Lan man câu chuyện tháng Giêng

30 Tháng Giêng 20213:29 CH(Xem: 2503)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ BẨY 30 JAN 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Lan man câu chuyện tháng Giêng

image003

Lý Kiến Trúc


Văn Hóa Online

California

30/1/2021


image005Tân ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đọc diễn văn tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm Thứ Tư, 27/1/2021 ở thủ đô Washington. (Carlos Barria/Pool via AP). Ông Blinken đã trao đổi với các ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức, Israel, Úc, Philippines và Thái Lan, tổng thư ký NATO, sau các cuộc điện đàm với các ngoại trưởng Canada, Mexico, Nhật Bản và Nam Hàn vào chiều tối 26/1/2021. Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông vượt quá những gì họ được phép theo luật pháp quốc tế và đứng cùng các quốc gia Đông Nam Á chống lại áp lực của Trung Quốc, tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói hôm thứ Tư 27/1. (theo VOA)


1.


Tháng Giêng trong bài này không viết về Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Ngươn theo âm lịch. Tháng Giêng theo tiếng nói của nước ta tức là tháng Một, tháng đầu năm dương lịch. Tiếng Việt nước ta ít khi nào gọi tháng Một, nghe nó kỳ kỳ làm sao nên ta cứ gọi là tháng Giêng nghe cho nó êm tai. Còn tháng Giêng là tháng ăn chơi của nước ta theo âm lịch. Ăn chơi cả tháng trừ ngày Rằm tháng Giêng phải kiêng, phải cữ, phải cúng. Vừa kiêng vừa cữ vừa cúng âm hồn người chết oan vì cái bịnh mắc dịch thổ tả phát ra từ Vũ Hán-Trung cộng.


Tháng Giêng từ trong quá khứ sử sách đã ghi lại nhiều chấn động lịch sử; ở đây chúng tôi ghi nhớ lại vài sự kiện chẳng lành liên quan đến Việt Nam và Hoa Kỳ xẩy ra vào tháng Giêng.


Bốn sự kiện dưới đây không thể nào quên:


Ngày 27 tháng Giêng năm 1973, tại thủ đô Paris diễn ra hội nghị bốn bên Hoa Kỳ, Bắc Việt, Nam Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa miền nam Việt Nam ( tức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) đã ký kết hiệp định hòa bình chấm dứt chiến tranh Việt Nam. 


Ngày 6 tháng Giêng năm 1974, cứ điểm cuối cùng của tỉnh Phước Long (cao nguyên Trung phần nam Việt Nam) là dinh Tỉnh trưởng do Đại tá Đỗ Công Thành tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Phước Long đã tử trận sau gần một tháng tử thủ. Xác của ông được Nam quân chôn dưới gốc cây trong dinh tỉnh trưởng trước khi binh lực còn sót lại di tản chiến thuật. Phước Long hoàn toàn rơi vào tay Bắc quân.


Đánh giá về trận Phước Long, nhiều chuyên gia về chiến tranh Việt Nam (Vietnam War) nhận định, đây là trận cân não quân sự và chính trị của Bắc bộ phủ Hà Nội đối với quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ và nam Việt Nam. Trận Phước Long kéo theo trận Ban Mê Thuột thất thủ vào ngày 10 tháng Ba năm 1975, kéo theo ngày 30 tháng Tư 1975 đen thui đen đủi.


Nam quân thất thủ trên đất trận Phước Long chưa đủ liều lượng dứt điểm Sàigon; ngày 19 tháng Giêng cùng năm 1974, Đệ thất Hạm đội Hoa kỳ ngoài khơi biển Đông khoanh tay hóng gió nhìn 74 (có tài liệu cho rằng 77 (1) chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa tử trận trong trận hải chiến với hải quân xâm lăng Trung cộng. Hoàng Sa tây hoàn toàn rơi vào tay Trung cộng.


Nhận định chung, thái độ của Hoa Kỳ hoàn toàn làm ngơ bỏ rơi tiền đồn chống cộng số một ở Đông Nam Á, logic tất yếu, cộng sản Bắc Việt thừa thắng xông lên làm chủ tình thế suốt 46 năm nay. Lịch sử rồi sẽ từ từ sẽ phán xét luận công luận tội.


Ba sự kiện lớn về ngày 27 tháng Giêng 1973, ngày 6 tháng Giêng 1974 và ngày 19 tháng Giêng 1974 trên miền đất-biển Việt Nam kể như vang bóng vào quá khứ thời cận đại.


Thế còn sự kiện thứ tư, ngày 6 tháng Giêng năm 2021 và ngày 20 tháng Giêng 2021 tại Hoa Kỳ thì sao? Nó có liên quan gì đến ngày 31 tháng Giêng 2021 tại Việt Nam hay không. Chuyện này tác giả xin bàn mao tôn cương sau.


Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ngày 6 tháng 1, 2021, hàng chục ngàn người tụ tập vòng ngoài điện Capital - Quốc Hội Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ nghe lời "hiệu triệu" của Tổng thống còn đương chức Donald Trump.


Ngay sau hiệu triệu, bạo loạn đã tràn lan diễn ra sôi sục. Khí thế chống đối trận chiến bầu cử tổng thống mang lại chiến thắng cho cặp ứng viên Joe Biden - Kamala Harris kéo vào tận bên trong điện Capital - tòa nhà biểu tượng số một của nền dân chủ Hoa Kỳ, nơi tập hợp những bộ óc lỗi lạc của nền dân chủ pháp trị Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ gần như bị dầy xéo vô tội vạ. Văn phòng của bà Nancy Pelocy Chủ tịch Hạ Viện bị phá phách, có kẻ còn nghênh ngang gác chân lên bàn giấy của bà ra chiều khinh bỉ. Tâm lý dân chúng Mỹ và nhiều giới truyền thông biểu lộ sự đau đớn cho thời khắc hiệu ứng bất an của nước Mỹ.  


Người ta đau lòng kêu lên, bạo loạn Capital có phải dấu hiệu siêu hình của quốc gia đệ nhất hoàn cầu ở phương Tây đã tới hồi mạt vận!!!


Cùng một thời điểm, dường như có điều gì "khớp" với tin nóng sặc mùi chiến tranh ở phương Đông. Tin khói lửa này phát ra từ cửa miệng Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình.


Trung cộng, quốc gia đại hán mới nổi, mới lên chân vài chục năm nay nhưng đã biểu thị thái độ ông trùm thiên hạ. Trong "cuộc chiến" thời sự ở biển South China Sea bao gồm cả biển Đông Việt Nam (chúng tôi tạm gọi là BienDong War), Tập Cận Bình, soái chủ Trung nam Hải đã hạ lệnh cho "Hải cảnh" có quyền nổ súng bắn vào kẻ địch khi cần. Điều này có nghĩa là cuộc chiến trên biển đã tới lúc Bắc Kinh không cần phải tuân theo nguyên tắc đổ lỗi cho "ai nổ súng trước là kẻ gây ra chiến tranh", mà Bắc Kinh khi cần sẽ nổ súng trước.


Từ ngữ "khi cần" khiến người ta nhớ lại ngày 19 tháng Giêng năm 1974, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (chánh quyền Sàigon) khi đó đang làm chủ quyền chủ quyền nhóm đảo Hoàng Sa tây, đứng trước việc các chiến hạm Trung cộng xâm phạm, khiêu khích ở vùng biển đảo Hoàng Sa tây, hải quân VNCH khi cần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đã nổ súng trước.


Vẫn theo lời Tập Cận Bình vấn đề là khi cần là khi nào?


Tờ Thanh Niên Online đưa tin ngày 24/1/202: "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 22.1 ký sắc lệnh ban hành Luật Hải cảnh cho phép lực lượng hải cảnh dùng vũ khí chống tàu nước ngoài trong cái gọi là vùng biển thuộc quyền tài phán của nước này. Luật mới có hiệu lực từ ngày 1.2.2021".


Đài RFI đưa tin ngày 27/1/2021: "Luật vừa được Trung Quốc thông qua cho phép lực lượng hải cảnh của nước này “thi hành mọi biện pháp, kể cả sử dụng vũ khí, mỗi khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển bị các cá nhân và tổ chức nước ngoài xâm phạm”. Nói một cách nôm na là luật mới cho phép hải cảnh Trung Quốc bắn vào các tàu nước ngoài.


Trong bộ phận lớn của tàu nước ngoài, nhóm chiến hạm tác chiến của bộ tứ kim cương (QUAD / Mỹ, Nhật, Ấn, Úc), đang hiện diện thực thi quyền hàng hải tự do trên toàn bộ mặt biển, lòng biển ở South China Sea. Đặc biệt Mỹ thường xuyên tuyên bố hải quân Mỹ vốn đã hiện diện ở vùng biển South China Sea hơn 70 năm qua, bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông vượt quá những gì họ được phép theo luật pháp quốc tế.


Thực tế, nhóm QUAD chính thức đối đầu với cuộc xâm lược xám bất hợp pháp của hải quân Bắc Kinh ở vùng biển Quốc tế Đông nam Á. Những cuộc hành quân tuần tra của Obama FONOPs, Trump FONOPs đã được triển khai chứng minh cho quyền tự do hàng hải.  


Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung cộng  Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) biểu lộ sự ấm ức khó chịu nói với các phóng viên hôm 25/1/2021: “Hoa Kỳ thường xuyên cử máy bay và tàu thuyền vào Biển Đông để phô trương sức mạnh của mình, điều này không có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực.”


Theo tin của trang INQUIER.net hôm 26/01/2021, một tổ chức bảo vệ quyền lợi ngư dân Philippines đã yêu cầu chính quyền tổng thống Duterte mạnh mẽ lên án luật hải cảnh mà Trung Quốc vừa thông qua, xem đây gần như là “một lời tuyên chiến với các nước đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. (RFI)


Ta có thể đưa ra câu hỏi vào thời điểm nào Bắc Kinh sẽ nổ súng tuyên chiến? nổ súng ở đâu?, nổ súng vào tàu nước ngoài nào?, và cái gọi là vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung cộng là ở phạm vi vùng biển nào, nó có bao gồm luôn cả biển Đông của Việt Nam hay không? Và nếu nó bao gồm luôn cả biển Đông thì Việt Nam sẽ tính sao?


2.


Đoạn trên chúng tôi đề cập đến cái gọi là "Luật và Lệnh hải cảnh". Bản chất của lệnh hải cảnh dựa vào lực lượng du kích tàu cá của Trung cộng. Du kích tàu cá là bộ phận bán quân sự vũ trang  đội lốt tàu cá ngư dân.


Liên tưởng tới cuộc chiến Việt Nam (Vietnam War) vào thập niên 1950-1960-1965, bản chất sức mạnh của của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là lực lượng du kích miền Nam Việt Nam. Bản chất sức mạnh của Hải cảnh của Trung cộng theo chúng tôi là lực lượng du kích đặc công tàu cá.


Tháng 12 năm 1960, Bắc bộ phủ Hà Nội rầm rộ khai trương "Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam- MTDTGPMN" (đến năm 1976 thì âm thầm tan hàng). Dưới trướng MTDTGPMN là các đội du kích địa phương. Nguyễn thị Định, tư lệnh đội quân tóc dài đồng loạt nổ súng mở màn cho cuộc chiến tranh du kích, Việt Cộng gọi là chiến tranh nổi dậy chống chính quyền hợp pháp Sàigon Việt Nam Cộng Hòa do dân bầu lên.


Ba năm sau 1960, trận Ấp Bắc nổ ra ngày 2 tháng Giêng năm 1963 đánh dấu bước ngoặt lớn về chiến tranh cục bộ. Saigon và Mỹ hoảng vì không ngờ lực lượng du kích địa phương trang bị vũ khí thô sơ tiến nhanh như vậy.


Năm năm sau 1960, ngày 8 tháng 3, 1965, Mỹ điều hạm đội vào biển Đông (xin nhắc: biển Đông chứ không phải biển South China Sea) và điều hàng trăm ngàn Thủy quân lục chiến đổ bộ vào bãi Sơn Trà vịnh Đà Nẵng.


Tám năm sau 1960, trận nổi dậy mà Bắc bộ phủ gọi là Tổng công kích Mậu Thân 1968 đã thâm nhập sâu vào mấy chục tỉnh thành miền Nam Việt Nam đánh phá. Trận này đứng về mặt quân sự, lực lượng chính quy và lực lượng du kích địa phương tan tác từng mảnh, nhưng họ đã đạt được tiếng vang chính trị gây men cho phong trào phản chiến ở nội địa Mỹ và quan trọng nhất lung lay các bộ óc yếm thế (bồ câu hay vịt què) của Mỹ.


Chiến tranh Việt Nam ngày càng gia tăng khốc liệt. Nhu cầu chiến sự đòi hỏi hỏa lực và quân số các binh đoàn, quân đoàn, sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn ... các bên phải đáp ứng cho chiến trường. Cuộc chiến tranh du kích leo thang lên cuộc chiến quy ước. Tướng Westmoreland tổng tư lệnh chiến trường Vietnam War đề ra chiến thuật "lùng và diệt", nôm na có nghĩa là sử dụng bộ máy chiến tranh quy ước sẽ mang lại chiến thắng bằng cách đếm xác chết.


Nhưng thực tế chiến trường nam Việt Nam cho thấy lực lượng du kích địa phương nó như con quái vật rắn nhiều đầu. (Truyện thần thoại gọi là Hydra. mỗi khi Hercules chặt đầu một trong hai cái đầu của nó thì một cái khác lại mọc lên ở vị trí cũ (Wikimedia Commons).


