"Lời nhắn gởi tới Hà Nội trước Đại hội XIII"

01 Tháng Sáu 20207:53 SA(Xem: 4344)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 05 JUNE 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Quanh lời trực tuyến của bà Bonnie Glaser


"Lời nhắn gởi tới Hà Nội trước Đại hội XIII"


image002

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

01/6/2020

(bổ túc 05/6/2020)


Vài hàng phi lộ


"Đất nước hiện nay đang ngả nghiêng trong bảo tố vì sự xâm lăng không tiếng súng của kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng".(1)


- "Tương quan Việt Mỹ là một tương quan thực tế mà người Mỹ cố tình không để bị ràng buộc vào những văn kiện pháp lý “giấy trắng mực đen” như ở Nam Hàn, Nhật bản, Âu châu là những nơi Hoa Kỳ có mục tiêu dài hạn".- "Chúng ta cần nhớ rằng không hề có một hiệp ước Việt Mỹ nào về việc Mỹ đổ quân và tham chiến ở Việt Nam cũng như không có một văn kiện pháp lý nào về quy chế trấn đóng của quân đội đồng minh trên lãnh thổ Việt Nam bấy giờ".- "Cũng tương tự như vậy, việc Trung cộng chiếm Hoàng Sa vào đầu năm 1974 đã được sự thỏa thuận ngầm của Mỹ để đặt cộng sản Hà Nội sau nầy trước một “fait accompli”.(2)


« Bất chấp chuyến thăm cảng Đà Nẵng của hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, ba chuyến thăm khác của tầu chiến Mỹ và cuộc thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Obama, Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ. Kinh nghiệm lâu nay của tôi về Việt Nam cho thấy Hà Nội chẳng được lợi gì khi xem Trung Quốc là kẻ thù vĩnh viễn của họ ». (3)


Bonnie Glaser trực tuyến


image001

(trái) Bà Bonnie Glaser, nguồn VOA; (phải) Ông Nguyễn Phú Trọng, nguồn NET. Ảnh có tính minh họa.


Vài hàng về bà Bonnie Glaser và CSIS
Giáo sư Ngô Vĩnh Long, từ Đại học Maine trong cuộc trao đổi ngắn với Văn Hóa Online-California cho biết mục đích chính của CSIS (Center for Strategic and International Studies, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế) là một trung tâm nghiên cứu (think tank) được Đại học Georgetown University thành lập năm 1962. Trung tâm nầy nghiên cứu các chính sách và các chiến lược về chính trị chính trị, kinh tế và an ninh trên toàn thế giới, đặc biệt và về các vấn đề quan hệ quốc tế, mậu dịch, tiền tệ, công nghệ, năng lượng và địa chính trị.


Trung tâm nầy được coi là “bi-partisan” (lưỡng đảng), tức là được sự ủng hộ của hai đảng Cộng hoà và Dân chủ và có những quan chức và chính trị gia cao cấp của hai đảng, cũng như các nhà tài phiệt danh tiếng, trong Ban Giám Đốc (Board of Directors) từ trước đến nay. Trung tâm được đánh giá là “think tank” số một ở Mỹ về các vấn đề kể trên.


Trung tâm hiện nay có 220 nhân viên thường trực và có nhiều cộng tác viên (“associates” hay “affiliate advisors and fellows” giúp ý kiến hay đánh giá các chính sách và các sáng kiến cho các vấn đề được đề cập phía trên. GS Nguyễn Mạnh Hùng là một trong khoảng 250 cộng tác viên đó, nhưng ông là “non-resident associate,” tức là khi nào cần (chủ đề liên quan) thì họ mời đến tham dự.


Trong số các diễn giả quốc tế, đối với Việt Nam, khi ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Việt Nam đến Hoa Thịnh Đốn (25 July 2013), được mời đến như là diễn giả đặc biệt. Ngoại trưởng Việt Nam và các đại sứ cũng đã được mời đến nói chuyện. Các hội thảo về Biển Đông, v.v., nhiều chuyên gia VN cũng đã được mời đến trình bày.


Trong quá khứ, bà Bonnie Glaser đã được mời sang Việt Nam nhiều lần nói chuyện về Trung Quốc và chính sách của Mỹ ở Biển Đông. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông đang nổi cộm vì sự thách đố và hung hăng của Trung Quốc, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội muốn bà phân tích tình hình cũng như giải thích chính sách và chiến lược của Mỹ (trực tuyến), trả lời thẳng các câu hỏi do các nhà truyền thông Việt ngữ đưa ra. Đây là ý tưởng rất hay vì từ trước đến nay, ít khi giới truyền thông được nghe các lời phát biểu trực tuyến về chính sách của Hoa Kỳ.


Gs. NGô Vĩnh Long đã từng tham dự như một diễn giả ở Việt Nam cùng với bà Bonnie Glaser  trong một số hội thảo.


1

Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Tiến sĩ về Lịch sử Đông Á và Ngôn ngữ Viễn Đông Đại học Harvard vào năm 1978; Giáo sư môn Khoa Lịch sử Đại học Maine từ năm 1985; Giáo sư môn Quan hệ Chính trị Quốc tế; Trong năm học 2000-2001, Giáo sư là học giả Fulbright tại Việt Nam, giảng dạy các khóa học về lịch sử phát triển kinh tế ở Đông và Đông Nam Á. (Ảnh và tài liệu của VHO 5/2020).


Bà Bonnie Glaser là một chính trị gia tương đối còn xa lạ với chính trị Việt Nam; trong bài viết của nhà báo Mỹ Hằng, biên tập viên đài BBC, khi tường trình về cuộc trao đổi trực tuyến tại ĐSQ Mỹ ở Hà Nội với báo giới hôm 27/5/2020, đã giới thiệu bà là Cố vấn Cấp cao về châu Á và Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).


Cuộc xuất hiện lần đầu tiên của bà Bonnie Glaser tạo ra nhiều câu hỏi và thú vị trong những phát biểu của bà (dựa theo tường trình của BBC); thứ nhất, bà Bonnie Glaser không phải là diễn giả bình thường trên diễn đàn quốc tế CSIS (3), mà bà phát biểu với tư cách là một Cố vấn Cấp cao về châu Á và Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Diretor, CSIS China Power Project); - thứ hai, nơi bà phát biểu là tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội hiện do ông Daniel J. Kritenbrink làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền; - thứ ba, trực tuyến đưa ra đúng vào thời điểm đảng CSVN đang bận rộn sắp đặt các nhân sự chủ chốt vào Bộ chính trị và Trung ương đảng trước khi Đại hội XIII khai mạc, bế mạc; - thứ tư, nội dung phát biểu của bà không hoàn toàn tập chú vào chủ đề An ninh Khu vực biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) giai đoạn Covid-19 mà gần như "Lời nhắn gởi tới Hà Nội trước Đại hội đảng XIII".


Lời nhắn gởi tới Hà Nội có phải là một thông điệp? Nó có liên quan tới chính sách của Hoa Kỳ hiện nay đối với Việt Nam và biển Nam Trung Hoa hay không? Chúng tôi tạm có ý kiến:


Cái nhìn của Mỹ đối với Trung Quốc; Chiến lược quốc gia chính của TQ từ nay đến năm 2045 là tăng cường sức mạnh mềm, hiện đại hóa quân đội, và trở thành một nước có sức ảnh hưởng trên trường quốc tế, để làm được điều này, Trung Quốc sẽ nỗ lực làm giảm ảnh hưởng và sự hiện diện của Mỹ, làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, bắt nạt các nước láng giềng và giành quyền kiểm soát trên Biển Đông. Nếu đánh giá này của bà Bonnie tiêu biểu cho cái nhìn của Hoa Kỳ cũng thế giới phương Tây (đồng minh) hiện đang bị suy yếu bởi sức mạnh vươn lên của Trung Quốc, trực tiếp là khối ASEAN bị nước lớn thường xuyên bắt nạt và buộc phải chịu lệ thuộc trước áp lực giao lưu kinh tế thương mại, quốc phòng với Trung Quốc để Trung Quốc giành quyền kiểm soát biển Nam Trung Hoa, nhưng riêng đối với Việt Nam, một vị trí địa quân sự-chính trị sát nách đất và biển với Trung Quốc, Mỹ vẫn còn khúc mắc nhiều vấn đề cần phải xem xét lại, ví dụ, một nước nhỏ đứng cạnh một anh láng giềng khổng lồ luôn có dã tâm bá quyền bành trướng, anh làm cách nào để tồn tại trước tiếng súng và không tiếng súng?


Cái nhìn của Mỹ đối với biển Nam Trung Hoa; Bà Bonnie Glaser đưa ra vài ví dụ: "Ví dụ như việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò tới khu vực ngoài khơi Malaysia, việc đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương tới khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam". Ví dụ này cho thấy Hoa Kỳ đánh giá "Đường đi bí ẩn của HD-8" xâm nhập sâu vào lãnh hải Việt Nam và Malaysia rất quan trọng. Tuy nhiên, bà Bonnie thận trọng không đề cập chi tiết mục đích tối hậu của chuyến hải hành ngàn dặm của HD-8. Nó làm những công việc gì, vì sao công việc của nó lại rơi vào cùng thời điểm Bắc Kinh công bố "quần đảo quốc gia Tứ Sa", lập hai « quận » mới trực thuộc « thành phố Tam Sa » (Sansha ngày 18/04/2020), đặt tên cho 80 bãi rạn, san hô ngầm dưới đáy biển trên toàn vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Ví dụ của bà Bonnie Glaser muốn nói lên ý đồ gì của Trung Quốc?


(Theo chúng tôi, riêng về vụ 80 bãi rạn, san hô gọi là ngầm dưới đáy biển chưa hẳn chính xác, vì các bãi ngầm này chìm khi thủy triều lên hoặc nổi lờ đờ khi thủy triều xuống, đây chính là cấu trúc đặc biệt của các thực thể ở biển Nam Trung Hoa, ví dụ như bãi đá Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn đa phần sâu dưới mặt bể khoảng 2 mét, v,v... Với độ sâu này, công binh Trung Quốc thừa sức bồi đắp chúng (Reefs) trở thành các đảo nhân tạo nổi (Floating artificial islands). Cho nên 80 bãi rạn, san hô ngầm (Reefs) mà Trung Quốc đặt tên, một ngày nào đó nó sẽ trở thành các hải cứ nổi trên mặt biển, phục vụ cho chính sách mới của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa).


XEM THÊM:  Sứ mạng tối mật của HD-8: "Vẽ lại đường chữ U mới".


Nói tóm lại, bà Bonnie Glaser nhìn thấy rất rõ ràng ý đồ thâm sâu của Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng đối với vùng biển Nam Trung Hoa bằng rất nhiều biện pháp sáng tạo linh hoạt, chẳng hạn như việc thành lập hai « quận » mới Tây Sa (Xisha) tại Hoàng Sa và Nam Sa (Nansha) ở Trường Sa là sự tiếp tục quỹ đạo phát triển của thành phố « Tam Sa », chẳng hạn như kiện toàn hóa đội dân quân tàu cá khổng lổ ở biển Nam Trung Hoa. Nhưng vấn đề là Hoa Kỳ có đáp trả lại sức bành trướng bá quyền đó hay không, khi Hoa Kỳ mốn trở lại vùng biển này vốn đã hiện diện hơn 70 năm qua.


Đối với chính sách 4 không của Việt Nam; Trước câu hỏi Việt Nam có nên và có thể nâng tầm quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ thành quan hệ đối tác chiến lược, trong khi luôn tuyên bố trung thành với chính sách "4 không"?


Bà Bonnie Glaser nói: "Việt Nam không phải là nước duy nhất có chính sách 'không liên kết với nước này để chống nước kia', Bạn (VN) có thể thiết lập quan hệ quân sự với nước này, và thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với nước kia, chẳng hạn với Mỹ, đó là một ví dụ, mà không phải chống lại Trung Quốc". Bà đưa ra ví dụ: "tham gia diễn tập quân sự với Mỹ", song song với khái niệm quân sự,  bà đưa ra "sự bắt nạt của Trung Quốc với Việt Nam và các nước khác trong việc khai thác năng lượng ở vùng đặc quyền kinh tế trên biển Nam Trung Hoa", tức là bà Bonnie đề cập tới yếu tố kinh tế và hoạt động kinh doanh dầu khí.


Phát biểu trên của bà Bonnie có 3 điểm; điểm 1. đối với chính sách 4 không: "có thể thiết lập quan hệ quân sự với Mỹ, mà không có nghĩa là chống lại Trung Quốc"; điểm 2. tham gia diễn tập quân sự với Mỹ ; điểm 3. "sự bắt nạt của Trung Quốc với Việt Nam và các nước khác trong việc khai thác năng lượng ở vùng đặc quyền kinh tế trên biển Nam Trung Hoa".


Trong 3 điểm nêu trên, điểm 1, việc thiết lập quan hệ quân sự với Mỹ đã thường xuyên diễn ra đối thoại trong các lần các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến thăm Việt Nam, Việt Nam và Mỹ đẩy mạnh các nội dung hợp tác đã xác định trong Bản Ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng ký năm 2011, Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng ký năm 2015 và kế hoạch hợp tác giai đoạn 2018 - 2020; điểm 2, Việt Nam đã tham gia Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương quanh các hòn đảo ở Hawaii (RIMPAC 2018) (không có Trung Quốc), và năm nay (cũng không có Trung Quốc) Mỹ tiếp tục mời Việt Nam. Nếu Việt Nam tham gia, đó là một tín hiệu "đồng minh" về hải quân, nhưng đồng thời đây cũng là dịp Mỹ cho Việt Nam thấy sự yếu kém của mình bên cạnh các nước khác. Mỹ có thể đáp ứng cho Việt Nam thực hiện nhu cầu hiện đại hóa hải quân, mua hoặc tài trợ dưới hình thức nào đó các vũ khí hiện đại như chiến hạm, tàu ngầm, tên lửa , v.v... (Mỹ đã cho không Việt Nam nhiều khinh tốc hạm); điểm 3, điểm quan trọng nhất vì nó mang lại tiền tỷ đô trong việc " khai thác năng lượng ở vùng đặc quyền kinh tế trên biển Nam Trung Hoa và biển Đông" . Điểm này là điểm then chốt của bà Bonnie Glaser.


image003

Cuộc tập trận “Vành đai Thái Bình Dương 2020” năm nay với chủ đề: "Khả năng - Thích ứng - Đối tác". Theo thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương, cuộc tập trận năm nay sẽ bao gồm diễn tập chống tàu ngầm, các hoạt động đánh chặn trên biển và huấn luyện bắn đạn thật. Nguồn Kienthuc.net.vn


Có hai vùng biển khai thác năng lượng (dầu khí), một, các vùng biển nằm trong lãnh hải đặc quyền kinh tế, chẳng hạn như hàng chục mỏ dầu khí nằm trong EEZ biển Đông Việt Nam, mỏ ở biển Tây Philippines, mỏ ở biển Bắc Malaysia và Brunei. Trong thời gian qua, một số công ty Mỹ, Tây ban Nha đã bị Trung Quốc quấy rối làm khó dễ và ngay cả Việt Nam cũng làm khó dễ trong vụ mỏ khí Cá Voi Xanh.  


Chính sách 4 không phần nào đã "trói tay" Việt Nam trong việc mua vũ khí (Mỹ đã xóa luật cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam) để Việt Nam có cơ hội hiện đại hóa hải quân. Tuy 4 không không liên quan tới sự hiện diện quân sự của Việt Nam trên diện địa biển Nam Trung Hoa, nhưng về tổng thể nó đã ngăn chận việc mua vũ khí sát thương của Mỹ.  Điều này nói lên trong nhiều thập niên qua, Hà Nội chỉ có con đường duy nhất là bỏ tiền tỷ đô la ra mua vũ khí (tàu ngầm) của Nga mà không mua chiến hạm của Mỹ.


Theo gợi ý của bà Bonnie Glaser, thiết lập quan hệ quân sự với Mỹ (trong đó có chuyện mua vũ khí của Mỹ) không có nghĩa là chống lại Trung Quốc.


XEM THÊM: Ts Ngô Vĩnh Long: "VN không nên tiếp tục đòi chủ quyền"


image004

Căn cứ Đá Nam, một cứ điểm quân sự của Việt Nam nằm cách đảo Song Tử Tây khoảng 10 hải lý, trên lô cốt biển này có 1 tiểu đội lính hải quân VN "phòng thủ và tử thủ" một khi có xung đột. Ảnh Lý Kiến Trúc chụp ngày 19/4/2014 trong dịp đi thăm quần đảo Trường Sa.


image005

Căn cứ Len Đao được công binh Việt Nam xây dựng, diện tích tương tự như căn cứ Đá Nam,Len Đao  nằm cách đá Gạc Ma bị Trung cộng chiếm năm 1988 cũng có 1 tiểu đội "phòng thủ và tử thủ". Ảnh Lý Kiến Trúc chụp ngày 21/4/2014 trong dịp đi thăm quần đảo Trường Sa.


image006

Từ bobo tiến vào Đá Tây, là một bãi đá chìm cách mặt biển khoảng hơn 1 mét, khi thủy triều xuống có thể đi bộ dưới đáy ra xa hàng trăm mét, bãi đá này được công binh Việt Nam xây dựng thành một pháo đài kiên cố, có đầy đủ điện nước phòng ốc ăn ngủ sinh hoạt cho khoảng một trung đội. Ảnh Lý Kiến Trúc chụp ngày 22/4/2014 trong dịp đi thăm Trường Sa.


Đối với vai trò của Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN năm 2020; Bà Bonnie Glaser đánh giá rằng việc Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2020 là cơ hội tốt để đương đầu với Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa. Bà hy vọng rằng: "Tôi hi vọng là sẽ có thêm các quan điểm chung được củng cố giữa các quốc gia ASEAN về việc làm thế nào để đối phó với Trung Quốc". Có thể cho rằng đây là một nhận thức khá xa rời thực tế trong việc đánh giá mối quân hệ Hà Nội - Bắc Kinh và vai trò của Việt Nam khi làm chủ tịch ASEAN năm nay.


Việt Nam chưa chắc sẽ làm những điều bà Bonnie mong muốn. Sự thật cho đến nay, chính sách của ASEAN vẫn chưa nhất quán, nhất trí với nhau trong về việc làm thế nào để đối phó với Trung Quốc như ý bà Bonnie Glaser. Gần như mỗi nước đều có chính sách riêng của mình đáp ứng với bối cảnh thực tế ở biển nam Trung Hoa. Nam Vang đã ngả hẳn về phía Bắc Kinh, Philippines đang chập chờn "gác tranh chấp cùng khai thác" với Bắc Kinh, Brunei đã ký hợp tác khai thác với Bắc Kinh, Malaysia thì lo bảo vệ quyền tài phán và quyền khai thác trong lãnh hải EEZ của mình, Indonesia tuyên bố không dính líu tới các tranh chấp và quyết tâm bảo vệ quyền EEZ, Thái Lan, Singapore im lặng,  Lào và Miến Điện chẳng dính gì tới Biển, chỉ có Việt Nam là "rắc rối" nhất. 


Lưu ý tới phần trả lời của Giáo sư Carl Thayer trên đài RFI hôm 30/5/2020, ông nói: « Bất chấp chuyến thăm cảng Đà Nẵng của hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, ba chuyến thăm khác của tầu chiến Mỹ và cuộc thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Obama, Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ. Kinh nghiệm lâu nay của tôi về Việt Nam cho thấy Hà Nội chẳng được lợi gì khi xem Trung Quốc là kẻ thù vĩnh viễn của họ » (RFI 30/5/2020).


Giáo sư Carl Thayer nói "Hà Nội chẳng được lợi gì khi xem Trung Quốc là kẻ thù vĩnh viễn của họ" cũng đúng mà không đúng. Đó là sự quan sát của giáo sư khi ông thấy mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh ngày càng gắn bó qua các hiệp ước kinh tế, phân định ranh giới trên đất liền và các nguyên tắc trên biển Việt Nam-biển Trung Quốc, nhưng ông không nhìn thấu tâm khảm mỗi con người Việt Nam đối với quân phương Bắc, tức là Bắc Kinh Trung Nam hải, muôn đời là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam.


Trong nhiều thời, Hà Nội đã từng "đương đầu" khi xem Bắc Kinh là kẻ thù, cũng như nhiều lúc, như hiện nay, Hà Nội sẵn sàng "thỏa hiệp" khi xem Bắc Kinh không là kẻ thù. Tổng bí thứ đảng CSVN Lê Duẩn coi nhân dân Trung Quốc là anh em nhưng coi Bắc Kinh là "bè lũ phản động", nhưng TBT Nguyễn Phú Trọng thì lại có vẻ khác (vì tình hình thế giới đã khác).


"Đương đầu và Thỏa hiệp" là đồng tiền hai mặt của ngoại giao, ví dụ như hội nghị về COC đã kéo dài hàng chục năm qua, cuối cùng trong bản Thông cáo chung của ba Ngoại trưởng Mỹ, Nhật và Úc tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 7-8 tại Manila, Philippines đã không ngần ngại tố cáo các hành vi «bồi đắp đảo, xây dựng tiền đồn, quân sự hóa các thực thể đang bị tranh chấp» tại Biển Đông và cho rằng mọi quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) phải « mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, có thực chất và hiệu quả ».


XEM THÊM: ASEAN 50: Vương Nghị phát "điên" vì Phạm Bình Minh cứng rắn về Biển Đông?


Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đại diện cho Việt Nam chỉ đòi hỏi trong COC phải có hàng chữ «mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, có thực chất và hiệu quả ». Đòi hỏi này khiến Vương Nghị phát điên. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng phát điên không? COC phải dậm chân tại chỗ dù Vương Nghị hân hoan nói đã có văn bản cuối cùng.


Một bóng mây bay ngang qua tương lai chính trị của Phạm Bình Minh trong đại hội đảng XIII sắp tới, ông Minh coi chừng lịch sử sẽ lập lại cảnh ông Nguyễn Cơ Thạch bị Bắc Kinh hất ra khỏi Bộ chính trị.


image007

Cú bắt tay vài ngón và cặp mắt "căm hờn" của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nhìn thẳng vào cặp mắt "tranh né" của Ủy Viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, trong lúc Trì vẫn lộ nụ cười nham hiểm.


Đối với Hoa Thịnh Đốn, tuy Hà Nội tỏ ra không có thái độ "đương đầu" với cựu thù ở trên biển Nam Trung Hoa, nhưng "thỏa hiệp" để hợp tác, nói theo ngôn từ chính trị hiện đại người ta gọi là "đối tác chiến lược" thì chưa đi tới đâu. Nhiều lần Bộ ngoại Giao VN tuyên bố ủng hộ quyền tự do hàng hải, nhưng phải tuân thủ luật quốc tế và luật UNCLOS 1982.


Rất là thú vị nếu nói như lời Gs Carl Thayer, Hà Nội chẳng được lợi gì khi xem Trung Quốc là kẻ thù vĩnh viễn, thì cũng có thể nói Hà Nội chẳng được lợi gì khi xem cựu thù Mỹ là kẻ thù vĩnh viễn. Thế nhưng, Hà Nội cũng chưa xem Hoa Thịnh Đốn là đối tác chiến lược mà Bắc Kinh mới là đối tác chiến lược đặc biệt ở biển Nam Trung Hoa.


Về vấn đề kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, bà Bonnie cho rằng: "nếu Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào chủ quyền biển của Việt Nam thì đến một lúc nào đó Việt Nam cần phải thực hiện điều này" tức là đưa Trung Quốc ra tòa. Điều này có hiện thực không hay cũng chỉ là lời nhắn? Bà Bonnie có chủ quan và quá lạc quan không khi "biết rằng Việt Nam luôn sẵn sàng bất cứ lúc nào, ngay khi có quyết định cuối cùng, để đưa vụ việc ra tòa".


Đối với thái độ ứng xử (chính sách) của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc; Theo bà Bonnie Glaser, không có một tiêu chuẩn chuẩn mực nào cho phản ứng của Mỹ với Trung Quốc. Bà phân tích:


"Tôi không nghĩ chính phủ Mỹ chuẩn bị trước rằng họ sẽ tiến bao xa trong việc đối đầu với Trung Quốc. Đó hẳn phải là bước cuối cùng mà Mỹ thực hiện. Bởi vì luôn có tính ngẫu nhiên trong các tình huống."


"Nếu Trung Quốc muốn dùng vũ lực để chống lại một nước nào đó thì Mỹ hẳn sẽ xem xét xem có tham gia vào không?


Một kịch bản mà tôi nghĩ tới là Trung Quốc dùng vũ lực quân sự để chặn tự do hàng hải trên khu vực tranh chấp trên Biển Đông, thì Mỹ sẽ phải xem xét để ra tín hiệu rằng các hành động này là không thể chấp nhận được."


"Quyết tâm rõ ràng hơn hiện nay của Mỹ là sẵn sàng hơn trong việc hứng chịu các rủi ro có thể có với Trung Quốc hơn là Mỹ từng trong quá khứ. Tuy nhiên cũng rõ ràng rằng, Mỹ không muốn kết thúc trong xung đột leo thang hay trong các vụ đụng độ, va chạm với Trung Quốc... Mỹ muốn thấy sự khác biệt giữa hai bên được đặt xuống bàn thảo trong hòa bình, qua đối thoại. "


"Trung Quốc cũng vậy, họ không muốn làm căng thêm xung đột với Mỹ. Các mục tiêu quốc gia của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu họ dự vào một cuộc chiến tranh với Mỹ. Trung Quốc muốn thắng mà không phải chiến tranh, dù điều này không có nghĩa là Trung Quốc không có các hành động khiêu khích."


Một cách rõ ràng, theo bà Bonnie Glaser Mỹ và Trung Quốc đều không muốn xẩy ra chiến tranh, chỉ muốn ngồi xuống hòa hội. Hoa Thịnh Đốn muốn ngồi xuống bàn thảo trong hòa bình, nhưng Bắc Kinh chưa chịu ngồi xuống, lý do: tôi chưa làm xong đại cục, khi nào xong đại cục rồi tôi mới ngồi xuống nói chuyện tay đôi.


Tạm kết


Đoạn văn chính trị trên được bà Bonnie Glaser Cố vấn Cấp cao về châu Á và Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tuyên bố trực tuyến tại tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội như là một thông điệp "đả thông tư tưởng" gởi tới Hà Nội trước khi diễn ra Đại hội đảng XIII.


Một lần nữa, ảnh hưởng chính trị của Hoa Thịnh Đốn vào chính trường Việt Nam vẫn còn mờ nhạt so với Bắc Kinh.


Kết quả nhân sự cấp cao nhất của đại hội XIII dù cũ hay mới, Văn Hóa Online-California cho rằng cũng không thay đổi hiện trạng hiện nay ở biển Nam Trung Hoa.


Đứng trước tình hình này, có cách nào tốt hơn cho Việt Nam?


Lý Kiến Trúc


California 01/6/2020


Chú thích:

(1) Nguyễn Đạt Thịnh.

(2) Cựu cố vấn Nguyễn Văn Ngân trả lời phỏng vấn của nhà văn Trần Phong Vũ.

(3) Carl Thayer/RFI 30/5/2020.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 9796)
Sean Spicer: "nếu những đảo (bị Trung Quốc lấn chiếm) nằm trong hải phận quốc tế và không thuộc chủ quyền của Trung Quốc thì Hoa Kỳ sẽ hành động bảo vệ không để cho một nước khác xâm hại ". Hải đồ VĂN HÓA mô tả vị trí 7 đảo nhân tạo ở vùng "biển Quốc tế Đông Nam Á". TIN LIÊN QUAN - USS Ronald Reagan hoạt động giữa biển Hoàng Sa - Trường Sa. - Ngoại trưởng Philippines: 7 đảo nhân tạo nằm trong vùng Biển Quốc Tế
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 10865)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ! - Tuyên bố báo chí của Mỹ ngày 13/7/2016. - Bà Colin Willett, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ.