Đào Hiếu: Già và Trẻ

24 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 5411)

Đào Hiếu

Lá thư Úc châu

Già và Tr

 

image055


Ví dụ bạn đang sống trong một xã hội được điều hành bởi một thế hệ lãnh đạo già nua, thiển cận, độc tài, tham nhũng và bạo ngược. Bạn sẽ làm gì? Viết báo phản biện? Biểu tình? Hội thảo? Gởi kháng thư? Viết blog… vân vân…
Có lẽ cũng chỉ bấy nhiêu đó thôi. Bạn không thể vũ trang lật đổ chính quyền vì bạn không có vũ khí, không có lực lượng quần chúng đủ mạnh để bao vây, chiếm đóng… Bạn sẽ thở dài, chép miệng:
-Khó lắm, có lẽ phải chờ thế hệ kế tiếp.
-Thế hệ nào?
-Thế hệ trẻ.
-Trẻ nào?
-Lớp trẻ Tây học. Lớp con cháu các quan đang học nước ngoài về nối nghiệp.
-Thì cũng nối nghiệp cha chúng nó thôi.
-Nhưng mà dẫu sao chúng nó trẻ, chúng học bên Tây bên Mỹ, chúng nhiễm tinh thần tự do, dân chủ. Thế hệ ấy phải khá hơn nhiều chứ.
Cứ tạm an ủi với niềm tin ấy. Vì đó là chọn lựa ít rủi ro nhất. Niềm tin ấy dựa trên hai yếu tố cơ bản: TRẺ và TÂY HỌC để thay thế cho đám già và ít học.
*
Thử phân tích yếu tố thứ Nhất: Trẻ.
Trẻ là bao nhiêu tuổi? Tuổi teen à? Có lẽ. Đó là lớp tuổi từ 13 đến 19. Ưu điểm của lứa tuổi này là gì? Năng động, khoẻ mạnh, trong sạch. OK. Tốt quá, nhưng cái đám này còn con nít quá, đếch làm lãnh đạo được, chủ yếu bị người ta xúi dại. Năm 1966 ở Trung Quốc có lão Mao dụ khị tụi con nít thành lập một đội quân đông hàng chục triệu người gọi tên là Hồng Vệ Binh, tay đứa nào cũng cầm một cuốn “Mao tuyển” chia nhau đi vây bắt những đối thủ của Mao, không từ một ai, kể cả chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Phong trào “hồng vệ binh” ở Trung Quốc đã gây bao nhiêu đau thương tang tóc cho đất nước và dân tộc Trung Hoa, làm cho hàng triệu gia đình tan nát.
Trong phong trào “Cải Cách Ruộng Đất” ở Việt Nam năm 1953-1956 có lẽ cũng không vắng mặt đám bần cố nông tuổi teen làm mưa làm gió, gào thét chửi rủa, đánh giết hàng xóm láng giềng, cha ông, chú bác cô dì của chúng.

Và trong cuộc chiến tranh tương tàn vừa qua, lớp người của cả hai bên chiến tuyến bị xúi giục lăn xả vào bắn giết nhau, phần lớn cũng là những người rất trẻ.
Ôi tuổi trẻ! Lịch sử đã chứng minh rằng các em chẳng làm được cái trò trống gì ngoài việc bị những lão già lợi dụng, xúi dại, đem máu mình ra để xây lâu đài vinh quang cho bọn họ.
Bây giờ sang yếu tố thứ Hai: Trẻ Tây Học.
Có một thời tôi cũng tin vào tầng lớp này. Cứ nhìn vào những đứa con của mình, tôi thấy chúng năng động, giỏi giang, hiện đại… và tôi rất tự hào về chúng. Nhiều đứa con của bạn tôi cũng thế, chúng thuộc một lớp trẻ mới, tươi tốt, tài năng…

Nhưng chúng là con của chúng tôi, những công dân bình thường, chúng đi học nước ngoài vì chúng học giỏi chứ không phải vì dựa thế cha mẹ. Chúng hoàn toàn khác với con em của những quan lớn đang cầm quyền. Những đứa trẻ này đi du học không vì tài năng mà vì “con ông cháu cha”, vì “tiền rừng bạc biển”. Chúng chỉ cần học cho có cái “mác Tây học” để về nước làm bộ trưởng, làm chủ tịch, làm thủ tướng. Chúng cũng nói tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp lưu loát, cũng làm quen với lối sống tự do, chúng cũng hiểu thế nào là nhân quyền, là dân chủ, là tam quyền phân lập…

