Những điệp viên cộng sản nằm vùng ở miền Nam VN

10 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 162656)
“NHẬTBÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ BA 11 NOV 2014

Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập

Trúc Giang

(Văn Hóa Vụ)
image022 

Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập.

1-ĐỊNH NGHĨA:

Tình báo, gián điệp là người hoạt động bí mật của phe địch để dọ thám lấy tin tức về tình hình quân sự, chính trị, kinh tế hoặc tác động, phá hoại.

2- GIÁN ĐIỆP CỘNG SẢN TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Trong chiến tranh, ở miền Nam, ngoài những tên VC nằm vùng, còn có những điệp viên thuộc tình báo chiến lược như Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thuý và Phạm Ngọc Thảo.

image023
2.1. VŨ NGỌC NHẠ

Vũ Ngọc Nhạ là nhân vật then chốt trong vụ án Cụm Tình Báo A.22 làm rung động chính quyền miền Nam năm 1969.

Tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh ngày 30-3-1928 tại tỉnh Thái Bình. Được kết nạp vào đảng CSVN năm 1947. Vũ Ngọc Nhạ còn nhiều cái tên khác nữa như Pière Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Đình Long (Hai Long) bí danh Lê Quang Kép, Thầy Bốn, “Ông Cố Vấn”.

2.1.1. Hoạt động

Năm 1955. Xuống tàu di cư vào Nam.

Vũ Ngọc Nhạ cùng 1 số điệp viên khác trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam. Nhạ cùng vợ và con gái xuống tàu Hải Quân Pháp cùng hàng triệu người Công giáo di cư vào Nam.

- Làm thư ký đánh máy ở Bộ Công Chánh. Chinh phục được cảm tình của Linh mục Hoàng Quỳnh và trở thành “Người giúp việc” của Giám mục Lê Hữu Từ.

Năm 1958- Tháng 12 năm 1958, Nhạ bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung của Nguyễn Tư Thái, tự Thái Đen, bắt giữ và giam tại trại Tòa Khâm (Huế) để chờ điều tra xác minh. Linh mục Hoàng Quỳnh can thiệp cho nên Nhạ không bị buộc tội.

2.1.2 .Người Giúp Việc của Đức Cha Lê Hữu Từ

Một khuyết điểm lớn của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung là giam giữ những nghi can gián điệp chung với nhau tại trại Tòa Khâm. Chính ở đó, Vũ Ngọc Nhạ đã móc nối với các “cơ sở” (những cá nhân) tình báo khác, đặc biệt là trùm tình báo VC Mười Hương.

Tạo dựng niềm tin đối với Ngô Đình Cẩn.

Năm 1959- Vũ Ngọc Nhạ làm tờ trình “Bốn Nguy Cơ Đe Doạ Chế Độ” được sự chú ý của Ngô Đình Cẩn và sau đó, của ông Nhu, ông Diệm. Do sự dự đoán chính xác về cuộc đảo chánh 11-11-1960 của tướng Nguyễn Chánh Thi, anh em ông Diệm đã chú ý đến Vũ Ngọc Nhạ.

Nhờ danh nghĩa “Người Giúp Việc” của Đức Cha Lê Hữu Từ mà Nhạ được xử dụng như là Người Liên Lạc giữa anh em Họ Ngô và giới Công Giáo di cư. Nhờ đó, Nhạ thu thập được nhiều tin tức tình báo có giá trị. Từ đó, Nhạ có biệt danh là “Ông Cố Vấn”.

2.1.3. Xây dựng Cụm Tình Báo Chiến Lược A.22

Sau đảo chánh 1-11-1963, thế lực Công giáo phát triển mạnh dưới tay của Linh mục Hoàng Quỳnh.

Cuối năm 1965, sự tranh giành quyền lực trong “nhóm tướng trẻ”, do sự giới thiệu của LM Hoàng Quỳnh, Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã xử dụng Vũ Ngọc Nhạ trong vai trò liên lạc giữa tướng Thiệu và Khối Công giáo. Nhạ đã khéo léo lợi dụng vai trò đó để tạo ảnh hưởng đến các chính trị gia dân sự và quân sự.

Năm 1967- Sau khi tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử Tổng thống, cấp trên nhận thấy cần thiết phải mở rộng mạng lưới tình báo, thành lập Cụm A.22. (A.22 là mật danh của Vũ Ngọc Nhạ) Cụm do Nguyễn Văn Lê làm cụm trưởng, Nhạ làm Cụm Phó trực tiếp phụ trách mạng lưới. Toàn bộ Cụm A.22 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Đức Trí, chỉ huy phó Tình Báo Quân Sự ở miền Nam.

Bắt đầu, Cụm A.22 “phát triển” thêm Nguyễn Xuân Hoè, Vũ Hữu Ruật đều là những điệp viên mà Nhạ đã bắt liên lạc trong khi bị giam chung tại Tòa Khâm. Sau đó, thu nhận thêm Nguyễn Xuân Đồng và quan trọng nhất là vào đầu năm 1967, bổ sung thêm Lê Hữu Thuý (hay Thắng) mật danh là A.25.

Các điệp viên nầy được giao nhiệm vụ “Chui sâu, leo cao” nắm lấy những chức vụ quan trọng để thu thập thông tin và để tác động vào chính quyền.

Thành công của Cụm A.22 là cài được 1 điệp viên dưới quyền của Lê Hữu Thuý là Huỳnh Văn Trọng làm “Cố Vấn” cho tổng thống Thiệu.

Chính Huỳnh Văn Trọng đã cầm đầu một phái đoàn VNCH sang HK, tiếp xúc, gặp gỡ hàng loạt các tổ chức, các cá nhân trong chính phủ và chính giới HK, để thăm dò thái độ của chính phủ Johnson đối với cuộc chiến ở VN. Huỳnh Văn Trọng thu thập được nhiều tin tức tình báo chiếnlược.
image024 

 2.1.4. Vụ án Huỳnh Văn Trọng và 42 điệp báo

CIA nhanh chóng phát hiện điều bất thường là sự tập hợp của các cá nhân là những bị can đã bị bắt giam ở Tòa Khâm.

