Sứ mạng tối mật của HD-8: "Vẽ lại đường chữ U mới"

20 Tháng Năm 202010:16 SA(Xem: 5093)

VĂN HÓA ONLINE - TÀI LIỆU - THỨ NĂM 21 MAY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Mưu sâu của "Chiến khu miền Nam" (Kỳ 5 hết)


Sứ mạng tối mật của HD-8: "Vẽ lại đường chữ U mới"


image002

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA

20/5/2020

Kỳ 5 (hết)


Kỳ 4  Biến tấu ở Biển Đông

Kỳ 3  Mưu sâu của "Chiến khu miền Nam"

Kỳ 2  Đường đi bí ẩn của Hải dương Địa chất 8

Kỳ 1  Đường đi bí ẩn của HD-8


image001

Ảnh trên: Hải đồ minh họa của VHO ghi chú từng đoạn từ số 1 - 9 lưỡi bò cũ do Tưởng Giới Thạch tự vẽ năm 1948. Ảnh dưới: Những bộ óc tinh hoa của Trung Nam Hải trên con tàu HD-8.


Vài hàng phi lộ


Mao Trạch Đông nói với Lê Duẩn và Trường Chinh, ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á”. (1963).


Lê Duẩn nói về Mao Trạch Đông: "Phải nói rằng, người kiên quyết nhất là người có tinh thần Đại Hán và là người muốn chiếm Đông Nam Á, đó chính là Mao Trạch Đông}. (Mao) nói với tôi (Lê Duẩn): “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?“ (1979). (1)


Gần đây, bè lũ phản động Bắc Kinh đã mang hàng trăm ngàn quân vào xâm chiếm nước ta (Lê Duẩn 1979).


Giang Trạch Dân nói với Lê Đức Anh rằng: "Nhưng có một vấn đề quan trọng phải bàn riêng, vì ra họp chung khó nói. Tôi ở địa phương mới lên làm Tổng Bí thư. Trước chưa biết, nhưng nay nghiên cứu lịch sử mới biết Nam Sa (tức Trường Sa) là của Trung Quốc". (1991). (2)


Đặng Tiểu Bình cho đài phát thanh Trung cộng rêu rao: “Sáng ăn cơm Vân Nam, tối ăn cơm ở Hà Nội” (1986). (2)


Tập Cận Bình lấy được cô ca sĩ diễn viên yêu kiều Bành Lệ Viên nên văn vẻ hơn, "mời" Nguyễn Phú Trọng qua ký bản "Thông cáo chung" thòng lọng. Truyền thông Việt Nam nói Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.


Trong cuộc hội đàm giữa TBT Tập Cận Bình và TBT Nguyễn Phú Trọng tại Đại lễ đường Nhân dân từ ngày 7- 10.4.2015,  cả hai Tổng Bí thư "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc", cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả "Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc về Ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông". (3)


Sứ mạng tối mật


Từ cuối năm 2019 đến nay, giới thông tin và cái loa Bắc Kinh loan tin rằng con tàu Hải dương Đại chất 8 (gọi tắt là HD-8) là con tàu "nghiên cứu, khảo sát, khoa học địa chất". Cái áo nghiên cứu hải dương địa chất tung ra (vì buộc không thể dấu được hành tung của HD-8 qua vệ tinh), thực chất là nhằm đánh lừa sứ mạng tối mật của nó. Nó thực sự là một mũi tên trinh sát, viễn thám, có khả năng di chuyển trên mặt bể hàng chục ngàn dặm, và có thể có những tàu ngầm tí hon lặn sâu xuống đáy bể hàng ngàn mét để dò tìm đo đạc mọi thứ cần tìm.


