Majestic; Hội thảo khoa học Ẩm Thực Trị Liệu, Hội thảo khoa học Tiệc cưới, tiệc đãi quốc khách Việt Nam năm 1999 tại KS Kỳ Hòa…


Thư gửi cho các học trò trường Đại Học Sài Gòn Khoa Văn Hóa Du Lịch.


 Khi Thầy là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam và Chủ nhiệm CLB Ca trù & Hát thơ Lạc Việt, năm 2009 Khoa  Văn Hóa Du Lịch do TS Phạm Thu Nga làm chủ nhiệm khoa đã mời thầy dạy môn Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam và lịch sử âm nhạc truyền thống Việt Nam.


 Với lòng say mê ẩm thực Việt cũng như âm nhạc truyền thống , khởi xướng hát thơ, thầy đã truyền lửa, yêu cầu sinh viên thành lập những nhóm thuyết trình và làm bài tập nghiên cứu về đề tài nào mà sinh viên ham thích có thể giới thiệu cho khách du lịch khi tốt nghiệp ra trường có thể làm hướng dẫn viên du lịch.


Thư gửi cho các học trò trường Đại Học Sài Gòn Lớp Cao học Sử.Năm 2016 Thầy được PGS.TS Nguyễn Đức Hòa mời dạy lớp Cao học sử  về môn học 45 tiết “Quá trình xác lập Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa”. Thầy đã áp dụng phương pháp dạy học  đặc biệt. Giáo trình vốn là luận án Tiến sĩ  “ Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa” được phổ biến bằng đĩa, song mỗi học viên phải tham gia thuyết trình do một mình hay một hai học viên về các đề tài mang tính phương pháp nghiên cứu hay học tập với vấn đề cụ thể như sưu tầm tài liệu gốc, phương pháp đọc sách, thư tịch chú giải, bảo vệ luận văn,  luận án, phương pháp học tập cùng đi sâu về lịch sử chủ quyền như “Những bằng chứng về xác lập  thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa &Trường Sa”; Phản bác những luận điểm của Trung Quốc về chủ quyền biển đảo.


Thầy còn yêu cầu các học viên viết bài tập nghiên cứu nhất là viết các bài báo về vấn đề chủ quyền biển đảo. Các học viên phải hứa trong tương lai khuyến khích các học trò của minh cũng như chính mình làm luận văn, luận án về Biển Đông trong khi Trung Quốc hiện có 1000 luận văn, luận án về Biển Đông.


Thư gửi cho các học trò trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn TP.HCM, Khoa Văn hóa học. Thầy dạy môn văn hóa ẩm thực từ khóa 1 dến khóa 5. Thầy quan tâm đến trình bày phương pháp giảng dạy của thầy, coi như đúc kết nghiên cứu và thực hành của thầy qua nửa thế kỷ sao cho hiệu quả nhất về quản lý lớp học, cách truyền đạt, rèn luyện kỹ năng từ biết vấn đề cách giải quyết vấn đề, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng teamwork, kỹ năng yêu nước, kỹ năng tư duy sáng tạo,các  kỹ năng về văn hóa ăn uống… để trở thành sứ giả ẩm thực Việt.


 Ngay buổi dạy đầu tiên, thầy phổ biến bản “đề cương môn học” (syllabus), phiếu sinh viên và “Đề cương bài giảng”. Trong kế hoạch  Thầy chỉ dạy  3 buổi 3 chương còn sẽ có 6 buổi thuyết trình và  tổng kết môn học. Ngay buổi học đầu tiên đã thành lập các nhóm thuyết trình, từ 3 đến 4 thành viên và đã họp bàn kế họach học nhóm.Phiếu sinh viên được phát mỗi buổi học, được thu lại để giảng viên theo dõi sự có mặt và thu hoạch mỗi buổi học cũng như những đề nghị của sinh viên.. Mỗi sinh viến phải có bài tập nghiên cứu được tính 20% điểm kiểm tra cuối học kỳ. Điểm giũa học kỳ căn cứ vào phiếu sinh viên tự đánh  gíá và  đánh gíá của Nhóm học tập.


