Từ Công án đất vàng Thủ Thiêm, nhìn lại vụ tàn phá chùa Liên Trì

13 Tháng Hai 20207:29 SA(Xem: 6166)

VĂN HÓA ONLINE - NHÂN VĂN NHÂN VẬT SỰ KIỆN - THỨ  SÁU 14 FEB 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về VănHóa Online-California - vaamacali@gmail.com


Từ Công án đất vàng Thủ Thiêm, nhìn lại vụ tàn phá chùa Liên Trì


Phá nát xóa sổ di tích chùa Liên Trì Thủ Thiêm: hệ quả tất yếu từ quá khứ


VĂN HÓA

15/2/2020

Lý Kiến Trúc


Tóm tắt


Từ một khu tái định cư 160 ha tập trung ở cạnh khu trung tâm Đô Thị Mới Thủ Thiêm mà Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt, UBND TPHCM đã “hô biến” thành 6 địa điểm, đẩy người dân bị giải tỏa đi xa, trong đó có những nơi cách trung tâm Khu ĐTM Thủ Thiêm gần 15 km như phường Thạnh Mỹ Lợi, phường Cát Lái.


Tại ba phường Bình Khánh, An Phú, An Khánh gần trung tâm ĐTM Thủ Thiêm, UBND TPHCM không giải quyết tái định cư bằng nền đất mà cho xây hàng loạt chung cư cao tầng với quy mô 12.500 căn hộ.


160 ha đất tiếp giáp khu trung tâm ĐTM Thủ Thiêm lẽ ra bố trí tái định cư cho người dân, UBND TPHCM giao cho các đại gia làm dự án thương mại. (theo TPO08/01/2020)

image001

Người dân cho rằng nhà đất nằm ngoài ranh quy hoạch dự án và bị giải tỏa là do chỉ đạo "cắm mốc giao đủ đất cho các nhà đầu tư", bỏ ra hơn 100 ha đất trong quy hoạch là kênh rạch.

image003

Một căn nhà hiếm hoi còn sót lại sau khi cơn lốc cưỡng chế đập phá.


HT Thích Không Tánh và sự kiện chùa Liên Trì:

image005

Chùa Liên Trì lọt vào danh sách khu đất vàng do vị trí nằm sát bờ sông Sàigon nhìn qua bên kia sông là trung tâm Quận nhất, tương tự như khu đất vàng tu viện Dòng Mến Thánh Giá.


image007image009image011

Toàn cảnh khu đất vàng và khu vực tu viện Dòng Mến Thánh Giá bên phía Quận 2 Thủ Thiêm nhìn qua bên kia sông Sàigon là trung tâm Quận nhất


"Chùa Liên Trì là một ngôi chùa Phật giáo được xây dựng cách nay hơn nửa thế kỷ tọa lạc tại phường An Khánh, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Nó là một trong số ít ỏi những ngôi chùa còn giữ được truyền thống thuần túy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kể từ sau biến cố năm 1975".

image013

Ảnh trên: HT Không Tánh đã không giữ được cơ sở Phật giáo VN Thống nhất cuối cùng này, chỉ còn đứng trước đống gạch đổ nát hoang tàn chùa Liên Trì sau trận "cưỡng chế".


Hòa thượng Thích Không Tánh, Trụ trì chùa Liên Trì ở Quận 2 (Thủ Thiêm), cơ sở cuối cùng trong số 22 cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) dưới sự lãnh đạo của HT Thích Hyền Quang và HT Thích Quảng Độ miền nam Việt Nam(trước 1975 và sau 1975, nay đã bị xóa sổ hoàn toàn.


Nhiều chỉ trích cho rằng, HT Không Tánh đã thiếu chữ "nhẫn" của thánh nhân, thiếu mưu lược, không biết cách "thỏa hiệp để tồn tại", để giữ lại "mái chùa che chở hồn dân tộc", - chùa Liên Trì, di tích cuối cùng của GHPGVNTN ở Quận 2 Thủ Thiêm.


Tuy nhiên, cũng nhiều biện luận cho rằng đạo pháp nhà Phật là cái hồn chất chứa trong lòng lòng dân tộc hàng nghìn năm qua, không nhất thiết là cái xác chùa chiền.