Nhưng lịch sử lại một lần nữa chứng minh rằng chúng đếch cần những thứ đó. Chúng đã vứt những khái niệm dân chủ, tự do, nhân quyền của “Tây học” ngay tại cầu thang máy bay khi chúng bước chân lên tàu về nước.
Kim Jong-un là trường hợp điển hình nhất. Hắn là một người trẻ Tây học chính cống. Nhưng khi về nước nắm quyền, hắn sắt máu còn hơn một ông vua phong kiến thời chiến quốc bên Tàu. Hắn sống xa hoa trên sự đói rách của nhân dân, hắn bắt dân phải quỳ gối tung hô vạn tuế hắn như hoàng đế, hắn coi đám cận thần trong bộ chính trị, trong trung ương đảng như lũ nô tài, hắn muốn bỏ tù ai thì bỏ, muốn giết ai thì giết. Ngay cả người yêu của hắn chỉ vỉ nghe nhạc và xem phim Hàn Quốc cũng đã bị hắn hành quyết, hàng loạt tướng lãnh bị hắn bắn bỏ chỉ vì dám uống rượu trong thời gian để tang cha hắn, chú dượng hắn là Jang Song-thaek bị còng tay ngay trong hội nghị trung ương đảng, đưa thẳng ra toà án binh, xử xong, hành quyết ngay bằng súng tiểu liên.

Đấy, “tây học” đấy! Vậy phải lý giải thế nào?
Xin thưa: cả hai yếu tố mà chúng ta vẫn cho là quan trọng để đặt niềm tin vào hàng ngũ lãnh đạo kế tiếp là: TRẺ và TRẺ TÂY HỌC… đều là bố láo. Bởi vì chúng chẳng có gì quan trọng cả. Trẻ hay Trẻ Tây Học cũng đều là “con người” với đầy đủ tham sân si như đồng loại chúng. Cái quan trọng là GUỒNG MÁY, là CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ.
Cái quan trọng là bọn trẻ ấy chúng sẽ làm việc trong guồng máy nào? trong chế độ chính trị nào? Nếu chúng làm việc cho bác Mao thì chúng là những “bác Mao mini”, nếu chúng làm việc cho gia tộc Kim bên Bắc Triều Tiên thì chúng sẽ là những con quái vật “Kim Jong-il” nho nhỏ.
***
Đám quái vật TRẺ TÂY HỌC tương tự như thế ở Việt Nam chưa đáng kể, nhưng có lẽ chúng ta cũng phải coi chừng vì vừa rồi người ta đã phát hiện ra – tại công viên Hăm Ba Tháng Chín ngày 8/12/2013 – một con “quái-vật-thạc-sĩ” gì gì đó hình như cũng đi du học bên Mỹ mới về./ 