Giữa năm 1968- Hồ sơ các cựu tù nhân ở Tòa Khâm được mở lại. Do tính phức tạp trong ngành điệp báo, CIA phải mất 1 năm mới hoàn tất hồ sơ và chuyển giao cho Tổng Nha Cảnh Sát QG VNCH.

Vào trung tuần tháng 7 năm 1969, một đơn vị đặc biệt có mật danh là S2/B được thành lập để tiến hành bắt giữ hầu hết những người của Cụm A.22.

Toàn bộ điệp viên Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hoè, Nguyễn Xuân Đồng, Huỳnh Văn Trọng, và hầu hết những gián điệp khác, kể cả giao liên là bà Cả Nhiễm cũng bị bắt.

Riêng cụm trưởng Nguyễn Văn Lê kịp thời trốn thoát.

Cụm tình báo A.22 bị phá vở hoàn toàn.

Chính quyền Saigon rung động vì 42 gián điệp từ cơ quan đầu nảo là Phủ tổng thống cho đến các cơ quan khác, nhất là 1 “Cố vấn” của tổng thống đã bị bắt.

2.1.5. Biến vụ án gián điệp thành vụ án chính trị

Đây là vụ án gián điệp lớn nhất lịch sử. Các bị can đều khai, nhất cử nhất động của họ đều là thi hành chỉ thị, là do sự uỷ thác, do lịnh của tổng thống, của các tổng trưởng, nghị sĩ, dân biểu và cả CIA nữa.

Tòa án Quân Sự Mặt Trận Lưu Động Vùng 3 CT bối rối vì không có thể gởi trác đòi những nhân chứng như tổng thống ra hầu tòa để đối chất.

Do không có đủ yếu tố để buộc tội tử hình, cho nên tòa tuyên án:

- Chung thân khổ sai: Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Xuân Hoè.

- Án từ 5 năm đến 20 năm tù khổ sai cho những bị can còn lại.

Khi quân cảnh dẫn các tù nhân ra xe bít bùng, thì Vũ Ngọc Nhạ quay sang nhóm ký giả ngoại quốc và thân nhân, nói lớn “Tôi gởi lời thăm ông Thiệu”.

2.1.6. Cho rằng CIA dàn cảnh

Một bất ngờ của vụ án là TT Thiệu không tin đó là sự thật mà cho là CIA đã dàn cảnh. Do đó, thời gian Vũ Ngọc Nhạ bị đày ở Côn Đảo thì TT Thiệu đã triệu hồi viên tỉnh trưởng Côn Sơn về Saigon và thay thế vào đó một người thân tín của mình để có điều kiện chăm sóc cho Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng như là những thượng khách. Vì thế, Vũ Ngọc Nhạ đã đánh giá:”Đó là một cuộc dạo chơi trên Thiên Đàng”.

2.1.7. Tiếp tục hoạt động

Đầu năm 1973- Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng được đưa về khám Chí Hòa, Saigon. Trong thời gian ở Chí Hòa, nhờ sự giúp đở của LM Hoàng Quỳnh, Vũ Ngọc Nhạ móc nối, bắt bắt liên lạc với nhóm “Thành Phần Thứ 3″ của Dương Văn Minh.

Ngày 23-7-1973- Chính quyền VNCH trao trả Vũ Ngọc Nhạ cho Mặt Trận DTGP/MNVN với danh xưng là “Linh mục Giải Phóng”.

Năm 1974- Vũ Ngọc Nhạ được CSBV phong Trung tá QĐNDVN. Tháng 4, 1974, Vũ Ngọc Nhạ trở về Củ Chi, hoạt động bí mật mục đích xây dựng lại Cụm Tình báo chiến lược, móc nối với Thành phần thứ 3 và khối Công giáo .
image025 

Ngày 30-4-1975- Vũ Ngọc Nhạ có mặt tại Dinh Độc Lập bên cạnh tướng Dương Văn Minh.

2.1.8. Bị thất sủng và được tôn vinh

Ngày 30-4-1975 thân phận của Vũ Ngọc Nhạ vẫn chưa được xác nhận.

Năm 1976- Vũ Ngọc Nhạ được điều về Cục 2 Bộ Quốc Phòng với quân hàm Thượng tá.

Năm 1981- Được thăng Đại tá nhưng vẫn còn ngồi chơi xơi nước. Hàng ngày đọc các tin tức báo cáo, tổng hợp lại rồi trình lên thượng cấp, Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh.

Năm 1987- Tác giả Hữu Mai xuất bản cuốn tiểu thuyết “Ông Cố Vấn, Hồ Sơ Một Điệp Viên” ca ngợi thành tích tình báo của Vũ Ngọc Nhạ. Công chúng đã biết đến và Nhạ được phong Thiếu Tướng.

Vũ Ngọc Nhạ mất ngày 7-8-2002 tại Saigon, 75 tuổi. Phần mộ của Nhạ nằm chung với các phần mộ của các điệp viên khác như Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức và Phạm Ngọc Thảo.

image026
2.2. PHẠM XUÂN ẨN

* Thân thế Và Hoạt động

Phạm Xuân Ẩn sinh ngày 12-9-1927 tại xã Bình Trước, Biên Hòa, là một thiếu tướng tình báo của QĐNDVN.

Từng là nhà báo. Phóng viên cho Reuters, tạp chí Time, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor.

Theo học trường Collège de Can Tho.

Năm 1948- Tham gia Thanh Niên Tiền Phong và sau đó, làm thơ ký cho hãng dầu lửa Caltex.

Năm 1950- Làm nhân viên Sở Quan Thuế Saigon để thi hành nhiệm vụ là tìm hiểu tình hình vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự từ Pháp sang VN. Đây là lần đầu tiên làm nhiệm vụ tình báo cùng với 14 ngàn gián điệp được cài cắm vào hoạt động.

Năm 1952- Phạm Xuân Ẩn ra Chiến Khu D và đã được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Ủu viên Uỷ Ban Hành Chánh Nam Bộ giao cho nhiệm vụ làm tình báo chiến lược.

Năm 1953- Phạm Xuân Ẩn được Lê Đức Thọ kết nạp vào đảng tại rừng U Minh, Cà Mau.

