Việt Nam: "Lễ hội hung bạo lên ngôi"

26 Tháng Hai 201510:25 CH(Xem: 8995)

"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 27  FEB  2015

Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh gây nhiều tranh cãi

image073

Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh vẫn diễn ra bất chấp làn sóng phẫn nộ lên án về tính dã man của hủ tục này đã khiến sự phản đối càng gia tăng mạnh mẽ.

 

Trà Mi-VOA

25.02.2015

Một tập tục văn hóa cổ truyền ở phía Bắc Việt Nam trong dịp Tết nguyên đán đang gây tranh cãi công luận và khơi dậy những chỉ trích mạnh mẽ từ giới bảo vệ động vật tại Châu Á.

Bất chấp những lời kêu gọi lẫn phản đối, lễ hội chém lợn truyền thống hằng năm vẫn được tổ chức đúng ngày mùng 6 Tết ở làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, với tham dự của hàng ngàn người.

AFP dẫn truyền thông trong nước cho hay đông đảo bà con, chủ yếu là thanh niên, trưa ngày 24/2 vây kín sân đình để chứng kiến cảnh tượng đẫm máu khi dân làng tiến hành nghi thức dùng đao chém 2 con lợn sống bị trói 4 chân để làm cỗ ngọc tế thánh.

Các trang mạng xã hội truyền tay hình ảnh từ báo chí chính thống cho thấy một mâm cỗ được bày trên một chiếc bàn lớn đặt giữa sân đình. Trước mâm cỗ là bức chân dung khổ lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tấm chiếu đào, và hai con lợn trong hai chiếc xe đẩy nằm dọc hai bên.

Sau khi hai con lợn bị hạ thủ, những người tham dự còn đua nhau lấy tiền quết vào các vũng máu tung tóe để gọi là ‘lấy lộc, cầu may.’

"Những tục như trọi châu hay chém lợn đúng là thể hiện sự dã man trước đám đông. Con người dù có thể ăn thịt động vật, nhưng không nên làm trò chơi khi giết con vật như vậy. Tôi nghĩ nơi này còn giữ lại [tập tục này] thì không phù hợp với sự tiến hóa của văn minh hiện nay.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử.

Tổ chức bảo vệ Động vật Châu Á cho biết lễ hội chém lợn năm nay vẫn diễn ra bất chấp làn sóng lên án về tính dã man của hủ tục này đã khiến sự phản đối càng gia tăng mạnh mẽ.

AFP dẫn lời ông Tuan Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam, nói tiến hành hủ tục chém lợn để giữ gìn tập tục văn hóa là một sự viện cớ và chứng tỏ Việt Nam thiếu luật lệ chống lại các hành vi độc ác đối với động vật.

VnExpress ngày 25/2 thuật lời ông Bendixsen rằng đề nghị trước đó của tổ chức ông yêu cầu hủy bỏ nghi thức chém lợn nhận được sự ủng hộ của đa số cộng đồng, nhưng ban tổ chức lễ hội truyền thống làng Ném Thượng vẫn tiến hành, khiến Tổ chức Động vật Châu Á rất thất vọng.

Nhiều người cho rằng nghi thức chém giết đẫm máu gây ra hiệu ứng phản cảm và tác động xấu đến tâm tính con người.

image074

Sau khi lợn bị chém chết, những người tham dự đua nhau lấy tiền quết vào các vũng máu tung tóe để ‘lấy lộc, cầu may.’

Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử lâu năm trong nước, đồng ý với nhận định này.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ tối 25/2 Tiến sĩ Nguyễn Nhã chia sẻ:

"Những tục như chọi trâu hay chém lợn đúng là thể hiện sự dã man trước đông người. Con người dù có thể ăn thịt động vật, nhưng không nên làm trò chơi khi giết con vật như vậy. Tôi nghĩ nếu nơi nào còn giữ lại [tập tục này] thì không phù hợp với sự tiến hóa của văn minh hiện nay."

Không phù hợp thì không nên phổ biến. Tôi vẫn tôn trọng những sinh hoạt văn hóa xưa. Nếu giữ được thì làm cách nào để phù hợp với sự tiến bộ văn minh thì tốt hơn. Không nên trở thành trò chơi, nhất lại là chém máu me như vậy rất ghê rợn, thể hiện sự dã man.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã.

Tuy nhiên, cũng có các quan điểm phản biện rằng nên duy trì những gì thuộc về văn hóa vì đó là những nét bản sắc độc đáo, riêng biệt của từng vùng. Vậy, vấn đề đặt ra là nên hay không nên lưu giữ các tập tục như lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói phong tục tạp quán không nên hủy bỏ, nhưng cần điều chỉnh cho phù hợp với sự tiến bộ, văn minh của nhân loại.