 Chính sinh viên đã viết thu hoạch rằng Buổi học đầu tiên rất thú vị và hấp dẫn rồi Thấy được cách tổ chc lớp học, làm việc khoa học cu thầy”. Hoặc rất ấn tượng với cách tổ chức thuyết trình của Thầy, từ trước đến giờ trong các môn học khác không có nhóm chủ tọa, cũng như nhóm phản biện (đã phân công ngay từ trước). Án tượng với yêu cầu “ học đi đôi với hành”...


Cùng một số tâm thư .  Tiếp theo là bức tâm thư xúc động rơi lệ khi đến Boston tham gia hội thảo ở trường Đại Học Harvard năm 2012 với những vần thơ “ Tầm nhìn ra biển lớn, xây dựng đất nước trở thành cường quốc”. Thư Trả lời Nguyễn Nhã gửi lên www.sachhiem.net ,cám ơn một đồng nghiệp trường Đại Học Sư Phạm trước 1975 hiện sống ở Mỹ hoạt động chính trị, đã bêu rếu Nguyễn Nhã là “kẻ nằm vùng, dốt nát, tiếm danh chủ bút TSSĐ,hám danh lợi, đã cho tác giả có cơ hội nói rõ sự thật cũng do bạn  Nguyễn Mạnh Quang, đồng nghiệp ở trường TH.KM.TĐ khuyên nên trực tiếp trả lời và cũng may ông Châu trong Nhóm người bạn đồng nghiệp ham hoạt động chính trị sau khi đọc những bức thư trên mạng www.hannguyennguyennha tin tưởng ông Nhã không phải là người xấu. Cuối cùng là thư gửi cho các bạn trẻ đang yêu những vần thơ  “yêu là gì” ( trong lời bạt của Trường Tương Tư, Lửa yêu, đếm yêu của nhà thơ Mai Trinh Đỗ Thị , đã dược NXB  Trẻ ebook xuất bản.)


 Phần III Thầy trò mình phải làm gì để xây dựng đất nước hùng cường để tránh khỏi tụt hậu


Tác giả đã dành khoảng 80 trang từ trang 149 đến trang 228 cho nội dung quan trọng này. Tác giả xây dựng Quỹ Văn Hóa Giáo Dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, nay giao cho học trò già nhất 71 tuổi Hồ Ngọc Lệ quản lý Quỹ, ngoài 2 trang web.www.hannguyennguyennha.comwww.amthuc.net .vn, xuất bản các đầu sách còn lo học bổng khuyến học  cho hoc sinh huyện đảo Lý Sơn mà Thầy được coi công dân danh dự của huyện đảo , cái nôi của Đội dân binh Hoàng Sa kiêm quả Đội Bắc Hải và cấp  học bổng cho những người làm luận án tiến sĩ ( từ 4, 5 năm đã gửi học bổng khuyến học cho học sinh huyện đảo Lý Sơn và người đầu tiên  được nhận 30 triệu làm luận án tiến sĩ  là Ths Ngô Gia Lương).


 Thầy giao cho học trò, có em hứa truyền lửa cho các con cháu mình lo quản lý lâu dài Quỹ Văn Hóa Giáo Dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã với logo “ Đại Hòa” có 4 chương trình cùng nhau và ba mục tiêu cần đạt: 1. Đại Hòa, 2. Quốc đạo, 3. Cường quốc biển.