10 Tháng Ba 2015(Xem: 17387)
Một không ảnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đồng Bằng Sông Cửu Long, bằng phẳng như tờ giấy với tỉnh thành nằm gọn giữa đồng ruộng, vườn cây ăn trái, vườn dừa và nước sông ngòi có màu bùn của phù sa.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10292)
Lời Toà soạn : Trong chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ của Chính Phủ VNCH , TS Lâm Lễ Trinh đã theo dõi sít sao cuộc chiến âm thầm chống Bắc Việt từ 1956 đến 1960 . Bởi vậy , nhận định của tác giả có giá trị đặc biệt . Bổn báo thành thật cám ơn tác giả .
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9474)
Tác giả: Lý Gia Trung (Tạp chí Trung Quốc) [1] * Biên dịch: Nguyên Hải (Nghiên Cứu Quốc Tế) - Nguyễn Văn Linh nói, năm 1986, sau khi nhận nhiệm vụ Tổng Bí thư ĐCSVN ông quyết tâm vượt qua mọi sức cản, từng bước uốn nắn các sai lầm trước đây, khôi phục mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Trước hết là thuyết phục Trung ương ĐCSVN kiến nghị Quốc hội xóa bỏ các nội dung có liên quan chống Trung Quốc viết trong Hiến pháp...
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9610)
Đến ngày hôm nay, các công trình nghiên cứu sâu rộng, công phu và khách quan của nhiều tác giả ngoại quốc vẫn chưa trả lời được câu hỏi kể trên. Về mặt khoa học, chỉ có một cuộc khảo nghiệm DNA hài cốt của Hồ Chí Minh, cố Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đang được thờ phượng tại Ba Đình (Hà Nội) và cố Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành) đã được chôn cất tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 14394)
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trong những tù nhân chính trị được thế giới biết đến nhiều nhất, với những tổ chức như Human Right Watch, Amnesty International và các chính khách như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng kêu gọi trả tự do cho ông.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 38352)
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng được cho là đã biên soạn và cho phổ biến tài liệu giải thích về cuộc gặp giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc ở Thành Đô vào năm 1990 vốn đang gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận. Truyền thông Trung Quốc, trong đó có Tân Hoa Xã và Hoàn cầu Thời báo, đã đưa tin rằng ở cuộc gặp nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ‘sẵn sàng chấp nhận để Việt Nam làm một khu tự trị của Trung Quốc’.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 6768)
Đó là lời mở đầu bài viết của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành "đáp" lại bài viết của Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ninh Phú Khôi trên báo Matichon của Thái Lan. Dân Trí xin được đăng tải. Trước tiên, tôi thấy rằng thông tin mà Đại sứ Ninh nêu trong bài để cho rằng Việt Nam "quấy rối" hoạt động của Trung Quốc thực chất là chép lại từ tài liệu ngày 08/6/2014 công bố trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 53044)
Chính quyền Việt Nam giữ im lặng về việc một bức thư được lưu truyền trên mạng Internet gần đây được cho là của vợ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn với những lời lẽ phê phán 'buộc tội' tướng Giáp là do ngại 'đụng chạm' tới một chủ đề 'nhạy cảm' theo nhà báo tự do, blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7857)
Mở đầu loạt bài nhìn lại 35 năm Cuộc chiến Việt Nam và nhìn tới nhân dịp 15 năm Washington và Hà Nội thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 7/1995-2010, BBC Tiếng Việt giới thiệu với quý vị cách nhìn của Thượng nghị sĩ Jim Webb. Trả lời Phóng viên Hà Mi của BBC có mặt tại Washington DC, ông Jim Webb, người từng có thời gian phục vụ trong lực lượng Thủy quân Lục chiến của Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam trước 1975, nhận định rằng đây là một mối quan hệ có lịch sử phức tạp:
05 Tháng Chín 2014(Xem: 7656)
Nhân dịp kỷ niệm cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt Nam, BBC xin giới thiệu một số đoạn trích từ cuốn Hồi ký của Giáo sư Trần Văn Giàu về giai đoạn thành lập Thanh niên Tiền phong ở Nam Kỳ 1945.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 8062)
Máy bay rớt năm 1966 tại Hố Bò. Anh phi công khu trục của không quân Việt Nam Cộng Hòa nằm chờ 40 năm trong lòng đất quê hương. Một chuyện MIA rất Việt Nam. Trải qua bao nhiêu gian nan. Tìm được xác người phi công trẻ và mai táng lại ngay tại địa phương. Cả làng cộng sản Hố Bó đi đưa đám.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 6540)
Lời người dịch: James Foley, 40 tuổi, là nhà báo làm freelance cho AFP và GlobalPost (trang web chuyên tin quốc tế có trụ sở ở Boston). Sinh ở New Hampshire, Foley từng dạy cho tổ chức NGO Teach for America nhằm xoá bỏ bất bình đẳng trong giáo dục trước khi làm báo.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7618)
Nhiều người Việt chúng ta đang trông chờ một nhân vật có khả năng trở thành Lãnh Tụ hay một Minh Quân để lèo lái con thuyền Quốc Gia ra khỏi vũng lầy khủng hoảng triền miên do chế độ độc tài Cộng sản gây ra trong gần 8 thập niên qua.