Ông dân Việt CHXHCNVN tiền như nước chơi siêu xe triệu đô

16 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 8353)
“NHẬTBÁOVĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ SÁU 17 OCT 2014

Thiếu gia Việt chơi siêu xe: Thú chơi và gánh nặng quốc gia
image028 

(Dân trí) - "Tôi không biết phải xem giá trị của họ ở đâu? họ hoài bão gì? mỗi ngày họ làm việc bao nhiêu? Tôi chỉ biết họ có rất nhiều xe...!" đó là những tâm tư và chia sẻ của doanh nhân Trương Gia Bình về thế hệ thiếu gia Việt hiện nay.

Một phút quyết định chi bộn tiền sắm siêu xe của các thiếu gia Việt bằng gần 400 năm thu nhập bình quân của người Việt Nam (tính theo thời điểm 2013). Trào lưu tậu siêu xe thành bộ sưu tập của nhiều thiếu gia Việt đang khiến thị trường phát sinh nhiều gian lận thương mại và trốn thuế.

Một phút “họ” tiêu sang bằng 400 năm “ta” làm!

Hiện, chưa bàn đến giá siêu xe thì mức giá ô tô đối với người Việt Nam cũng thuộc hàng cao so với nhiều nước trên thế giới. Ô tô và việc sở hữu 1 chiếc ô tô bình dân chưa phải là hàng hóa phổ thông và thói quen bình thường đối với đại đa số người dân Việt chứ chưa nói gì đến việc mua sắm siêu xe. Với số tiền bỏ ra gần từ 15 tỷ - 30 tỷ, thậm chí 50 tỷ đồng để rinh về 1 chiếc siêu xe như các thiếu gia Việt hiện nay, thì có thể so sánh mỗi giây quyết định của họ được ước tính bằng 40 năm chỉ đi làm mà không chi tiêu của 1 người Việt Nam bình thường.

Theo tính toán, mức giá của mỗi chiếc xe sang thấp nhất của Rolls Royce khi nhập khẩu vào Việt Nam chưa tính thuế phí cũng khoảng 5.2 tỷ đồng (250.000 USD). Nếu như cộng với các khoản thuế như 70% thuế nhập khẩu, 60% thuế tiêu thụ đặc biệt và 10% thuế giá trị gia tăng (VAT) thì giá 1 chiếc Rolls Royce nhập đến tay người sở hữu lên đến 15,7 tỷ đồng (tương đương 750.000 USD).

Đây là số tiền cực lớn đối với mức thu nhập của người Việt Nam bởi hiện thu nhập bình quân của người Việt Nam mới chỉ khoảng hơn 41 triệu đồng/người/năm (1.960 USD) - theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2013. Như vậy, phải mất đến hơn 380 năm “không ăn, không tiêu” thì 1 người Việt Nam mới đủ sức để sở hữu 1 chiếc xe của Rolls Royce cơ bản, chưa nói đến các dòng siêu xe, xe sang đắt tiền hơn.

Đặc biệt, Rolls Royce vẫn chưa phải là dòng xe đắt nhất mà các "đại gia", "thiếu gia" Việt Nam hiện có trong bộ sưu tập của mình. Để sở hữu mỗi chiếc Lamborghini Gallardo SE, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430 spider, Rolls Royce Phantom, người ta cũng phải bỏ ra từ 30 tỷ đồng đến vài triệu USD. Một số tiền rất lớn đối với ngay cả người dân những nước có thu nhập cao của thế giới.

Cũng chính vì có cầu, nên ắt có cung. Thói quen chơi xe sang, siêu xe của người Việt đang được đáp ứng tốt hơn. Sau 1 thời gian âm thầm xuất khẩu vào Việt Nam chỉ một vài chiếc/năm, đến nay 2 trong số các hãng xe nổi tiếng đã mở và sắp mở đại lý tại Việt Nam.

Ngày 27/8/2014 hãng siêu xe Anh quốc Rolls-Royce cũng mới khai trương đại lý đầu tiên tại Hà Nội, hãng này cũng công bố mức giá bán cho các dòng xe của mình, theo đó, giá xe dao động từ 16,9 tỷ đến trên 30 tỷ đồng bản tiêu chuẩn đã bao gồm các loại thuế và phí.

 

Không kém cạnh Rolls-Royce, ngày 9/10 Bentley Motors cũng tuyên bố mở 1 chi nhánh tại Hà Nội vào đầu tháng 11/2014, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 14 nước Châu Á có đại lý chính thức của Bentley.

Siêu xe - xiêu vẹo thị trường

Thú vui với những bộ siêu xe nhận được sự tán thành của 1 số người, cho rằng việc chơi xe là 1 thú vui có thể kích thích tiêu dùng, tăng thu thuế hay ghi dấu Việt Nam trên bản đồ siêu xe… Tuy nhiên, thực tế thu ngân sách được bao nhiêu chưa rõ, khi mà các siêu xe về Việt Nam hiện được cơ quan chức năng và người trong nghề cho rằng đều dính đến các nghi án gian lận thương mại. Giới sành xe đất Hà thành quả quyết 2/3 trong số siêu xe có mặt trên thị trường hiện nay là lách luật, trốn thuế.

Đại diện của Tổng cục Thuế mới đây cho biết, quy định áp 60% thuế tiêu thụ đặc biệt cho các dòng xe có dung tích 3.0L chưa đánh trúng đối tượng vì hầu hết các dòng siêu xe hiện có dung tích xi lanh trên 3.0L. Vì thế, các dòng siêu xe đang bị đánh thuế lẫn đối với các dòng xe cao cấp của các hãng như Lexus, Audi hay BMW, gây thất thu cho ngân sách.

Nguy hại hơn, số siêu xe nhập về Việt Nam phần lớn lách luật trốn thuế, cụ thể trước năm 2012 khi Thông tư 118/2009 còn có hiệu lực, Nhà nước cho phép Việt kiều hồi hương được mang ô tô cá nhân đang sử dụng về nước (những xe này được miễn cả thuế nhập khẩu và giá trị gia tăng). Đây là kẽ hở cho buôn lậu siêu xe. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ tính riêng trong 11 tháng đầu năm 2012, số xe được cấp phép nhập khẩu theo diện “hồi hương” đã tăng lên đến hơn 70 chiếc, gấp 4,7 lần năm 2011 và gấp gần 6 lần năm 2010.

Mặc dù năm 2012, các cơ quan chức năng phát hiện và Thông tư 20 được ban hành thay thế Thông tư 118 trên nhằm bịt kẽ hở, nhưng đến cuối tháng 7/2014, trong báo cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về chống buôn lậu và gian lận thương mại), Trung tướng Nguyễn Tiến Lực Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm cho biết: Điều tra các vụ việc liên quan đến hành vi nhập lậu xe theo diện Việt kiều hồi hương, cơ quan Công an đã khởi tố hình sự 7 vụ án. Trong hơn 1.000 ôtô nhập về theo diện này, có trên 200 chiếc là xe siêu sang như Bentley, Phantom, Mercedes, Rolls-Royce... Chỉ riêng 200 xe này đã trốn thuế hơn 1.000 tỉ đồng.

Không đưa được về theo diện Việt kiều hồi hương, siêu xe lại lách luật về Việt Nam bằng con đường tạm nhập, tái xuất, cho biếu, cho tặng. Các cơ quan chức năng cho biết, hoạt động này trong thời gian qua đang làm gian lận thương mại gia tăng. Tháng 10/2013 Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng phát hiện, thu giữ bảy chiếc siêu xe mang nhãn hiệu Bentley, BMW, Lexus… trị giá khoảng 30 tỷ đồng mang biển ngoại giao theo hình thức tạm nhập tái xuất.

 

Tháng 8/2014, Cơ quan hải quan Đà Nẵng cho biết đang thu giữ 5 chiếc xe sang thương hiệu Lexus của 1 công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo hình thức biếu tặng cho 1 doanh nghiệp Việt Nam không có bất kỳ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và lưu hành.

 

Giá trị con người không nằm ở siêu xe

“Tôi không biết phải xem giá trị của họ ở đâu? họ hoài bão gì?… Tôi chỉ biết họ có rất nhiều xe…” đó là chia sẻ của Chủ tịch FPT Trương Gia Bình về quan điểm đối với những với thiếu gia con nhà danh giá. Hay ở 1 cách đánh giá của 1 doanh nhân khác, với 1 bộ sưu tập siêu xe lên đến 100 triệu USD của 1 thiếu gia Việt Nam, nó đã bằng GDP cả 1 tỉnh trung bình của Việt Nam trong 1 năm.

Tại cuộc trò chuyện với báo giới gần đây, khi nhắc đến thế hệ của những "thiếu gia" trẻ có thể thay thế được những doanh nhân thành đạt, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình - một trong những “doanh nhân đời đầu”, người được mệnh danh “mở màn cho thế hệ đại gia Việt” cau mày, nhăn mặt nói: Tôi cảm thấy rất buồn lòng về họ, tôi không biết phải xem giá trị của họ ở đâu? Có trách nhiệm là gì, hoài bão gì?… Tôi chỉ biết họ có rất nhiều xe và nhiều thứ khác danh vị khác mà chủ yếu từ tiền mà có được.

Ông Bình quả quyết: “Cá nhân tôi không đặt nhiều kỳ vọng vào những thiếu gia ngồi trên đống của này có thể tạo dựng khác biệt và thành công như những gì mà cha mẹ họ đã để lại”.

Còn quan điểm của ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT của Tôn Hoa Sen cho rằng: Đây không còn là thú vui mà đây là căn bệnh. Nó gây lũng đoạn xã hội, từ đó phát sinh nhiều vấn đề về gian lận thương mại, rửa tiền, trốn thuế. Nguy hiểm hơn nó làm cho chúng tôi lo lắng của chúng tôi với lớp người kế cận khi ngồi lên đống tài sản kếch xù mà không biết làm gì.

Ông Vũ lo lắng: “Thiên hạ có câu “cha nó giàu hơn cha tôi”. Có nghĩa là, đối với con tôi, tôi là 1 người giàu và chúng sẽ không phải nỗ lực vượt bậc để làm giàu và thoát nghèo. Còn đối với chúng tôi trước kia, cha mẹ tôi nghèo nên chúng tôi phải cố gắng thoát nghèo và vươn lên.

“Giá trị đã tạo dựng cho 1 doanh nhân thành công không phải ở những siêu xe ngoại nhập đắt tiền, những căn hộ xa hoa, penhouse giá trăm triệu đô; những chiếc smartphone thời thượng lạm vàng, chạm ngọc. Giá trị của họ phải là “I am” - là chính bạn, là những tư tưởng, tinh thần làm giàu cho mình và cho xã hội. Đừng trở thành thiếu gia giàu xổi với những cám dỗ cuộc sống mà hãy cảm thấy bạn cần có trách nhiệm khi ngồi lên 1 đống tài sản ấy, nó không chỉ của gia đình bạn, mà là tài sản của đất nước này”, ông Bình chia sẻ thêm./

Nguyn Tuyn

 

 

+++++++++++++++++++++++

Cuộc đời kỳ lạ của “đại gia” Lê Ân nổi tiếng “chơi ngông” và bí mật về 6 đời vợ

Tại thành phố biển Vũng Tàu, cái tên đại gia Lê Ân được nhắc đến nhiều trong các câu chuyện liên quan đến sự giàu có và những người phụ nữ.

image027

Đại gia Lê Ân bên siêu xe Rolls-Royce Phantom.

Ông Lê Ân từng chia sẻ: “Tôi có đi thầy lấy lá số tử vi và được phán rằng số nhiều của cải, nhưng gặp nhiều sóng gió, gia đạo rối ren”. Có lẽ lá số này vận rất đúng vào cuộc đời lẫn sự nghiệp của ông.

Bước đường thăng trầm

Xuất thân nghèo khổ, nhưng nhờ vào sự nhạy cảm của một người kinh doanh, ông Lê Ân đã nhiều lần thành công trên thương trường khi còn trẻ. Nhưng số phận liên tục thử thách ông, đẩy ông vào những thành công và thất bại liên tục. Tuy vậy, càng thất bại, Lê Ân càng đứng lên vững vàng và thành công hơn.

Ông Lê Ân (SN 1938), trong một gia đình đông anh em ở Quảng Nam, có tuổi thơ nghèo khó, túng thiếu. Bước vào tuổi đôi mươi, để kiếm cơm qua ngày, Lê Ân bắt đầu sự nghiệp bằng việc mướn cái máy khâu cũ đặt trước cổng doanh trại lính để kiếm ăn. Thời đó, lính thường được phát quân trang là những bộ đồ rộng thùng thình, hoặc chật đến bí thở. Muốn quân phục vừa vặn, lính buộc phải bỏ ra một số tiền để nhờ thợ may chỉnh sửa lại cho vừa với thân hình. Và thế là họ tìm đến những người chuyên sửa đồ như Lê Ân. Chính Lê Ân ở thời điểm này cũng không thể ngờ là ông may mắn sở hữu được cái duyên may đồ đến vậy.

Bởi chỉ sau hơn năm, Lê Ân đã đủ tiền để mua luôn lại cái máy khâu mà ông đã mướn trước đó. Đồng thời, sắm được hai cái máy khâu cùng hiệu và thuê thêm hai thợ may khác về làm để đáp ứng nhu cầu sửa quần áo mà lính đặt chỉnh sửa. Gom hết vốn liếng dành dụm được, ông Lê Ân về Sài Gòn mở rộng đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh khác, như: Thành lập xưởng sản xuất giày dép da hiệu Italy, kinh doanh xe lam, xe buýt, thành lập công ty kinh doanh địa ốc, mua trái phiếu của người cày có ruộng, công phiếu quốc gia… và phất lên như “diều gặp gió”.

Tưởng chừng thành công, thì bỗng chốc thời vận đất nước thay đổi khiến Lê Ân trắng tay, những gì tích góp được đều trở thành vô nghĩa và những chuỗi ngày khốn khó bắt đầu hiện hữu. Tìm lại các mối quan hệ thân quen, ông may mắn được một người bạn từng kinh doanh chung cho mượn một số vốn. Ngạc nhiên là ông không đầu tư vào bất cứ ngành nghề kinh doanh nào đã từng làm qua. Thay vào đó, ông đăng ký xin đấu thầu một cái nghề rất lạ, đó là thu gom phế liệu thời hậu chiến. Cứ tưởng sắt, thép… của các loại vũ khí sau cuộc chiến là thứ bỏ đi, nhưng thật ra, đó chính là món hàng mang lại mối lợi khổng lồ. Thêm lần nữa, Lê Ân khẳng định được sự nhạy cảm kinh doanh của mình.

image029

 Đám cưới của ông Lê Ân.

Từng mang thân tù tội

Trong cuộc đời chìm nổi của mình, việc phải đi tù là một dấu ấn lớn trong đời Lê Ân. Ông bị bắt và phải đi cải tạo do liên quan tới việc đưa người vượt biên trái phép. Mãn hạn tù, Lê Ân trở về với cuộc sống thường nhật. Thế nhưng, khi chưa kịp nghĩ ra sẽ kinh doanh gì tiếp theo thì Nhà nước thực hiện chủ trương cải tạo công thương nghiệp, gia đình ông thuộc thành phần phải đi kinh tế mới. Sau thời gian đi kinh tế mới về, ông lại khởi nghiệp bằng nghề mua bán phụ tùng, sản xuất khung xe đạp và mua bán vải tại khu Chợ Đầm nổi tiếng nhất thành phố du lịch Nha Trang. Vốn liếng ông kinh doanh trong giai đoạn này cũng do một người bạn thân thiết giúp đỡ.

Lê Ân được trời ban cho cho cái duyên buôn bán, nên bất cứ ngành nghề nào khi ông đặt mục tiêu kinh doanh đều nhanh chóng phát sinh lợi nhuận. Việc buôn bán phụ tùng, sản xuất khung xe đạp lẫn mua bán vải ở Chợ Đầm đều thành công ngoài dự liệu. Không hiểu vì lý do gì, vào trong thời điểm này, ông Lê Ân quy đổi tài sản thành vàng, kim cương và giao cho vợ cất giữ. Năm 1984, vợ ông Lê Ân chủ động đâm đơn ra tòa xin ly hôn với lý do mâu thuẫn gia đình không thể hàn gắn. Chán nản, ông để lại toàn bộ tài sản cho vợ cũ, bỏ Nha Trang lang bạt vào Sài Gòn với dự tính tái khởi nghiệp.

Nhận được sự giúp đỡ của bạn bè, ông Lê Ân mở shop bán quần áo thời trang nhỏ tại Q.3, TPHCM. Như một công thức được định sẵn, shop thời trang mang đến cho ông rất nhiều tiền, đủ để ông phát triển thành một chuỗi cửa hàng chuyên buôn bán quần áo thời trang tại nhiều quận khác nhau trên địa bàn TPHCM. Có tiền từ chuỗi cửa hàng thời trang này, Lê Ân quay lại những ngành nghề kinh doanh trước đây và lập thêm hàng loạt tiệm bán thuốc Tây tại khắp các quận TPHCM.

Hiện tại, sau những thăng trầm chìm nổi của cuộc đời, ông Lê Ân đang là Chủ tịch HĐQT Cty Lê Hoàng tại TP.Vũng Tàu, hằng ngày đưa người vợ trẻ kém mình 55 tuổi hưởng thụ cuộc sống.

Đại gia 6 đời vợ

Năm 2012, dù đã 74 tuổi, đại gia Lê Ân vẫn khiến người dân Vũng Tàu tiếp tục xôn xao khi tổ chức đám cưới với người vợ thứ 6 mới 19 tuổi. Trước đó, đại gia này đã từng trải qua 5 đời vợ và 5 lần ly dị. Đầu năm 2011, cô sinh viên 19 tuổi ngành du lịch Mai Thị Mai đến Làng du lịch Chí Linh gặp Lê Ân xin thực tập. Lê Ân đã có cảm tình với cô gái này ngay từ cái nhìn đầu tiên và ông không ngại bày tỏ, muốn lấy Mai làm vợ. Lúc đầu, Mai cứ tưởng “chú Ân” nói đùa nhưng khi biết đại gia thật lòng, cô đã đồng ý lên xe hoa với người đàn ông lớn hơn mình 53 tuổi, khi được cha mẹ đồng ý. Từ khi kết hôn, vị đại gia luôn chiều chuộng cô vợ kém mình 55 tuổi.

Được biết, người vợ đầu tiên của đại gia Lê Ân là bà L (năm nay đã 70 tuổi). Hai người có 5 mặt con với nhau. Tuy nhiên, trong thời gian ông ở tù, người vợ này đã làm đơn ly dị, gửi vào tù cho ông ký và lấy hết tài sản của ông. Ông Ân cho biết, năm 1980, ông quyết định đưa các con vượt biên nhưng bị bắt tại Bến Tre. Các con được tại ngoại sớm, còn ông phải ở tù cho đến năm 1984. Vừa được thả về thì vợ ông đâm đơn đòi ly hôn.

Người vợ thứ hai là một phụ nữ lai Mỹ, ở với ông Lê Ân được một năm thì đi làm ăn xa và mất tích, để lại cho ông một đứa con trai. Ông lấy tiếp 2 bà vợ nữa nhưng đều không có con với họ. Người vợ thứ ba tên Th - một phụ nữ xinh đẹp, có học thức, người gốc Bắc. Tuy nhiên, chỉ sau mấy tháng, cô này đã bộc lộ nhiều âm mưu thủ đoạn, trong đó có cả việc uống thuốc ngừa thai để không có con với ông. Cưới nhau chưa đầy 6 tháng, cô này đã ôm toàn bộ tiền vàng của ông bỏ trốn.

Người vợ thứ tư tên K. Khi thành lập Công ty Lê Hoàng, vì tin tưởng vợ, ông đặt bà này vào vị trí Phó chủ tịch HĐQT Công ty. Khi ông Lê Ân rơi vào cảnh tù tội, ông giao toàn bộ trách nhiệm điều hành công ty cho bà này. Tuy nhiên, trong thời gian ông Lê Ân ở tù, người vợ này đã âm thầm cùng “người tình” chuyển giao toàn bộ tài sản lẫn quyền lực của ông cho... chính họ. Và kết cục của cuộc hôn nhân này cũng là việc ly hôn trước tòa.

Theo Minh Châu - Huyền Mai

Lao động

05 Tháng Tư 2015(Xem: 9450)
Nữ trí thức trẻ ấy có gương mặt xinh đẹp, thanh tú rất Pháp và cái tên cũng hoàn toàn Pháp: Amandine Dabat, sinh năm 1987 ở Paris, tốt nghiệp cử nhân Việt Nam học tại Pháp năm 2012. Vẻ đẹp rạng rỡ, phong cách ứng xử tinh tế và diễn ngôn lưu loát của cô làm dịu đi cái nắng xuân oi bức Sài Gòn tháng 3.2015.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 7914)
Lãnh đạo Cộng Hòa Thượng Viện Bob Huff, Thượng Nghị Sĩ Pat Bates, Dân Biểu Matt Harper, và Dân Biểu Don Wagner cùng tham gia với Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn trong công việc này
01 Tháng Ba 2015(Xem: 8085)
Trong khi mọi người đang đua nhau đi hành hương, đi trẩy hội, đi du xuân trong những ngày đầu năm Tết Ất Mùi, một thanh niên từ phía Bắc đơn độc khởi hành chuyến đi bộ xuyên Việt để quyên sách tặng người nghèo.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 8990)
Bất chấp những lời kêu gọi lẫn phản đối, lễ hội chém lợn truyền thống hằng năm vẫn được tổ chức đúng ngày mùng 6 Tết ở làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, với tham dự của hàng ngàn người.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 7615)
- Đối với nông dân miền Trung, từ Phú Yên đến Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, dường như Tết Ất Mùi là một cái Tết rất buồn bởi ngoại trừ giá xăng và giá gas giảm, mọi thứ vẫn tăng vùn vụt kể cả tiền điện sinh hoạt hằng ngày. Trong khi đó, giá nông sản miền Trung như rau hành, cải, hẹ, dưa leo, đậu tây lại có giá thấp lè tè, thấp đến mức không thể tưởng tượng được người nông dân lấy gì để sắm Tết.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10542)
Mùa đông rét nhưng ngày cũng như đêm, người, xe máy, thức ăn, hàng họ … tràn ngập, chen chúc từ ngoài đường vào các ngõ, ngách, không thấy đâu là chủ nghĩa xã hội trừ vài khẩu hiệu cũ kỹ treo hoặc viết lạc lõng đâu đó Giới trẻ Hà Nội và Tây Ba lô ngồi la liệt ở phố Tạ Hiện ăn uống đủ kiểu về đêm
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 9147)
Đoạn băng ghi lại cảnh ân ái của một vị được cho là tăng nhân đang tu hành tại một ngôi chùa ở tỉnh Khánh Hòa bị tố cáo là ‘đã bị cắt ghép’ để đưa hình ảnh vị tăng nhân này vào, vị luật sư thụ lý vụ việc nói với BBC.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 8351)
Bị thầy cô công khai xúc phạm danh dự, áp đảo tinh thần, và thậm chí còn bị quy là ‘xích động phản động’ vì dám lên Facebook chia sẻ những ghi nhận và suy nghĩ về cái chết oan khuất của một bạn cùng trường sau trận đòn của cô giáo. Đó là câu chuyện của một số học sinh trường trung học cơ sở Phan Bội Châu (phường Tân Phú, TPHCM) mà Tạp chí Thanh Niên đài VOA mang đến các bạn trong chương trình hôm nay.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 8506)
Hà Nội có cây cầu mới. Phải nói là đẹp và hoành tráng nhất từ trước đến nay. Năm trụ cầu vươn lên sừng sững giữa trời tượng trưng cho năm cửa ô hay năm cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân ngay dưới chân cầu.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 10449)
- Hòa thượng Thích Không Tánh đã kiến nghị đến ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM và ông Nguyễn Hoài Nam, phó Chủ tịch UBND quận 2, yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân và phải bảo vệ các Cơ sở Thờ tự tại bán đảo Thủ Thiêm.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 9103)
Một học sinh cấp hai ở TP HCM thiệt mạng sau khi bị cô giáo đánh đòn hôm 6/1. Em Lê Thị Phước Hải 11 tuổi học lớp 6/7 trường trung học Phan Bội Châu, quận Tân Phú, đã tử vong sau khi bị cô giáo dạy môn Công nghệ cặp những chiếc thước học sinh lại đánh vào mông. Báo Tuổi Trẻ ngày 9/1 nói em bị cô giáo tên Vy phạt là vì không thuộc bài, nhưng bạn bè cùng lớp cho gia đình em biết Hải bị phạt vì nói chuyện trong giờ học.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 9505)
Sáng 6-1, ông Phan Thanh Vân, chi cục trưởng Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội (Sở LĐTB&XH tỉnh Tiền Giang) cho biết thanh tra sở vừa triển khai quyết định xử phạt vi phạm hành chính về phòng chống tệ nạn xã hội đối với bà Lê Thị Kim Huyền (44 tuổi, ngụ P.11, Q.3, TP.HCM) chủ quán Karaoke Mai Vàng tại TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.