Biện pháp "đối đầu" với cường quyền (ví như trứng chọi đá), hoặc  (làm theo sự "chỉ đạo cao siêu nào đó", hoặc chạy theo cái bã "kiên cường bất khuất", trong chiến lược xóa sổ hoàn toàn di tích lịch sử GHPGVNTN từ năm 1951 đến - 1975 ở miền Nam Việt Nam. Dầu sao, âu cũng là cái nghiệp dữ báo oán của lịch sử, là cái búa tàn bạo giáng vào "hồn dân tộc", đập vào nỗi đau đớn của một tăng sĩ suốt đời dâng hiến cho đạo pháp và dân tộc là Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Đức, nay cũng đã phiêu bạt.


Khác với các bộ óc "minh mẫn" của GHCGVN, từ năm  1975, đã khôn ngoan giữ lại được hầu hết xác và hồn các cơ sở tôn giáo, giáo dục, nổi bật nhất hiện nay là tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, nhà thờ Thủ Thiêm ở Quận 2 .


HT Thích Quảng Độ


Năm 1995, Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giam HT Thích Quảng Độ.


Tháng 8 năm 1995, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử, tuyên án HT Thích Quảng Độ và các thành viên Không Tánh, Đồng Ngọc, Nhật Thường, Trí Lực, 5 năm tù giam, 5 năm quản chế.


Ngày 02 tháng 9 năm 1998, Chủ tịch nước Việt Nam quyết định đặc xá, tha tù trước thời hạn cho HT Quảng Độ nhưng "quản chế" thường trực ngài ở Thanh Minh Thiền Viện là nơi cư trú cũ của ngài.


Giữa năm 2019, ngài đã bị "trục" một cách êm thấm ra khỏi Thanh Minh Thiền Viện.


Những thời điểm quan trọng:


Ngày 12-13 tháng 2 năm 1980 (Canh Thân), chư tôn đức giáo phẩm tiêu biểu Phật giáo khắp ba miền Bắc-Trung-Nam họp tại thành phố Hồ Chí Minh, trao đổi bàn bạc đi đến quyết định thành lập Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam để làm nền tảng vững chắc cho công cuộc tiến đến thống nhất Phật giáo Việt Nam trong thời đại đất nước hòa bình, độc lập và thống nhất Tổ quốc.


Trong Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Sảigon năm 1980, đại diện của Giáo hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam chỉ được đọc bài tham luận trong số 9 đoàn đại biểu tham dự.


Ngày 7 tháng 11 năm 1981, Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Quán Sứ, Hà Nội. Sau hội nghị,  Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập.


Đại hội đã suy tôn Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 50 vị Hòa thượng, Trưởng lão tiêu biểu của các giáo hội, hệ phái.

Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận được Đại hội cung thỉnh suy tôn làm Pháp chủ đầu tiên.


(Pháp chủ hiện nay của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.)


Năm 1981 là năm u tối của Phật giáo Việt Nam, các giáo phái Phật giáo ở hai miền Việt Nam bị đưa vào Mặt trận tổ quốc làm một thành viên và ép tổ chức đại hội thống nhất tất cả các tổ chức Phật giáo thành một tổ chức mới mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).


Trong Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại chùa Quán Sứ Hà Nội năm 1981, về thành phần suy cử và bổ hiệm nhân sự nhiệm kỳ 1981- 1987, hoàn toàn không có tên một tăng sĩ nào thuộc GHPGTNVN.  


Hầu hết các cơ sở Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) xây dựng ở miền Nam Việt Nam lần lượt bị cô lập và xóa sổ sau đó. 


Tháng 9 năm 1988, Thượng tọa Tuệ Sỹ và Tiến sĩ Lê Mạnh Thát (cánh tay đắc lực của GHPGTNVN) bị tuyên án tử hình vì tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.


Năm 1995, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện lệnh bắt tạm giam Thích Quảng Độ.


Tháng 8 năm 1995, Tháng 8 năm 1995, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử, tuyên án HT Thích Quảng Độ và các thành viên Không Tánh, Đồng Ngọc, Nhật Thường, Trí Lực, 5 năm tù giam, thời hạn quản chế 5 năm về tội "phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước".


Ngày 02 tháng 9 năm 1998, Chủ tịch nước CSVN quyết định đặc xá, tha tù trước thời hạn cho HT Quảng Độ nhưng "quản chế" ngài ở Thanh Minh Thiền Viện (Sàigon) là nơi cư trú cũ của ngài.


Ngày 27 tháng 8 năm 1999, HT Quảng Độ Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN đã chọn ông Võ Văn Ái ở Paris làm Phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo, và trưởng Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế.