Năm 1954- Phạm Xuân Ẩn bị gọi nhập ngũ và được trưng dụng ngay vào làm thư ký Phòng Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Tổng Hành Dinh Liên Hiệp Pháp tại Camps Aux Mares (Thành Ô Ma) Tại đây, Ẩn được quen biết với Đại tá Edward Landsdale, trưởng phái bộ đặc biệt của Mỹ (SMM), trên thực tế, Landsdale là người chỉ huy CIA tại Đông Dương. cũng là trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US.MAAG) tại Saigon.
image027 

Năm 1955- Theo đề nghị của Phái Bộ Cố Vấn Quân Sự Mỹ, Phạm Xuân Ẩn tham gia soạn thảo tài liệu tham mưu, tổ chức, tác chiến, huấn luyện, hậu cần cho quân đội. Tham gia thành lập cái khung của 6 sư đoàn đầu tiên của QLVNCH, mà nồng cốt là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp trước đó.

Phạm Xuân Ẩn còn được giao nhiệm vụ hợp tác với Mỹ để chọn lựa những sĩ quan trẻ có triển vọng đưa sang Mỹ đào tạo, trong số đó có Nguyễn Văn Thiệu, sau nầy trở thành tổng thống VNCH.

Năm 1957- Tháng 10 năm 1957, Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương (Mười Hương) chỉ đạo cho Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ du học ngành báo chí để có cơ hội đi khắp nơi, tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất.

Năm 1959- Phạm Xuân Ẩn về nước, nhờ những mối quan hệ, Ẩn được bác sĩ Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Và Văn Hóa Xã Hội (Thực chất là cơ quan mật vụ của Phủ tổng thống), biệt phái sang làm việc tại Việt Tấn Xã, phụ trách những phóng viên ngoại quốc làm việc ở đó.

Năm 1960- Từ năm 1960 đến giữa 1964, Phạm Xuân Ẩn làm việc cho hảng thông tấn Reuters. Từ 65 đến 67, Ẩn là người Việt duy nhất và chính thức làm việc cho tuần báo Time. Ngoài ra, còn cộng tác với báo The Christian Science Monitor…

Từ 1959 đến 1975- Với cái vỏ bọc là phóng viên, nhờ quan hệ rộng với các sĩ quan cao cấp, với các nhân viên tình báo, an ninh quân đội và với cả CIA , Ẩn đã thu thập được nhiều tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và các cơ quan tình báo.

Những tin tức tình báo chiến lược của Ẩn đã được gởi ra Hà Nội thông qua Trung Ương Cục Miền Nam. Tài liệu sống động và tĩ mỉ khiến cho Võ Nguyên Giáp đã reo lên “Chúng ta đang ở trong Phòng Hành Quân của Hoa Kỳ”.

Tổng cộng, Ẩn đã gởi về Hà Nội 498 tài liệu gốc được sao chụp.

Giai Đoạn 1973-1975- Hàng trăm bản văn nguyên bản đã phục vụ “Hạ Quyết Tâm Giải Phóng Miền Nam ” của đảng CSVN.

Phạm Xuân Ẩn là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA .

Ngày 30-4-1975, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nhà báo chứng kiến cảnh xe tăng của VC húc đỗ cổng Dinh Độc Lâp. Từ đó cho đến vài tháng sau, các phóng viên, đồng bào và cả chính quyền mới cũng chưa biết Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên Cộng sản.

Vợ con của Phạm Xuân Ẩn đã di tản sang Hoa Kỳ. Ẩn cũng được lịnh của cấp trên sang HK để tiếp tục hoạt động tình báo. Nhưng Ẩn đã xin ngưng công tác vì đã hoàn thành nhiệm vụ.

Do kế hoạch thay đổi, cho nên mãi 1 năm sau, vợ con của Ẩn mới có thể quay về VN bằng đường vòng Paris, Moskva, Hà Nội, Saigon.

* Sau chiến tranh
image028 

Ngày 15-1-1976, trung tá “Trần Văn Trung”, tức Phạm Xuân Ẩn, được phong tặng “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang”.

Tháng 8 năm 1978, Ẩn ra Hà Nội dự khóa học tập chính trị 10 tháng vì Ẩn “sống quá lâu trong lòng địch”.

Theo Larry Berman thì Ẩn bị nghi kỵ và bị quản chế tại gia. Cấm liên lạc với báo chí ngoại quốc và cấm xuất cảnh, do cách suy nghĩ của Ẩn quá “Mỹ” và do Ẩn đã giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến ra khỏi VN ngày 30-4-1975 .

Năm 1986- Trong 10 năm, luôn luôn có 1 công an làm nhiệm vụ canh gác trước nhà của Phạm Xuân Ẩn.

Năm 1990- Đại tá Phạm Xuân Ẩn được thăng thiếu tướng.

Năm 1997- Chánh phủ VNCS từ chối không cho Ẩn đi Hoa Kỳ để dự hội nghị tại New York mà Ẩn được mời với tư cách là khách mời đặc biệt.

Năm 2002- Phạm Xuân Ẩn về nghỉ hưu.

Con trai lớn của Ẩn là Phạm Xuân Hoàng Ân, đã du học Mỹ, hiện đang làm việc tại Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội. Con gái của Ẩn hiện đang sống ở Hoa Kỳ.

* Thất Vọng

Trong những năm cuối đời, Phạm Xuân Ẩn cảm thấy rất thất vọng vì dân chúng không được viết tự do. Ẩn trối trăn trước khi chết là, “đừng chôn ông gần những người Cộng Sản”.

* Nhận định về Phạm Xuân Ẩn.

Lê Duẩn: Đã biểu dương Phạm Xuân Ẩn coi đó là 1 chiến công có tầm cỡ quốc tế.

Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn CIA , tác giả cuốn sách Decent Interval (Khoảng cách thích đáng) nói:”Phạm Xuân Ẩn đã có được nguồn tin tình báo chiến lược, điều đó rõ ràng, nhựng chưa ai “Dẫn con mèo đi ngược” để thực hiện 1 cuộc xét nghiệm pháp y về các tác hại mà ông đã gây ra, Cơ quan CIA không có gan để làm việc đó.” Hết trích.

Murrray Gart, thông tín viên trưởng của báo Time nói “Thằng chó đẻ ấy, tôi muốn giết nó“.

