Vùng "biển Quốc tế" khắc tinh của "lưỡi bò 9 đoạn" nằm ở chỗ nào?

18 Tháng Bảy 201612:41 SA(Xem: 9992)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 18  JULY 2016

Vùng "biển Quốc tế" khắc tinh của "lưỡi bò 9 đoạn" nằm ở chỗ nào?

Văn Hóa

(California)


image002

Hải đồ Văn Hóa:

Chấm xanh: Guam, căn cứ không quân chiến lược B-52 bay ngang qua biển Nam Trung Hoa; và Căn cứ không quân Utapao ở Thái  Lan, căn cứ hải không quân Singapore. Chấm đỏ: Căn cứ hải không quân Du Lâm Hải Nam; Căn cứ hải không quân Phú Lâm ở Hoàng Sa đông.

"Lưỡi bò 9 đọan" màu đỏ nhạt liếm 90% diện tích biển Nam Trung Hoa bao phủ các vùng biển Đông của Việt Nam, biển Tây của Philippines, biển Đông Bắc của Malaysia, biển Bắc của Brunei, và liếm sát tới vùng EEZ đảo Natuna của Indonesia. Giữa "Lưỡi bò" là vùng biển Quốc Tế (màu xanh nhạt, từ nội tại lưỡi bò lan tỏa ra -  bao phủ gần như toàn bộ quần đảo Trường Sa).

Phán quyết cuối cùng của Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA-Permanent Court of Arbitration theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982) bác bỏ cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn và kết luận không cấu trúc địa lý nào ở Trường Sa là đảo mà chỉ là đá nên không được hưởng lãnh hải 200 hải lý và thềm lục địa. Tuy nhiên, phán quyết chưa xác nhận các loại "đá" nào được hưởng 12 hải lý.  

Nếu phán quyết của PCA được thi hành vững chắc, hầu như toàn bộ vùng biển-đảo-đá quần đảo Trường Sa thuộc về vùng biển Quốc Tế. Nói chung, ngoài lãnh hải 12 hải lý kế tiếp là 200 hải lý (vùng đặc quyền kinh tế EEZ), kể từ viền ngoài 200 hải lý của các quốc gia ven biển hoặc là đảo quốc đều thuộc vùng "biển Quốc Tế" .

Theo phán quyết PCA, đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây và bãi Scarborough nằm trong phạm vi 200 hải lý thuộc đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, đảo Thị Tứ của Phi không được hưởng quy chế 200 hải lý EEZ vì nằm quá xa bờ biển Philippines.

Đảo Ba Bình của Đài Loan dù được gọi là đảo lớn nhất Trường Sa nhưng theo phán quyết PCA cũng không được coi là đảo, vẫn chỉ là đá, không có cộng đồng sinh sống ổn định nên không được hưởng quy chế 200 hải lý và thềm lục địa. Khi phát quyết PCA trở thành pháp lý và chung cuộc ngày 12/7, Đài Loan nổi cơn "thịnh nộ" phái ngay chiến hạm ra Ba Binh "hành quân", nhưng chẳng làm nên cơm cháo gì rốt cuộc cũng phải quay đầu về núi.

Việt Nam gọi các đảo Song Tử Tây, đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đảo Sinh Tồn, đảo Trường Sa lớn là "đảo", nhưng theo phán quyết của PCA đều là "đá", không có chiều dài của một cộng đồng sinh sống ổn định nên không được hưởng quy chế 200 hải lý và thềm lục địa; dù Việt Nam rất "tỉnh táo" và dằn cơn "cảm xúc" sau phán quyết, chí nghe theo lời khuyên của Mỹ nên không vội vã bày tỏ thái độ.   

Nói tóm lại, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, hôm thứ Ba 12/07/2016, đã phán quyết rằng không một thực thể nào trong quần đảo Trường Sa là đảo, kể cả các đảo, đá, điểm đóng quân, bãi cạn của Việt Nam ở khu vực biển quần đảo Trường Sa đều thuộc phạm vi vùng biển Quốc Tế.

Vậy thì một khi toàn bộ các "đá" ở khu vực quần đảo Trường Sa không được hưởng quy chế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa, nó đều nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng "biển Quốc Tế", câu hỏi báo Văn Hóa đưa ra trong bài viết này là "Vùng biển Quốc tế nằm ở đâu?"

Nhiều nhân vật quốc tế cao cấp mỗi khi đề cập đến sự hiện diện hải quân của họ ở vùng biển gọi là "biển Quốc Tế", thì hải quân của họ cũng như hải quân của bất cứ nước nào (Úc đã lăm le tuyên bố đi tuần tra biển Đông) cũng có thể lái tàu đi vào vùng biển này để "hành quân". Ngôn ngữ hiện nay gọi là đi "tuần tra". Văn Hóa gọi chung là "hành quân tuần tra". "Hành quân tuần tra" chưa phải là "hành quân tác chiến"! Nói tóm gọn: "Hành quân tuần tra ở vùng biển Quốc tế".

Cho nên các cuộc "hành quân tuần tra" của khu trục hạm USS Lassen Mỹ tiến sát vào vòng trong của cái gọi là 12 hải lý các "đảo nhân tạo Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Huy Gơ, Ga Ven, Vành Khăn" ở Trường Sa là hợp lý, kể cả cuộc "hành quân tuần tra" của khu truc hạm USS Curtis Wilbur áp sát 12 hải lý đá Tri Tôn ở Hoàng Sa là hợp lý, nhưng đều bị Trung Quốc phản đối cứng rắn.

Phải nói rằng từ ngữ "áp sát" là từ ngữ hay để miêu tả các cuộc hành quân tuần tra của chiến hạm Mỹ. "Áp sát" chứ không tiến hẳn vào trong vùng "cấm địa".

Nói một cách "bi quan" và "khách quan", các đá nguyên thủy (ngôn ngữ bây giờ gọi là nguyên trạng) và các đá "hiện trạng" do Trung Quốc gia công cải tạo bồi đắp thành "đảo nhân tạo" có kích thước khổng lồ, có sân bay 3km, có hải cảng, hải đăng, cơ sở tiếp liệu v,v... (tọa độ đều nằm ở trung tâm quần đảo Trường Sa), dù có đến hàng trăm nhân viên sinh sống nuôi gà vịt heo rau cỏ ... cũng không được hưởng quy chế "đảo"; nhưng qua các trận cọ xát "áp sát" với chiến hạm Mỹ, vô hình chung các "đảo nhân tạo" được hưởng quy chế 12 hải lý.

Do đó, ông Tập Cận Bình mới tuyên bố ngay sau khi phiên tòa kết thúc là Trung Quốc không có ảnh hưởng gì bởi phán quyết chung cuộc của phiên tòa. Nói ngắn gọn, Trung Quốc đã "thắng" 50/50. Tòa PCA đã "hợp thức hóa" 7 "đảo nhânh tạo" của Trung Quốc chứ không "bất công" như vị nào đó nói trên diễn đàn. Còn cái vụ lưỡi bò 9 đoạn hiện chưa có ông tòa nào phân giải phân định ranh giới các vùng biển cho rõ rệt nên tạm gác lại, tuy nhiên, gác lại không có nghĩa là yên ổn, khắc tinh của lưỡi bò là vùng "biển Quốc tế đang hiện lên dần dần.

Lại nói thêm về cái gọi là "lưỡi bò 9 đoạn". Thực sự, 9 đoạn chỉ là cái ranh giới "mơ hồ" "viễn mộng" của Trung Quốc tự bày ra, tự khoanh vùng để hù dọa mấy anh yếu bóng vía, chứ nó không phải là cái vùng biển đã được quốc tế phân định cụ thể, hay đo đạc ranh giới biên cương lãnh hải rõ ràng tr6en văn bản pháp luật. Đánh nhau với cái 9 đoạn này là đánh nhau với cái bóng quỷ kế của Trung Quốc. Cái bóng quỷ kế đã được cái loa to mồm Trung Quốc thổi phồng (và những cái loa "tối kiến" ăn theo la lối om sòm), thực chất càng loa to chừng nào càng rơi vào cái bẫy mông muội do Trung Quốc dàn cảnh để họ có đủ thời gian kiện toàn 7 hòn "đảo nhân tạo".

Kể từ năm 2013 là năm Tập Cận Bình lên ngôi bá chủ Trung Quốc, chỉ trong vòng 3 năm, họ Tập đã lập "7 chiến công" ở biển Nam Trung Hoa.

Cao điểm của chiến dịch xây đồn đắp lũy các "hòn đá" này khoảng từ đầu tháng 5, năm 2014, (lúc ấy, bổn báo Văn Hóa đang đi lễ Vua lễ Phật ở động Hoa Lư Ninh Bình và Hà Nội sau khi đi quan sát 10 đảo Trường Sa về); Trung Quốc điều giàn khoan HD-981 xâm nhập vào thềm lục địa (200 hải lý EEZ) Việt Nam, rung chuông nhát khỉ khiến cả nước trong nước ngoài nháo nhào xuống đường biểu tình dữ dội. Cứ thế, trong binh pháp gọi là "dương đông kích tây", "địch quân" khua chiêng giống trống ở mục tiêu giả khiến "quân ta" mờ mắt các mục tiêu thật; cứ thế, Trung Quốc âm thầm hoàn thành chiến dịch xây đồn đắp lũy 7 chốt chiến lược vững chắc ở Trường Sa.

Đối với Vành Khăn, Sacrborough và tương lai Cỏ Mây... uy hiếp an ninh lãnh thổ Philippines, uy hiếp an ninh hàng hải qua lại Đông Tây từ eo biển lớn Cao Hùng - Luzon.

Đối với Chữ Thập, Châu Viên, Su Bi ... uy hiếp an ninh hàng hải từ mũi Malacca - Singapore đến mạn Nam và Bắc vùng biển Trường Sa,

Việc hải quân Mỹ "hành quân tuần tra"thường trực ở biển "Nam Trung Hoa" điển hình ở các khu vực Tri Tôn (Hoàng Sa), Su Bi, Chữ Thập (Trường Sa), Mỹ đã thể hiện vai trò "tác chiến" gỉa định trong sứ mệnh "Tự do hàng hải - hàng không" bảo vệ lợi ích quốc gia của Washington và luật pháp quốc tế.

Hiện nay, Hàng không Mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan đang "đóng đô" ở vùng  biển giữa Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy Mỹ muốn xác lập vùng biển này là vùng "biển Quốc Tế".

Vùng "biển Quốc tế' chính là "khắc tinh" của cái gọi là "lưỡi bò 9 đoạn".

Trận đầu, qua PCA, lưỡi bò đã thua. Thua đau. (lkt)

(Hải đồ: VĂN HÓA MAP)

30 Tháng Giêng 2021(Xem: 2475)
01 Tháng Sáu 2020(Xem: 4345)
Quanh lời trực tuyến của bà Bonnie Glaser
06 Tháng Năm 2020(Xem: 5683)
Mưu sâu của "Chiến khu miền Nam" (Kỳ 4)
30 Tháng Tư 2020(Xem: 5319)
04 Tháng Sáu 2017(Xem: 7212)
Mỹ đã lật bài ngửa về Biển Đông tại Đối thoại An ninh Shangri-la