Ngày 03 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng chính phủ CSVN Phan Văn Khải mời HT Thích Huyền Quang (Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN) từ Nguyên Thiều Quảng Ngãi ra Hà Nội chữa bệnh và họp với chính phủ giải quyết vấn đề thống nhất hai Giáo hội Phật giáo VN, nhưng dường như các điều kiện "thuận tâm thỏa ý" hai bên không thành.


Nội dung cuộc họp riêng giữa ông Khải và HT Huyền Quang ngày 02/4/2003, không thấy công bố trên báo chí.


Từ năm 2015, tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, nhà thờ Thủ Thiêm, cùng với chùa Liên Trì, liên tục phải đối mặt với sức ép di dời để nhường đất cho khu đô thị mới Thủ Thiêm.


Ngày 08 tháng 9 năm 2016, chùa Liên Trì bị nhà cầm quyền huy động hơn 500 giới chức công lực kéo đến đập nát. Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì tại chùa Liên Trì nhập viện.


Ngày 13 tháng 5 năm 2018, báo Sài Gòn Giải Phóng, tường thuật Bí Thư Thành Ủy thành phố Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân ghé thăm các cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm, quận 2.


Giữa năm 2019, Ht Quảng Độ bị "trục" một cách êm thấm ra khỏi Thanh Minh Thiền Viện.


Các áp lực muốn ngài về nhà Từ đường ở Thái Bình an dưỡng, nhưng ngài không đồng ý và sau đó trở lui về Thanh Minh Thiền Viện. Nhưng khi ngài về đến nơi nơi thì căn phòng nhỏ "quản chế" Thầy đã biến thành thư viện; không còn nơi "quản chế", ngài phải về ẩn dật ở một ngôi chùa nhỏ Từ Hiếu xa xôi ở quận 8. Từ nơi đây, không còn bóng dáng nhà chính khách chính trị nào lui tới.


HT Thích Quảng Độ cũng không tránh được biện pháp "đối đầu" với nhà cầm quyền mà cương quyết bảo vệ GHPGVNTN theo ý hướng của ngài.


Tuy nhiên, cơn bão của GHPGVNTN trong nước lan ra tận giới Phật giáo, Phật tử hải ngoại dấy lên nhiều luồng dư luận nổi lên chống đối ông Võ Văn Ái, người tin cậy của HT Quảng Độ ở hải ngoại; đa số cho rằng, ông Võ Văn Ái là con sư tử trùng trong hàng ngũ Phật giáo, là bộ óc tham mưu chiến lược dẫn con đường GHPGVNTN đi vào tận diệt.


image014

Ht Quảng Độ phiêu bạt ở một ngôi chùa nhỏ xa xôi.Ảnh mới nhất năm 2019,tư liệu của VH.


image015

Hòa thượng Quảng Độ và HT Huyền Quang những năm ở Nguyên Thiều Quảng Ngãi.


image017

Ht Huyền Quang và câu nói lịch sử.


image019

Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ và Ht Quảng Độ.


Thượng tọa Tiến sĩ Thích Tuệ Sỹ, tục danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào, quê tại Quảng Bình, Việt Nam. Ông là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn trước 1975, ông là nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ piano, dịch giả và là người bất đồng chính kiến với Chính phủ Việt Nam.


Ông là Đệ nhất phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), ông được xem là bộ óc tham mưu cao cấp của Ht Huyền Quang và Ht Quảng Độ, sau đó, ông bị cách ly ra khỏi HT Huyền Quang, mất chức phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo; Tháng 9 năm 1988, ông và Tiến sĩ Lê Mạnh Thát bị tuyên án tử hình vì tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.


Người tham mưu cốt cán sau này của HT Huyền Quang và Quảng Độ là ông Võ Văn Ái, quê tại Hoàng Liên Sơn. Năm 1955, ông sang Pháp du học ở Paris.Từ 1963 đến 1970, ông là đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở nước ngoài. Năm 1970, ông mở nhà in và nhà xuất bản tại Paris, có thời gian cộng tác với Thiền sư Nhất Hạnh.


Ngày 27.8.1999, HT Quảng Độ đã chọn ông làm Phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và trưởng Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế. Trợ tá đắc lực cho ông Ái trong nhiều cuộc viễn du sang Mỹ và hoạt động tôn gíao là bà Ỷ Lan, một nhân vật khá bí ẩn.


image021

Ông Võ Văn Ái và bà Ỷ Lan.


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Tại sao nhà cầm quyền quyết tâm cưỡng chế giải tỏa chùa Liên Trì?


