Mỏ dầu khí Mèo Trắng Đông-1X và các lô 05-1b & 05-1c nằm ở đâu?

14 Tháng Tám 20186:23 CH(Xem: 20923)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 15 AUG 2018


Mỏ dầu khí Mèo Trắng Đông-1X và các lô 05-1b & 05-1c nằm ở đâu?


Đầu tháng 8, 2018, hai sự kiện lớn liên quan đến các mỏ dầu khí trong thềm lục địa VN:


VĂN HÓA


15/8/2018


Ngày 9/8/18, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết vừa có phát hiện dầu khí mới tại giếng Mèo Trắng Đông-1X (do Liên doanh Việt Nga Vietsopetro tìm kiếm).


Hai công ty Nhật Bản là Idemitsu Kosan và Teikoku Oil ký thỏa thuận với công ty dầu khí quốc gia Việt Nam, PetroVietnam, vào ngày 31/7/2018 để triển khai dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt.


Trong các bản tin đưa ra, vị trí chính xác của các mỏ dầu khí vừa phát hiện và sắp sửa được khai thác, có rơi vào đường lưỡi bò 9 đoạn, hay nằm hoàn toàn trong vùng EEZ của Việt Nam, hoặc nằm "lơ lửng" giữa lưỡi bò và EEZ.


Vị trí các mỏ dầu khí mà Việt Nam hợp đồng khai thác với các tập đoàn dầu khí quốc tế trở thành đề tài tranh chấp chính trị và kinh tế đối với Bắc Kinh.


Cũng có thể nó liên quan tới các thỏa thuận về hiệp ước COC mà Asean và Trung Quốc gấp rút hoàn thiện ở giai đoạn cuối.


Người ta hy vọng nghị hội Asean + TQ về COC cuối cùng sẽ có các quy định cụ thể về ranh giới các vùng biển của các quốc gia ven biển Đông Hải.


Thế nhưng, ý kiến của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nêu rõ lập trường của Washington rằng bất kỳ Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nào giữa ASEAN và Trung Quốc cũng cần thể hiện những quan ngại và quyền của các bên thứ 3.


Chưa có thể biết rõ ý kiến của các bên thứ 3 như thế nào về "tình hình thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường" sắp tới diễn ra ở Đông Hải (East Ocean hay Asia Ocean rộng khoảng 3,5-3,6 triệu km2). (VH)


image001

Nhật khai thác các lô 05-1b & 05-1c nằm ở đâu? Các đường vạch dỏ phân biệt ránh giới khu vực EEZ của Việt Nam một cách tương đối. Khu vực biển EEZ VN gọi là Biển Đông. Khi Trung Hoa Dân Quốc vẽ đường lưỡi bò dường như không xâm phạm vào khu vực này. (Tư liệu của Văn Hóa.


image002image003

Mỏ Repsol nằm lơ lửng giữa đường lưỡi bò và EEZ VN. Bản đồ nguồn Bill Hayton.


image004image005

Các lô 05-1b & 05-1c dường như nằm ở phía nam Cà Mau ngoài khơi ranh giới vùng biển Nam Trường Sa và Vịnh Thái Lan ( dự đoán do sự hạn chế của bản đồ). Nếu đúng như vậy, và rút kinh nghiệm vụ va chạm "chính trị dầu mỏ" giữa VN - Repsol - TQ, sẽ không có chuyện va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam khi Nhật Bản và Petro VN cùng khai thác mỏ dầu khí nằm ở khu vực này.


Khi Việt Nam vẽ các bản đồ dầu khí (hầu hết nằm trong thềm lục địa VN), họ đã đo lường vị trí "lơ lửng" giữa đường lưỡi bò và EEZ. Khu vực " lơ lửng" Văn Hóa tạm gọi là vùng "phi lãnh hải". Cho đến nay chưa có bộ luật nào quy định chính xác các vùng "phi lãnh hải" đối với các nước ven biển Đông Hải như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia.


Người ta hy vọng nghị hội ASEAN + TQ về COC cuối cùng sẽ có các quy định cụ thể về ranh giới các vùng biển của các quốc gia ven biển Đông Hải (East Ocean or Asia Ocean rộng khoảng 3,5-3,6 triệu km2). (VH)


Tin Liên quan:


Mỏ Mèo Trắng Đông-1X nằm ở đâu?


Petro VN phát hiện mỏ dầu khí mới


TPO - Ngày 9/8/18, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết vừa có phát hiện dầu khí mới tại giếng Mèo Trắng Đông-1X (do Liên doanh Việt Nga Vietsopetro tìm kiếm). Sau khi phát hiện mỏ dầu mới, các đơn vị sẽ tiến hành đánh giá trữ lượng và chuẩn bị phương án đưa vào khai thác.


image006Giàn khoan dầu khí trên biển của PVN. Ảnh minh họa


Phát hiện dầu khí mới này sẽ góp phần gia tăng trữ lượng khai thác dầu khí trong những năm tới. Đồng thời, góp phần cải thiện sản lượng khai thác dầu khí trong bổi cảnh các mỏ dầu Việt Nam  bước vào giai đoạn cuối với việc suy giảm sản lượng tự nhiên. 


