Việt Nam khiếu nại trước WTO về thuế Mỹ đánh vào cá nhập khẩu

14 Tháng Giêng 20185:25 CH(Xem: 13644)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ  NĂM  04 JAN  2018


Việt Nam khiếu nại trước WTO về thuế Mỹ đánh vào cá nhập khẩu

image003

Trụ sở Tổ Chức Thương Mại Thế Giới tại Genève, Thụy SĩWTO


Việt Nam đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO/OMC) về các biện pháp chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng đối với cá phi lê nhập khẩu từ Việt Nam. Hồ sơ khiếu nại của Việt Nam đã được OMC công bố ngày 12/01/2018.


Theo phía Việt Nam, Mỹ đã vi phạm luật lệ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới trong cách áp đặt thuế trừng phạt đánh vào cá xuất khẩu của Việt Nam, bị cho là "bán phá giá", hoặc bán với giá rẻ một cách không công bằng trên thị trường Mỹ.


Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu cho cá Việt Nam, với trị giá cá dưới dạng phi lê nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng từ 100 triệu đô la trong năm 2007 lên thành hơn 520 triệu đô la trong năm 2016. Hiện nay, Việt Nam trở thành nguồn cung cấp cá phi lê lớn thứ ba cho Mỹ, sau Chi Lê và Trung Quốc.


Theo quy định của OMC, Hoa Kỳ có 60 ngày để giải quyết khiếu nại, hoặc Việt Nam có thể yêu cầu định chế quốc tế này phân xử.


Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam « kiện » Mỹ trước OMC. Hai lần trước là khiếu nại liên quan đến tôm xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam, với kết quả là vào cuối năm 2016, Mỹ phải đồng ý loại bỏ thuế chống bán phá giá cho Việt Nam và hoàn trả lại khoản thuế mà Việt Nam đã trả./ (theo Trọng Nghĩa 13-01-2018)


Mỹ đòi Việt Nam đăng ký 8 công ty Nhà nước tại WTO


image004Đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer họp báo, Washington, 16/08/2017.REUTERS/Aaron P. Bernstein/File Photo


Trong một văn bản được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố hôm qua, 11/01/2018, Hoa Kỳ đã lưu ý rằng có tám doanh nghiệp Việt Nam cần phải đăng ký tư cách công ty quốc doanh, theo như các quy tắc thương mại toàn cầu.


Trong danh sách được phía Mỹ nêu ra có PetroVietnam và công ty con PV Oil, Petrolimex, Vietnam Air Petrol Company (Vinapco), Vinafood I, Vinafood II, công ty Vàng bạc Đá quý Saigon (SJC) và tập đoàn Than-Khoáng sản (Vinacomin).


Việt Nam đã gia nhập WTO cách đây vừa đúng 11 năm, vào ngày 11/01/2007, và theo chân Trung Quốc với việc chuyển đổi nền kinh tế, trên cơ sở lao động rẻ và tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.


Trước đây Washington từng có động thái tương tự với một số công ty Trung Quốc bị nghi ngờ cạnh tranh bất chính, vì có quan hệ với chính phủ. Đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer đòi hỏi tăng cường tính minh bạch tại WTO.


Hồi tháng 10/2017, Việt Nam khi trả lời các chất vấn đã cho biết hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa và hoạt động theo điều kiện kinh tế thị trường, không còn được hưởng những ưu đãi như trước. Nhưng sau đó các nghiên cứu độc lập của Hoa Kỳ dựa trên những thông tin công khai, đã xác định một số doanh nghiệp không đăng ký tư cách công ty Nhà nước.


Việt Nam đang cổ phần hóa hàng trăm công ty quốc doanh, một phần do ngân sách thâm hụt và nợ công tăng cao, nhưng tiến trình này còn chậm chạp./(theoThụy My 12-01-2018)