Mục sư: Nguyễn Mạnh Hùng


Chùa Liên Trì là ngôi chùa được xây dựng cách nay hơn nửa thế kỷ tọa lạc tại phường An Khánh, quận 2 Sài Gòn. Từ khi xây dựng đến nay, chùa Liên Trì là nơi gắn bó với đời sống tâm linh cho bà con phật tử và cư dân Thủ Thiêm. Chùa Liên Trì là một trong số ít ỏi những ngôi chùa còn giữ được truyền thống thuần túy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất kể từ sau biến cố năm 1975.


Do vị trí đắc địa nằm gần bờ sông Sài Gòn, đối diện với khu trung tâm sầm uất của quận 1 nên chùa Liên Trì nằm trong “khu đất vàng” của thành phố. Vì vậy ngôi chùa đã lọt vào tầm ngắm của những nhóm lợi ích.


Với giá trị lợi nhuận cao cùng những việc công đức mà Hòa thượng Thích Không Tánh (vị trụ trì chùa) đã làm hàng chục năm qua, chùa Liên Trì trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền và họ đã quyết tâm phá bỏ.


Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết ngài đảm nhiệm chức vụ Phó viện trưởng Hội đồng Điều hành Tăng đoàn Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, kiêm Tổng ủy viên Từ thiện – Xã hội nên ngài luôn quan tâm làm việc công đức để giúp bà con bá tánh và những người có hoàn cảnh khốn khó.


Ngoài ra, ngài cũng quan tâm đến quyền tự do tôn giáo, quyền con người. Hàng chục năm nay, ngài đã tổ chức nhiều hoạt động từ thiện như tặng quà cho bệnh nhi ung bướu, biếu quà cho bệnh nhân phong trại phong Quy Hòa – Quy Nhơn, biếu quà cho quý thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, cứu trợ các gia đình thuyền nhân bị cưỡng bách hồi hương, tặng quà và giúp gạo cho nhiều bà con dân oan các tỉnh thành cùng nhiều gia đình khó khăn khu dân cư Thủ Thiêm.


Với tấm lòng từ bi bác ái, ngài mong muốn các phần quà phải tới tận tay những người thật sự khó khăn. Vì vậy, mặc dù tuổi đã ngoài 70, ngài vẫn lặn lội tới từng địa phương trực tiếp tặng quà chứ không thông qua các tổ chức khác. Bởi cớ đó chính quyền đã gây khó khăn và thường xuyên cho an ninh theo dõi mỗi khi ngài làm từ thiện.


Đặc biệt trong những năm gần đây, kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia và là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, các tổ chức XHDS độc lập phát triển thì chùa Liên Trì là nơi họp mặt của các tổ chức XHDS. Nhiều tổ chức XHDS đã họp mặt tại đây để thành lập Ban sáng lập và thành lập các hội đoàn độc lập nhằm phản biện xã hội, cải thiện nhân quyền, dân quyền. Hòa thượng Thích Không Tánh cũng là sáng lập viên của Hội cựu tù nhân Lương tâm, Hội đồng Liên tôn Việt Nam.


Cũng cần nhắc lại trong cuộc đời hành đạo, bảo vệ quyền tự do tôn giáo và quyền con người, ngài đã 3 lần bị bắt bỏ tù với tổng cộng 16 năm tù giam.  Ngài được vinh danh nhận giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2015 của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức tại Hoa Kỳ.


Từ những việc làm nhân đạo và giúp đỡ cho các tổ chức XHDS tranh đấu cho tự do nhân quyền nói trên, Hòa thượng Thích Không Tánh và chùa Liên Trì đã bị nhà cầm quyền xem như thành phần đối kháng và họ đã quyết tâm cưỡng chế giải tỏa chùa để bỏ đi cái gai này. Theo thông tin loan truyền trên mạng xã hội, Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết mặc dù không có lệnh cưỡng chế nhưng chính quyền phường An Khánh và chính quyền quận 2 đã họp kín, quyết định ngày 23/6/2016 tới đây họ sẽ cưỡng chế phá dỡ chùa Liên Trì.


