VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ TƯ 26 DEC 2018
Núi lửa và sóng thần ở Indonesia
Động đất, núi lửa liên tiếp: Vành đai lửa Thái Bình Dương thức giấc
"Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ"
a) Các vành đai động đất chính trên thế giới:
– Vành đai động đất phía Tây lục địa Châu Mỹ.
– Vành đai động đất giữa Đại Tây Dương.
– Vành đai động đất từ Địa Trung Hải, qua Nam Á, đến quần đảo In-đô-nê-xia.
– Vành đai động đất bờ Tây Thái Bình Dương từ eo Bê-rinh. qua Nhật Bán, Đài Loan đến Phi-lip-pin.
b) Các vành đai núi lửa tập trung:
– Vành đai núi lửa phía Tây lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
– Vành đai núi lửa giữa Đại Tây Dương.
– Vành đai núi lửa từ Địa Trung Hải, qua Nam Ả. đến quần đảo In-đô-nê-xi-a.
– Vành đai núi lửa bờ Tây Thái Bình Dương lừ eo Bê-rinh, qua Nhật Bản, Đài Loan đến Phi-lip-pin.
c) Các vùng núi trẻ:
– Mạch núi trẻ Cóoc-đi-c, An-det ớ bờ Tây của lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ.
– Vùng núi trẻ An-pơ. Py-rê-nê, Cáp-ea vcn Dịa Trung Hải.
– Dãy núi trẻ I li-ma-lay-a ở An Độ. dãy Tê-nat-xê-rim ở Đông Nam Á.
Hướng dẫn:
– Các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ thường phân bố ở những vùng tiếp giáp của các mảng kiến tạo. là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh.
– Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên. hình thành các dãy núi cao sinh ra động đất, núi lửa… (ví dụ, dãy Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ẩn Độ – Ô-xtrây-li-a xô vào mảng Âu — Á).
– Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách giãn, macma sẽ trào lên, tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (ví dụ, sông núi ngầm giữa Đại Tây Dương).
Những trận động đất và núi lửa phun trào liên tiếp tại Indonesia, Philippines, Nhật Bản và Mỹ là hệ quả sự vận động của các mảng kiến tạo dọc Vành đai lửa Thái Bình Dương.
Bản đồ vị trí núi lửa Anak Krakatau.
Núi lửa Anak Krakatau, được hình thành vào năm 1927 trong miệng ngọn núi lửa khác có tên Krakatoa, đã từng phun trào năm 1883 và cướp đi sinh mạng của ít nhất 36.000 người. Từ tháng 6 vừa qua, núi lửa Anak Krakatau đã có dấu hiệu hoạt động mạnh.
Nguy cơ sóng thần sau khi núi lửa hoạt động.
Chuyên gia Richard Teeuw, Đại học Portsmouth tại Anh, lưu ý rằng Anak Krakatau, nằm ở Eo biển Sunda giữa các đảo Java và Sumatra, gần khu vực đông dân cư. Đây là lý do khiến ngay cả sóng thần nhỏ cũng có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt khi cơ quan chức năng không thể cảnh báo sớm.
Ông cũng ủng hộ quan điểm của chuyên gia Rothery rằng nguy cơ về các thảm họa sóng thần mới tại Eo biển Sunda vẫn ở mức cao khi núi lửa Anak Krakatoa đang trong giai đoạn "thức giấc" và có thể kéo theo các đợt sạt lở ngầm trong lòng biển. Thu Hằng/Báo Tin tức
Núi lửa phun trào tạo đảo mới ở Nam Thái Bình Dương
Dân trí Một hòn đảo mới đã hình thành ở vùng biển Nam Thái Bình Dương sau khi núi lửa Hunga Tonga phun trào hồi tháng 12 năm ngoái. Những người đam mê khám phá đã tới hòn đảo này, dù theo các nhà khoa học hòn đảo vẫn chưa đủ ổn định để đón khách tham quan.
Hãng tin BBC ngày 13/3 đưa ra thông tin trên, đồng thời cho biết vị trí hòn đảo mới ở vào khoảng 45km về phía tây bắc của Nuku’alofa, thủ đô của Tonga.
Một hòn đảo mới đã hình thành ở Nam Thái Bình Dương, cách thủ đô Tonga 45km về phía tây bắc. (Đồ họa: BBC)
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy vị trí của hòn đảo mới hình thành. (Ảnh: BBC)
Hòn đảo mới được hình thành kéo dài khoảng 500m và được hình thành sau đợt phun trào thứ 2 của núi lửa Hunga Tonga trong vòng 5 năm trở lại đây.
Hòn đảo mới được hình thành nằm ở giữa hai hòn đảo cũ (ảnh chụp trước khi núi lửa phun trào tạo đảo mới). (Ảnh: CNES/Airbus)
Hình ảnh chụp được khi núi lửa phun trào tạo đảo mới hồi tháng 1/2015. (Ảnh: CNES/Airbus)
Theo các nhà khoa học, hiện hòn đảo vẫn chưa ổn định và vẫn rất nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên, đã có một số cư dân địa phương ham mê tìm hiểu đặt chân đến hòn đảo này thám hiểm. Họ cho hay mặt đất trên đảo vẫn còn khá nóng.
Một số hình ảnh về hòn đảo mới được hình thành:
Ngọn núi lửa Hunga Tonga phun trào. (Ảnh: BBC)
Mặt đất tại hòn đảo mới vẫn khá nóng. (Ảnh: Telegraph)
Đảo mới được hình thành nằm giữa 2 hòn đảo cũ tại Nam Thái Bình Dương. (Ảnh: Telegraph)
Quang cảnh trên hòn đảo mới hình thành. (Ảnh: Telegraph)
Một hồ nước trên hòn đảo mới. (Ảnh: GP Orbassano)
Thoa Phạm/Theo BBC