Sư Cường là 'chuột' hay 'bình quý'?
Anh Tuấn Gửi cho BBC từ Hải Dương
BBC 16 tháng 10 2014
Sư Thích Thanh Cường đã khiến dư luận chú ý khi khoe ảnh cầm điện thoại iPhone 6 và Vertu trên trang Facebook cá nhân
Vài ngày sau khi sư Thích Thanh Cường chỉ phải viết kiểm điểm cho “hành động làm mất thanh danh giáo hội”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu cần phải thận trọng khi xử lý cán bộ: “đánh chuột đừng để vỡ bình”. Có thể thấy rằng chưa cần người đứng đầu Đảng “định hướng”, những người có chức có quyền đã hành động đúng theo phương châm của Đảng.
Hành động của sư Cường đúng hay sai?
Cho qua những phản ứng dư luận, vì đó là “người ngoài”. Hãy nghe người trong cuộc.
Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương nói: “Căn cứ nội quy tăng sự, Đại đức Thích Thanh Cường có những hành động làm mất thanh danh Giáo hội, đã có đầy đủ chứng cứ.”
“Những hành vi của nhà sư Thích Thanh Cường đã vi phạm đạo đức nhà Phật và làm mất thanh danh của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương nên cần phải xử lý nghiêm.”
Tôi làm ô danh Giáo hội cái gì? Tôi ăn trộm ăn cắp gì? Tôi nuôi hai trẻ mồ côi. Trong phòng tôi chỉ có chiếc giường, xe máy không, xe đạp không, thỉnh thoảng đi đâu tôi đi taxi. Tôi có cái điện thoại Nokia và iPad để dùng thôi…
Sư Thích Thanh Cường nói khi nghe tin mình sẽ bị kỷ luật
Như vậy, quan điểm chính thức của Giáo hội Phật giáo Hải Dương là việc làm sai trái của sư Cường đã rõ.
Vậy phản ứng của nhà sư thích khoe khoang ra sao?
Khi mới nghe tin mình sẽ bị khiển trách, sư Thích Thanh Cường nói: “Tôi làm ô danh Giáo hội cái gì? Tôi ăn trộm ăn cắp gì?"
"Tôi nuôi hai trẻ mồ côi. Trong phòng tôi chỉ có chiếc giường, xe máy không, xe đạp không, thỉnh thoảng đi đâu tôi đi taxi. Tôi có cái điện thoại Nokia và iPad để dùng thôi…”
Thầy Cường khẳng định không có Iphone 6 hay Vertu và cũng chẳng phạm phải tội gì, ấy thế mà vài ngày sau thầy lại nhận lỗi ngay “tôi đã làm mất thanh danh Giáo hội”.
Thật là khó hiểu!
Ở đây có hai khả năng. Một là dù không có lỗi nhưng sợ mất chức nên đành phải nhận. Nếu vậy, danh lợi đã quan trọng hơn danh dự - thứ mà đáng lẽ ra là điều duy nhất một vị tu hành có thể giữ lại cho mình. Nếu bị oan ức, thầy nên từ bỏ mọi chức tước để quay về cuộc sống tu hành ẩn dật như chính nó phải thế.
Sư Thích Thanh Cường nói mình chỉ dùng điện thoại Nokia và chiếc iPad
Khả năng thứ hai, là có lỗi thật nên trước sau buộc phải nhận, và thầy đã nhận lỗi thế nào?
Thầy đã vắng mặt ở buổi họp đầu tiên và kể lể nhiều việc: “Tại sao thầy có 5.000 người bạn, có 54.000 người theo dõi trên Facebook? Tức là một con người rất nổi tiếng” và “Thầy có 9 huy chương, kỷ niệm chương, 45 bằng khen, huy chương. Chưa có ai nhiều thành tích như thế ở Hải Dương.”
Thế nhưng hành động của thầy không có kết quả và thông điệp cứng rắn vẫn được Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Hải Dương đưa ra: nếu tiếp tục vắng mặt trong buổi họp kỷ luật lần hai, thầy Cường sẽ bị bãi miễn mọi chức vụ đang nắm giữ.
Lần này thầy Cường đến thật.
Sau buổi họp, thầy tươi cười bước ra chỗ các nhà báo: “Như showbiz nhỉ! Lắm phóng viên quá”.
Dường như thói thích nổi tiếng đã làm Đại Đức Thích Thanh Cường quên mất rằng các nhà báo đến đây để đưa tin về sự việc đáng xấu hổ của mình.
Có lẽ do cần phải ghi lại khoảnh khắc lịch sử, thầy Cường mượn Ipad để chụp hình các nhà báo đang đưa tin bài về mình.
Sư Cường gây sự chú ý khi đưa nhiều ảnh selfie lên facebook cá nhân.
Đối với đại đức này, cuộc họp kỷ luật chắc cũng không khác gì cuộc họp khen thưởng.