 Mở đầu phần này , Thầy viết


1. Lương sư hung quốc ,


2. Lời kêu gọi thanh niên thế kỷ XXI,


 Sau đó tiếp:


3. Cùng nhau quảng bá chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa ra thế giới, Hiện nay thày đã có hơn 1000 trang tài liệu Tiếng Anh. Thầy cũng đi nói chuyện hay tham  gia hội thảo nhiều nơi ở Mỹ , Canada, Úc, Nhật,Pháp, Đức, Cộng Hòa  Séc.. nhất là Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược  Quốc Tế Mỹ, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Bộ Quốc Phòng Pháp, Viện Nghiên Cứu Chính Trị , Kinh Tế Nhật Bản, Hội Địa Lý Quốc Gia Mỹ…


4. Cùng nhau quảng bá bếp Việt ra thế giới, a. Chuẩn hóa các món ăn Việt Nam ( tính Việt và bản sắc, Chất lượng các món ăn), b. Chuẩn hóa các nhà hàng Việt từ các món ăn, không gian Việt, trang trí Việt, bàn ghế , bát đũa Việt, nghe nhạc Việt…c.Đề án “ Xây dựng Làng Ẩm Thực Phan Xích Long ( Phú Nhuận)


Với tính cách Trưởng Đề án Bếp Việt- bếp của Thế giới, nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Ẩm Thực Việt Nam đã khởi xướng trà đài thay trà thất, uống trà Việt như trà vối, chủ biên và xuất bản bộ sách  ẩm thực Việt, xây dựng lý luận cho ẩm thực Việt như Bản sắc ẩm thực Việt Nam.. đã đưa các món chuối nếp nướng, bánh căn, bánh xèo, bánh bèo … tham dự Lễ hội ẩm thực thế giới tại Singapore, Manila… cùng khuyến khích thành lập Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam cùng nhau xây dựng chuỗi nhà hàng từ thực phẩm sạch đến bếp sạch và các làng ẩm thực du lịch…


5. Cùng nhau đem dân ca, hát thơ vào trường học, nhất là  hát thơ (thi ca) mà GSTS Trần Văn Khê cho là sáng tạo tuyệt vời nếu được quần chúng chấp nhận sau khi tổ chức hội thảo khoa học “ Bản sắc Việt Nam trong âm nhạc”.


 Thầy đã tổ chức hát thơ tại các trường  Ngô Sĩ Liên (Q.Tân Bình) Trần Hữu Trang (Q5), Đức Trí ( Q. Phú Nhuận, Q.7) hay tại KS. Equatorial, Không Gian Mây và cả Hội Chợ Tết Phú Thọ…Thầy từng tham gia đồng chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học “hát thơ tại tiểu học (lớp 1)” và hôm ra mắt tặng mỗi người đĩa DVD “hát ru lớp 1”; sẽ làm tiếp đĩa hát ru  lớp 2,3,4 và hát thơ lớp 5 đến lớp  12. Cũng đã sáng tác trường ca quê hương các tỉnh thành từ Cà Mau đến Hà Giang, mỗi tỉnh thành 100 câu lục bát về lịch sử, văn hóa những độc đáo cùng các thế hệ trẻ phải làm gi với quê hương. Hiện nay đã sáng tác tới tỉnh Thanh Hóa và các nghệ sĩ đã hát các tỉnh Miền Tây…


6. Cùng nhau xây dựng chương trình ngàn thanh niên thế kỷ XXI


 Thầy đề xuất ngàn thanh niên thế kỷ XXI, mỗi người một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam trở thành cường quốc biển.