Sứ mạng tối mật của HD-8 được thực hiện bởi đang các bộ óc đang ngồi trên nó, những nhà bác học về đại dương, những khoa học gia về biển, địa chất, môi trường, bản đồ, định vị các vị trí mặt bể, lòng bể, đáy bể, mỏ ngầm, nói chung về tài nguyên, nhưng quan trọng nhất lập tọa độ chính xác cho cho từng đoạn lưỡi bò, ghi dấu các khu vực an ninh quân sự, vẽ các tuyến hải lộ ngầm bí mật dưới lòng biển, các tuyến hải lộ mới trên mặt bể... HD-8 có nhiệm vụ tiếp tục làm tất cả những hoạt động dính líu tới Chiến lược Biển lâu dài của Bắc Kinh từ mấy chục năm qua.


Nhưng trước khi nó thực hiện công việc tối mật, cái loa Bắc Kinh cho nổ lung tung chiến dịch chủ quyền, quyền tài phán, tạo ra các cuộcxâm phạm lãnh hải EEZ của Việt Nam, tạo sóng gió dư luận, ký hiệp ước "gác tranh chấp cùng khai thác" với Philippines và Brunei, công hàm gởi Liên hiệp quốc, lập hai quận hành chánh mới, lập "quần đảo Tứ sa", đặt tên cho 80 bãi ngầm, lập bộ chỉ huy Chiến khu Miền nam, điều tầu ngầm, tên lửa, máy bay chiến đấu, oanh tạc tới Hoàng Sa - Trường Sa, và mới đây điềumáy bay do thám tối tân tới các đảo nhân tạo, v,v... những chiến dịch này tung ra làm mờ mắt các nhà quan sát lãng quên đi nhiệm vụ tối mật của con tàu HD-8.


HD-8 đang làm việc gì? Và nó làm việc đó để làm gì?


Theo ước đoán của Văn Hóa Online-California, HD-8 đang thực hiện nhiệm vụ tối cao: Vẽ lại đường chữ U mới, tức là vẽ đường lưỡi bò cũ thành mới, thay thế đường lưỡi bò mơ hồ của Tưởng Giới Thạch cố tổng thống của nước Trung Hoa Dân Quốc tự vẽ ra năm 1948. (4).


Đường mới này có thể là 9 đoạn, 10 đoạn hay 11 đoạn, có chỗ đoạn nằm như cũ, có chỗ nằm ở vị trí khác, tất nhiên, tất cả các đoạn đều thiết lập tọa độ chính xác, và Bắc Kinh (họ Tập) sẽ công bố. (Xin nhắc lại, sau khi phán quyết PCA 12/7/2016 ra đời, ngay sau đó họ Tập đã tuyên bố phán quyết không ảnh hưởng gì đến Trung Quốc).


Câu hỏi đặt ra: HD-8 có thể làm được công việc tối mật này không? Có khả năng lắm chứ. Ai cấm được nó. 


Lý do: thứ nhất, với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại thế kỷ 21, với nhu cầu sống còn của một quốc gia hơn một tỉ người, đại dương là nguồn sống của Trung quốc; thứ hai, lưỡi bò mơ hồ của họ Tưởng đã lạc hậu và không còn thích hợp với giấc mộng lớn vươn ra biển xanh của họ Tập; thứ ba, giai đoạn III đối đầu trực tiếp với chiến lược Indo-Pacific của họ Trump chạy từ Ấn độ dương qua Thái bình dương (giai đoạn I: hoàn thành cơ bản 7 đảo nhân tạo, giai đoạn II thiết lập mạng lưới hỏa lực quân sự, giai đoạn III nêu trên; thứ tư, biển nam Trung Hoa rộng 3,5 triệu km2 là bãi chiến trường của các vũ khí hiện đại "đấu" công nghệ với Mỹ, trận đấu này có thể nổ ra xung đột nóng (có thể là cục bộ nhỏ thôi), nhưng bất cứ trận đấu nào trên võ đài "thắng", "bại" hay "huề" sẽ tiến tới "hòa đàm". Cuộc hòa đàm diễn ra tay đôi Mỹ-Hoa, hoặc đa phương, hoặc dưới hình thức một hội nghị quốc tế ở Liên hiệp quốc gồm (ASEAN + China + Mỹ và Đồng minh). Kết quả cuối cùng sẽ mang về cho Bắc Kinh, cho Hoa Thịnh Đốn (tùy chiến sách của ông Trump (khó lường), hay cho ASEAN, đặc biệt là Việt Nam một giải pháp mới về Biển; thứ năm, các diễn biến mới của Bắc Kinh tạo ra gần đây ở biển nam Trung Hoa không thể là không chú ý tới. Trong một cuộc họp kín với các viên chức bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào hai ngày 28-29.8.2017 tại Boston, ông Mã Tân Dân (Ma Xinmin), Cục phó Cục Hiệp định và Pháp luật thuộc bộ Ngoại Giao Trung Quốc, đã khẳng định «quyền lịch sử của Trung Quốc tại Tứ Sa». Các viên chức Mỹ tỏ ra rất ngạc nhiên về cách diễn dịch mới này.