Trước đó, trong 7 tháng đầu năm 2018, tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 14,48 triệu tấn, vượt 4,6% kế hoạch 7 tháng và bằng 63,4% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng khai thác dầu đạt 8,32 triệu tấn. 


Sản lượng dầu khai thác như trên đóng góp vào tổng doanh thu 7 tháng đầu năm 2018 của PVN với mức 332,2 nghìn tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch 7 tháng. Số tiền PVN nộp ngân sách đạt 61,8 nghìn tỷ đồng, bằng 83% kế hoạch năm. Tổng lợi nhuận sau thuế 7 tháng đạt 17,8 nghìn tỷ đồng, bằng 94% kế hoạch năm.


Để hoạt động hiệu quả hơn, bên cạnh việc sản xuất kinh doanh, công tác tái cấu trúc bộ máy Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được triển khai khẩn trương. Mô hình quản trị của Công ty Mẹ - Tập đoàn đã được tinh gọn, giảm bớt trung gian. Tập đoàn đã hoàn thành bán cổ phần lần đầu 3 đơn vị và đã tổ chức thành công đại hội cổ đông lần đầu là PVOil, PVPower và BSR và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty cổ phần.


Theo bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam năm 2017 do Tổng cục Thuế công bố, nhiều doanh nghiệp dầu khí tiếp tục được ghi nhận nằm trong nhóm những doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất của nền kinh tế. Đó là Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGAS) đứng thứ 3; Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đứng thứ 18; Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (VSP) đứng thứ 27; Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đứng thứ 33… Quỳnh Nga


VN ngại TQ khi cùng Nhật khai thác khí đốt Biển Đông


BBC 13/8/2018

image007

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Việt Nam lo ngại phản ứng của Trung Quốc khi ký kết dự án khai thác khí đôt với Nhật Bản trên Biển Đông (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)


Trong một động thái có thể khiến Trung Quốc giận dữ, hai công ty Nhật Bản đã ký một thỏa thuận giúp Việt Nam phát triển và bán khí đốt ở khu vực Biển Đông, theo The National Interest.


Câu hỏi được đặt ra là TQ sẽ phản ứng thế nào trước sự kiện này, khi trước đó từng gây sức ép khiến Việt Nam ngưng dự án khai thác dầu với công ty Repsol của Tây Ban Nha ở vùng biển tranh chấp.


Hai công ty Nhật Bản là Idemitsu Kosan và Teikoku Oil ký thỏa thuận với công ty dầu khí quốc gia Việt Nam, PetroVietnam, vào ngày 31/7/2018 để triển khai dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt.


"Dự án này rất quan trọng kể từ khi các hoạt động thăm dò và khai thác chậm lại trong những năm gần đây do căng thẳng ở Biển Đông, công cuộc chống tham nhũng đang tiếp diễn và giá dầu thô giữ ở mức thấp", một quan chức của PetroVietnam nói với Reuters.


Dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt sẽ khai thác khí đốt tại Lô 05-1b & 05-1c ở Biển Đông. Bản đồ của Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đã chỉ ra rằng "hầu hết (và có thể là tất cả) lô này "nằm trong cái gọi là đường chín vạch của Trung Quốc".


Các lô 05-1b & 05-1c có phần gần Việt Nam hơn so với các lô thuộc dự án của Repsol và Rosneft, và không rõ liệu Trung Quốc có chính thức phản đối chúng hay không, theo bài báo trên The National Interest.


PetroVietnam phát biểu trong một thông cáo rằng dự án với Nhật Bản sẽ "đóng góp đáng kể trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước", theo Power Technology.


Các lô này cũng gần các dự án khai thác dầu khí do công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol và Rosneft của Nga thực hiện.


Đầu năm nay, PetroVietnam đã phải đề nghị Repsol dừng dự án khai thác dầu ở lô gần đó dưới sức ép của Trung Quốc, chỉ vài ngày sau khi một mỏ khí đốt được phát hiện ở khu vực này.


Thời điểm đó, một nguồn tin từ ngành dầu khí Việt Nam cho BBC hay: "Giới chức Hà Nội nói với các nhà điều hành của Repsol rằng Trung Quốc đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam không dừng việc thăm dò dầu khí".


Việt Nam được cho là có trữ lượng dầu thô và khí đốt từ 3,3 tỷ đến 4,4 tỷ tấn trong vùng biển của mình. PetroVietnam sản xuất khoảng 22 triệu đến 33 triệu tấn dầu tương đương hàng năm từ các lô khai thác, theo tờ The Japan Times.


Việc dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt được triển khai sẽ rất cần thiết với PetroVietnam, vốn đã rơi vào những thời điểm khó khăn vào cuối năm. Trong bảy tháng đầu năm nay, sản lượng dầu thô của Việt Nam đã giảm 11,3% so với một năm trước đó.


Kế hoạch hiện tại là dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt bắt đầu sản xuất khí thương mại vào quý ba năm 2020. Idemitsu Kosan sẽ sở hữu 43% dự án, Reikok sở hữu khoảng 37%, PetroVietnam 20%.


Việc các công ty Nhật Bản có lợi ích kinh tế ở Biển Đông có thể là một lý do khác cho chính phủ Nhật Bản gia tăng sự tham gia của mình vào vùng biển tranh chấp./


- VN hợp tác Nhật Bản khai thác khí ở Biển Đông.