Tháng 3/1975, trận Buôn Ma Thuột

11 Tháng Tư 20178:37 CH(Xem: 6883)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  12  APRIL  2017


Tháng 3/1975, Buôn Ma Thuột như “cá nằm trên thớt”


image062image064

08/03/2017


(An Ninh Quốc Phòng) - Trong quá trình điều binh, tạo thế là phía VNCH, trực tiếp là Bộ Tư lệnh QK 2, QĐ 2 vẫn không hề hay biết. Tháng 3/1975, Buôn Ma Thuột như “cá nằm trên thớt”


Điều binh như thần, nghi binh như ảo thuật


Xin trân trọng giới thiệu với độc giả loạt bài của Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt (Nguyên Trưởng ban KH-CN-MT Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp, nguyên chiến sĩ lái xe tăng số 380 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn 203, cùng đơn vị với các xe tăng 390 và 843 húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa 30-04-1975) về trận đánh lịch sử đó.


Thị xã Buôn Ma Thuột (BMT) nằm ở giữa ngã ba của hai con đường chiến lược 14 và 21, là đầu mối giao thông của Nam Tây Nguyên. Từ BMT dễ dàng đi lên các tỉnh phía Bắc và đi xuống Đông Nam Bộ – Sài Gòn bằng cả đường không và đường bộ.


Chính vì tầm quan trọng đó nên BMT có các căn cứ, sân bay, kho đạn hậu phương của các đơn vị chủ lực của Quân khu 2; Quân đoàn 2 Việt Nam cộng hòa (VNCH).


Thị xã được bảo vệ bởi các đơn vị khá tinh nhuệ gồm 1 Trung đoàn bộ binh, Trung đoàn 232 pháo binh và 2 Tiểu đoàn pháo binh, Trung đoàn 8 thiết giáp, cùng với lực lượng bảo an, cảnh sát, mật vụ… với tổng quân số hơn 8.000 lính.


Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy Mùa Xuân 1975, Bộ Thống soái tối cao đã lựa chọn BMT là trận then chốt quyết định bởi nếu chiếm được thị xã này sẽ làm rung chuyển cả Tây Nguyên và đe dọa cả miền Nam.


image065

Buôn Ma Thuột – Trận nghi binh mở màn Chiến dịch Tây Nguyên.


Tuy nhiên, để tiến công vào một thị xã lớn với lực lượng quân sự khá mạnh và giành thắng lợi trong trận đánh đó là điều không hề dễ dàng. Trong hồi ký “Chiến đấu ở Tây Nguyên”, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã đúc kết ngắn gọn về trận đánh này như sau:


 NGUYÊN TƯ LỆNH MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN – VIỆN CHIẾN LƯỢC QS BQP THƯỢNG TƯỚNG – GS . NGND HOÀNG MINH THẢO:  “Mưu cao nhất là mưu lừa địch – Kế hay nhất là kế điều địch – Mưu sinh ra kế – Kế đẻ ra thời – Đánh bằng mưu kế – Thắng bằng thế thời” (Trích: Chiến đấu ở Tây Nguyên- Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, NXB QĐND, tr. 191)


Trong thực tế, Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên đã làm được như trên và đã giành thắng lợi trong trận đánh then chốt, quyết định này.


Điều binh tạo thế như thần!


Là thủ phủ của Nam Tây Nguyên, là nơi đóng đại bản doanh của Sư đoàn BB 23 có thể nói thị xã BMT năm 1975 là một thị xã quân sự. Các căn cứ quân sự, kho tàng … của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở đây chiếm phần lớn diện tích của thị xã và được xây dựng một cách cơ bản, vững chắc, nhiều tầng nhiều lớp.


Để tiến công thắng lợi thị xã này cần phải có một thế trận vượt trội về mọi mặt.


Trước hết, đó là phải tạo được sự vượt trội về mặt binh hỏa lực. Vào thời điểm đầu năm 1975, nếu so sánh về lực lượng giữa hai bên trên địa bàn Quân khu 2 nói chung và Tây Nguyên nói riêng thì cán cân nghiêng về phía VNCH.


Ưu thế đó càng nổi rõ khi so sánh về các trang bị nặng như xe tăng, thiết giáp và pháo binh, đặc biệt là không quân.


Trong tình hình đó, nếu cứ rải mành mành ra mà đánh thì phần thất bại gần như chắc chắn sẽ thuộc về bên tiến công. Còn nếu muốn thắng lợi thì phải tạo được thế vượt trội. Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên đã làm được điều đó tại “quyết chiến điểm” BMT bằng các hoạt động điều binh tạo thế.


Trước hết, để có đủ lực lượng tập trung đánh trận then chốt quyết định này, phía Quân giải phóng (QGP) đã phải điều động 2 sư đoàn bộ binh (Sư 10 và Sư 316 mới tăng cường từ miền Bắc vào), một số trung đoàn bộ binh độc lập cùng các trung đoàn xe tăng, pháo binh, cao xạ… từ Bắc Tây Nguyên xuống Nam Tây Nguyên.


Các hoạt động điều binh này được thực hiện hết sức bí mật nhằm tạo thế bất ngờ khiến đối phương trở tay không kịp.


Không chỉ điều động lực lượng của mình, phía QGP còn gián tiếp “điều động” cả lực lượng của đối phương nữa. Bằng nhiều hoạt động khác nhau, họ đã làm cho phía VNCH phải phân tán lực lượng ra đối phó ở nhiều điểm khác và do vậy, thị xã BMT gần như không được tăng cường binh hỏa lực vào thời điểm chuẩn bị diễn ra trận đánh.


image066

Quân VNCH di tản chiến thuật khỏi Tây Nguyên. Ảnh tư liệu


Song song với hoạt động điều binh, phía QGP còn tạo dựng được trong không gian chiến dịch một thế trận chia cắt, vây hãm, “trói địch lại mà diệt” (Sách đã dẫn, tr. 174). Cụ thể, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã điều động một số đơn vị đánh cắt đường 19, 21 nối giữa cao nguyên với đồng bằng ven biển, chặn cắt đường 14 nối liến Nam – Bắc Tây Nguyên.


Ngoài ra còn dùng hỏa lực tập kích vào các sân bay… Những hoạt động này nhằm cô lập hoàn toàn thị xã BMT. Nếu thị xã này bị tiến công, phía VNCH khó bề cứu viện.


Chính vì vậy, trong khi so sánh lực lượng trên địa bàn toàn quân khu phía VNCH nhỉnh hơn song tại “quyết chiến điểm” BMT thì ưu thế về binh hỏa lực lại nghiêng hẳn về phía QGP. Cụ thể: bộ binh 5/1, tăng thiết giáp 2/1, pháo lớn 2/1.


Ưu thế này bảo đảm cho QGP khả năng giành thắng lợi nhanh chóng do đối phương khó có khả năng cầm cự lâu dài chờ quân phản kích ứng cứu.


Điều binh tạo thế như vậy, cho đến trước ngày 10.3.1975, BMT đã như “cá nằm trên thớt”!


image067

Bđội tiến vào phi trường L 19 gần trung tâm thị xã.


Nghi binh lừa địch như ảo thuật!


Cái hay nhất của quá trình điều binh, tạo thế như nói trên là phía Việt Nam cộng hòa, trực tiếp là Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Quân đoàn 2 vẫn không hề hay biết, vẫn cứ chắc như đinh đóng cột mục tiêu chủ yếu của chiến cuộc Xuân Hè 1975 tại Cao Nguyên là Kon Tum, Plây-cu ở Bắc Tây Nguyên! Sở dĩ có tình trạng trên là nhờ mưu kế nghi binh, lừa địch rất cao tay của QGP.


Đã có rất nhiều hoạt động nghi binh lừa địch được sử dụng trong quá trình chuẩn bị cho trận then chốt quyết định này cả ở tầm chiến lược và chiến dịch.


Ở tầm chiến lược, Bộ Thống soái tối cao đã chỉ thị cho mặt trận Trị Thiên và Đông Nam Bộ tăng cường hoạt động.


Vì vậy, những lực lượng trù bị mạnh nhất của VNCH đều bị trói chân ở các địa bàn này: Sư Dù phải tập trung bảo vệ Sài Gòn, Sư Thủy quân lục chiến thì không thể rời Quân khu 1… Không chỉ vậy, Binh đoàn Quyết Thắng cũng được lệnh cơ động áp sát sông Bến Hải cũng tạo một áp lực không nhỏ lên giới lãnh đạo chóp bu Sài Gòn.


Trong khi đó, ở tầm chiến dịch rất nhiều hoạt động nghi binh lừa địch đã được tiến hành. Để giữ bí mật cho quá trình điều binh về phía nam Tây Nguyên, các đài trạm vô tuyến điện của các sư đoàn bộ binh vẫn được giữ nguyên vị trí và lên sóng thường xuyên như bình thường, thậm chí đôi khi còn “nhỏ giọt” lộ ra một chút tin tức liên quan đến Bắc Tây Nguyên.


Cộng với việc chấp hành nghiêm kỷ luật phòng gian giữ bí mật của bộ đội nên trước giờ nổ súng, phía VNCH vẫn tưởng các đơn vị này ở nguyên vị trí cũ.


Không chỉ chơi “trò chơi điện tử”, Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên còn sử dụng cả các hành động quân sự thực tế để tăng sức nặng cho quá trình nghi binh lừa địch của mình như mở đường, tập kích hỏa lực, thậm chí tổ chức tiến công… dường như đang “bóc vỏ” để nhắm tới Kon Tum, Plây-cu.


Bộ Tư lệnh chiến dịch đã dành hẳn một Sư đoàn bộ binh chuyên thực hiện nhiệm vụ này. Đó là Sư đoàn BB 968. Vốn hoạt động bên Lào, cuối năm 1974, Sư đoàn 968 được Bộ điều về tăng cường cho mặt trận Tây Nguyên. Bước vào chiến dịch, Sư đoàn 968 nhận nhiệm vụ “vừa đánh, vừa la” làm cho phía VNCH rối như mớ bòng bong, không biết đâu mà lần.


Mở đầu cho chuỗi trận đánh nghi binh, lừa địch là trận tiến công Đồn Tầm, Chốt Mỹ ngày 01.3.1975. Tiếp đó là một loạt các hành động khác như: vây diệt điểm cao 605, uy hiếp quận lỵ Thanh An; Tập kích hỏa lực vào Chư Kara; Đưa lực lượng chiếm giữ Chư Gôi; Tiếp tục đánh địch trên đường 5A, 5B…Tất cả các hoạt động trên đã làm cho phía VNCH bị lạc hướng hoàn toàn. Họ đinh ninh rằng các hoạt động quân sự của QGP trong chiến cuộc Xuân Hè 1975 sẽ chỉ diễn ra ở Bắc Tây Nguyên mà trọng điểm là Kon Tum, Plây-cu.


Chính từ nhận định đó, lực lượng phía VNCH đã tập trung phòng ngự ở Bắc Tây Nguyên và thả nổi Nam Tây Nguyên, trong đó có BMT.


Không được tăng cường lực lượng phòng thủ, bị chia cắt cô lập cả về đường bộ, đường không, lại bị bao vây áp sát bởi một lực lượng vượt trội… Buôn Ma Thuột không thất thủ mới là sự lạ!


(Theo Thời đại)Top of Form

15 Tháng Chín 2014(Xem: 7405)
Vào thế kỷ thứ 13 bên Ý có lâu đài danh tiếng giữa cánh đồng trồng nho làm rượu. Bẩy thế kỷ sau, có ông tỷ phú NAPA lấy mẫu lâu đài Amarosa đem về xây cất tại Hoa Kỳ. Công trình bàn thảo 30 năm và mất 15 năm xây cất. Lâu đài 8 tầng với 5 tháp canh vĩ đại theo kiểu thành trì thời trung cổ Âu châu. Vật liệu đem từ Ý qua, các chi tiết mô phỏng theo đúng nguyên bản tại Ý với các hầm rượu, các gian hầm giam giữ tù nhân, các đường hầm và những khu tiếp tân trong lòng đất. Hiện nay đây là điểm thu hút du khách Hoa Kỳ tại vùng NAPA.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12143)
Ở Nam Cali tôi được gặp mấy nhóm thân hữu, toàn những người có tấm lòng son sắt với quê hương và dân tộc. Tôi còn nhớ một chị thổ lộ rằng nghe Trung Cộng kéo giàn khoan vào Biển Đông mà lòng đau quặn, có đi chơi cũng không thấy vui, có đi ăn cũng chẳng thấy ngon.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 15055)
* Vừa qua có ý kiến so sánh sự phát triển của ta với Hàn Quốc. Cụ thể là “cách đây bốn, năm mươi năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người Việt Nam ở Hàn Quốc chủ yếu làm thuê”. Ông nghĩ sao về sự so sánh này?
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17088)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai, một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange và một của Giáo sư John Tsuchida. Để rộng đường dư luận, tòa soạn Văn Hóa đăng nguyên văn ba Thư ngỏ dưới đây:
13 Tháng Tám 2014(Xem: 16238)
“It’s so sad, it’s so sad”(Thật là buồn, thật là buồn), tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ... Không ai nói năng gì nữa. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại,” Tổng thống (TT) Richard Nixon viết để kết thúc cuốn Hồi Ký đài 1,120 trang.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 12095)
Ông Phạm Quang Vinh là nhà ngoại giao chuyên nghiệp với thâm niên hoạt động trên 30 năm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa bổ nhiệm ông Phạm Quang Vinh làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, thay ông Nguyễn Quốc Cường sắp hết nhiệm kỳ.
10 Tháng Bảy 2014(Xem: 19410)
Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xã hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tội dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ý thức trách nhiệm về tình hình đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không còn nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 12729)
Lần đầu tiên trong lịch sử 236 năm của hải quân Hoa Kỳ, một phụ nữ được đề cử vào vị trí cao thứ 2 trong lực lượng này. Thông tín viên VOA Zlatica Hoke tường thuật rằng bà Michelle Howard được thăng chức hôm thứ ba lên làm đô đốc 4-sao và nhận trọng trách mới là phó trưởng lực lượng hải quân. Bà Howard đã làm nên lịch sử qua sự nghiệp quân đội của mình.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11723)
Hơn 50 năm sưu tầm, ông Huệ đang sở hữu nhiều tem quý, trong đó có bộ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.