Hôm 21/9/2017, trang báo mạng The Washington Free Beacon ở Washington DC công bố một tài liệu mới cho biết Bắc Kinh đã thông qua chiến thuật mới về chủ quyền trên biển nam Trung Quốc: Nhóm đảo “Tứ Sa” thay thế cho đường chữ U 9 đoạn. "Tứ Sa" gồm Đông Sa (Pratas), Tây Sa (Paracel Islands), Trung Sa (Macclesfield) và Nam Sa (Spratly Islands).


(Chú thích của VHO, Mã Tân Dân nói: quyền lịch sử của Trung Quốc tại Tứ Sa chứ không phải quyền lịch sử và pháp lý của lưỡi bò 9 đoạn như PCA kết luận).


Nói tóm lại,  “Đường 9 Đoạn” đã bị phán quyết PCA của Tòa Trọng Tài Thường Trực ở La Hay ngày 12.7.2016  tuyên bố là “không có cơ sở pháp lý”, nên Trung Quốc phải đi tìm một “căn bản pháp lý” khác.


image003

Đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc trên bản đồ. Nguồn NET.


Nói một cách rõ ràng, theo ông Mã Tân Dân từ nay Trung Quốc sẽ không còn xử dụng quan niệm “Đường 9 Đoạn” (9-Dash Line) hay “Đường lưỡi bò” để chứng minh chủ quyền pháp lý trên Biển Đông nữa mà dùng đường cơ sở bao vòng quanh Tứ Sa. Có 3 vấn đề được Trung Quốc nại ra: (a) Tạo dựng ra nhóm Từ Sa và coi đó là “Quần đảo quốc gia” của Trung Quốc. (b) Dùng đường cơ sở quanh 4 nhóm đảo thuộc Tứ Sa làm ranh giới. (c) Đòi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý choTứ Sa. (5).


Tuyên bố của Mã Tân Dân tung ra năm 2017 cho thấy năm nay (2020), nó không dừng ở góc độ lý thuyết, rất logic, Bắc Kinh đã thực hiện bằng những hành động cụ thể. Tên trinh sát, viễn thám và các bộ óc trên con tàu HD-8 là hoạt động cụ thể thực hiện công việc tối mật của Bắc Kinh giao phó.


XEM THÊM: Từ "Lưỡi bò" sang "Tứ sa".


image004

Hải đồ minh họa mặt trận Biển Đông của VĂN HÓA lập ngày 07/16/2016.


Lược qua hành trình của HD-8


Ngược dòng thời gian,


- Ngày 03/7/2019, theo tin từ ông Ryan Martinson, Phó Giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ tại Newport, Rhode Island, cho biết trên trang Twitter, trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu biển, tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc đã vào vùng biển gần rạn san hô bãi Tư Chính.


- Ngày 19/7/2019, (tức là sau 16 ngày, sau khi HD8 kéo đến khảo sát thực địa ở bãi Tư Chính); trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nhấn mạnh: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 08 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực”.