"Không phù hợp thì không nên phổ biến thôi. Tôi vẫn tôn trọng những sinh hoạt văn hóa xưa. Nếu giữ được thì làm cách nào để phù hợp với sự tiến bộ văn minh thì tốt hơn. Không nên trở thành trò chơi, nhất lại là chém máu me như vậy rất ghê rợn, thể hiện sự dã man. Lễ hội đó vẫn có thể tồn tại nhưng phải thay đổi một chút cho phù hợp. Đừng để đẫm máu như vậy thì cuối cùng nó chỉ thúc đẩy chém giết."

Tổ chức Động vật châu Á cho biết sẽ tiếp tục vận động xóa bỏ nghi lễ chém lợn dã man này.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam nói không khuyến khích các lễ hội mang tính bạo lực, dã man và kêu gọi dân địa phương giảm bớt tính chất ‘đẫm máu’ của nghi thức chém lợn hiến sinh.

Lễ hội chém lợn Bắc Ninh gây nhiều tranh cãi.

Theo báo nhà nước, chính quyền của tỉnh Bắc Ninh 2 năm qua cũng đã đề nghị dân làng Ném Thượng thay đổi tục xưa.

Dân làng nói họ có quyền quyết định vì nghi thức này không vi phạm pháp luật, đồng thời yêu cầu tôn trọng ý nguyện giữ gìn truyền thống tổ tiên.

Xuất phát từ truyền thuyết rằng tướng Đoàn Thượng khi xưa chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú và chém lợn rừng để nuôi quân, dân làng địa phương hằng năm tổ chức lễ hội hiến tế để ghi nhớ công ơn vị tướng khai hoang mở đất./

Vung dao giữa lễ hội cướp phết cầu may.

25/02/2015.

TTO - Trong lúc lễ tế đang diễn ra tại sân đình Đông Lai (xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) ngày 25-2 thì một số thanh niên cầm dao “truy sát” tại sân đình.

Một thanh niên cầm theo dao bầu chạy vào đám đông để la hét đe dọa, rượt đuổi các đối tượng khác khiến nhiều người có mặt tại lễ hội lo sợ.

Rất may lực lượng công an huyện Lập Thạch đang làm nhiệm vụ tại lễ hội “Đả cầu cướp phết” đã can thiệp kịp thời, trấn an người dự lễ.

image075

Cảnh vung dao và la hét của thanh niên khiến nhiều người lo sợ.


Mặc dù năm nay ban tổ chức không tung cầu cướp phết nhưng đầu giờ chiều cùng ngày, hàng nghìn người, chủ yếu là thanh niên ở nhiều huyện như Lập Thạch, Vĩnh Tường, Tam Dương và TP. Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã tập trung tại khu vực trước sân đình.

Theo ban tổ chức lễ hội “Đả cầu cướp phết”, năm nay UBND huyện Lập Thạch chỉ đạo không tổ chức cướp phết mà chỉ thực hiện các nghi lễ tế tại sân đình.

Trước và sau giờ tế lễ, người dân được phép sờ quả cầu để mong ước một năm có sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn.

image076

Quả cầu phết tại đình Đông Lai


Hàng năm cứ vào mùng 7 tháng Giêng, lễ hội cướp phết lại được tổ chức nhằm tưởng nhớ bốn vị tướng quân thuộc chi ba Hùng Vương, là bốn tướng lĩnh được cử về để trấn ải vùng Đông Lai (Bàn Giản) có công dẹp giặc, dẹp loạn và giữ nước. Trước đây lễ hội “Đả cầu cướp phết” từng gián đoạn trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ và được khôi phục lại từ năm 1992.

Ông Trần Kim Trọng (74 tuổi -thành viên ban tổ chức) cho biết: “Quả cầu trong cướp phết trước ngày mở hội được thờ trong cung, sau đó các cụ hương lão ở làng làm lễ rồi tung ra để tranh cướp. Thanh niên trai tráng khỏe mạnh cướp được thì sẽ có thưởng. Người xưa cho rằng ai cướp được hoặc sờ vào quả cầu thì sẽ có lộc, như gặp may trong công việc, sinh con trai...”.

Ông Trần Kim Trọng thông tin thêm: “Khi ban tổ chức tung quả cầu ra là mong muốn mọi người đầu xuân gặp nhiều may nắm, cầu phúc, cầu tài, chứ không phải để thanh niên xô xát dẫn đến đánh nhau gây mất trật tự”.

QUANG THẾ -QUỲNH MAI

Thói hung hãn lên ngôi:

Điều gì làm chúng ta hung hãn hơn?

25/02/2015 15:08 GMT+7 TTO - Tiếp tục có cả trăm ý kiến bạn đọc phản hồi câu chuyện 6.200 người đánh nhau dịp tết. Bạn đọc cho rằng lỗi tại bia rượu, các game bạo lực và tại cả tinh thần thượng tôn pháp luật chưa nghiêm...

 

image077

Các thanh niên quá khích cầm gậy đánh nhau tại lễ hội đền Gióng - Ảnh tư liệu

 

Cảnh đánh nhau ở lễ hội đền Gióng - Nguồn: YouTube


Bạn đọc Huệ Lê (huelevn@...) viết: Tôi nghĩ 80% trong con số 6.200 người là do rượu bia vào rồi lời ra dẫn đến mất kiềm chế và đánh nhau. Xã hội ngày nay nhiều thanh niên trai tráng tỏ ra anh hùng bằng cách uống bia rượu cho nhiều rồi sau đó quát nạt vô cớ, tỏ ra là đàn anh...

Cùng suy nghĩ, bạn đọc U.Kod (uyendong46@...) viết: Tôi nghĩ rượu bia đã làm hư hỏng lớp người hiện nay. Hãy thật sự hạn chế uống rượu bia, cách hạn chế tốt nhất là tăng thuế rượu bia thật cao.

Với bạn đọc Tung (tung@...): Nguyên nhân sâu xa của việc hay đánh chửi người khác là vì nghèo.

Theo tôi, những nguyên nhân dẫn tới thói dễ sửng cồ, thiếu kiềm chế là: 

- Thói anh hùng rơm, tỏ vẻ ta đây đối với người khác. 

- Uống bia rượu tới mức mất lý trí.
 

Tuy nhiên tựu trung là: những kẻ sẵn sàng chửi bới, lấn át, thậm chí đánh người khác coi giá trị những hành động đó cao hơn cách xử sự ôn hòa. 

Ngoài ra nếu cuộc sống bế tắc, tương lai mờ mịt cũng dễ làm người ta xử sự thiếu lý trí.

Nếu người ta có những mối quan tâm khác có giá trị cao hơn những hành động đó thì người ta dễ kiềm chế.

NM Dung (nmdungitaly@...)

Bạn đọc Tùng dẫn chứng chính trường hợp của mình: "Hồi đó tôi cũng từng nói sao có nhiều người hay nổi nóng vô cớ với người khác dù chỉ là chuyện nhỏ xíu. Sau này tôi ở trong hoàn cảnh túng thiếu và cũng từng nổi nóng với người khác vì chuyện nhỏ xíu thì tôi mới hiểu".

Bạn đọc Tùng viết: "Thất nghiệp nhiều, nghèo nhiều. Bây giờ cái gì cũng cần tiền mà chi phí lại đắt đỏ nên sinh ra chán nản cuộc sống. Người giàu có tiền chẳng bao giờ kiếm chuyện vì những chuyện nhỏ nhặt vì người ta còn những chuyện khác quan trọng hơn để suy nghĩ. Còn người nghèo là những người không còn gì để mất nên dễ gây gổ".

"Sự yếu kém về kinh tế gây ra tình trạng thất nghiệp tràn lan, khoảng cách giàu nghèo quá xa tạo ra một phần lớn dân nghèo không đủ tiền trang trải cuộc sống gây nên khủng hoảng tâm lý ở những người nghèo gây ra tình trạng bạo lực". 

Bạn đọc Phạm Quang Thạnh (quangthanh1958@...) lập luận: Do pháp luật còn nhẹ tay với các hành vi côn đồ, thiếu tính răn đe. 

Bạn đọc Trần Văn Nghĩa nêu vấn đề: Cũng cần xem lại vai trò trách nhiệm của lực lượng công an địa phương phải có các giải pháp can thiệp kịp thời, phòng ngừa và tuần tra để hạn chế các vụ đánh nhau, tụ tập thành nhóm... Lâu nay công tác này chưa được thực hiện tốt.      

Với bạn đọc Lê Minh Khải (minhkhailh@...) thì do "chúng ta đánh mất giáo dục truyền thống gia đình, tinh thần cộng đồng, tính tương thân tương ái, giúp đỡ nhau...".

Bạn đọc Chim Gõ Kiến (woodpicker@...) chia sẻ: Giáo dục phải xác định triết lý trước hết là dạy "làm người". Các gia đình cũng cần phải xác định cho con đi học là phải học "thành người". 

Bạn đọc Mai Huynh (nvhmai@...) nhận định: Đạo đức xã hội cũng phải được xây dựng dựa trên tính nghiêm khắc của pháp luật. Chỉ dựa trên ý thức của con người thôi thì chưa đủ. Tôi, một người rất nóng tính, cũng có khi muốn động tay động chân nhưng cũng kịp thời nghĩ: đánh thắng thì đi tù, thua thì đi bệnh viện. Thắng thua gì cũng chết. 

Bạn đọc Minh Phan (phatrong_minh@..) viết: Hệ thống giáo dục cần phải làm giới trẻ nhận thức được và quý trọng cuộc sống, sức khỏe của chính bản thân và của người khác. Luật pháp và các khung hình phạt cần phải đủ sức răn đe, làm người ta sợ và không dám vi phạm. 

Không phải trong những ngày tết mà ngày thường cũng vậy.

Cần phải dũng cảm tìm đúng nguyên nhân mới có thuốc chữa đúng.

Theo tôi, nguyên nhân chính là do thiếu chú trọng giáo dục đạo đức con người. Pháp luật nhiều kẽ hở, thực thi pháp luật thiếu công bằng. Tất cả các yếu tố trên làm cho người ta hung hăng hơn.

Khánh Hòa (luunguyenlieuksc@...)

image083

Người Quan Sát DLB - Mời các bạn trong thôn cùng Người Quan Sát đi ngược lại thời gian để điểm lại những gì diễn ra trong mấy ngày xuân qua.

Sáng ngày 24/02/2015, UBND tỉnh Nghệ An cùng các cơ quan sở ban ngành tổ chức lễ dâng cặp bánh chưng nặng 700kg tại nhà thờ bà Hoàng Thị Loan, mẹ của Hồ Chí Minh.

image079
image081

Bà Đinh Thị Lệ Thanh, phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng  ban tổ chức trong buổi cúng bánh trưng khủng.

Trong ngày 24/02/2015, hỗn chiến đã xảy ra tại lễ hội đền Gióng, hội làng Thuỵ Lĩnh, quận Hoàng Mai.

image083

Sẵn sàng vung gậy vụt thẳng vào vào người bảo vệ kiệu vì không cướp được hoa tre 

image085image087

image089

12 giờ 4 phút trưa 14/2/2015: “Máu tươi đẫm sân đình” tại lễ hội chém lợn 'truyền thống' Bắc Ninh.

image091
Sống, chiến đấu và học tập theo tấm gương đạo đức HCM 

image093

Mặc dù trước đó người dân đã phản đối lễ hội này một cách dữ dội vì cho rằng nó quá man rợ. Tuy nhiên nó vẫn được diễn ra trước sự chứng kiến của đông đảo bà con, đặc biệt là trẻ em nơi đây.

image095

Nhiều người lấy tiền lẻ quệt máu lợn để 'cầu may' (Nguồn ảnh: Việt báo)

image097
Sung sướng khi lấy được tiền nhúng máu lợn mang về

 Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình nên chỉ trong 7 ngày Tết (27 tháng chạp đến mùng 4 tết) có ít nhất 6.200 người nhập viện vì đánh nhau. (Theo báo cáo chính thức của Bộ Y tế) Và ít nhất 800 ca tử vong vì tai nạn, đánh nhau...

 image099

Sáng ngày 23/02/2015, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ tập tô chữ đầu năm với tên gọi “khai bút đầu xuân” tại đình thờ nhà giáo Chu Văn An ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì.

 image101

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và TP Hà Nội đang chơi trò 'bé tập tô'?

Và “vẫn còn nhiều công nhân chưa có lương trước Tết”. Theo báo cáo của Lao Động Việt, chỉ trong vòng 2 tuần có khoảng 'Hơn 4000 công nhân đình công trên khắp cả nước'

image103
Công nhân Công ty TNHH Quần áo BHLĐ Đông Châu (quận 12, Sài Gòn) ngừng việc tập thể vì không đồng tình với cách tính tiền thưởng tết của doanh nghiệp. (Ảnh: Báo Người lao động)

...

Sự sung túc và trù phú mà người Cộng sản hứa hẹn, có thể thấy rất rõ qua bức tranh kinh tế xã hội năm 2015, tầng lớp công nhân - “giai cấp lãnh đạo” theo lời Cộng sản là những thân phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Càng tổ chức lễ hội ăn chơi, người dân sẽ hoà vào đó để quên đi đói nghèo như lời ông Phan Đăng Long - phó trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội: “Thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó...”

Người Quan Sát DLB

danlambaovn.blogspot.com

15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7491)
23 Tháng Mười 2015(Xem: 7848)
Nhìn từ góc độ sự kiện và báo chí, ngày đầu của chuyến thăm cấp nhà nước đưa ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tới Anh là ngày trời đẹp khác thường.
27 Tháng Chín 2015(Xem: 10428)