2.3. PHẠM NGỌC THẢO
image029 

2.3.1. Thân thế

Phạm Ngọc Thảo sanh ngày 14-2-1922 tại Sàigon. Cha ông là Phạm Ngọc Thuần, một địa chủ lớn, có quốc tịch Pháp, người Công giáo. Còn có tên là Albert Thảo hoặc 9 Thảo, vì Thảo là con thứ 8 trong gia đình.

Sau khi đậu tú tài, Thảo ra Hà Nội học và tốt nghiệp kỹ sư công chánh.

Thảo tuyên bố bỏ quốc tịch Pháp và tham gia kháng chiến.

2.3.2. Hoạt động VC

Sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn, Thảo về nhận nhiệm vụ giao liên ở Phú Yên. Một lần, Thảo đưa 1 cán bộ về Nam Bộ. Đó Là Lê Duẩn, người đã có ảnh hưởng lớn về hoạt động tình báo của Thảo sau nầy.

Được bổ làm Tiểu đoàn trưởng TĐ 410, quân khu 9. (Có tài liệu nói là TĐ 404 hoặc 307). Trong thời gian nầy, Thảo hướng dẫn chiến tranh du kích cho Trần Văn Đôn, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim, những người sau nầy trở thành tướng lãnh của QLVNCH.

Vợ là Phạm Thị Nhậm, em ruột giáo sư Phạm Thiều, nguyên đại sứ tại Tiệp Khắc.

2.3.3. Hoạt động tình báo

Sau Hiệp Định Genève, Lê Duẩn chỉ thị cho Phạm Ngọc Thảo không được tập kết ra Bắc phải ở lại để hình thành Lực lượng thứ 3.

Từ đó, Thảo dạy học ở một số tư thục Saigon.

Phạm Ngọc Thảo đã bị Đại tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, lùng bắt nhiều lần nhưng đều trốn thoát. Sau cùng, Thảo về Vĩnh Long làm nghề dạy học. Tỉnh nầy thuộc địa phận của Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, vốn đã quen biết với gia đình Thảo từ trước. Ngô Đình Thục coi Phạm Ngọc Thảo như con nuôi và bảo lãnh cho vào dạy học ở trường Nguyễn Trường Tộ.

Năm 1956- Phạm Ngọc Thảo được phép đưa vợ con về Saigon và vào làm việc ở Ngân Hàng QG. Rồi được chuyển ngạch sang quân đội với cấp bậc Đại uý “Đồng Hóa”.

Năm 1956- Do sự giới thiệu của Huỳnh Văn Lang, Tổng Giám đốc Viện Hối Đoái, Bí thư Liên Kỳ Bộ của đảng Cần Lao, Phạm Ngọc Thảo được cử đi học khóa Nhân Vị ở Vĩnh Long. Và Thảo đã gia nhập đảng Cần Lao.
image030 

2.3.4. Hoạt động trong Quân Lực VNCH

- Chức vụ Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An Vĩnh Long.

- Tuyên Huấn đảng Cần Lao Nhân Vị.

Thảo biết cách khai thác nghề viết báo của mình và về Binh pháp Tôn Tử. Chỉ trong vòng một năm, Thảo đã viết 20 bài báo nói về chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, huấn luyện quân sự, phân tích binh pháp Tôn Tử, Trần Hưng Đạo. Những bài báo được giới quân sự chú ý và cả TT Diệm và Ngô Đình Nhu.

Năm 1957- Phạm Ngọc Thảo được chuyển về Phòng Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng thống với cấp bậc thiếu tá. Sau đó, giữ chức Tỉnh Đoàn trưởng Bảo An Bình Dương.

Năm 1960- Phạm Ngọc Thảo tham dự khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Đà Lạt. Giữ chức vụ Thanh Tra Khu Trù Mật.

Năm 1961- Phạm Ngọc Thảo được thăng trung tá, giữ chức Tỉnh trưởng Kiến Hòa để trắc nghiệm chương trình bình định. Thời gian nầy, Kiến Hòa (Bến Tre) trở nên ổn định không còn phục kích hay phá hoại nữa.

Tuy nhiên có nhiều tố cáo Thảo là Cộng sản nằm vùng. Thảo bị ngưng chức tỉnh trưởng Kiến Hòa và đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Hoa Kỳ.

Lý do là, Thảo đã thả hơn 2000 tù nhân đã bị giam giữ và liên lạc với bà Nguyễn Thị Định.

2.3.5. Tham gia các cuộc đảo chánh

* Đảo chánh lần thứ nhất, 1963

Tháng 9 năm 1963, bác sĩ Trần Kim Tuyến, nguyên Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị (Thực chất là trùm mật vụ) và Phạm Ngọc Thảo âm mưu 1 cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm.

Phạm Ngọc Thảo đã kêu gọi được một số đơn vị như Quân Đoàn 3, Quân Đoàn 4, Biệt Động Quân, Bảo An sẵn sàng tham gia. Nhưng âm mưu bị nghi ngờ. Trần Kim Tuyến bị đưa đi làm Tổng Lãnh Sự ở Ai Cập.

Sau ngày đảo chánh 1-11-1963 , Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đỗ. Phạm Ngọc Thảo thăng chức Đại tá làm Tuỳ Viên báo chí trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Một thời gian sau, được cử làm Tuỳ viên Văn hóa tại Tòa đại sứ VNCH ở Hoa Kỳ.

* Đảo chánh lần thứ hai năm 1965

Đầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo bị gọi về nước vì Nguyễn Khánh muốn bắt Thảo. Vì thế, khi về đến phi trường Tân Sơn Nhất, Thảo đào nhiệm, bỏ trốn và bí mật liên lạc với các lực lượng đối lập để tổ chức đảo chánh.

Đảo chánh với lý do rất quan trọng mà Thảo nắm được là Nguyễn Khánh và Hoa Kỳ thỏa thuận sẽ ném bom xuống miền Bắc vào ngày 20-2-1965 . Vì vậy phải đảo chánh lật Nguyễn Khánh vào ngày 19-2-1965 .

Ngày 19-2-1965: Phạm Ngọc Thảo và Tướng Lâm Văn Phát đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Saigon, bến Bạch Đằng và phi trường Tân Sơn Nhất. Tướng Nguyễn Khánh đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu.

Ngày 20-2-1965: Hội Đồng các tướng lãnh họp tại Biên Hòa các tướng cử Nguyễn Chánh Thi làm chỉ huy chống lại đảo chánh. Nguyễn Chánh Thi ra lịnh cho Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát và 13 sĩ quan khác phải ra trình diện trong 24 giờ.

Ngày 21-2-1965:Các tướng tiếp tục họp tại Biên Hòa quyết định giải nhiệm Nguyễn Khánh và cử tướng Trần Văn Minh làm Tổng Tư Lệnh QLVNCH.

Ngày 22-2-1965: Quốc trưởng Phan Khắc Sửu ký sắc lịnh bổ nhiệm tướng Nguyễn Khánh làm Đại sứ lưu động. (Một hình thức trục xuất ra khỏi nước)

Ngày 25-2-1965: Nguyễn Khánh rời Việt Nam. Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.

2.3.6. Bị bắt và qua đời

Ngày 11-6-1965: Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát tuyên bố trả quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Quân đội.

Ngày 14-6-1965: Uỷ Ban Lãnh Đạo Quốc Gia được thành lập do tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch.

Phạm Ngọc Thảo phải rút vào hoạt động bí mật. Thảo cho xuất bản tờ báo Việt Tiến mỗi ngày phát hành 50,000 tờ, tuyên truyền tinh thần yêu nước chống Mỹ và Thiệu.

Phạm Ngọc Thảo có 1 hàng rào bảo vệ rộng lớn từ các Xứ Đạo Biên Hòa, Hố Nai, Thủ Đức, Saigon. Có nhiều linh mục giúp đở in ấn và phát hành. Chính quyền Thiệu-Kỳ kết án tử hình và treo giải thưởng 3 triệu đồng cho ai bắt được Thảo.

Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) kể lại“Tôi thấy Thảo gặp khó khăn nên đi tìm anh để đưa về chiến khu, nhưng anh bảo vẫn còn khả năng đảo chánh để ngăn chận việc đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam”. (Võ Văn Kiệt)

Lâm Văn Phát ra trình diện và chỉ bị cách chức.

Phạm Ngọc Thảo phải trốn nhiều nơi, cuối cùng bị bắt tại Đan Viện Phước Lý, xã Vĩnh Thanh, quận Nhơn Trạch, Biên Hòa.

Lúc 3 giờ sáng ngày 16-7-1965, Thảo vừa ra khỏi Đan Viện Phước Lý thì bị An ninh Quân Đội phục kích bắt và đưa về 1 con suối nhỏ gần Biên Hòa để thủ tiêu. Tuy nhiên, Thảo không chết, chỉ bị ngất xĩu vì đạn trúng vào càm. Khi tĩnh dậy, Thảo lê lết về một nhà thờ và được Linh mục Cường, Cha Tuyên Uý của Dòng Nữ Tu Đa Minh cứu chữa.

Và Thảo bị phát giác, bị đưa về Cục An Ninh QĐ đường Nguyễn Bĩnh Khiêm. Thảo bị tra tấn cho đến chết vào đêm 17-7-1965. 43 tuổi.

Theo Larry Berman trong cuốnÓi>”Perfect Spy” thì TT Thiệu ra lịnh tra tấn và hành hạ Thảo cho thật đau đớn bằng cách dùng 1 cái thòng lọng bằng da, buộc quanh cổ và 1 cái khác thì siết mạnh nơi tinh hoàn. Cũng có tin nói rằng Đại uý Hùng Sùi bóp dái Thảo cho đến chết.

Phạm Ngọc Thảo có 7 con và vợ Thảo đi dạy hoc. Tất cả hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ. Có người con là bác sĩ ở Quận Cam, Cali.

Phạm Ngọc Thảo là 1 điệp viên đơn tuyến. Không có thượng cấp và thuộc cấp. Không thu thập tin tức mà chỉ tác động vào chính quyền.

Nhà nước CSVN truy tặng Thảo danh hiệu Liệt sĩ và quân hàm Đại tá QĐNDVN.

Cũng có nguồn tin cho rằng Phạm Ngọc Thảo là 1 gián điệp nhị trùng, nghĩa là làm việc cho CIA nữa.

 Trúc Giang

Minnesota ngày 20-10-2011
image031 image032 
image033 image034 
image035 image036
image037 image038 

About these ads

Điệp Viên Cộng Sản Nằm Vùng

VIỆT BÁO 09/11/2014

Đỗ Xuân Tê


Với bút hiệu Xuân Đỗ và bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California. Bài mới của tác giả là chuyện kể liên quan tới vụ án Huỳnh Văn Trọng, một điệp viên cộng sản nằm vùng leo tới chức Phụ Tá của Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Theo ghi chú của tác giả, đây là chuyện có thật, người kể chỉ thay đổi tên nhân vật.

* * *


Ông Trịnh và ông Tâm thân nhau từ hồi di cư vào Nam. Họ quen nhau thế nào người ta không rõ, nhưng hai gia đình đều cùng về ngụ cư tại thành phố Đà lạt, nơi ông Trịnh làm nhân viên cho Sở Địa dư của Pháp còn ông bạn trồng rau bỏ mối cho các tiệm ăn vùng Chi Lăng. Gia cảnh hai ông tạm đủ ăn, con cái học chung trường mấy đứa đều giỏi. Hai bà vợ tần tảo cũng hạp tính nhau, cuối tuần cho tụi nhỏ ăn chung, cho hai ông chồng bữa nhậu thịnh soạn sau khi họ cùng đánh mấy ván cờ tướng mà ông Trịnh thường trên cơ người bạn.

Ít năm sau, ông Trịnh bị thôi việc vì Pháp họ rút về nước, cơ quan ông giải thể, các con đã lớn, gia đình dọn xuống Sài gòn. Ông Tâm ở lại vẫn trồng rau nhưng cơ ngơi có khá hơn vì mua được miếng đất hoang mấy năm sau đã lên giá. Họ vẫn giữ liên lạc. Ông Trịnh ít trở lại thành phố sương mù, nhưng ông Tâm có dịp hay về Sài gòn, lần nào cũng ghé nhà bạn mình ở chơi mấy bữa.

Tôi cũng dân di cư, nhà nghèo nên ở cùng hẻm với con ông Trịnh. Cùng lứa tuổi nên học chung trường, tôi và anh em thằng San đều dân Chu văn An. Thằng anh giỏi toán thi nhảy tú tài còn đậu hạng cao, sau vào quân y học ngành bác sĩ, thằng em kém tôi hai tuổi rất giỏi hai môn lý hóa sau vào Sư phạm 4 năm đưa đẩy thế nào về trường dạy lại. Còn tôi chẳng giỏi môn gì, lại thích văn chương, cuối cùng đi lính được kéo về làm ngành viết lách.

Ông Trịnh có cô con gái vai trưởng nữ, anh con rể là một sĩ quan tác chiến ngành TQLC, đánh giặc quanh năm nhưng mỗi khi dừng quân hay về hậu cứ anh lại sáng tác, bài hay đăng trên mấy báo văn học ở Sài gòn, có một tác phẩm được in nhiều người biết tiếng và coi anh như một nhà văn quân đội.

Ông Trịnh rất quý các bạn con ông, nhờ bà vợ kế (bà lớn đã mất vì trọng bệnh) có sạp thịt heo ở chợ gần nhà nên anh em chúng tôi cứ ra nhà là có cơm ăn, học khuya ngủ lại không sao. Tôi chú ý có một ông người Bắc hay từ Đà lạt xuống, đám nhỏ hay kêu Bác Tâm. Lúc đầu tưởng là họ hàng sau biết họ là bạn của nhau. Ông khách hay ngủ lại trên gác sép, uống cà phê chơi vài ván cờ rồì lại xin phép chủ nhà đi có việc. Người chở ông thường là một tay xe ôm, đi đâu cứ đến khuya mới về. Có điều lần nào từ Đà lạt về cũng có một bao tải rau quả, trùng dịp tết có cả cành đào, nhưng bảo ăn cùng nhau bữa tối thì lại hay khước từ. Ông Trịnh cũng nể bạn chẳng hề thăc mắc cũng chẳng nghi ngờ hay bạn mình có đi mây về gió gì chăng, chỉ biết nếu ai để ý tay chở Honda lần nào cũng cùng khuôn mặt và hình như họ có biết nhau.

Lúc này chiến tranh đã đến hồi cao điểm, Việt Cộng khống chế các con lộ dẫn từ cao nguyên về Sài gòn. Đường Đà lạt ngang Định quán hay bị giật mìn, việc đi lại bằng xe đò hên xui may rủi. Ông Tâm vẫn ghé thăm người bạn già, có điều lạ là sau Tết Mậu Thân đi lại có vẻ thường xuyên hơn, ông đi máy bay của Air Vietnam, hình như ông có kết hợp mua ít hàng tạp hóa vì lúc này rau quả ế ẩm. Ông vẫn đi Honda ôm, chiều đi khuya về, có sẵn chỗ nằm cho ông trên gác sép như mọi lần. Ông Trịnh thấy bạn hơi khác trước, ít nói chuyện tay đôi dù thời gian ghé thăm có khi tới mấy ngày, đặc biệt ít đả động chuyện chính trị, hình như hạp nhau chuyện đánh cờ nhưng quan điểm chính trị dù cùng Bắc kỳ di cư nhưng ông bạn tỏ ra ghét Mỹ nhiều hơn là cộng sản.

Bẵng đi cả nửa năm không thấy ông Tâm ghé nhà, ông Trịnh tưởng bạn chắc đau ốm nên biên thư thăm hỏi. Không thấy hồi âm hai bên liên lạc tạm gián đọan. Sài gòn lúc này đang bàn tán vụ báo đăng liên quan đến ổ tình báo lớn của cộng sản nằm trong Phủ Đầu Rồng, ông Trịnh vốn hay quan tâm chuyện chính trị nên theo dõi rất sát. Mỗi lần tôi ra nhà là thế nào ông cũng bảo tôi ngồi riêng hai bác cháu trao đổi vụ Huỳnh Văn Trọng, viên cố vấn của ông Thiệu là người của phía bên kia. Biết tôi làm ở cơ quan trung ương được đọc nhiều tin tức mật, bố thằng San khai thác triệt để, hay làm vài món nhậu dã chiến hai bác cháu ngồi uống chung. Các con ông ông chỉ cho đánh cờ tay đôi, ít khi ngồi uống chung, lúc này cao thủ cờ tướng đã xuống tay nhiều ván chịu thua em thằng San.

Một hôm khoảng giữa năm 69, vừa đi làm về, thằng San gọi điện thoại bảo tôi ra nhà gấp. Vào nhà cảnh nhà như đưa đám. Tưởng ông cụ mất hóa ra ông mới bị cảnh sát khám xét nhà và bắt đi từ tối qua. Tội gì không thấy nói, giam ở đâu không biết, hỏi gạn ông tổ trưởng thì hình như nhà ông Trịnh có chứa...cộng sản nằm vùng. Việc của tôi lúc này là xem ông bị đưa đi đâu đề còn thăm nuôi và hỏi ra sự tình. Ông cụ lại cao máu không có thuốc men cũng dễ đột tử.

Tôi có quen mấy bạn làm bên an ninh, trong số này có anh bạn nhà văn Thảo Trường, nhờ anh tìm dùm manh mối. Ông Trịnh bị đưa về cảnh sát đặc biệt của Tổng nha đường Nguyễn Trãi, không cho thăm gặp vì còn trong vòng điều tra liên quan đến một vụ gián điệp lớn. Bó tay.

Nhưng mười ngày sau họ cho thăm và bảo người nhà tiếp tế thuốc cao máu. Thằng San lúc này là sinh viên năm cuối của quân y được nhà cử đi thăm. Mặc đồ sĩ quan, mấy tay cảnh sát có sự thông cảm dù không khí có căng thẳng. Thằng con không nhận ra bố, ông cụ chắc bị ăn đòn trông như cái mền rách. Quả thật ông Trịnh than bị hỏi cung tra tấn đau quá, dặn con về gặp cậu Tê (tên nhà hay gọi tôi) kiếm chỗ chạy để họ đừng đánh, chứ không chắc bố chết mất. Thằng San sót ruột thấy bố mình có tội gì đâu lại bị tai bay vạ gió, ông cụ buột miệng cũng tại...bác Tâm.

Tại ai cứ để đó, lúc này phải lo cứu ông. Cả nhà thì bối rối nhưng tôi tin tôi làm được. Biết người phụ trách mảng điều tra này là trung tá Nguyễn Mâu, vừa là phụ tá về cảnh sát đặc biệt của tổng nha, ông được quân đội phái sang, rất có uy tín và trở thành hung thần của các mạng lưới nằm vùng của cộng sản. Vụ Huỳnh văn Trọng đổ bể ông được Tông tông giao cho chấp pháp, không ai có quyền xin sỏ can thiệp vì ông này rất sạch. Cũng cần nói không có con mắt tinh tường của Nguyễn Mâu, nhạc sĩ phản chiến TCS đã vào hộp từ lâu và số phận sẽ phải chờ đến tháng tư đen.

Tôi gặp ngay xếp lớn của tôi nguyên là giám đốc cảnh sát đô thành thời tướng Loan, kể lể sự tình và xin ông gọi phôn giới thiệu cho gặp Nguyễn Mâu, chủ yếu là xin nhân viên của ông đừng...đánh bố thằng San, không xin gì thêm. May mắn là ông cho chúng tôi gặp. Ba thằng tôi, một là con đẻ, một con rể, một là bạn của gia đình. Tôi mở lời và đi thẳng vào vấn đề, được ông hứa sẽ chỉ thỉ cho nhân viên chấm dứt việc đánh đập và yêu cầu ba đứa tôi làm đơn bảo lãnh sinh mạng chính trị cho ông Trịnh. Từ đây tôi có thiện cảm với NM dù không ưa cái lối tra tấn kiểu cộng sản của nhân viên dưới quyền.

Lần thăm gặp sau, ông Trịnh cho biết đã được chuyển phòng, không bị đánh, tự viết lời khai và chờ ngày ra tòa, xét cho cùng tội tình gì chưa rõ, ông Trịnh vẫn chỉ là con tép riu. Họa vô đơn chí ít tháng sau con rể của ông trong một cuộc hành quân trực thăng vận tại rừng dừa Bến Tre, anh đã anh dũng hi sinh được quân đội truy tặng cấp tá và gắn bảo quốc huân chương trên quan tài.

Con cá lớn là bác Tâm đã vào rọ, không ngờ ông lại là móc xích quan trọng trong đường dây tình báo chiến lược của cộng sản gài vào nam từ hồi 54. Ông hay về Sài gòn là để họp và nhận chỉ thị. Ông chọn chỗ ông Trịnh vừa thân vừa an ninh, cảnh sát ít nhòm ngó vì dân nhà binh chúng tôi hay lui tới. Ông bị bắt vì vụ Huỳnh Văn Trọng (điệp viên cộng sản gài lại, leo cao tới chức phụ tá Tổng Thống Thiệu). Kẻ tố cáo lại là người hay đến nhà ông Trịnh đón ông đi bằng xe ôm mỗi khi ông về Sài gòn. Vậy là mối quan hệ giữa ông Tâm với ông Trịnh đổ bể.

Ông Trịnh thì tình ngay lý gian, cảnh sát cho ông là ngoan cố, chứa bạn cả chục năm mà cứ khai không biết hành tung, khổ nỗi là ông không biết thật cho nên càng quanh co càng dễ lãnh đòn đau. Thêm một chi tiết về lý lịch bản thân ông không nói cho các con là bác của thằng San tức anh trai ông Trịnh đã thoát ly theo kháng chiến từ thời đầu, về sau làm tới thứ trưởng bộ trưởng giáo dục của miền Bắc (ai quê Hải Dương đều biết ông này),. Cảnh sát dò tìm được mối liên hệ này và càng tin ông Trịnh là cảm tình viên của ông Tâm hoặc chính ông cũng là một tay trong.

Hôm tòa xử, mấy con ông và tôi có dự. Ông bị kêu án nhẹ nhất 5 năm, bác Tâm 18 năm. Trừ thời gian tạm giam ông thọ án thêm hai năm nữa. Ông được đưa về Chí Hòa, tiện cho việc thăm nuôi, số còn lại những người cộng sản thứ thiệt bị đưa ra Côn Đảo.

Từ ngày ông về nhà tôi ít liên lạc với gia đình, một phần thằng San đổi đi xa mãi Sư đòan 23 ở Ban Mê Thuột, anh con rể nhà văn thì đã biệt xa, chú em đã có gia đình ra ở riêng, bản thân ông thì bác cháu cũng khó nói chuyện, có cái gì vô hình làm ông và tôi ngăn cách.

Rồi tháng Tư 1975 ập đến, thằng San cùng vợ nhanh chân xuống tàu di tản, chú em kẹt lại nhưng vài năm sau cũng vượt biển sang Cali, tôi chậm chân uống nước đục đi tù không án ra mãi miền Bắc.

Nghe nhà tôi kể lại, gia đình ông Trịnh lại lên hương, bỗng dưng được kể là có công với cách mạng. Nhưng ông lúc này cũng già lại bệnh tật và hệ lụy hồi bị tra tấn nên chẳng tham gia gì ngoài chân tổ trưởng miễn cưỡng phải nhận, bà vợ vẫn bán thịt heo bọn cai thuế có sự nể vì. Chỉ ba cô con gái con bà sau lúc này đẹp như trăng rằm, nhờ lý lịch gia đình lần lượt ba chị em đều vào trường Y thành phố, nói cho ngay tụi nhỏ cũng có dòng xưa nay anh em nó đều học giỏi, khả năng chúng nó trội hơn nhiều so với bọn con ông cháu cha quyền chức đỏ.

Mười hai năm sau tôi từ nhà tù trở về thành phố, vật đổi sao dời người xưa cảnh cũ quay đi ngoái lại cũng chẳng còn ai. Bà vợ tôi nhắc tôi đi thăm ông Trịnh lúc này ông đang bị ung thư thời kỳ chót. Lần đầu gặp ông, ông rất vui vì chắc ông nhớ lại thời các con ông và tôi chơi chung học chung nay thì chúng đã nghìn trùng xa cách. Lần sau thì ông đã quá yếu, thăm hỏi xong bỗng ngoắc tôi lại gần, vừa ngó quanh xem không có ai, ông thều thào, anh nên tìm đường mà đi, sống với chúng nó không nổi đâu. Tôi gật đầu ra dấu tôi hiểu. Cảm xúc ngay lúc đó tôi nhận biết ông còn quí tôi và điều làm tôi nhẹ mình là ông vẫn không phải là người của phía bên kia. Người sắp chết bao giờ cũng nói thật và chí tình. Tôi cúi xuống hôn ông như một người con giống lần từ giã bố tôi. Mấy ngày sau ông mất.

Năm năm sau khi sang được Cali bằng con đường người Mỹ tìm dùm cho anh em chúng tôi những cựu tù cộng sản, tôi học lại chuyện này với mấy cậu con, các bạn tôi hình như giờ này mới thực sự hiểu bố. Quả thật trong chiến tranh cốt nhục tương tàn, người Nam kẻ Bắc kẹt giữa hai lằn đạn ngay cha con cũng khó hiểu nhau.

Có một chi tiết mà sang đây tôi mới được em thằng San cho biết, bác Tâm sau 75 từ Côn Đảo trở về, bác được tiếp đón linh đình cùng nhóm Võ Thị Thắng, sau về Đà lạt được sắp xếp vào chức phó thị ủy thành phố, có điều hai gia đình đã hết thân hình như ông Trịnh còn ấm ức điều gì đó với ông bạn mà tôi ngờ rằng vốn đã biết chẳng cùng chung lối mà sao chỗ bạn hiền nỡ tâm để họa cho nhau.

Đỗ Xuân Tê

 

05 Tháng Tư 2015(Xem: 9449)
Nữ trí thức trẻ ấy có gương mặt xinh đẹp, thanh tú rất Pháp và cái tên cũng hoàn toàn Pháp: Amandine Dabat, sinh năm 1987 ở Paris, tốt nghiệp cử nhân Việt Nam học tại Pháp năm 2012. Vẻ đẹp rạng rỡ, phong cách ứng xử tinh tế và diễn ngôn lưu loát của cô làm dịu đi cái nắng xuân oi bức Sài Gòn tháng 3.2015.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 7914)
Lãnh đạo Cộng Hòa Thượng Viện Bob Huff, Thượng Nghị Sĩ Pat Bates, Dân Biểu Matt Harper, và Dân Biểu Don Wagner cùng tham gia với Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn trong công việc này
01 Tháng Ba 2015(Xem: 8084)
Trong khi mọi người đang đua nhau đi hành hương, đi trẩy hội, đi du xuân trong những ngày đầu năm Tết Ất Mùi, một thanh niên từ phía Bắc đơn độc khởi hành chuyến đi bộ xuyên Việt để quyên sách tặng người nghèo.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 8990)
Bất chấp những lời kêu gọi lẫn phản đối, lễ hội chém lợn truyền thống hằng năm vẫn được tổ chức đúng ngày mùng 6 Tết ở làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, với tham dự của hàng ngàn người.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 7614)
- Đối với nông dân miền Trung, từ Phú Yên đến Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, dường như Tết Ất Mùi là một cái Tết rất buồn bởi ngoại trừ giá xăng và giá gas giảm, mọi thứ vẫn tăng vùn vụt kể cả tiền điện sinh hoạt hằng ngày. Trong khi đó, giá nông sản miền Trung như rau hành, cải, hẹ, dưa leo, đậu tây lại có giá thấp lè tè, thấp đến mức không thể tưởng tượng được người nông dân lấy gì để sắm Tết.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10542)
Mùa đông rét nhưng ngày cũng như đêm, người, xe máy, thức ăn, hàng họ … tràn ngập, chen chúc từ ngoài đường vào các ngõ, ngách, không thấy đâu là chủ nghĩa xã hội trừ vài khẩu hiệu cũ kỹ treo hoặc viết lạc lõng đâu đó Giới trẻ Hà Nội và Tây Ba lô ngồi la liệt ở phố Tạ Hiện ăn uống đủ kiểu về đêm
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 9147)
Đoạn băng ghi lại cảnh ân ái của một vị được cho là tăng nhân đang tu hành tại một ngôi chùa ở tỉnh Khánh Hòa bị tố cáo là ‘đã bị cắt ghép’ để đưa hình ảnh vị tăng nhân này vào, vị luật sư thụ lý vụ việc nói với BBC.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 8351)
Bị thầy cô công khai xúc phạm danh dự, áp đảo tinh thần, và thậm chí còn bị quy là ‘xích động phản động’ vì dám lên Facebook chia sẻ những ghi nhận và suy nghĩ về cái chết oan khuất của một bạn cùng trường sau trận đòn của cô giáo. Đó là câu chuyện của một số học sinh trường trung học cơ sở Phan Bội Châu (phường Tân Phú, TPHCM) mà Tạp chí Thanh Niên đài VOA mang đến các bạn trong chương trình hôm nay.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 8502)
Hà Nội có cây cầu mới. Phải nói là đẹp và hoành tráng nhất từ trước đến nay. Năm trụ cầu vươn lên sừng sững giữa trời tượng trưng cho năm cửa ô hay năm cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân ngay dưới chân cầu.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 10449)
- Hòa thượng Thích Không Tánh đã kiến nghị đến ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM và ông Nguyễn Hoài Nam, phó Chủ tịch UBND quận 2, yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân và phải bảo vệ các Cơ sở Thờ tự tại bán đảo Thủ Thiêm.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 9102)
Một học sinh cấp hai ở TP HCM thiệt mạng sau khi bị cô giáo đánh đòn hôm 6/1. Em Lê Thị Phước Hải 11 tuổi học lớp 6/7 trường trung học Phan Bội Châu, quận Tân Phú, đã tử vong sau khi bị cô giáo dạy môn Công nghệ cặp những chiếc thước học sinh lại đánh vào mông. Báo Tuổi Trẻ ngày 9/1 nói em bị cô giáo tên Vy phạt là vì không thuộc bài, nhưng bạn bè cùng lớp cho gia đình em biết Hải bị phạt vì nói chuyện trong giờ học.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 9505)
Sáng 6-1, ông Phan Thanh Vân, chi cục trưởng Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội (Sở LĐTB&XH tỉnh Tiền Giang) cho biết thanh tra sở vừa triển khai quyết định xử phạt vi phạm hành chính về phòng chống tệ nạn xã hội đối với bà Lê Thị Kim Huyền (44 tuổi, ngụ P.11, Q.3, TP.HCM) chủ quán Karaoke Mai Vàng tại TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.