Theo Văn Hóa Online, trên thực tế, Hải Dương Địa chất 8 đã hoàn thành 3 lần việc thăm dò tầng địa chất giữa lòng biển và truy tầm mỏ dầu khí dưới lòng biển ở mỏm phía Bắc bãi Tư Chính, đó vùng biển nằm trong Vùng tiếp giáp rộng 24 hải lý theo UNCLOS 1982 Điều 33. Lập luận của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng Bắc Kinh đang hoạt động "hợp pháp", "đứng đắn",và hoạt động này nói theo phát biểu của Gs Carl Thayer: "Theo UNCLOS, Trung Quốc không thể thực hiện các khảo sát thủy văn tại EEZ Việt Nam mà không có sự cho phép trước của nước này". Việt Nam có cho phép không hay âm thầm theo dõi mục tiêu tối cao của HD-8?


Bàn về sự kiện này, trả lời câu hỏi của nhà báo Lý Kiến Trúc, Đại sứ Daniel J. Kritenbrinknói: "Chúng tôi nghĩ Trung Quốc cố tình thiết kế các hành động này (ở bãi Tư Chính) là để ngăn chặn các nước ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong việc tiếp cận các tài nguyên có giá trị hàng triệu tỷ đô la ở biển nam Trung Hoa", "Chúng tôi cũng nghĩ rằng các hành động của Trung Quốc là cố tình được thiết kế để đe doạ các công ty năng lượng quốc tế và đẩy họ ra khỏi khu vực hầu bắt các nước (ven biển South China Sea) kể cả Việt Nam, chỉ đối tác độc nhất với các công ty Trung Quốc mà thôi".


- Ngày 6/10/2019, FB Phạm Thắng Nam, phát hiện ra HD-8 ở vùng biển ngoài khơi TP Phan Rang, Ninh Thuận. Theo ông Nam, khoảng cách giữa đường khảo sát 5 với mũi đảo Hòn Lớn của huyện Vạn ninh, Khánh Hòa hoặc với mũi Đại Lãnh, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, Phú Yên là 90,5 hải lý, tức khoảng 166-167 km. Các đường khảo sát của Hải Dương 8 đều song song với các đường kinh tuyến. Mỗi lần Hải Dương 8 thực hiện một đường khảo sát mới là nhóm tàu này tiến sát hơn tới bờ biển Việt Nam.


image005

Màu vàng: Các tuyến xê dịch lên xuốngtheo hướng dọc theo kinh tuyến Bắc Nam của HD-8 khảo sát rất kỹ vùng biển đoạn số 9 lưỡi bò cũ. Nguồn ảnh: fr Phạm Thắng Nam.


Bàn về sự kiện này, HD-8 khảo sát đường lưỡi bò đoạn số 9 cũ và đang vẽ mới lại đoạn này ăn sâu vào vùng biển EEZ Việt Nam. Vì sao HD-8 dám công khai làm việc này, vì EEZ 200 hải lý được phân định ranh giới bằng Điều 56 UNCLOS 1982, Công ước này "đẻ" ra năm1982 nay đã lạc hậu rồi, dù Bắc Kinh ký vào UNCLOS 1982, nhưng đến khi cần cho "lợi ích cốt lõi", mực chưa ráo, Bắc Kinh vẫn đạp UNCLOS ra chỗ khác chơi, Code of Conduct (COC) for the South China Sea gọi tắt là COC cù nhầy rốt cuộc cũng đi chỗ khác chơi.


Nước nào nhìn thấy điều này mà không ký vào UNCLOS 1982: Mỹ. Nước nào nhìn thấy công việc đầu tiên của HD-8 ở Phan Rang (Ninh Thuận) mà im lặng đến khi dư luận náo động lên mới tuyên bố: Việt Nam.


- Tháng 10/2019, HD-8 rời khỏi vùng biển bãi Tư Chính.


Bàn về sự kiện này, VHO cho rằng, đây là đòn hỏa mù của HD-8 khuấy động dư luận trong ngoài chăm chú vào việc HD-9 xâm phạm chủ quyền mà không chú ý vào mục tiêu sâu xa tối mật của HD-8. Điểm đáng lưu ý về sự khác biệt giữa HD-981 và HD-8 như sau:


- HD-981 là giàn khoan khổng lồ nước sâu xâm nhập và đóng trụ ở vùng biển Quảng Ngãi cách 9a3o Lý Sơn khoảng 132 hải lý. HD-8 là một con tàu (rất lớn) mặc cái áo "nghiên cứu khoa học địa chất", mặc dù nó xâm nhập rất sâu vùng biển miền Trung EEZ Việt Nam nhưng dịch chuyển qua lại chứ không bám trụ ở nơi nào.


- HD-981 rơi vào thời Thủ tướng Nguyên Tấn Dũng (01/5/2014) là thời làn sóng chống Trung cộng dâng cao cả hai miền nam bắc VN và đồng bào hải ngoại, rơi vào thời điểm họ Tập đang gia công tối đa việc nạo vét bồi đắp 7 bãi ngầm san hô thành 7 đảo nhân tạo nổi ở trung tâm Trường Sa. HD-8 rơi vào thời điểm chiến lược độc chiếm Biển Đông giai đoạn III nên nó có nhiệm vụ tối mật khác.


Tuy nhiên,  HD-981, HD-8 nói chung đều là đòn hỏa mù làm mờ mắt các nhà quan sát che dấu ý đồ thâm hiểm của "bè lũ phản động Bắc Kinh". 

image006

HD-8 được tàu hải cảnh bảo vệ đang hoạt động công khai ở vùng biển bãi Tư Chính từ đầu tháng 7/2019. Ảnh do ngư dân Việt cung cấp. Ảnh cho thấy vị trí máy ảnh chụp gần tàu hải cảnh, xa xa là con tàu HD-8 có nhiều tầng và to lớn.


Bước qua năm 2020,


image007

Hải đồ minh họa đường đi của HD-8. Nguồn Malaysia New.


- Ngày 09/4/2020, HD-8 xuất phát từ căn cứ đảo Hải Nam đi thẳng xuống bờ biển Việt Nam.


- Ngày 10/4/2020, HD-8 xuất hiện ở vùng biển ngoài khơi miển Trung Việt Nam tính từ Cam Ranh tới Đà Nẵng dài khoảng 700km. HD-8 làm việc ngay ở chỗ mà mới cách đây không lâu (05/3/2020) Hàng không Mẫu hạm nguyên tử U.S.S. Theodore Roosevelt trụ ngoài khơi Đà Nẵng và Tuần dương hạm USS Bunker Hill dừng chân trên bến Tiên Sa.


Bàn về sự kiện, VHO cho rằng HD-8 tỉnh bơ làm công việc của mình mà không coi sự hiện diện của Mẫu hạm U.S.S. Theodore Roosevelt là gì.


- Ngày 14/4/2020 HD-8 cách bờ biển tỉnh Bình Định 92 dặm, điểm khảo sát của HD-8 ở vùng biển miền trung Việt Nam (tính từ vịnh Phan Rang tới Cam Ranh - Bình Định tới Đà Nẵng), vùng biển này lọt vào đoạn số 9 và 10 cũ.


- Ngày 15/4/2020, HD-8 cập bến đảo nhân tạo Chữ Thập. Nhiều giới truyền thông cho rằng để tiếp tế?


- Ngày 16/4/2020, HD-8 dừng chân cách bờ biển Malaysuia và Brunei khoảng 180-190 hải lý. Nếu hải đồ trên mô tả trên đúng, HD-8 đã xâm nhập sâu vào vùng EEZ của Malaysia và Brunei. Vùng biển này rơi vào đoạn số 5 và 6 cũ.


- Ngày 18-4-2020, khi được hỏi về việc tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc (TQ) hiện diện ở vùng biển Malaysia, Bộ Ngoại giao Mỹ nói với truyền thông quốc tế: "Mỹ bày tỏ quan ngại trước các báo cáo về những hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của TQ đối với hoạt động khai thác dầu và khí đốt của các bên khác (ở biển nam Trung Hoa). TQ nên chấm dứt hành vi bắt nạt và loạt hoạt động khiêu khích, gây bất ổn này." 


 Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm, các hành động của TQ đe dọa an ninh năng lượng khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. (PLO)


Bàn về tuyên bố quan ngại của Mỹ, VHO cho rằng Mỹ chỉ chú trọng tới chiến lược an ninh Indo-Pacific và coi các cuộc tranh chấp ở biển nam Trung Hoa (nhỏ xíu chỉ có 3,5 triệu km2 so với Thái bình dương) chủ yếu là nhắm vào các hoạt động chủ quyền khai thác các mỏ dầu khí và độc quyền nguồn cá vĩ đại.


- Ngày 03/5/2020, HD-8 bước sang ngày thứ 18 khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. (Bản tin số 20 Dự án đại sự ký Biển Đông).

image008

Ảnh: Bản đồ hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 cho tới ngày 3/5/2020. Nguồn: @SCS_news. (Không thấy Dự án ĐSKBĐ mô tả các vệt đỏ là vệt gì hay khu vực dịch chuyển của HD-8 đang ở đâu)


- Ngày 16/05/2020, đài RFI đưa ra một bản tin quan trọng: tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển Malaysia, đi theo hướng bắc về phía Trung Quốc, với sự hộ tống của ít nhất hai tàu khác của Trung Quốc.


Bàn về sự kiện HD-8 dừng chân một tháng ở đoạn lưỡi bò số 5 và 6 cũ, tức là đoạn tiếp cận bờ biển Malaysia và Brunei, hai đoạn này như đã phân tích ở trên nó "có" mỏ dầu khí, về vị trí an ninh chiến lược nó là đoạn vùng biển cực nam của quần đảo Nam Sa (Trường Sa) liền lạc tới Singapore và eo biển Malacca. Đặc biệt Malaysia là quốc gia từng lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc ở biển nam Trung Hoa, Bắc Kinh điều HD-8 tới là hành động khá liều lĩnh và "thách thức các quốc gia có lợi ích ở biển Đông" (chữ của Gs Ngô Vĩnh Long / PLO/VHO 19/4/2020)


Bàn thêm về vụ Mỹ điều động hai chiến hạm tới gần chỗ HD-8 dừng chân gần tầu khoan dò dầu khí West Capella, treo cờ Panama hợp tác với Malaysia, chẳng có việc "đối đầu" hay "xung đột", hay bắn phát đạn nào vào HD-8, vào hải cảnh Trung cộng, chẳng qua phe ta chỉ có việc quan sát HD-8 nó đang làm trò gì thôi.


image009

Trung cộng phổ biến cái gọi là "Quần đảo Tứ Sa" bao phủ vùng biển nam Trung Hoa. Ảnh tài liệu.


Tạm kết:


Tại sao lại là Commodore Reef?


image003

Commodore Reef (Đá Công Đo) là một rạn san hô vòng nằm khá gần quần đảo Palawan Philippinne, chiều dài khoảng 7 hải lý (13 km). Một bãi cát cao 0,5 m chia vùng biển làm hai phần không đều nhau. Hầu như toàn bộ đá Công Đo chìm dưới nước khi thủy triều lên, trừ cồn cát vừa đề cập và một hòn đá cao 0,3 m ở đầu phía đông của đá. Philippines chiếm đá Công Đo  ngày 26 tháng 7, 1980 chỉ đóng quân thôi nhưng không khai thác gì ở rạn này, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay nó có tầm vị trí chiến lược. Commodore Reef nằm cách rạn đá Tiên Nữ 47 hải lý (87 km) hiện do VN quản lý (có hải đăng) về phía đông nam. Tiên nữ (Pigeon Reef) là thực thể san hô nằm xa nhất phía cực đông cách đảoTrường Sa lớn 162 hải lý (300km). (theo wikipedia).  


image001

Vị trí chiến lược của rạn san hô ngầm Commodore Reef (Việt Nam gọi là đá Công đo) thuộc EEZ Palawan, rơi vào lưỡi bò cũ đoạn số 5. Commodore Reef rơi vào tầm ngắm của Bắc Kinh vì địa lý rạn này có thể bồi đắp thành đảo nhân tạo nổi và có thể trở thành căn cứ quân sự khống chế vùng biển phía bắc Malaysia và Brunei.


2


Commodore Reef (rạn san hô Công đo).


34

Lính Philippines đóng quân ở rạn Commodore Reef. Tài liệu chụp năm 1980.


image005

9 đoạn lưỡi bò cũ liên quan tới vị trí bờ biển các nước Taiwan, Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam. Gần như 9 đoạn đều rơi vào các vị trí chiến lược ở biển nam Trung Hoa, có nhiều bãi san hô ngầm và có tiềm năng mỏ dầu khí.


Từ tháng 10/2019 cho đến 16/5/2020, kể như HD-8 đã hoàn thành tốt cơ bản: Vẽ và lập tọa độ chính xác các đoạn chữ U mới, đặt tên cho 80 bãi san hô ngầm dưới đáy biển, khoanh vùng Tứ Sa (Đông Sa (đảo đá Pratas), Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa (bãi ngầm Macclesfield), và có thể chấm tọa độ các rạn san hô ngầm để bồi đắp thành đảo nhân tạo.


Vị trí 9 đoạn lưỡi bò cũ: - đoạn 1: nằm sát bờ biển Đài Loan; - đoạn 2: bao trùm Paratas (Đông Sa và bãi cạn Scarborough, cửa ngõ thông qua tây Thái bình dương; - đoạn 3: khống chế đảo lớn Luzon của Philippines; - đoạn 4: khống chế bãi Cỏ Rong (Reed Bank) và quần đảo Palawan; - đoạn 5 và 6: khống chế vùng biển, đảo đá, rạn Swallow Reef của Malaysia và Brunei; - đoạn 7: đoạn này tiếp cận với EEZ đảo Natuna của Indonesia thông qua vịnh Thái Lan. 


Trung bình mỗi đoạn lưỡi bò tùy chỗ có thể kéo dài từ khoảng 1000km - 10,000km (chưa kiểm chứng).


Lại nói thêm về đoạn số 7 rơi vào vùng biển EEZ của quần đảo Natuna-Indonesia, nhưng tổng thống Joko Widodo đã có những hành động quyết liệt, bắt nhốt ngư dân ngoại quốc, cho nổ tung nhận chìm tàu cá nước ngoài.


The Jakarta Post ngày 22/6/2016 đưa tin, Thứ Năm 23/6/2016 Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ tới tỉnh Riau, quần đảo Natuna và kiểm tra một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Indonesia và bị lực lượng chức năng nước này bắt giữ.


image010

Tổng thống Indonesia Joko Widodo kiểm tra chiến hạm khi họp nội các ngoài khơi Natuna. Ảnh: abc.net.au.


The Straits Times ngày 22/6/2016 lưu ý, chuyến đi Natuna của Tổng thống Joko Widodo sẽ diễn ra ngay sau khi cấp phó của ông, Jusuf Kalla nói với Reuters rằng, Indonesia sẽ cứng rắn hơn, quyết đoán hơn trong việc bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của nước này ở quần đảo Natuna.

image011

Thứ trưởng Bộ Hàng hải Indonesia Arif Havas Oegroseno hôm 14/7/2017 công bố vùng biển Natuna với tên gọi mới và nhấn mạnh "biển Bắc Natuna" có nhiều hoạt động về dầu khí. Reuters.


Bộ Ngoại giao Indonesia nhắc lại lập trường rằng nước này là một quốc gia không có yêu sách ở biển nam Trung Hoa và nước này không có quyền tài phán chồng chéo với Trung Quốc.


Indonesia khôn ngoan tuyên bố là một quốc gia không có yêu sách và tranh chấp ở biển nam Trung Hoa, nghĩa là tôi không đụng tới anh thì đừng đụng tới tôi (Indonesia đốt sạch phá sạch tàu cá xâm phạm vào EEZ kể cả Việt Nam); Bắc Kinh khôn hơn, chỉ điều HD-8 tới số 6 Malaysia mà chưa "khảo sát" đoạn số 7. Nó sợ lộ sứ mạng tối mật? Nhưng chưa biết chừng nó đã vẽ mới lại đoạn số 7 ở cực nam quần đảo Trường Sa đáp lời Mao chủ tịch vĩ đại: "các đồng chí, tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á”.


Đạo quân đó hiện giờ mang tên là "Bộ tư lệnh Chiến khu Miền nam".

Sau khi "qua lại" ở đoạn số 6 ở vùng biển Malaysia một tháng, HD-8 đi theo hướng Bắc, có thể nó về trạm nghiên cứu trên đảo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) hoặc đảo Xu Bi (Subi Reef) để ... bồi dưỡng và lãnh huy chương./


Lý Kiến Trúc

Nam California 20/5/2020

(bổ túc 22/5/2020)


XEM THÊM:


Khởi động COC 2020: Indonesia xác lập lãnh hải


Đã tới lúc phân định ranh giới biển Đông Nam Á (Indonesia loan báo đổi tên một phần Biển Đông thành Biển Natuna).


XEM THÊM:


(1) Lê Duẩn: Bè lũ phản động Bắc Kinh xâm lược từ Biển Đông


(2) Trích Hồi Ký Đại Tướng Lê Đức Anh Giai Đoạn 1988 – 1991


(3)  Thông Cáo Chung Hoa-Việt 8/4/2015:


(4) wikipedia: Thoạt tiên đây là "Đường mười một đoạn" và xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1948 trong phụ lục "Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải" của "Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc" do Cục Phương vực Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc phát hành.


Đường này xuất hiện do thời điểm đó Trung Hoa Dân quốc không có khả năng đo lường các hòn đảo để xác định mọi địa hình tạo đường phân định cho khu vực hành chính xung quanh vì thế họ vẽ ra đường chạy qua điểm giữa các hòn đảo và vùng đất lân bang để chỉ ra rằng các đảo nằm bên trong đường vẽ ra là lãnh thổ Trung Hoa. Đường này chạy qua điểm trung tuyến giữa các điểm nhô ra nhất của các hòn đảo và địa hình của đất liền xung quanh. Không hề có các tọa độ địa lý cụ thể được nêu ra và những bản đồ mỗi thời in đường mười một đoạn này lại khác nhau.[3]


(5) Nhà báo Lữ Giang/Thông Luận - 5/10/2017


 


 

24 Tháng Giêng 2017(Xem: 9797)
Sean Spicer: "nếu những đảo (bị Trung Quốc lấn chiếm) nằm trong hải phận quốc tế và không thuộc chủ quyền của Trung Quốc thì Hoa Kỳ sẽ hành động bảo vệ không để cho một nước khác xâm hại ". Hải đồ VĂN HÓA mô tả vị trí 7 đảo nhân tạo ở vùng "biển Quốc tế Đông Nam Á". TIN LIÊN QUAN - USS Ronald Reagan hoạt động giữa biển Hoàng Sa - Trường Sa. - Ngoại trưởng Philippines: 7 đảo nhân tạo nằm trong vùng Biển Quốc Tế
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 10869)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ! - Tuyên bố báo chí của Mỹ ngày 13/7/2016. - Bà Colin Willett, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ.