Sự chuyển hướng của Bạch Ốc

23 Tháng Mười Hai 20188:12 CH(Xem: 6670)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ B - THỨ HAI 24 DEC 2018


Sự chuyển hướng của Bạch Ốc


Harry J.Kazianis (Trung tâm lợi ích Mỹ, Tổng biên tập The National Interest)


23/12/2018 Thanh Niên


Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis là thành viên mới nhất trong nội các của Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ra đi vì bất đồng với chủ nhân Nhà Trắng.


Không ai có thể phủ nhận một Tổng thống Mỹ nên có các thành viên nội các mang cùng tầm nhìn, đặc biệt trong các vấn đề toàn cầu. Thế nhưng với trường hợp Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis thì từ đầu đã thể hiện không cùng quan điểm với Tổng thống Donald Trump. Vì thế, việc ông Mattis tuyên bố từ chức tuần qua không có gì quá khó hiểu.



Chủ nhân Nhà Trắng và chủ nhân Lầu Năm Góc trái ngược suy nghĩ trong nhiều vấn đề về an ninh quốc gia như thỏa thuận hạt nhân Iran, đưa quân đội Mỹ đến biên giới với Mexico, chính sách đối với các đồng minh ở NATO… Và “giọt nước tràn ly” là việc Tổng thống Trump quyết định rút quân khỏi Syria, nơi mà ông Mattis tin rằng cần duy trì quân đội để đảm bảo an ninh khu vực, đối trọng với Iran và Nga, thậm chí với cả Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại, Tổng thống Trump dường như an tâm rằng mục tiêu quan trọng nhất để đồn trú quân tại đây là tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thì đã hoàn thành.


Vì thế, Bộ trưởng Mattis hiểu đã đến lúc thoái lui. Vấn đề sắp tới là ai thay thế ông. Rõ ràng, Tổng thống Trump đang theo đuổi một chính sách an ninh quốc gia theo kiểu thực tế hơn, tránh xa những thách thức cũ tại Trung Đông, chuyển hướng sang các vấn đề hệ trọng như với Nga, Trung Quốc. Người kế nhiệm Bộ trưởng Mattis phải đáp ứng quan điểm như vậy.
14 Tháng Hai 2019(Xem: 7985)