Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 sẽ tổ chức tại Hà Nam

28 Tháng Ba 20196:06 CH(Xem: 11476)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A  - THỨ SÁU 29 MAR 2019


Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 sẽ tổ chức tại Hà Nam


VĂN HÓA

29/3/2019


 image001

Tượng Đức Phật ngự trên quần thể Phật giáo Tam Chúc tỉnh Hà Nam. Video Tuần Pro / Desighed VH.


Tin từ một chức sắc Phật giáo trong nước cho Văn Hóa biết Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc vào dịp Đại lễ Phật Đản 2109 tây lịch.


Đại lễ dự kiến sẽ tiếp đón khoảng 1.500 lãnh đạo các Giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà khoa học, học giả, nhà nghiên cứu Phật học cũng như các Phật tử hành trì thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới và 10.000 đồng bào Phật tử và dân chúng Việt Nam.


Đây là lần thứ ba, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước phối hợp với Ủy ban Tổ chức Quốc tế (ICDV) đăng cai chủ trì Đại lễ Vesak Liên hiệp Quốc và Hội thảo Khoa học Quốc tế. Dự kiến thời gian tổ chức Đại lễ từ khoảng trung tuần tháng 5/2019 tại quần thể Tam Chúc thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Quần thể Phật giáo Tam Chúc - nơi được mệnh danh là vịnh Hạ Long trên cạn.


Quần thể Tam Chúc tại tỉnh Hà Nam có diện tích tới 5.100ha, riêng hồ Tam Chúc có diện tích 600ha, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vỹ, ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, dưới lòng hồ là 6 quả núi nhô lên in hình bóng nước, xung quanh là những đầm sen thơm ngát.


Hà Nam là tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của Hà Nội. Phía bắc tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía đông giáp Thái Bình, phía tây giáp Hoà Bình, phía đông nam và nam giáp Nam Định và Ninh Bình. Địa hình của Hà Nam là vùng đồng bằng chiêm trũng, lác đác xen kẽ những quả đồi, núi thấp tạo nên cảnh sắc riêng biệt. Hà Nam có hai sông lớn chảy qua đó là sông Đáy và sông Châu Giang. Hai con sông này từng ghi dấu những chiến tích thủy quân của quân dân Đại Việt chống thành công bọn xâm lược phản động phương bắc. Hà Nam nổi tiếng có 10 di tích thiên tạo và nhân tạo như:như: Chùa Bà Đanh- núi Ngọc, núi Gôi, chùa Long Đọi Sơn, Đền Hoàng Lang, Ngũ Động Sơn, hồ Tam Chúc ....


image002

Đền Hoàng Lang giữa hồ Tam Chúc, Ba sao Kim Bảng Hà Nam.


Được biết vào chiều ngày 07 tháng 02, nhân chuyến công tác Phật sự tại miền bắc, phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (HĐTS/GHPGVN) đã quang lâm về Đền Tam Chúc chuẩn bị cho Đại lễ Vesak 2019.


Một cơ sở doanh nghiệp Xuân Trường đã tài trợ toàn bộ kinh phí tổ chức Đại lễ Vesak Liên hiệp Quốc năm 2019 tổ chức tại Hà Nam - Tam Chúc.


Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là một trong các hoạt động văn hoá mang tính quốc tế của Liên Hợp Quốc. Ngày 15/12/1999, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 54, mục 174 của chương trình nghị sự Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận tổ chức Đại lễ Phật Đản hay còn gọi là Đại lễ Tam Hợp (kỷ niệm đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn, thời gian khoảng tháng 5 dương lịch) mang danh xưng là Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc.


Vào năm 2000, Đại lễ Vesak LHQ đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hợp Quốc, New York với sự tham gia của các tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia. Đại lễ Vesak LHQ cũng là ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc và lần lượt ở các quốc gia có truyền thống Phật Giáo.


Từ năm 2004 đến nay, cộng đồng Phật giáo Thế giới đã tổ chức thành công 10 lần Đại lễ Vesak LHQ, trong số đó có 9 lần được sự bảo trợ của chính phủ Hoàng gia Thái Lan và sự chứng minh của Giáo hội Phật giáo Thái Lan, trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức chính tại Trụ sở Liên Hợp Quốc Châu Á Thái Bình Dương và Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon, Bangkok, Thái Lan. Năm 2014, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc đã được tổ chức trọng thể tại khu vực quần thể Phật giáo Bái Đính tỉnh Ninh Bình. (theo Nam Nguyễn).
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1351)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông