Thuyền nhân trong lòng nước Mỹ

15 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 7369)
“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ HAI 15 SEP 2014

image275
CÂU CHUYỆN THUYỀN NHÂN TRONG LÒNG NƯỚC MỸ

 From Greenawalt Victoria House. (San Jose) to Castello di Amarosa.(Napa)

 Giao Chỉ, San Jose

 image277image279

 image281 

 Ngày thứ tư vừa qua chúng tôi được dịp thăm lâu đài Amarosa trong vùng thung lũng NAPA. Đến thăm NAPA không phải vì tò mò về hậu trấn của trận động đất. Vào thăm hầm rượu nho danh tiếng của lâu đài Ý quốc tại Hoa Kỳ chỉ nhằm mục đích đi tìm người tài trợ cho Viện bảo tàng VNCH. Câu chuyện dài dòng xin kể vắn tắt như sau:

 Castello di Amarosa.(Napa)

 Vào thế kỷ thứ 13 bên Ý có lâu đài danh tiếng giữa cánh đồng trồng nho làm rượu. Bẩy thế kỷ sau, có ông tỷ phú NAPA lấy mẫu lâu đài Amarosa đem về xây cất tại Hoa Kỳ. Công trình bàn thảo 30 năm và mất 15 năm xây cất. Lâu đài 8 tầng với 5 tháp canh vĩ đại theo kiểu thành trì thời trung cổ Âu châu. Vật liệu đem từ Ý qua, các chi tiết mô phỏng theo đúng nguyên bản tại Ý với các hầm rượu, các gian hầm giam giữ tù nhân, các đường hầm và những khu tiếp tân trong lòng đất. Hiện nay đây là điểm thu hút du khách Hoa Kỳ tại vùng NAPA.

Hàng ngàn khách thăm viếng mỗi tuần kể cả ngày thường.

image285image283

image287

 Phái đoàn Việt Museum thăm viểng lâu đài Amarosa tai Napa.

Đặc biệt mỗi cuối tuần lâu đài tổ chức các dạ tiệc gây quỹ từ thiện. Đây là nơi các quan khách danh tiếng trong chính giới Hoa Kỳ, các tài tử sân khấu và điện ảnh đến dự cùng với các nhà sáng tạo thời trang, các buổi trình diễn văn hóa và nghệ thuật. Quan khách rất vui lòng tham dự để thưởng thức dạ tiệc dưới hầm rượu với thực đơn Âu châu, dưới ánh sáng mờ ảo của các cây đuốc, ngắm nhìn các cô người mẫu giới thiệu các loại quần áo thời trang với nữ trang và giầy dép kiểu mới. Sau cùng là thưởng thức âm nhạc trong không khí mùi rượu nho để khiêu vũ dưới bóng mờ.

 Có thể những thú vui này không hợp với với tất cả mọi người, nhưng đây là loại dạ tiệc gây quỹ được thực hiện thường xuyên trong thế giới của các nhân vật danh tiếng Hoa Kỳ.

 

Tháng 7 vừa qua có vợ chồng quan khách đến thăm Việt Museum. Người chồng hết sức quan tâm đến Viện bảo tàng của Việt Nam và người vợ sẵn sàng thu xếp để giúp cho chúng tôi 1 đêm Amorosa để gây quỹ. Cô vợ là 1 nhà tạo mẫu người Việt. Cô chuyên về sáng tạo các mẫu nữ trang. Cô đã tốt nghiệp đại học về ngành nghệ thuật hiếm hoi này. Hiện nay cô là chuyên viên cố vấn, sáng tạo và cung cấp nữ trang cho các tài tử và gia đình các chính khách. Chúng ta thường nghe nói các nhân vật xuất hiện trên màn ảnh, trong các buổi tiếp tân với các kiểu áo và hàng trang sức độc quyền, hoàn toàn không giống ai. Đây chính là thế giới của khách hàng lâu đài Amorosa tại Napa. Với sự quen biết sẵn có, cô tạo mẫu nữ trang gốc Việt chính thức đứng ra tổ chức 1 đêm bảo tàng Việt Nam vào ngày thứ bẩy 13 tháng 12 năm 2014. Dù đấy là mùa Giáng sinh nhưng phần lớn các chính khách và tài tử California đã nhận lời. Đó là lý do chúng tôi đi thăm lâu đài Amorasa.

Greenawalt Victoria House. (San Jose)

 Ngày 13 tháng 3 năm 2006, sau 6 năm tham khảo, thảo luận và nghiên cứu, trước hội đồng của tổ chức San Jose History, chúng tôi nhận ngôi nhà lịch sử của dòng họ Greenawalt. Đây là ngôi nhà Victoria kiểu Ý được di chuyển từ downtown San Jose vào Kelly Park. 

Nhân đây xin giới thiệu với quý vị lịch sử của khu vườn lịch sử tại San Jose. Thành phố San Jose là nơi có khá nhiều công viên công cộng. Công viên Kelley là một trong nhiều khu vườn của thành phố. Riêng Kelley Park nằm giữa Tully, Story, Senter đã bao gồm cả vườn Nhật, khu giải trí trẻ em Happy Hollow Zoo, khu đất có vườn truyền thống Việt đang xây cất và khu History San Jose. Khu history này bao gồm 14 mẫu, ngày xưa là đất trống, thành phố đã di chuyển các nhà cổ về đây vào giữa thế kỷ 20. Ngày nay có viện bảo tàng Trung Hoa, Thổ Nhỉ Kỳ, Hy Lạp, Mễ Tây Cơ và Việt Museum.

 Các bảo tàng viện khác tương đối nhỏ và sinh hoạt giới hạn mặc dù đã hoàn tất từ lâu. Việt Museum thăm dò năm 2000, nhận nhà năm 2006, sửa chữa trong 4 năm. Có quan khách thăm viếng từ 2010 và sẽ hoàn tất giai đoạn đầu vào năm 2015 ghi dấu 40 năm kể từ 30 tháng 4–1975 đến nay. Ngôi nhà dùng làm viện bảo tàng Việt Nam là ngôi nhà Victoria của gia đình gốc Ý Greenawalt. Đây là ngôi nhà lớn nhưng phía sau bị hư hỏng nhiều nên thành phố đã cắt làm đôi. Bỏ lại phần sau, đưa phía trước với tầng lầu đem vào History Park.

 Dù nhận ngôi nhà sau cùng, hoàn toàn hư hại, dù tài chính hết sức giới hạn cũng phải cố gắng vay mượn vì phải sửa chữa rất nhiều.

 Hiện nay công việc tạm xong, chỉ còn nhu cầu gây quỹ để thanh toán nợ nần của ngân hàng và chuẩn bị cho việc mở rộng vào giai đoạn hai. Tài liệu, di sản và sáng tạo của Việt Museum còn rất nhiều nhưng không có đủ chỗ trưng bầy. Khách hàng có sẵn các học sinh, sinh viên thế hệ tương lai đến thăm viếng nhưng nhu cầu mở rộng chưa có ngân khoản.

 Con đường trước mặt có 3 nhu cầu. Vận động tài chánh, giới thiệu với cộng đồng Việt Nam trên 5 châu 4 bể và đặc biệt là đi vào con đường hội nhập. Mùa Giáng sinh năm 2014, ghi dấu năm 2015 là đúng 40 năm lưu vong định cư tại Hoa Kỳ. Nhờ 1 nhà sáng tạo gốc Việt mở đường để đem VietMuseum Victoria House tại thung lũng điện tử San Jose đến với lâu đài Amoraso tại thung lũng rượu nho NAPA, lịch sử thuyền nhân và VNCH của chúng tôi sẽ đi vào lòng nước Mỹ qua hầm rượu nho.

 Xin đặc biệt giới thiệu với quý vị ghi nhớ chiều thứ bẩy 13 tháng 12 năm 2014 hãy đến với chúng tôi qua một đêm dạ tiệc của không khí nước Ý thế kỷ 13. Chúng ta cùng sống lại với nền văn hóa Âu châu cổ xưa và cùng đem đến hầm rượu lâu đài Amarosa những di tích lịch sử thuyền nhân và Việt Nam Cộng Hòa cuối thế kỷ thứ 20.

 Các chi tiết sẽ gửi đến sau về chuyến tham dự hết sức đặc biệt vào đêm Việt Museum trong hầm rượu danh tiếng NAPA. Những chính khách Hoa Kỳ nào có mặt, những tài tử điện ảnh Hoa Kỳ nào hiện diện. Để nghe thông điệp của vị tổng thống của thuyền nhân Việt Nam gửi riêng IRCC và Việt Museum. Nghe tiếng ca than thở của thuyền nhân trên biển cả. Tiếng ca tuyệt vọng não nùng của thuyền nhân Việt Nam trong hầm rượu NAPA sẽ là lời giới thiệu đặc biệt gửi đến chính giới văn nghệ và chính trị Hoa Kỳ.

image289

30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 7177)
Con ghi lại bài này thay cho nén hương lòng để thành tâm tưởng nhớ đến Bố Mẹ nhân ngày giỗ Bố lần thứ 8 và giỗ Mẹ lần thứ 7 (Đào Nam Hòa.) Tôi không biết bắt đầu câu chuyện từ lúc nào, nhưng có lẽ ấn tượng nhất và rõ nét nhất mà hầu hết người dân miền Nam Việt Nam nhớ mãi là ngày 30/4/1975.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12080)
Ở Nam Cali tôi được gặp mấy nhóm thân hữu, toàn những người có tấm lòng son sắt với quê hương và dân tộc. Tôi còn nhớ một chị thổ lộ rằng nghe Trung Cộng kéo giàn khoan vào Biển Đông mà lòng đau quặn, có đi chơi cũng không thấy vui, có đi ăn cũng chẳng thấy ngon.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 14988)
* Vừa qua có ý kiến so sánh sự phát triển của ta với Hàn Quốc. Cụ thể là “cách đây bốn, năm mươi năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người Việt Nam ở Hàn Quốc chủ yếu làm thuê”. Ông nghĩ sao về sự so sánh này?
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17016)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai, một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange và một của Giáo sư John Tsuchida. Để rộng đường dư luận, tòa soạn Văn Hóa đăng nguyên văn ba Thư ngỏ dưới đây:
13 Tháng Tám 2014(Xem: 16166)
“It’s so sad, it’s so sad”(Thật là buồn, thật là buồn), tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ... Không ai nói năng gì nữa. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại,” Tổng thống (TT) Richard Nixon viết để kết thúc cuốn Hồi Ký đài 1,120 trang.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 12030)
Ông Phạm Quang Vinh là nhà ngoại giao chuyên nghiệp với thâm niên hoạt động trên 30 năm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa bổ nhiệm ông Phạm Quang Vinh làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, thay ông Nguyễn Quốc Cường sắp hết nhiệm kỳ.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 19355)
Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xã hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tội dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ý thức trách nhiệm về tình hình đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không còn nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 12666)
Lần đầu tiên trong lịch sử 236 năm của hải quân Hoa Kỳ, một phụ nữ được đề cử vào vị trí cao thứ 2 trong lực lượng này. Thông tín viên VOA Zlatica Hoke tường thuật rằng bà Michelle Howard được thăng chức hôm thứ ba lên làm đô đốc 4-sao và nhận trọng trách mới là phó trưởng lực lượng hải quân. Bà Howard đã làm nên lịch sử qua sự nghiệp quân đội của mình.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11658)
Hơn 50 năm sưu tầm, ông Huệ đang sở hữu nhiều tem quý, trong đó có bộ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.