 Hiện có  siêu đầu bếp Nguyễn Văn Lập đang dạy ở Trường Bếp Á Âu tại Đà Nẵng đăng ký ngàn đầu bếp giỏi như Anh ấy; Bạn Kim Ngân từng đi du học Nhật Bản với Nhóm Kỹ năng sống Coupie, đăng ký “ngàn cánh hạc” , ngàn thanh niên có kỹ năng yêu nước như thanh niên Nhật Bản, những gì hại cho Đất nước nhất định không làm; bạn Phan Quốc Tuấn đăng ký Ngàn thanh niên đi du học đem tinh hoa về xây dựng Đất nước hùng cường. Tuấn Quốc hiện là  “admin” hai trang web. www,hannguyennguyennha.com, www.amthuc.net.vn; khởi xướng Nhóm Dịch giả Trẻ, từng liên hệ với BTC Lễ hội ẩm thực thế giới để Đề án bếp Việt đưa các món Việt tham dự. Vừa  qua đã đưa Bánh xèo, bánh bèo tham dự Lễ hội Ẩm thực Đường phố Thế giới ở Manila, sắp sửa đưa 2 món Bánh Xèo, Phở Việt sang Indonesia. Có thể sẽ âm thầm như ngày ra cuốn sách Chân dung người thầy thế kỷ XX, sẽ rất nhiều người âm thầm thực hiện các đề án do thầy khởi xướng như Đề án doanh nhân khởi nghiệp thế kỷ XXI trong đó ngàn quán ca phê Việt  bình dân chất lượng cao. Thầy cũng đề xuất Đề  án Ngàn người thầy yêu nước giáo dục ngàn học trò có kỹ năng sống yêu nước như thanh niên Nhật Bản và kỹ năng tư duy sáng tạo như thanh niên Do Thái. Kỹ năng không phải “lòng” hay thái độ, tức phải bằng hành động cụ thể.


Cuối cùng là phần phụ lục và các hình ảnh.


Phần phụ lục gồm 7 phụ lục với những thông tin quan trọng về giáo dục như  Phụ lục 1 : Sổ nhật ký của lớp Sử  3A Khoa Sử Chính Trị đã là bằng chứng về lòng yêu nghề yêu thương học trò, đã cảm hóa được những học trò cá biệt, kèm theo những vần thơ mừng Ông Seetoth, người tổ chức các lễ hội ẩm thực đường phố thế giới cùng ông Jerome Alan Cohen luật gia nổi tiếng tham gia hội thảo Biển Đông đã đến thăm tệ xá của tác giả cùng các lời giới thiệu bằng tiếng Anh cuốn sách  “ Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa ; hay phụ lục 7:Tâm thư gửi các sinh viên Việt Nam ở trong và ngoài nước. Khi được nghe bà hiệu trưởng Đại Học Harvard Drew Gilpin Faust cho biết hiện  nay có khoảng 16 sinh viên Việt Nam đang học ở trường  Đại Học Harvard. Tôi kêu gọi thế nào trong tương lai con số sẽ tăng lên gấp bội và mong các sinh viên du học ở khắp nơi đem tinh hoa về xây dựng đất nước nhất là  về giáo dục để biến Việt Nam trở thành cường quốc biển. Tôi cũng đã nhờ Ông Thomas Vallely, người cùng với tôi và luật sư Tạ Văn Tài chủ tọa buổi hội thảo về Biển Đông năm 2012, nhận chuyển hai tài liệu bằng Tiếng Anh về chủ quyền của  Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa và băng đĩa  hát dân ca “Thấy trò phải làm gì để đất nước hùng cường”. Đồng thời kêu gọi các thế hệ trẻ bắt chước các thế hệ trẻ Nhật Bản phải nỗ lực khi học người nếu không hơn thì cũng bằng người. Tôi cũng từng phát biểu tại hội thảo ở Tokyo do Viện Nghiên Cứu Chính Trị Thế Giới của Chính phủ Nhật than phiền các công ty Nhật phỏng vấn hàng trăm người mà kiếm một vài người làm cho các công ty Nhật khó quá. Tôi nói rằng thanh niên Việt Nam rất thông minh, nếu được  các công ty đào tạo lại, họ sẽ rất phù hợp.


 Hoặc những thông tin về văn hoá như Phụ  lục 2: Quá trình hình thành và phát triển Quốc ngữ; Phụ lục 3 : Quá trình hình thành và phát triển giáo dục Quốc học- Quốc ngữ, Phụ lục 5  Làm cách nào để thơ ca yêu nước của Á Nam Trần Tuấn Khải mãi mãi được các thế hệ trẻ tiếp cận.


 Hoặc các thông tin về kinh tế như Phụ lục 4:”Đề án Ngàn thanh niên thế kỷ XXI khởi nghiệp làm ăn làm giàu” với ước mong các thanh niên  những gì làm hại cho Đất nước nhất định không làm và Đề án khởi nghiệp đầu tiên do “ anh em 3 T “ khởi xướng xây dựng ngàn quán ca phê Việt bình dân chất lượng cao ở trong và ngoài nước. Tiếp tới là phụ lục 6: Tại sao đã đến lúc phải cùng nhau cho ra đời Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam- Chúng ta phải làm gì?


 Về hình ảnh cũng rất nhiều ý nghĩa. Không có điều kiện tiếp cận, nên hình ảnh chân dung các thầy tiêu biểu chỉ mang tính tượng trưng. Ngoài chân dung thầy Hoàng Xuân Hãn, còn hình ảnh thầy Nhất Thanh , tác giả Đất lề quê thói, già cả 79 tuổi mặc quốc phục đi thăm nhà thơ yêu nước Á Nam Trần Tuấn Khải do Nhóm Nghiên cứu & Phát Huy Truyền Thống Việt Nam tổ chức, Thầy Trần Văn Khê trong hội thảo quốc tế về ca trù tại Hà Nội. Còn có hình ảnh các thầy như Thầy Ngô Gia Hy Thầy Dương Thiệu Tống, Thầy Phan Huy Lê, Thầy Nguyễn Thiện Tống và cả thầy Trần Nam Bình, dạy ở Đại học New South  Wales ( Úc ) vốn là học trò (K2, KM.TĐ). Còn lại là những hình ảnh bàn thờ Tổ tiên và hình ảnh thầy trò phải làm gì với bốn chương trình cùng nhau để xây dựng Đất nước hùng cường.


Đặc biệt ở bìa 2 có hình Ban Vận Động Thành Lập Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực với lời chân thành cám ơn về sự ủng hộ quảng bá cuốn sách, song là một trong bốn chương trình cùng nhau của Quỹ, kèm theo bìa  3 hình tặng  TS Thomas Vallely sách “Trường ca Biển Đông & Giữ hồn Dân tộc”, cũng là người cùng ngồi trên bàn chủ tọa Hội thảo về Biển Đông tại Đại Học Harvard…


Nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi, đặt vấn đề để thực hành cùng nhau phác họa “chân dung người thầy thể kỷ XX “với trách nhiệm “lương sư hưng quốc” với bao thông điệp cho các thế hệ trẻ hiện rất cần hơn bao giờ hết khi Tướng Phạm Văn Dỹ đã tuyên bố trên truyền hình “nguy cơ mất nước là có thật”.


 Rất mong được mọi người chia sẻ và quảng bá cuốn sách


 “ Chân dung người thầy thế kỷ XX” với ước mong các thế hệ trẻ giữ hồn Dân tộc, giữ gìn Bản sắc Việt.


 Tác giả chân thành cám ơn NXB Tổng Hợp TP.HCM đã quan tâm,  hợp tác xuất bản cuốn sách này. Cũng không quên cám ơn  các nhà hảo tâm, thân hữu, các học trò tích cực hỗ trợ để Tác giả có 2000c sách  tặng. Cũng mong một số đáng kể trong 14.000 học trò  của Tác giả  hơn nửa thế kỷ qua hỗ trợ Tác giả đem cuốn sách “Chân dung Người Thầy Thế Kỷ XX” đến các thư viện nhất là thư viện các trường học trên toàn quốc cũng như hỗ trợ Quỹ Văn Hóa Giáo Dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã tồn tại mãi với thời gian.


  Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học


(Sáng lập Quỹ Văn Hóa Giáo Giáo Dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã


Trưởng Đề Án bếp Việt- bếp của Thế giới, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Ẩm Thực Việt Nam, Thành viên Ban Vận Động Thành Lập Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam.


 Sáng lập viên, Trợ lý Hiệu trưởngTrường Đại Học Hùng Vương


 Chủ Nhiệm CLB Âm Nhạc Dân Tộc Hương Sắc Ba Miền( TTVH.TP.HCM), Chủ Nhiệm CLB Ca Trù & Hát thơ Lạc Việt)


DĐ: 0908254574, Email: hannguyen1940@yahoo.com; www. amthuc.net.vn; www.hannguyennguyennha.com; TK: Nguyễn Nhã, Vietcombank. Chi nhánh Tân Định,HSKH:199905, Số TKVND:0371000414673; TK ngoại tệ (USD):0371370414674; TK ngoại tệ(EUR):0371140414675


Chân dung người thầy thế kỷ 20
TS Nguyễn Nhã tại buổi ra mắt sách

image023 
Là tên cuốn sách của TS sử học Nguyễn Nhã vừa ra mắt công chúng sáng nay (9-9). Đây được xem là tư liệu quý phục vụ nghiên cứu và thực hành những gì cần có của người thầy.

Phần nghiên cứu, tác giả đề cập chủ yếu qua ba bức thư gửi cho các thầy Hoàng Xuân Hãn (nhà nghiên cứu văn học), Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu (tác giả Đất lề quê thói) và cố GS.TS Trần Văn Khê. Phần thực hành, những gì tác giả nghiên cứu, giảng dạy và quảng bá qua các bức thư gửi học trò Trường Tống Phước Hiệp (Vĩnh Long), Trung học Kiểu Mẫu Thủ Đức, Trung học Thực Hành, ĐH Sài Gòn, ĐH Hùng Vương, ĐH KHXH-NV TP.HCM... từ năm 1965 đến nay.

Những bức thư TS Nguyễn Nhã gửi những người thầy tiêu biểu thế kỷ 20 đặt vấn đề đối thoại về định hình và phát huy bản sắc Việt Nam trong tư tưởng văn hóa và giáo dục, đặc biệt là văn hóa gia đình việt và tư tưởng chủ đạo truyền thống của người thầy giáo Việt Nam qua các thời đại; Giữ gìn bản sắc Việt trong cách ăn, mặc, lễ hội, đặc biệt là lễ hội Quốc tổ Hùng Vương, lễ hội làng…; Giữ hồn dân tộc qua ca trù, hát thơ…
Bìa sách Chân dung người thầy thế kỷ 20
http://www.giaoduc.edu.vn/upload/images/2017/09/09/chandung12.jpg
Chân dung người thầy thế kỷ 21 còn có những bài viết quảng bá chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; Đề án ngàn thanh niên thế kỷ 21 khởi nghiệm làm giàu, thể hiện khát vọng của một người thầy, mong thế hệ học trò tìm hiểu lịch sử dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước.

PGS.TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ: Cuốn sách được tổng hợp từ những bức thư, cuộc trò chuyện, dòng nhật ký và cả tâm thư nhiệt huyết của những người thầy về đạo thầy trò, về các quan điểm, phương châm giáo dục. Giữa thời buổi đạo đức xã hội xuống cấp, tình thầy trò suy vi lại có một người thầy đi viết về chân dung người thầy để mong “lương sư hưng quốc”. Đây là cuốn sách đáng học và suy ngẫm cho những ai đã, đang và sẽ làm thầy”.

Sách dày 312 trang (NXB Tổng hợp TP.HCM), do Quỹ Văn hóa giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã và Công ty CP Tin học Lạc Việt hợp tác xuất bản.

Trần Tuy An


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


- Thi hóa Tâm huyết của Ts Nguyễn Nhã.


- Ts. Nguyễn Nhã: “Bắc Kinh đã ký Hiệp định Geneva 1954 quy định Hoàng Sa-Trường Sa là thuộc Nam VN”.