Theo Hòa thượng Thích Không Tánh và các thầy cho biết, chính quyền sở tại đã nhiều lần tới vận động các thầy nhận tiền đền bù ban đầu là 700 triệu, sau đó là 5,4 tỷ và mới đây là 6 tỷ để di dời đến khu xa xôi hẻo lánh phía sâu bên trong bến phà Cát Lái. Tuy nhiên các thầy là những nhà tu hành, ý nguyện của các thầy là xây dựng ngôi chùa tại đây để phục vụ nhu cầu tâm linh cho cư dân khu Thủ Thiêm. Nếu chính quyền di dời chùa ra khỏi khu dân cư Thủ Thiêm thì các thầy sẽ không chấp nhận. Các thầy dứt khoát sẽ không nhận tiền đền bù để di dời chùa đi nơi khác. Là những người tu hành, nếu chính quyền sở tại phá dỡ chùa thì các thầy sẽ quyết tâm cầu nguyện xin ơn trên phù hộ độ trì.


Phật giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung là đời sống tâm linh gắn liền với 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ở bất cứ nơi đâu có cư dân sinh sống thì ở đó có nhu cầu về tâm linh, đặc biệt là những trung tâm đô thị lớn. Các cơ sở tôn giáo không những phục vụ tâm linh cho cư dân địa phương, mà còn là những điểm nhấn mang bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hiện nay tại những quốc gia văn minh hiện đại trên thế giới, trong những khu đô thị sầm uất vẫn cần có những ngôi chùa, cơ sở tôn giáo làm điểm nhấn tăng thêm vẻ đẹp và sự trang nghiêm. Việt Nam là một quốc gia mang nặng bản sắc văn hóa dân tộc thì việc duy trì và phát triển các cơ sở tôn giáo trong các trung tâm đô thị là việc cần thiết.


Thiết nghĩ, thay vì di dời chùa Liên Trì ra nơi xa xôi hẻo lánh, nên chăng nhà nước tạo điều kiện cho chùa Liên Trì trùng tu lại khang trang hơn, hài hòa với cảnh quan để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.


Một khu đô thị xen lẫn các cơ sở tôn giáo sẽ là một cảnh quan hiện đại, văn minh và mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nếu được như vậy thì vừa có một khu đô thị mang đặc trưng của truyền thống dân tộc Việt Nam, vừa hợp lòng dân.


Dưới đây là một số hình ảnh làm từ thiện của chùa Liên Trì:


image022image024image025image027image028image029image031image032


Trích dẫn nguồn:


www.ghpgvntn.net/tai-sao-nha-cam-quyen-quyet-tam-cuong-che-giai-toa-chua-lien-tri/


Bài tường thuật về cuộc gặp gỡ giữa TT Phan Văn Khải và HT Huyền Quang trên báo Nhân Dân
http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/thoisu/020403/tinnb_thutuong.htm


Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Hòa thượng Thích Huyền Quang


image033


Chiều 2/4, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải đã tiếp thân mật Hòa thượng Thích Huyền Quang. Dự buổi tiếp có ông Ngô Yên Thi, Phó trưởng Ban tôn giáo Chính phủ.


Sau thời gian ra Hà Nội chữa bệnh, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chăm sóc tận tình của các giáo sư, bác sĩ, đến nay sức khỏe của Hòa thượng Thích Huyền Quang đã bình phục. Nhân dịp này, Hòa thượng Thích Huyền Quang đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, đi thăm một số chùa và di tích lịch sử ở thủ đô, Hòa thượng có nguyện vọng được đến chào Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và đã được đáp ứng.


Thủ tướng Phan Văn Khải ân cần thăm hỏi và vui mừng nhận thấy Hòa thượng Thích Huyền Quang đã bình phục sức khỏe, sau thời gian điều trị. Thủ tướng thông báo với Hòa thượng về chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước và những thành tựu đáng phấn khởi trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Đạt được những kết quả to lớn đó, theo Thủ tướng là do có sự nỗ lực vượt bặc, sự đoàn kết và nhất trí cao của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có đóng góp của đông đảo các tín đồ, chức sắc tôn giáo, đặc biệt là các tăng ni và phật tử trong cả nước. Cùng cộng đồng dân tộc, gương cao ngọn cờ chống đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai, Phật giáo Việt Nam đã từng góp công sức của mình vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


Từ truyền thống yêu nước, gắn bó mật thiết với dân tộc của Phật giáo Việt Nam, Thủ tướng mong Hòa thượng Thích Huyền Quang tích cực tham gia, đóng góp sức mình cho đạo pháp và dân tộc, xây dựng đất nước, phấn đấu cho mục tiêu cao đẹp là dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, như mong ước của Bác Hồ kính yêu./.


(Theo Website Báo Nhân Dân, ngày 3/4/2003)

13 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 554)