Hàng ngàn trận chiến diễn ra, lính tráng Việt Cộng và bộ đội chính quy Bắc Việt độ tuổi thanh niên chết hàng hàng lớp lớp. Việc bổ sung quân số cực kỳ quan trọng cho các bên tham chiến. Việt cộng bổ sung bằng cách bắt cả trẻ em 15, 16 tuổi làm lính, bắt thiếu nữ đàn bà trám vào binh đoàn. Sự tàn bạo dã man của chiến tranh nhân dân du kích không từ chối nguồn nhân lực nào, hễ ai còn sức là còn tải đạn cầm súng được, ngoại trừ ông già bà lão chống gậy. Ngược lại phía quân đội VNCH ra lệnh tổng động viên. Hầu như nhân lực tài nguyên quốc gia đều đổ vào khói lửa.


Trong bài viết này chúng tôi không có ý đi sâu đến chiến tranh Việt Nam, chúng tôi chỉ có ý phóng chiếu về lực lượng du kích Việt Cộng liên tưởng tới lực lượng hải cảnh và du kích tàu cá của Trung cộng.


image007Ảnh minh họa, du kích Việt cộng gái tải đạn và trang bị vũ khí thô sơ. Nguồn Net.

 

image008Hai du kích tàu cá đặc công biển treo cờ Trung cộng chặn mũi Thám thính hạm Impeccable khi "tàu nước ngoài" này cách đảo Hải Nam 75 dặm về phía nam. (UPI Photo/U.S. Navy)


3.


Lạm bàn thêm về đám gọi là Hải cảnh. Mỗi một con tàu hải cảnh là một "chính ủy" chỉ huy hàng trăm đội du kích tàu cá đặc công biển. Đội du kích tàu cá này phát triển rất nhanh thời Tập Cận Bình, từ tiểu đội đến trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn và nay không thể phủ nhận Bắc Kinh đã có hàng sư đoàn du kích đặc công tàu cá ở South China Sea.


Đặc điểm của du kích tầu cá là nó rất nhẹ, nặng chỉ khoảng 1 tấn, lướt sóng nhanh, vượt thoát qua mạng lưới ra đa, khi ẩn khi hiện trên sóng, nó chỉ cần trang bị vài tay súng B40, B41, áp sát chiến hạm và khi cần B40, B41 có thể bắn thủng lớp vỏ thép của chiến hạm năm mười ngàn tấn.


Bài học trong chiến tranh Việt Nam lấy nông thôn bao vây thành thị, tương tự, lấy du kích đặc công tàu cá ngư dân bao vây chiến hạm.


Không có gì là không thể nếu xẩy ra chuyện một trong hàng ngàn du kích tàu cá khi cần nổ súng vào tàu nước ngoài ở biển South China Sea. Trong bối cảnh hiện nay ở Biển Đông, có thể sẽ chưa có chuyện pháo hạm nổ súng vào chiến hạm, nhưng B40, B41 của du kích tàu cá có thể nổ súng trước khi cần.


Sử dụng du kích hải cảnh-du kích tàu cá có quyền nổ súng vào đối phương là biện pháp tuyên chiến giới hạn mở màn cho cuộc hải chiến giới hạn, trước khi các bên bước vào hội đàm quyết định cho số phận biển South China Sea, bao gồm biển Đông Việt Nam, biển tây Philippines và vùng biển của các quốc gia tranh chấp.


Tập Cận Bình quả là tay đa mưu túc trí trong cuộc chiến ở South China Sea. (Lý Kiến Trúc).


image010Ảnh minh họa, du kích hải cảnh Trung cộng trang bị vũ khí đại bác nhỏ cỡ 12 ly. Nguồn Net.

 

image011Một tàu cá đặc công biển treo cờ Trung cộng hung hăng như muốn đâm vào mũi thám thính hạm USNS Impeccable (T-AGOS-23) ngày 8 tháng 3, 2009.


image013Mẫu hạm Mỹ và các chiến hạm đồng minh QUAD hành quân tự do hàng hải (FONOPs) trong vùng biển South China Sea. Nguồn ảnh Net.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:


74 hay 77 Chiến sĩ Hải quân VNCH tử trận?
01 Tháng Sáu 2020(Xem: 4378)
Quanh lời trực tuyến của bà Bonnie Glaser
06 Tháng Năm 2020(Xem: 5718)
Mưu sâu của "Chiến khu miền Nam" (Kỳ 4)
30 Tháng Tư 2020(Xem: 5348)
04 Tháng Sáu 2017(Xem: 7238)
Mỹ đã lật bài ngửa về Biển Đông tại Đối thoại An ninh Shangri-la
09 Tháng Ba 2017(Xem: 6206)
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), quy định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước nằm trong phạm vi 200 hải lý, tính từ đường cơ sở lãnh hải cho quốc gia sở hữu quyền chủ quyền, quyền tài phán,và khai thác tài nguyên.