Và đây cũng là lần cuối được khoe sau khi bị cấm đưa hình ảnh phản cảm lên Facebook nên thầy Cường vẫn tiếp tục trưng ra (những thứ có lẽ còn sót lại chưa kịp post): “Thầy cũng có thẻ nhà báo đó nhé”, hay “Mấy hôm nữa thầy đi Thụy Sỹ. Ở nhà nổi tiếng quá rồi”.
“Phải xử lý nghiêm”
Trong một diễn biến riêng rẽ và không liên quan tới vụ việc, vài ngày sau khi sư Thích Thanh Cường chỉ phải viết kiểm điểm cho “hành động làm mất thanh danh Giáo hội”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu cần phải thận trọng khi xử lý cán bộ: “đánh con chuột đừng để vỡ bình”.
Những gì diễn ra ở buổi kiểm điểm ở Hải Dương liệu có phải hành động của người đã thật sự ăn năn hối cải về lối sống khoa trương? Đáng nói hơn, hành động của sư Cường diễn ra ngay trước mắt thầy Thích Quảng Tùng – đại diện Ban Trị sự.
Chỉ vì đang bị dư luận lên án thì đành phải xử lý mà thôi, và cách xử lý lẫn cách xin lỗi đều không xa lạ với người dân: Sư Thích Thanh Cường chỉ phải làm kiểm điểm
Như vậy cấp trên của sư Cường cũng chẳng thể phân biệt được đúng sai trong hành động của cấp dưới, nên có thể hiểu được vì sao ông có thể phát ngôn một câu thế này: “Nếu thầy mua Iphone dùng thì không sao, nhưng đưa lên mạng thì rất phản cảm”. Nói như thế khác nào bảo nhà sư ăn thịt cầy thì được, nhưng không nên cho ai thấy.
Iphone, mà lại là Iphone đời mới nhất, không phải là thứ ai cũng có thể sở hữu ở Việt Nam. Người tu hành có một cuộc sống vật chất dư dả đến mức dùng những vật dụng xa xỉ thì không còn là bình thường nữa rồi.
Có lẽ trong giới tu hành ở Việt Nam điều này không hiếm, chỉ vì đang bị dư luận lên án thì đành phải xử lý mà thôi, và cách xử lý lẫn cách xin lỗi đều không xa lạ với người dân: Sư Thích Thanh Cường chỉ phải làm kiểm điểm chứ không bị cảnh cáo hay bãi miễn chức vụ Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Tứ Kỳ.
Nhìn vào kết quả cuộc họp kỷ luật, không khó hiểu khi thấy người ra quyết định và người nhận quyết định đều vui như Tết.
Sư Cường sắp đi Thụy Sỹ và chắc sẽ tiếp tục phong lưu dài dài, chỉ có điều không còn đưa “hình ảnh phản cảm” lên Facebook mà thôi.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
XEM THÊM:
Viên chức Nam Hàn tự tử sau vụ 16 người chết tại buổi hòa nhạc
(Dân trí) - Một quan chức Hàn Quốc chịu trách nhiệm các vấn đề an toàn của buổi hòa nhạc có 16 người tử nạn hôm 17/10, đã được phát hiện tự sát chỉ vài giờ sau tai nạn nêu trên, giới chức nước này cho biết.
Hiện trường vụ tai nạn khiến 16 người thiệt mạng tại Seongnam
Cái chết của vị quan chức chính phủ 37 tuổi họ Oh được công bố trong bối cảnh cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra đối với vụ tai nạn hôm thứ Sáu, xảy ra tại một buổi hòa nhạc ngoài trời tại thành phố Seongnam.
“Anh lấy làm tiếc cho những nạn nhân đã tử nạn…Xin hãy chăm sóc cho các con”, Oh viết trong đoạn tin nhắn ngắn gửi cho vợ, các quan chức tiết lộ.
Tai nạn xảy ra khi các nạn nhân đứng trên miệng một hầm thông gió để có thể theo dõi buổi biểu diễn dễ dàng hơn, nhưng tấm lưới chắn phía trên hầm thông gió đã sụp xuống, khiến các nạn nhân bị rơi từ độ cao 18,7m xuống một bãi để xe ngầm phía dưới.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh người Hàn Quốc còn chưa hết bàng hoàng và giận dữ bởi thảm kịch chìm phà Sewol hồi tháng 4, khiến hơn 300 người chủ yếu là học sinh trung học tử nạn.
Người phát ngôn của cơ quan giảm trừ thảm họa Hàn Quốc Kim Nam-Jun khẳng định với các phóng viên hôm 18/10 rằng, Oh làm việc với một nhóm tài trợ cho buổi hòa nhạc, đã nhảy từ tòa nhà gần nơi thảm kịch diễn ra.
Ông này được phát hiện đã chết trong đầu giờ sáng nay, chỉ vài giờ sau khi bị cảnh sát thẩm vấn, kênh truyền hình YTN cho biết.
Ông Kim cũng cho biết cơ quan chức năng đã khám nghiệm hiện trường trong hôm nay.
“Một đội điều tra hỗn hợp gồm cảnh sát và các chuyên gia khám nghiệm hiện trường quốc gia sáng nay đã rà soát hiện trường, và kiểm tra kỹ lưỡng các hầm thông gió và các cấu trúc liên quan”, vị quan chức này nói.
Đến nay cảnh sát đã thẩm vấn 15 người, bao gồm các quan chức của nhà cung cấp tin tức trực tuyến, đơn vị tài trợ và tổ chức buổi hòa nhạc, hãng thông tấn Yonhap cho biết.
“Nếu kết quả là các quy trình an toàn bị phớt lờ, chúng tôi sẽ khởi tố hình sự đối với họ”, một sỹ quan cảnh sát khẳng định với Yonhap.
Thanh Tùng
Theo AFP
XEM THÊM:
Hai nữ bộ trưởng Nhật Bản từ chức
BBC 20/10/14
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Obichi (phải) và Bộ trưởng Tư pháp Matsushima (trái) cúi đầu xin lỗi tại cuộc họp báo ở Tokyo hôm 20/10
Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Midori Matsushima từ chức, chỉ vài giờ sau vụ từ chức của Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Yuko Obuchi.
Bà Matsushima đã bị phe đối lập cáo buộc là vi phạm luật bầu cử.
Bà Obuchi bị cáo buộc sử dụng sai mục đích các khoản quỹ của các nhóm ủng hộ chính trị và các nhà tài trợ khác.
Các phóng viên nói những vụ từ chức là bước lùi lớn cho Thủ tướng Shinzo Abe, người muốn đưa thêm nhiều phụ nữ vào các vị trí cao cấp trong chính phủ.
Ông Abe nói ông nhận trách nhiệm về việc bổ nhiệm hai bà bộ trưởng này, và họ sẽ được thay thế trong vòng một ngày. Cả hai đều là thành viên của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) theo khuynh hướng bảo thủ của ông, hiện đang nắm quyền.
Bà Obuchi, năm nay 40 tuổi, là một trong năm phụ nữ được ông Abe bổ nhiệm trong cuộc tái sắp xếp nội các hồi tháng trước, và được một số người đánh giá là có thể trở thành thủ tướng trong tương lai.
Nhưng các cáo buộc hồi tuần trước nói rằng nhân viên của bà đã sử dụng sai mục đích hàng ngày đô la từ các quỹ vận động tranh cử.
Bà Obuchi không thừa nhận việc cá nhân mình làm sai, nhưng trong một cuộc họp báo được truyền hình hôm thứ Hai, bà nói bà từ chức bởi "chúng tôi không thể để chính sách kinh tế và chính sách năng lượng đình trệ... bởi đó là những vấn đề của tôi".
"Tôi nhìn nhận một các nghiêm túc những tác động mà tôi đã gây ra," bà nói. Bà cũng xin lỗi là đã không thể đóng góp vào những mục tiêu then chốt mà ông Abe đưa ra, gồm cả việc phục hồi kinh tế và "một xã hội trong đó phụ nữ tỏa sáng".
Bà Obuchi bác bỏ cáo buộc dùng sai ngân khoản, nhưng nói bà từ chức vì chưa làm tốt được các chính sách kinh tế và năng lượng Bà Matsushima bị phe đối lập cáo buộc là đã vi phạm luật bầu cử Thủ tướng Shinzo Abe nay mất đi hai trong số năm gương mặt nữ mà ông đưa vào trong lần cải tổ nội các mới đây.
Bà Matsushima bị phe đối lập cáo buộc là đã vi phạm luật bầu cử
Thủ tướng Shinzo Abe nay mất đi hai trong số năm gương mặt nữ mà ông đưa vào trong lần cải tổ nội các mới đây
Khiếu nại hình sự
Vài giờ sau khi ông Abe tuyên bố, bà Matsushima, 58 tuổi, cũng từ chức.
Bà đã phân phát các quạt giấy có in hình ảnh bà cùng các chính sách trong một lễ hội ở khu vực bầu cử của mình, hãng NHK nói.
Đảng Dân chủ đối lập đã đệ trình khiếu nại hình sự đối với bà vào hôm thứ Sáu và đòi bà phải từ chức, với lập luận đây rõ ràng là việc vi phạm luật bầu cử cùng các quy tắc sự dụng các ngân khoản chính trị.
Phóng viên của BBC tại Nhật, Rupert Wingfield-Hayes nói đó chưa phải là đã hết cho ông Abe liên quan tới các nữ bộ trưởng mới.
Eriko Yamatani, bộ trưởng phụ trách vấn đề Bắc Hàn bức hại các công dân Nhật, xuất hiện trong những hình ảnh chụp với các thành viên của một nhóm theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, là nhóm bị cáo buộc có quan điểm thù nghịch với cộng đồng người Triều Tiên sống tại Nhật.
Nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của ông Abe hồi 2006-2007 là lúc đã có một loạt các vụ bê bối trong số các bộ trưởng, khiến ông cuối cùng phải từ chức với lý do sức khỏe sau khi mới nắm quyền chỉ một năm.